- Hợp đồng lao động phải được thực hiện một khoảng thời gian nhất định hay vô hạn định.
Hợp đồng lao động được các bên thực hiện liên tục từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực cho đến khi hợp đồng lao động chấm dứt. Tính liên tục được thể hiện qua việc người lao động và người sử dụng lao động thực hiện công việc đã giao kết một cách ổn định, theo đúng thời giờ làm việc mà các bên đưa ra. Tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng lao động mà tính liên tục được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định hoặc không xác định thời hạn kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc các bên không được tự ý làm việc theo thời gian của mình mà phải tuân theo hợp đồng lao động đã giao kết. Sự thực hiện liên tục hợp đồng lao động không chỉ thể hiện qua quá trình lao động của người lo động mà còn thể hiện sự quản lý của người sử dụng lao động đối với người lao động và việc tuân thủ nội quy lao động.
- Sự thoả thuận của các bên trong quan hệ lao động phải trong khuôn khổ của pháp luật
Tuy mang tính tự nguyện và bình đẳng, song sự thoả thuận của các bên trong quan hệ lao động phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Các quy định về hợp đồng lao động của nước ta mang tính bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động – bên yếu thế hơn ttrong quan hệ lao động. Cụ thể là các bên được thoả thuận tối đa quyền lợi của người lao động, còn về phía nghĩa vụ của người sử dụng lao động thì các bên không được thoả thuận thấp hơn mức tối thiểu chứ không giới hạn mức tối đa. Các nội dung trong hợp đồng lao động như tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi … bị khống chế bởi những giới hạn pháp lý được quy định trong Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể…
1.2. Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và các yếu tố cấu thành của nó.
1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động.
a, Khái niệm vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động.
Trong suốt quá trình thực hiện những cam kết hoàn toàn tự nguyện của các bên, hợp đồng lao động tồn tại như một ràng buộc pháp lý cần thiết. Dự liệu được tầm quan trọng của “xương sống của luật Lao động Việt Nam”[15], pháp luật lao động cũng đã có những quy định khá cụ thể và chặt chẽ về về giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong thực tiễn đã xảy ra không ít những hành vi vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng lao động. Để ngăn chặn và hạn chế những vi phạm đã và đang diễn ra, điều cốt yếu là phải xác định và làm rõ khái niệm vi phạm pháp luật giao kết hợp đồng lao động từ đó đưa ra nguyên nhân và đối sách hạn chế những vi phạm này.
Có thể bạn quan tâm!
- Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 1
- Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 2
- Mặt Chủ Quan Của Vi Phạm Pháp Luật Về Giao Kết Hợp Đồng Lao Động.
- Vi Phạm Về Trình Tự Thủ Tục Giao Kết Hợp Đồng Lao Động
- Thực Trạng Vi Phạm Pháp Luật Về Giao Kết Hợp Đồng Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Hiện nay, trong khoa học pháp lý tồn tại một số định nghĩa về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật lao động. Trong cuốn “Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật” của đại học Luật Hà Nội có nêu “ vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.”[13] Về vấn đề này, C. Mác đã nhấn mạnh: “ Ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn toàn không tồn taị đối với pháp luật, hoàn toàn không phải đối tượng của nó. Những hành vi của tôi – đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với pháp luật, bởi hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền thực hiện và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành.”[16]
Trong giáo trình Luật lao động Việt Nam của Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội có định nghĩa “Vi phạm pháp luật lao động được hiểu là những
hành vi không thực hiện hoặc thực hiện trái các quy định của pháp luật lao động, xâm hại hoặc đe doạ xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp cua người lao động, người sử dụng lao động, của Nhà nước và xã hội.”[13]
Như vậy, bằng cách này hay cách khác, định nghĩa về hành vi vi phạm pháp luật đều bao gồm những dấu hiệu như hành vi trái pháp luật, do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách có lỗi và gây thiệt hại cho xã hội. Từ những dấu hiệu cơ bản trên cùng với những cơ sở lý luận về hợp đồng lao động, có thể đưa ra những định nghĩa về vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động như sau: Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng , không đầy đủ các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, do chủ thể luật lao động thực hiện một cách có lỗi, xâm hại quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội.
Tính trái pháp luật được xét đến như một yếu tố đặc trưng của hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động. Một hành vi chỉ bị coi là trái pháp luật khi được pháp luật quy định. Tính trái pháp luật được biểu hiện thông qua việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định của pháp luật hợp đồng lao động. Một dấu hiệu khác là năng lực của chủ thể thực hiện. người lao động và người sử dụng lao động muốn trở thành chủ thể của pháp luật lao động phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Hơn nữa, chủ thể thực hiện hành vi phải có lỗi và gây ra thiệt hại cho lợi ích của xã hội, của người khác. Hành vi vi phạm pháp luật dù ít hay nhiều cũng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một người hoặc một nhóm người nào đó, và ảnh hưởng đến xã hội.
b, Ảnh hưởng của vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao đồng
Hợp đồng lao động là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy, khi một trong các bên vi phạm pháp luật về
giao kết hợp đồng lao động sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên còn lại. Xuất phát từ ý nghĩa hợp đồng lao động là công cụ pháp lý hữu hiệu để Nhà nước quản lý lao động, Việc ký kết một hợp đồng lao động cụ thể là một công việc của từng người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, lao động là một vấn đề xã hội, Nhà nước không chỉ tạo điều kiện để các bên dễ dàng, thuận tiện trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng lao động mà còn phải đảm bảo để việc giao kết, thực hiện hợp đồng đúng pháp luật[24]. Trong nền kinh tế thị trường hợp đồng lao động là một hình thức pháp lý chủ yếu để công dân thực hiện quyền tự do lựa chọn việc làm cũng như nơi làm việc của mình. Bên cạnh tạo thêm nhiều việc làm, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quan hệ lao động Nhà nước còn phải đảm bảo sao cho quan hệ ấy diễn ra đúng pháp luật. Thông qua hợp đồng lao động Nhà nước nắm được nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động trong toàn xã hội giúp cho Nhà nước quản lý về lao động dựa trên sự thừa nhận và tôn trọng quyền tự do lao động, quyền thu nhập chính đáng của người lao động, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quyền tự do thuê mướn lao động của người sử dụng lao động tạo lập một cơ cấu lao động làm việc có hiệu quả. Sự vi phạm về giao kết hợp đồng lao động làm cho mục đích quản lý lao động của nhà nước không thực hiện được.
Ảnh hưởng của vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động không chỉ dừng lại ở đó mà còn liên quan đến lợi ích của các thành viên trong xã hội. Người lao động bị chèn ép, bóc lột sức lao động, thu nhập thấp ,thậm chí có thể mất việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gia đình của họ. Điều này kéo theo nhiều hệ luỵ phức tạp, tác động không nhỏ đến sự cân bằng của xã hội. Bên cạnh đó, khi người sử dụng lao động mất đi người lao động sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, gây xáo trộn trong đời sống và ổn định doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc bức thiết đặt ra là phải tìm hiểu thực trạng vi phạm về giao kết hợp đồng lao động hiện nay, để có cái nhìn đúng đắn hơn về tính khả thi của các quy định pháp luật cũng như việc vận dụng các quy định đó trong thực tế, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế vi phạm giao kết hợp đồng lao động của các chủ thể trong quan hệ lao động.
1.2.2. Phân loại các vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động.
Giao kết hợp đồng lao động là việc các bên bày tỏ ý chí theo những nguyên tắc và cách thức nhất định nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ lao động đồng thời đảm bảo cho người lao động cũng như người sử dụng lao động được quyền tự nguyện bày tỏ ý chí của mình. Tham gia giao kết hợp đồng lao động đồng nghĩa với việc các bên phải tuân thủ pháp luật. Điều này thể hiện “ là sự tôn trọng cái riêng tư, cá nhân của các bên trong quan hệ tức quyền có tham gia quan hệ hay không, tham gia trong bao lâu, với ai,nội dung quan hệ bao gồm những quyền và nghĩa vụ gì do các chủ thể hoàn toàn quyết định. Nhưng để được xã hội tôn trọng, để pháp luật chấp thuận và bảo vệ thì cái riêng của các bên phải được đặt trong cái chung của xã hội tức là tuân thủ nguyên tắc không trái pháp luật” [14].
Tuy nhiên, dù cố tình hay vô ý, bằng cách này hay cách khác, các bên tham gia trong quan hệ lao động đều có những hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng. Việc phân loại các hành vi vi phạm này giúp chúng ta thấy được các dạng của hành vi vi phạm giao kết về hợp đồng lao động:
1.2.2.1. Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động có thể là người lao động hoặc người sử dụng lao động. Tuỳ vào vị trí
các bên tham gia quan hệ lao động thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, chúng ta có thể chia thành các hành vi như sau:
Hành vi vi phạm giao kết hợp đồng lao động do người sử dụng lao động thực hiện có thể kể đến như: hành vi không giao kết hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền,buộc người lao động phải giao bản chính giấy tờ tuỳ thân, bằng cấp, chứng chỉ đặt cọc trước khi làm việc không theo quy định của pháp luật.
Hành vi vi phạm giao kết về hợp đồng lao động do người lao động thực hiện như: Không khai báo đúng các thông tin liên quan đến tên tuổi, trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
1.2.2.2. Căn cứ vào nội dung và hình thức của hợp đồng lao động.
Nội dung của hợp đồng lao động là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. “Nội dung của hợp đồng lao động là toàn bộ những vấn đề được phản ánh trong hợp đồng” [14], trong đó chứa đựng các quyền và nghĩa vụ do các bên đã thỏa thuận. Về nguyên tắc, pháp luật hợp đồng thường quy định những nội dung chủ yếu của hợp đồng mà các bên bắt buộc phải thỏa thuận đảm bảo quyền và lợi ích cần thiết của chủ thể. Các bên khi giao kết hợp đồng lao động có thể cùng nhau thoả thuận về nhiều nội dung song phải đảm bảo các nội dung chủ yếu được quy định của pháp luật lao động, bao gồm công việc phải làm, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội với người lao động.
Như vậy, có thể thấy rằng, vi phạm về nội dung giao kết hợp đồng lao động bao gồm những nội dung được thể hiện trong hợp đồng lao động, mà những nội dung đó vi phạm những quy định của pháp luật. Căn cứ vào từng
tình huống cụ thể mà có thể phân chia thành vi phạm nội dung toàn phần hay vi phạm từng phần của hợp đồng lao động. Điều này khiến hợp đồng lao động có thể bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ nội dung hoặc từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại.
Hình thức của hợp đồng lao động chứa đựng những điều khoản đã thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thông thường, hợp đồng lao động thường được giao kết dưới 02 hình thức đó là: bằng miệng và văn bản. Tuỳ theo tính chất của từng loại hợp đồng mà pháp luật sẽ quy định những hợp đồng lao động nào phải giao kết bằng miệng, những hợp đồng lao động phải giao kết bằng văn bản. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không tuân thủ quy định này thì sẽ bị coi là vi phạm về hình thức hợp đồng lao động. Như vậy căn cứ vào nội dung và hình thức của hợp đồng lao động có thể xác định vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động bao gồm các hành vi: giao kết không đúng loại hợp đồng, vi phạm nội dung giao kết hợp đồng…
Tóm lại, có thể phân loại các hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động theo nhiều các khác nhau. Việc phân loại hợp đồng lao động như đã phân tích ở trên có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu và thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động trong thực tiễn, đồng thời tạo cơ sở để kiến nghị hoàn chỉnh chế định về giao kết hợp đồng lao động.
1.2.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động.
Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý (khách quan và chủ quan) do từng ngành luật tương ứng quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là vi phạm pháp luật. Thông thường một hành vi vi phạm pháp luật bao gồm bốn yếu tố: khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Là một loại vi phạm pháp luật nên vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động nên cũng gồm có bốn yếu tố cơ bản trên.
1.2.3.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động bao gồm những dấu hiệu bên ngoài của hành vi vi phạm hay nói một cách khác thì “mặt khách quan của vi phạm pháp luật là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật tức là sự thể cách xử sự có tính chất pháp luật trong thực tế khách quan.”
Mặt khách quan của vi phạm giao kết hợp đồng lao động bao gồm các dấu hiệu như những đặc điểm cơ bản của hành vi vi phạm, đó là: Hành vi được biểu hiện ra bên ngoài thông qua những hành động cụ thể hoặc không hành động, trái với các quy định về pháp luật hợp đồng lao động, gây thiệt hại chung cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp về vật chất hoặc tinh thần cho từng thành viên cụ thể trong xã hội, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả nó gây ra.
- Hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động được thể hiện qua hành động hoặc không hành động của chủ thể khi tham gia quan hệ lao động. Các vi phạm chỉ có thể được nhận diện trong thực tế qua việc các bên (người lao động hoặc người sử dụng lao động) thực hiện hoặc không thực hiện một hành động cụ thể nào đó. Thông qua sự thể hiện bên ngoài đó mà chúng ta đánh giá tính chất của hành vi là hợp pháp hay không hợp pháp. Hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động qua tên gọi của nó có thể thấy được dấu hiệu khách quan là tính trái với yêu cầu của pháp luật giao kết hợp đồng lao động. Thông thường tính trái pháp luật được thể hiện qua việc chủ thể hiện không đúng hay không đầy đủ các quy định pháp luật về hợp đồng lao động, vi phạm các điều cấm của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động hay không thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Như vậy, dù bằng hành động hay không hành động thì hành vi vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động cũng đều chứa tính chất trái pháp luật. Đây được