Hệ Thống Nhân Vật - Yếu Tố Quan Trọng Trong Việc Phát Triển Đề Tài


Vương cũng chỉ là kẻ tầm thường, bất tài và sợ chết. Dương Hậu thì dâm ô, Lê Hoàn thì tàn bạo…

Những trang viết về các cuộc tình trong tiểu thuyết lịch sử của Trương Tửu cũng cho thấy đây là một cây bút sớm có cái nhìn mới mẻ về vấn đề tính dục. Tác giả xem đây như một phương diện tự nhiên của đời sống và trong nghệ thuật. Trong quan niệm truyền thống, người anh hùng không vướng bận nữ nhi thường tình, nhưng người anh hùng của Trương Tửu lại rất đời thường. Họ cũng yêu đương, ghen tuông, hờn giận. Minh Tâm thầm yêu Bồ Đề, nhưng Bồ Đề lại yêu Tú Lan nên nàng đã rất đau khổ, ghen tuông khi thấy hai người bên nhau. Nhưng vì nghĩa lớn của đảng Từ Bi, nàng đã hi sinh tình cảm của mình (Tráng sĩ Bồ Đề). Điều đó cho thấy, dường như chỉ có tình yêu mới hướng con người về cái thiện. Trương Tửu đã dành nhiều tâm huyết viết về người phụ nữ, cho dù ở địa vị nào, họ đều khao khát tự do, được yêu thương hạnh phúc. Ta có thể thấy điều đó rất rò ở các nhân vật nữ như Tú Lan, Minh Tâm, Kim Chi,… trong Tráng sĩ Bồ Đề hay nhân vật Việt Liễu, ni cô Thanh Tuyền trong Năm chàng hiêp sĩ. Họ xinh đẹp, trẻ trung, tài giỏi. Họ mạnh mẽ, có trái tim khao khát yêu thương và ở họ cũng có những điều mà người con gái trong xã hội phong kiến không có đó là tình yêu mãnh liệt, sự lả lơi rất gợi tình, sự khao khát ái tình rất mãnh liệt. Chẳng hạn Ngọc Nữ lần đầu gặp Bạch Hạc mà đã “lẳng lơ hỏi”, “trách ngọt ngào” rồi “nguýt chàng” [120, tr. 690]. Cô Năm Hoa Lư còn “táo bạo, trực tiếp và lẳng lơ” bộc bạch rò tình yêu của mình đối với Bồ Đề, muốn được cùng tráng sĩ “dắt tay nhau chung sống, làm việc với nhau, thành bại có nhau” [120, tr. 651]…

Rò ràng, mang thân phận nữ nhi trong một giai đoạn lịch sử cuối thời nhà Đinh, nhưng những nhân vật nữ trong tiểu thuyết dã sử của Trương Tửu lại có đời sống tình cảm phong phú, phóng túng như của những cô gái ở thế kỷ XX. Ở họ ý thức về con người trần thế, bản năng luôn vượt thoát con người của cương thường giáo lý với những sợi dây ràng buộc vô hình. Đó là điểm khác biệt về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của ông với nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn khác. Việc đào sâu vào khát vọng trần thế của con người cho thấy, ý thức người


cầm bút đã tấn công vào thành trì lễ giáo phong kiến với những trở lực ngàn năm còn tồn tại. Mặt khác việc tái tạo các chi tiết éo le của đời sống cũng tạo nên sức lôi cuốn cho bạn đọc của nhà tiểu thuyết lịch sử này. Đặc biệt, hoạt động của các tráng sĩ Bồ Đề, Bạch Hạc và các cô Minh Tâm, Kim Chi trong đảng Từ Bi đối lập với đảng Thập Đạo nơi kinh thành cho thấy màu sắc hiện đại và dấu ấn ảnh hưởng không khí xã hội đương thời khá đậm đà ở các nhân vật này. Nhất là “tình trạng do thám”, “hiện tượng phản bội” hay “bị xử kín” diễn ra khá phố biến trong tác phẩm rất giống với không khí của xã hội Việt Nam những năm 1930 - 1945. Tiểu thuyết Năm chàng hiệp sĩ cũng vậy. Với 2 quyển, 14 chương, tác phẩm đã lấy bối cảnh lịch sử xã hội thời Lý Anh Tông (1138- 1175), xây dựng nhiều nhân vật đảng viên trung kiên trong đảng Quần Anh đan xen những mối tình lãng mạn, những hoạt động do thám, thủ tiêu, lật đổ. Các xung đột giữa con người với con người về quyền lợi và dục vọng để dẫn đến những bi kịch trong tiểu thuyết lịch sử cũng được Trương Tửu quan tâm khám phá, để người đọc soi vào cái bi của thời đại mình lúc đó.

Dường như với Trương Tửu, đề tài lịch sử còn có mục đích là mượn lịch sử để bàn về hiện tại. Lịch sử giống như một kho kinh nghiệm cho con người của thời đại ngày nay. Có vẻ như có nhiều vấn đề của ngày nay, nếu được nói bằng hình tượng lịch sử thì sẽ có hiệu quả thẩm mỹ hơn bất cứ một phương thức nào khác. Vì thế tác động thẩm mỹ và tác động xã hội của tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn đương đại đang tỏ ra cần thiết hơn bao giờ hết. Và vì thế ngay từ những năm đầu thế kỷ XX này tiểu thuyết lịch sử nhận được sự quan tâm của nhiều nhà văn hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử văn học Việt Nam. Nhưng như thế, “chất sử” trong tiểu thuyết cũng mờ nhạt dần, yếu tố truyền thuyết tăng cao. Do đó, ở tiểu thuyết viết về lịch sử của Trương Tửu tính chất dã sử đậm đặc hơn tính chất lịch sử. Các sự kiện lịch sử rất mờ nhạt, thậm chí chỉ là một “cái bóng” của quá khứ. Ở tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề, sự kiện nhà Đinh tiêu vong, nhà Lê soán ngôi chỉ là cái nền để tác giả khắc hoạ tài năng và phẩm giá của những người anh hùng tài năng, vò nghệ cao cường và đức độ như Bồ Đề, Bạch Hạc.


Nhìn chung, hai tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề Năm chàng hiệp sĩ có thời gian, bối cảnh, sự kiện, có mối liên hệ với nhân vật thuộc thời trung đại và được ghi chép trong chính sử. Tiểu thuyết Tráng sĩ Bồ Đề nương theo sự kiện Thập đạo tướng quân Lê Hoàn thay thế nhà Đinh vào giai đoạn cuối thế kỷ X. Trong tác phẩm có rất nhiều các nhân vật hay yếu tố sự việc có nguồn gốc từ lịch sử như Dương Hậu, Đinh Liễn… Nhà văn Trương Tửu đến với đề tài lịch sử theo hướng dựa vào sự thật lịch sử nhưng làm biến dạng nó đi một cách tự nhiên. Những đoạn giáo huấn xuất hiện rất nhiều trong tiểu thuyết dã sử của Trương Tửu. Với chủ trương giáo huấn như vậy nhưng nhân vật trong tác phẩm không xây dựng một cách đơn giản, dễ dãi theo kiểu cái lý trí sẽ lấn át tình cảm, để rồi nhiều khi dẫn đến việc diễn tả suy nghĩ và hành động của nhân vật một cách đơn giản. Ví dụ điển hình nhân vật trong tiểu thuyết dã sử có đời sống tình cảm khá phong phú đến phức tạp là tráng sĩ Bồ Đề trong tiểu thuyết dã sử cùng tên. Đó là một chàng trai có đạo đức và lý tưởng cao đẹp. Một nhân vật được nhận sự tin cậy, sự quý trọng của rất nhiều các nhân vật khác trong truyện. Chàng hoàn hảo từ ngoại hình, dáng vẻ đến đạo đức khoan dung, độ lượngcử chỉ của chàng có vẻ phong nhã… chàng thanh niên điềm tĩnh… cứ bình thản ngồi nghe… Và bằng thứ giọng bình tĩnh… Cặp mắt sáng và hiền hậu của chàng thanh niên chiếu thẳng vào người khác…[120, tr. 602-603]. Trong cuộc trò chuyện của Bồ Đề với tráng sĩ Bạch Hạc ngay ở đầu câu chuyện chàng đã tỏ ra sự đức độ, từ bi “…Mối oán thù càng thắt càng chặt, không bao giờ cởi gỡ ra được. Phải tha thứ cho kẻ đã hại mình, đã làm mình đau khổ. Ta nên học cái lượng khoan dung của Phật tổ, lấy lòng từ bi mà đối xử với mọi người. Kẻ gian ác ta có thể giết nó đi mà không thù ghét nó. Giết nó không phải vì mình mà chính là vì thiên hạ[120, tr. 603]. Bồ Đề hiện lên oai phong bởi vẻ đẹp tài năng, tay kiếm của chàng linh hoạt, uyển chuyển khiến ai nấy đều kính phục, trầm trồ. Ở chàng còn toát lên vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động. Một chàng trai đáng yêu và được nhiều người yêu mến. Nhân vật tráng sĩ Bồ Đề hay tráng sĩ Bạch Hạc hoặc tráng sĩ Kim Sơn, Đông Tùng đều mang vẻ đẹp hào hiệp, tài năng như đúng cách gọi “tráng sĩ”. Bên cạnh vẻ đẹp rất


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

“xưa” ở họ lại toát lên những nét hiện đại của những chàng trai thế kỷ XX bởi sự lãng mạn, nhạy cảm, dám yêu và hết lòng vì tình yêu. Ngoài cách hành xử đúng như như cách gọi “tráng sĩ”, họ còn mang nét hào hoa, những rung động tinh tế mà mạnh mẽ của con người hiện tại. Ở một số nhà văn khi đến với tiểu thuyết dã sử để các nhân vật trong tiểu thuyết của họ mang nặng dấu ấn quan điểm “dùng văn để dạy sử”. Về điểm này Trương Tửu lại có cách thể hiện sắc sảo hơn khi ông kết hợp dấu ấn lịch sử, dấu ấn văn học dân gian và hiện đại để tạo cho mình một phong cách văn xuôi độc đáo. Nếu như trong tiểu thuyết thông thường, hư cấu là kỹ thuật đương nhiên của nhà viết tiểu thuyết, thì đối với tiểu thuyết lịch sử, nghệ thuật hư cấu chính là lĩnh vực chủ yếu để nhà văn thể hiện sự sáng tạo của mình, làm cho tác phẩm đúng là một cuốn tiểu thuyết, và làm cho tiểu thuyết lịch sử khác với một công trình sử ký, thông qua các sự kiện hư cấu nhà văn thể hiện quan điểm riêng đối với lịch sử. Trương Tửu đã làm được điều này tuy chưa thực sự xuất sắc nhưng đó cũng là một cống hiến, một tấm gương cho sự sáng tạo về việc dám đặt bút vào một lĩnh vực khá mới mẻ.

Tuy nhiên, hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử có một nét đặc thù riêng, không giống với hư cấu của tiểu thuyết nói chung. Tiểu thuyết lịch sử phải căn cứ vào sự kiện và nhân vật lịch sử có thật, cho nên dù có hư cấu thì cũng chỉ có thể tạo ra các sự kiện giống như "chất phụ gia”cho lịch sử chứ không thể làm sai lệch lịch sử.

Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 12

Trong đề tài của tiểu thuyết lịch sử Trương Tửu còn xuất hiện hình tượng các nhân vật quần chúng đông đảo. Mặc dù nhà văn không mô tả tường tận tính danh, nhưng mỗi lần họ xuất hiện đều gắn liền với sức mạnh và những biến cố lớn lao của lịch sử. Những người hành khất, kẻ ăn mày, dân gian… được tái hiện phong phú, sinh động trong tiểu thuyết Năm chàng hiệp sĩ. Hình ảnh đám đông và dân gian lồng ghép khéo léo với thời gian và không gian lịch sử nhằm diễn tả một phần sức mạnh trong đảng Quần Anh. Chính họ - đám đông quần chúng đã góp phần vào thắng lợi cho những tráng sĩ như Kim Sơn, Đông Tùng, Cát Điền…

Bên cạnh đó, nhà văn có cơ hội mô tả nhiều bình diện về tâm lý và tính cách con người hơn cái "khuôn mẫu" nhân vật trong chính sử, tạo cho bạn đọc thêm cảm


nhận về sự gần gũi của họ với những con người trong “truyện đường rừng” và truyện cổ dân gian. Tính tổng hoà xã hội của con người trong tiểu thuyết dã sử của Trương Tửu hay một số nhà văn khác cao hơn con người trong chính sử, nhờ những yếu tố thế sự và đời tư, phép “lạ hóa” được người viết chuyển vào lịch sử một cách linh hoạt để trang sách và đời sống gần gũi nhau hơn.

Tiểu thuyết lịch sử của Trương Tửu ra đời trong trào lưu cách tân tiểu thuyết đáp ứng nhu cầu tiếp nhận đa chiều của bạn đọc. Con người trong tiểu thuyết của ông không "trùng khít" với nhân vật lịch sử. Nhà văn đã tước bỏ những yếu tố ước lệ, các điển tích, điển cố, những "khuôn mẫu" trong văn chương trung đại và những trang viết của các nhà Nho đầu thế kỷ XX, thay vào đó là con người mang trong mình "cái hay cái dở" của cuộc đời. Việc thoát ra kiểu kết cấu chương hồi, tạo tiếng nói đa thanh phức điệu, kết hợp hoà trộn linh hoạt các yếu tố sử thi, thế sự, đời tư, tâm lí, lạ hóa, khéo sử dụng cái hài cùng các chất liệu dân gian là những cách làm mới tiểu thuyết dã sử của Trương Tửu. Mặc dù có những điểm hạn chế về sự cách tân “táo bạo”, có chỗ nhà văn đã cho nhân vật nói tiếng nói của chàng và nàng ở thế kỷ XX, song nhìn chung sáng tác của Trương Tửu đã thể hiện cái nhìn mới về bản chất con người xã hội, gắn với các sự kiện tiêu biểu trong từng triều đại hoặc ở mỗi địa phương để tạo nên cốt truyện. Số lượng nhân vật trong mỗi tác phẩm không nhiều, nhưng chi tiết gây ấn tượng ở việc dựng cảnh dựng người, tạo tình huống bất ngờ cùng với lời thuật linh hoạt, kể chuyện xen miêu tả, dùng từ ngữ mang dấu ấn lịch sử, phép lạ hoá, dùng biệt ngữ và địa danh, kết hợp tư liệu lịch triều và dã sử tạo nên các bức tranh nghệ thuật nhiều màu sắc. Sự thành công và dụng ý nghệ thuật của tác giả ở mảng đề tài lịch sử, dã sử thể hiện ở các nhân vật chính, những nhân vật không quá nổi tiếng hoặc không có trong chính sử. Đó là tráng sĩ Bạch Hạc, tráng sĩ Bồ Đề, tráng sĩ Kim Sơn hay Đông Tùng… Đó là những con người lý tưởng: Họ đẹp toàn diện, tài năng, dám sống hết mình vì mục đích thiêng liêng, cao đẹp và dám yêu mãnh liệt bằng tất cả con tim... Tất cả làm nổi lên bức chân dung rò nét của một nhà tiểu thuyết lịch sử những thập niên đầu


thế kỷ XX của nước ta, một trong những cây bút đi tiên phong trên hành trình cách tân tiểu thuyết. Và như vậy, dường như sự còn mất về tên tuổi của một nhà văn ở mỗi thời đại văn học có lẽ cần được xác định ở hướng đi riêng.‌‌

Ngoài những tác phẩm viết về tình yêu, gia đình hay những tệ nạn xã hội, tiểu thuyết viết về lịch sử của Trương Tửu tuy số lượng 2/13 tác phẩm , nhưng đã để lại một dấu ấn khá quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá của văn học nước nhà khi đưa lịch sử hoà nhập vào với đời sống, đưa người anh hùng trở về với đời thường. Đây có thể coi là thành công bước đầu của nhà tiểu thuyết khi dấn bút vào một thể loại khá phức tạp - thể loại tiểu thuyết lịch sử.

3.2. Hệ thống nhân vật - yếu tố quan trọng trong việc phát triển đề tài

3.2.1. Nhân vật tích cực

Đây là hệ thống nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất cao đẹp. Họ mang những hành vi cao cả, những hoài bão lớn lao hay những khát vọng bình dị. Họ có tính cách đáng mến trọng. Họ thể hiện lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn, cũng phần nào là lí tưởng của xã hội.

Nhân vật tích cực xuất hiện khá rò nét trong một số tác phẩm của nhà văn. Tiêu biểu là những tiểu thuyết mang tính dã sử như Tráng sĩ Bồ Đề hay Năm chàng hiệp sĩ. Ngoài ra, còn phải kể đến những nhân vật như Hiền, Như Lan, Hảo trong Một chiến sĩ; hay nhân vật Thông, vợ chồng Huấn (bạn thân của Thông) trong tiểu thuyết Trái tim nổi loạn; Thiện, Mỹ trong Khi người ta đói; nhân vật “Tôi” với đầy sự cảm thông, chia sẻ những kiếp đời bất hạnh.

Nhân vật tích cực trong văn xuôi Trương Tửu khá đa dạng. Mỗi nhân vật một tính cách, đặc biệt hơn nhà văn đã để cho nhân vật tự đi đến với số phận của riêng họ rất khách quan. Nhân vật Hiền, Hảo, Như Lan trong Một chiến sĩ hay tráng sĩ Bồ Đề trong tiểu thuyết cùng tên, tráng sĩ Kim Sơn, Đông Tùng trong Năm chàng hiệp sĩ… giúp ta cảm nhận được rò nét lí tưởng, quan điểm của nhà văn, bởi các nhân vật ấy có vẻ đẹp được kết tinh trên tinh thần tranh đấu để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đời sống của con người sẽ được thay đổi trong xã hội mới đó. Trong tiểu thuyết Một chiến sĩ, nhân vật Hiền là một chàng thanh niên thật đẹp. Anh lương thiện, có


lối sống lành mạnh, có lí tưởng và mục đích sống rò ràng. Hiền không chấp nhận lối sống luồn cúi, khép mình hay vì tiền để đạt được danh vọng. Anh cũng không chấp nhận một cuộc sống bình thường, êm đềm một cách nhạt nhòa… Với anh, lẽ sống đồng nghĩa với tranh đấu. Với anh, tình yêu đồng nghĩa với cống hiến và hy sinh. Cá nhân phải biết vì cộng đồng và mọi người. Đó là một chàng trai có trái tim khao khát yêu thương với một trái tim nóng hổi tình yêu nhưng cũng sục sôi khát vọng tranh đấu vì xã hội. Với một mục đích sống rò ràng và chính nghĩa, Hiền và Hảo đã sáng suốt trong suy nghĩ, hành động. Họ can đảm để lại sau lưng những tình cảm ủy mị của gia đình, người yêu để dấn thân vào cuộc đời của một chiến sĩ dám hy sinh vì nghĩa lớn. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng ở những chàng trai nhiệt huyết như Hiền và Hảo, con đường mà họ đi cũng đang ở mức “nhận đường”. Họ vẫn ít nhiều phải băn khoăn, day dứt về con đường mình đã chọn. Họ dám dấn thân trên một con đường chưa nhiều người đi. Đôi khi, ngòi bút Trương Tửu đã lách thật sâu vào nội tâm nhân vật, để cho thấy những băn khoăn, dằn vặt, âu lo.

Hiền là một thanh niên “Thông minh, tài đức của chàng người ta muốn dắt vào một con đường- con đường phú quý- thì chàng dự bị vào dùng một con đường khác

- con đường lí tưởng… Nhưng “người chiến sĩ của chúng ta lại có một trái tim đa cảm!” [120, tr. 138]. Từ lâu, Hiền đã tự nhận ra chàng không muốn ngồi trong bốn bức tường của một ngôi nhà hạnh phúc ích kỷ mà “rung đùi ngâm nga bài thơ véo von của tình yêu… Con đường mà cha mẹ chàng, cha mẹ Như Lan, cả Như Lan nữa đã đồng lòa vạch ra kín đáo cho thân thế chàng - con đường của giàu sang nhàn nhã

- con đường ấy, Hiền không muốn bước vào, không thể bước vào” [120, tr. 139]. Hiền cứ như một con thuyền bị xô đẩy trên hai dòng thác. Anh đau đớn, dằn vặt giữa lí tưởng và những hạnh phúc bình dị. Anh yêu Như Lan và cũng rất thương mẹ cha. Điều mà Trương Tửu thử thách nhân vật của ông, và cũng thử thách tình cảm của bạn đọc là ông để cho Hiền phải trải qua với những giằng co, đau khổ trong chọn đường. Một bên là hạnh phúc cá nhân mà ai cũng mơ ước. Một bên là lí tưởng đấu tranh của người chiến sĩ vì cộng đồng. Với Hiền, tình yêu nồng nàn, đắm đuối của Như Lan làm chàng tột cùng hạnh phúc thì cũng tột cùng khổ đau. Những khi chàng trai ấy cảm nhận được hạnh phúc trong tình yêu thì lại chính là lúc trái tim


chàng đau khổ: “Thấy tình yêu của Như Lan đối với mình trong trẻo và đằm thắm quá, Hiền cảm động ứa nước mắt” [120, tr. 140]. Bởi để nuôi dưỡng một tình yêu là kết quả sẽ có một gia đình bé nhỏ, đầm ấm. Với người đời, có lẽ như thế là tất cả, nhưng với Hiền: “Bỏ tranh đấu tức là chết. Sống cái đời sát đất của những kẻ hèn nhát, Hiền sẽ héo người đi mà chết. Địa hạt sinh hoạt của chàng phải là tranh đấu- cuộc tranh đấu nguy hiểm, không ngừng. Chàng chỉ có thể tìm được lẽ sống ở những hành động vị tha, ở những hoài bão lớn lao, ở những hy sinh bất vụ lợi… Cả một tinh thần tranh đấu vụt đứng dậy trong linh hồn người thanh niên dũng cảm ấy… Hiền không thể gò ép đời mình trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình. Địa hạt của chàng phải là xã hội vì chỉ có ở đấy chàng mới cảm thấy mình sống” [120, tr. 153-154]. Khi chứng kiến giọt nước mắt của cha mẹ, người yêu, chàng thanh niên ấy mủi lòng để rồi, sau đó ngọn lửa tranh đấu lại bùng cháy mạnh mẽ hơn. Hiền là một trong những điểm sáng của thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Trương Tửu, là nhân vật thể hiện rò nhất lý tưởng đấu tranh của nhà văn.

Một số nhân vật khác, tráng sĩ Bồ Đề hay tráng sĩ Bạch Hạc trong Tráng sĩ Bồ Đề, tráng sĩ Kim Sơn hay Đông Tùng trong Năm chàng hiệp sĩ cũng là những nhân vật chính diện tiêu biểu với sự lí tưởng hóa cao của Trương Tửu. Những tráng sĩ ấy có lòng nhiệt huyết và tài năng siêu phàm, một mặt lại là những thanh niên hăm hở vì lý tưởng và cũng có những tình yêu cao đẹp, nồng nàn. Các nhân vật trong tiểu thuyết dã sử của nhà văn Trương Tửu khá hoàn hảo về nhân cách, hành động và tài năng. Các nhân vật tuy sống trong một thời đại của quá khứ nhưng được nhà văn xây dựng với điểm nhìn hiện tại nên có dấu ấn của sự hiện đại hóa. Để nhân vật đạt đến độ lí tưởng hóa, Trương Tửu đã xây dựng nhân vật với màu sắc hư cấu. Nhất là về phương diện tài năng, các nhân vật dường như đều phi phàm, trác việt. Bên cạnh đó, nhân vật chính diện trong tiểu thuyết dã sử còn được khắc họa rò nét qua đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú. Họ không chỉ tài năng, đức độ, họ còn biết yêu chân thành, dám hết mình cho tình yêu. Những trang văn thể hiện sự rung cảm chân thành và tinh tế về tình yêu đã tô đậm cho nhân vật một vẻ toàn bích, hoàn thiện và lý tưởng. Có lẽ tiểu thuyết dã sử là một mảnh đất màu mỡ để nhà văn ươm trồng những hạt nhân lí tưởng, những nhân vật mà ông khó tìm thấy trong hiện tại, ngoài cuộc sống đương thời.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí