ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN MINH VIỆT
VI PHạM CHấM DứT HợP ĐồNG LAO ĐộNG TRONG PHáP LUậT LAO ĐộNG VIệT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LƯU BÌNH NHƯỠNG
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Người cam đoan
Nguyễn Minh Việt
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT 6
1.1. Khái niệm vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động6
1.2. Phân loại vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động7
1.2.1. Căn cứ vào chủ thể chấm dứt hợp đồng lao động 7
1.2.2. Căn cứ vào nội dung và thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động 8
1.3. Hậu quả pháp lý và ảnh hưởng của vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động 9
1.3.1. Hậu quả pháp lý khi Người sử dụng lao động vi phạm chấm dứt
hợp đồng lao động 9
1.3.2. Hậu quả pháp lý khi người lao động vi phạm chấm dứt hợp đồng
lao động 13
1.3.3. Ảnh hưởng của vi phạm chấm dứt Hợp đồng lao động đối với
nhà nước và xã hội 15
Kết luận chương 1 16
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 17
2.1. Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng
lao động 17
2.1.1. Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động về nội dung (căn cứ) 18
2.1.2. Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động về hình thức (thủ tục) 40
2.1.3. Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động về nguyên tắc 59
2.2. Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 68
2.2.1. Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động về căn cứ 69
2.2.2. Vi phạm thời gian báo trước 75
2.3. Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động của chủ thể khác 78
Kết luận Chương 2 80
Chương 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VI PHẠM CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 81
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về chấm dứt
hợp đồng lao động 81
3.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về
chấm dứt hợp đồng lao động 81
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động 82
3.2. Một số biện pháp đảm bảo cho việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật 91
3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật lao động nói chung
và pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng 91
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về pháp luật lao động nói chung và chấm dứt hợp đồng lao động nói riêng 91
3.2.3. Tăng cường xây dựng và ban hành án lệ về lao động 92
3.2.4. Tổ chức bộ phận pháp chế trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp 93
3.2.5. Nâng cao vai trò và hoạt động của tổ chức công đoàn 94
3.2.6. Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp
vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động 94
Kết luận Chương 3 96
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ ngữ | |
BHXH | Bảo hiểm xã hội |
BLLĐ | Bộ luật lao động |
DN | Doanh nghiệp |
HĐLĐ | Hợp đồng lao động |
NLĐ | Người lao động |
NSDLĐ | Người sử dụng lao động |
QHLĐ | Quan hệ lao động |
TAND | Tòa án nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam - 2
- Hậu Quả Pháp Lý Khi Người Lao Động Vi Phạm Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động
- Vi Phạm Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Với Người Lao Động Trong Trường Hợp Thay Đổi Cơ Cấu, Công Nghệ Hoặc Vì Lý Do Kinh Tế (Điều 44 Bllđ)
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ lao động hình thành khi xã hội có nhu cầu sử dụng sức lao động. Ở đó, các bên thực hiện một giao dịch đặc biệt không như những quan hệ dân sự mua bán khác, mà diễn ra trong một quá trình nhằm chuyển giao sức lao động của NLĐ cho người sử dụng. Quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ được thiết lập dựa trên cơ sở giao kết HĐLĐ. Thông qua HĐLĐ sẽ làm nảy sinh những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ pháp luật. HĐLĐ đề cao tính bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể trên cơ sở pháp luật, ghi nhận và ràng buộc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, tạo ra môi trường lao động lành mạnh, thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc tạo ra và chấm dứt QHLĐ theo HĐLĐ ngày càng có tính phổ biến, bình thường trong xã hội, nhất là khi thị trường lao động phát triển.
Có giao kết HĐLĐ thì việc chấm dứt HĐLĐ cũng là điều tất yếu. Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý rất quan trọng bởi hậu quả pháp lý của nó là sự kết thúc QHLĐ và trong một số trường hợp sẽ ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, cuộc sống của NLĐ và gia đình họ, gây thiệt hại cho NSDLĐ như khả năng rò rỉ thông tin, tốn kém chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên thay thế, xáo trộn lao động trong đơn vị, gây ảnh hưởng không nhỏ cho xã hội. Hành vi chấm dứt hợp đồng sẽ giải phóng các chủ thể khỏi những quyền và nghĩa vụ đã từng ràng buộc họ trước đó, đây cũng được coi là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các bên trong QHLĐ khi có sự vi phạm cam kết trong hợp đồng, vi phạm pháp luật lao động từ phía bên kia hay các trường hợp pháp luật quy định.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại các cơ quan tòa án cho thấy đa số các tranh chấp về lao động hiện nay chủ yếu tập trung vào hai loại việc là đơn phương chấm dứt HĐLĐ và kỷ luật sa thải. Điều đó chứng tỏ việc vi
phạm chấm dứt HĐLĐ là vấn đề rất dễ xảy ra, đây là vấn đề đáng quan tâm trong mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ. Trong khi đó, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề nêu trên chưa được thực hiện một cách hệ thống nhằm làm rõ những khía cạnh pháp lý, kinh tế, xã hội của tình trạng này. Điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến nhận thức và quá trình thực thi pháp luật HĐLĐ.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam” để làm luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Các đề tài về HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ trong những năm gần đây đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, những người hoạch định chính sách và những người hoạt động thực tiễn liên quan đến pháp luật lao động. Đã có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chủ yếu dưới dạng giải thích, bình luận các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, cũng có các công trình nghiên cứu ở mức độ khác nhau về chấm dứt HĐLĐ và vi phạm chấm dứt HĐLĐ, như: Luận văn Thạc sĩ luật học (2008) của Vương Thị Thái với đề tài: “Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ luật học (2013) của Nguyễn Thị Hoa Tâm với đề tài “Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành như: Bài viết của Tiến sĩ Đào Thị Hằng, Tạp chí Luật học (2001) về “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”, bài viết của Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, Tạp chí Lao động và Xã hội (2002) về “Quá trình duy trì và chấm dứt hợp đồng lao động”. Đây đều là những nội dung có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu đề tài vì chấm dứt HĐLĐ là một vấn đề pháp lý đang gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
31. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những khía cạnh pháp lý và thực tiễn vi phạm chấm dứt HĐLĐ, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vi phạm về chấm dứt HĐLĐ, hoàn thiện pháp luật về chấm dứt HĐLĐ qua đó góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật lao động ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
a. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ.
b. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về vi phạm chấm dứt HĐLĐ ở nước ta hiện nay, từ đó tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý của các quy định hiện hành về chấm dứt HĐLĐ, tạo tiền đề cho việc đưa ra kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt HĐLĐ.
c. Đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm về chấm dứt HĐLĐ và hoàn thiện pháp luật về chấm dứt HĐLĐ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là các luận điểm, nhận thức luận về chấm dứt HĐLĐ; các văn bản pháp luật về HĐLĐ nói chung, chấm dứt HĐLĐ nói riêng và thực trạng vi phạm chấm dứt HĐLĐ trong pháp luật lao động Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Chấm dứt HĐLĐ là một trong những nội dung cơ bản trong chế định HĐLĐ và có mối quan hệ với rất nhiều các quy định trong Bộ luật lao động nên là vấn đề khá rộng để có thể nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vi phạm chấm dứt HĐLĐ, nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về chấm dứt HĐLĐ, những vi phạm của các bên gặp phải khi