Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Qua Phương Thức Trần Thuật


tiền bạc, vì hãnh diện, con người không dễ thắng cái tôi ích kỷ. “Muốn sống còn, tôi cũng phải ích kỷ như mọi người” [120, tr. 583]. Tác giả kể một câu chuyện để minh họa cho triết lý ấy. Một lần, các đồng nghiệp ở sở vận động nhau ký vào đơn đòi chủ tăng lương. Tôi không ký, nhưng vì người cầm đầu là Thiệp ráo riết vận động, lại sợ bản tính liều lĩnh, du côn của Thiệp, nên tôi đành ký. Hôm sau, chủ hứa hẹn trấn an các nhân viên. Tôi được gọi vào gặp chủ; ông chủ đưa cho xem những lá đơn xin việc đang chờ với số lương yêu cầu chỉ bằng hai phần ba số lương tôi đang lĩnh. Tôi sợ hãi, xin rút ý kiến đòi tăng lương. Ông chủ vẫn hăm dọa đuổi việc và hỏi tên chủ mưu. Tôi đành khai ra Thiệp. Thiệp bị đuổi việc. Trước ánh mắt hằn học của Thiệp khi rời sở, tôi luôn sống trong sự sợ hãi và ám ảnh về sự đê hèn của mình: chỉ vì giữ một chỗ làm mà tố cáo, làm hại đồng nghiệp. “Thì ra, cái tính ích kỷ mà tôi khinh, tôi ghét, tôi cố tìm diệt, nó vẫn ở trong máu tôi”… [120, tr. 587].

Nhân vật đã nhận ra phần xấu trong chính mình. Kết thúc tác phẩm là sự sám hối và tiếng kêu tuyệt vọng của một người ý thức về nhân phẩm nhưng không thắng nổi sự ích kỷ xấu xa của con người mình: “Tôi chán tôi đến cực điểm rồi. Tôi không muốn là tôi nữa. Tôi sợ cuộc đời tôi sẽ mãi mãi chỉ là một chuỗi dài những cái ích kỷ bẩn thỉu và tội lỗi. Trời hỡi trời! Không biết tôi còn bị giam trong sự ích kỷ đến ngày nào? Đến lúc nào??? [120, tr. 596]. Tác phẩm bật ra tiếng kêu từ những kiếp sống lay lắt, tàn tạ. Những cơ thể đang sống mà như tách biệt khỏi cuộc sống, vô phương hướng, không mục đích sống. Đó cũng chính là bi kịch của con người trong xã hội lúc bấy giờ và nhà văn đã lấy đó làm nguồn cảm hứng không thể thiếu trong quá trình sáng tác.

Đọc cả truyện Khi chiếc yếm rơi xuống, người ta chỉ thấy rặt một màu đen tối, không có lấy một tia hy vọng ở kẻ nghèo “Ả giang hồ sau những đêm ăn lóc trên chiếc đệm bông, bán hình hài mua cơm áo, sa vào cảnh bĩ; kiếm chẳng đủ tiền phấn sáp, chép miệng cởi chiếc quần dài, tháo đôi hoa tai, lủi thủi... đến nhà Vạn Bảo” hay “...Cậu công tử nửa mùa, kiếm ăn chung quanh nhà chứa, tiệm hút, một buổi sớm bụng thấy đói, sờ túi hết tiền, nhăn nhó bọc tròn bộ com-lê đến nhà Vạn Bảo” [120, tr. 389] (Vạn Bảo là nơi tụ tập của những kẻ nghèo hèn xơ xác, bế tắc. Họ đến Vạn Bảo để cầm một món đồ gì đó kiếm chút tiền qua ngày đói khát). Chao ôi,


những kiếp người quẫn bách đến thảm hại, khốn cùng. Nhà văn đã hướng đôi mắt đến họ, những con người tiều tụy đáng thương. Thanh, nhân vật trong Khi người ta đói nghèo khổ,thảm hại. Sự túng quẫn đã hằn trên gương mặt hốc hác, xanh xao. Cô rét run vì phong phanh không đủ ấm, nhưng cô cũng đang thổn thức bởi nghĩ đến anh trai cô “Lạnh thế này, anh có độc một chiếc áo Ba-đờ-xuy cũ mà cũng cởi ra cho cô đi cầm thì chịu thế nào được? Nàng biết anh mình cơ cực, bần hàn nhưng vẫn cố cho mẹ và nàng được đỡ một vài phần đói rét” [120, tr. 400].Trước mắt nàng hiện ra hình ảnh mẹ già co ro chờ tiền rau cháo bữa chiều. Nàng lại thoáng nghĩ đến tiền nhà mà giật mình, buốt gáy. Nàng nhớ đến hành động thô lỗ, tiếng chửi bẩn thỉu, tục tĩu của tên chủ đến đòi tiền nhà. Viết tiểu thuyết Khi người ta đói Trương Tửu đã thể hiện tấm lòng thương cảm trước những kiếp người khổ sở. Các nhân vật trong truyện hiện lên thật thê thảm. Bất cứ ai có lương tri, cảm xúc chắc hẳn sẽ động lòng trắc ẩn với những kiếp người như Thanh, Thiện... Nghèo dẫn đến bi kịch và đau đớn thảm thương, không lối thoát, Thanh đã treo cổ tự vẫn trước ánh mắt ái ngại, xót xa của những người hàng xóm. Họ thương hại cô nhưng không giúp được gì vì họ cũng đói, cũng tiều tụy và bần hàn chẳng kém. Viết về những số kiếp bị đọa đầy bởi đói kém, cơ hàn phải chăng nhà văn đã lên án sâu sắc xã hội đương thời thối nát. Cái đói, cái nghèo tưởng đã có thể buông tha cho tầng lớp tiểu thương, Mỹ là đại diện. Mỹ khéo léo bán buôn nên có đồng ra đồng vào, cô lo cho Thiện, giúp gia đình Thiện trong cảnh khốn cùng. Vậy mà sự ác nghiệt của số phận đã đẩy cô gái ấy đến cái chết trong thê thảm. Cái chết của cô khiến Thiện đau đớn. Thiện là một chàng trai khốn khổ bởi cái nghèo đói, túng quẫn đeo bám, và chỉ có Mỹ cùng tình yêu của cô là niềm an ủi anh, nhưng cuối cùng những người thân của Thiện cứ lần lượt ra đi mãi mãi bỏ lại anh trong đau đớn vật vã. Xã hội của những kẻ giàu có, quyền thế, của những bất công mà trong đó người bóc lột người đã đẩy những con người đáng thương như Thiện vào cảnh phá sản cả về vật chất cả về tinh thần. Họ bị tước đi tất cả một cách tàn nhẫn. Tác phẩm Khi người ta đói, khiến ta cảm nhận được còi lòng trĩu nặng của nhà văn trước những cái chết do đói nghèo dằn vặt.


Ngòi bút của nhà văn được khơi từ nguồn cảm hứng đó để bật ra thành câu, thành lời trong sự băn khoăn, day dứt và trăn trở.

Đến với nhà văn Nam Cao, ông cũng là cây bút khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ những bi kịch trong cuộc sống đời thường. Bi kịch của người nông dân, bịch tinh thần của những trí thức tiểu tư sản được Nam Cao khắc họa rò nét. Trong văn xuôi Trương Tửu, nhà văn khắc họa bi kịch của thanh niên trí thức, bi kịch của người dân lao động. Nhà văn Trương Tửu và Nam Cao khi sáng tạo cùng có chung dụng ý là phản ánh, tố cáo xã hội và bộc lộ sự cảm thương trước số phận nghiệt ngã của con người.

Với những bi kịch về cái chết trong tác phẩm của Nam Cao, tác giả muốn chỉ rò đó là do đói nghèo, áp bức, bất công. Nam Cao hướng ngòi bút đến người nghèo, Nam Cao chú ý đến những bi kịch về tinh thần của họ, đó là những nông dân, những người trí thức tiểu tư sản. Nhà văn phát hiện ra bi kịch trong tâm hồn họ. Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền miên trong bần cùng với thảm họa khủng khiếp năm 1945. Nam Cao xây dựng tình huống đưa nhân vật của mình đến cái chết, phần lớn đều là tự vẫn. Đó là những cái chết chủ động, những cái chết được chuẩn bị chu đáo, như Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên. Anh Cu Phúc trong Ðiếu văn chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm thấp trước đôi mắt "dại đi vì quá đói" của hai đứa con. Nam Cao không chỉ nói đến bi kịch về tình cảnh bị bóc lột về thể chất mà đi sâu vào nổi khổ, tâm hồn con người bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm người bị tước đoạt. Nhân vật của Nam Cao đương đầu với cái chết, đối diện với cái chế vì họ chưa được giác ngộ cách mạng, do đó lối thoát duy nhất của họ là thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại tức là tìm đến với cái chết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Còn bi kịch về cái chết trong những trang văn xuôi của Trương Tửu lại vạch trần một xã hội đang loạn lạc về những giá trị tinh thần và văn hóa. Viết về xã hội đương thời, Trương Tửu nhìn xã hội ở một tầm khái quát trước vấn đề về lối sống của con người trong xã hội nói chung, đặc biệt nhà văn nhấn mạnh thế hệ thanh niên với những vấn đề tệ nạn xã hội đang hoành hành làm tha hóa nhân cách con người.


Văn xuôi Trương Tửu trong tiến trình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX - 15

Như vậy cùng đề cập đến bi kịch về cái chết, nhân vật của Trương Tửu cũng chết vì đói nghèo, bần hàn nhưng bên cạnh đó còn có nhân vật tự tìm đến cái chết vì những bệnh hoạn tồn tại xã hội. Trương Tửu muốn giải phẫu hiện thực xã hội để nghiên cứu lịch sử truỵ lạc của một tâm hồn và vạch ra một con đường đi tới sự giải quyết những vấn đề ấy. Những cái chết của nhân vật trong văn Trương Tửu có thể không vật vã, không thể hiện được chiều sâu của sự day dứt nội tâm, sự khủng hoảng bế tắc về tâm hồn nhưng đó là những cái chết cảnh tỉnh cho cả một thế hệ. Qua những kết thúc như vậy Trương Tửu luôn đặt ra mục đích đấu tranh để cải tạo xã hội. Văn xuôi Trương Tửu có xu hướng đi vào phân tích những éo le, uẩn khúc trong các trạng thái đời sống cũng như trong lòng người và đưa ra những triết lý về nhân thế. Cảm hứng bi kịch chi phối phong cách văn xuôi Trương Tửu. Trong tác phẩm của ông có những bi kịch chết vì đói nghèo, vì bệnh tật của nhục dục đê hèn. Cảm hứng bi kịch chi phối khá rò tác phẩm của Trương Tửu với những kết thúc không có hậu, những cái chết đau đớn và bế tắc hay cả những cái chết trong những cơ thể đang sống mòn. Tuy nhiên, cảm hứng này không làm cho tác phẩm của ông quá bi quan, tiêu cực mà ngược lại nó tác động sâu sắc đến nhận thức của người đọc. Đặc biệt là nó thể hiện sự đấu tranh cải biến xã hội của nhà văn.

Tiểu kết

Trương Tửu đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển văn xuôi ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Cùng xu hướng hiện thực với Nam Cao, Ngô Tất Tố, Kim Lân, Vũ Trọng Phụng… Trương Tửu đã thể hiện chân thực đời sống, xã hội đương thời qua đề tài và cảm hứng sáng tác trong những trang viết. Trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại, Trương Tửu đến với sáng tác văn học bằng lòng yêu thích văn chương và ý chí của một người ham học để xây dựng tác phẩm trên quan điểm thể hiện cái tâm của người cầm bút và cái tài của người luôn tự trang bị kiến thức. Chính vì vậy, 13 truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đã để lại suy ngẫm cho người đọc.

Những trang văn xuôi in đậm tính luận đề và chất dã sử của Trương Tửu khá nổi tiếng giai đoạn những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỷ XX, nhưng dường như sau này bị bạn đọc quên lãng mà nguyên nhân do những biến cố của lịch sử văn


học đưa đến đã ảnh hưởng không nhỏ tới người cầm bút khiến Trương Tửu dừng hẳn sự quan tâm tới sáng tác văn xuôi. Có những lý do chủ quan và khách quan như vậy đã tác động đến việc sáng tác văn xuôi của trương Tửu không được tái bản trong suốt một thời gian dài, thậm chí có những bản chỉ còn được lưu trữ trong thư viện ở Pháp như Thằng Hóm khiến việc bạn đọc tiếp cận văn bản gặp khó khăn. Có lẽ vì vậy mà mảng văn xuôi của Trương Tửu đã bị lãng quên? Trên thực tế, sáng tác của Trương Tửu với trên một nghìn trang dày dặn là minh chứng cho một cây bút bản lĩnh trong làng văn xuôi giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.


Chương 4‌‌‌‌‌

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI TRƯƠNG TỬU

4.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua phương thức trần thuật

Khảo sát các tác phẩm văn xuôi của Trương Tửu, chúng tôi nhận thấy có hai phương thức trần thuật cơ bản, đó là phương thức trần thuật khách quan và phương thức trần thuật chủ quan. Ngoài ra, trong một số tác phẩm nhà văn đã sử dụng phối hợp cả hai phương thức này.

4.1.1. Phương thức trần thuật khách quan với những nhân vật tượng trưng

Quá trình tìm hiểu về loại hình tự sự, phương thức trần thuật khách quan là phương thức nghệ thuật xuất hiện từ khá sớm. Đây là phương thức trần thuật mà người kể không can dự vào câu chuyện. Theo Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phưng chỉ ra: “Trong phương thức khách quan, sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của một người quan sát đứng ở một góc độ nhất định nào đó. Trong trường hợp này, người trần thuật là người chứng kiến tất cả những gì mà người ấy kể lại. Chỉ những hành động và sự kiện nàođược người trần thuật tiếp cận từ phía của mình nmới được miêu tả” [45, tr 202]. Trong hầu hết 13 tác phẩm đều được nhà văn sử dụng phương thức trần thuật khách quan này.

Các nhà văn khi xây dựng tác phẩm văn xuôi đều rất chú trọng nhân vật, coi nhân vật như cái “cốt” để tác phẩm tồn tại. Do đó, nhân vật là yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn xuôi. Thông qua ngôn ngữ trần thuật, nhân vật bước ra từ tác phẩm mang trọng trách là sứ giả của nhà văn đến với độc giả.

Đến với văn xuôi Trương Tửu, người đọc sẽ thấy được nhà văn là người có tài quan sát, phản ánh những vấn đề của cuộc sống hiện đại trong bối cảnh “Âu hóa”. Không hiếm thấy điều này trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố... Mỗi nhà văn có một cách riêng để miêu tả và gửi gắm tâm tư, tình cảm vào nhân vật của họ. Trương Tửu xuất hiện trên văn đàn vào những năm đầu thế kỷ XX, nhưng không quá sớm như Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh. Tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Trương Tửu ra đời vào năm 1937 khi xã hội


đang dần bước vào thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 -1939, trước nhiều biến thiên của nền kinh tế, chính trị, xã hội cùng với tư tưởng mới của một trí thức tự học nên qua ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác ông đã xây dựng khá thành công kiểu nhân vật tượng trưng trong xã hội đầu thế kỷ XX.

Với những nhà văn giai đoạn trước như Nguyễn Trọng Quản, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách đã có những bước tiến mới trong nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật tượng trưng cho lớp người mới. Tuy nhiên, qua phương thức trần thuật, lớp nhân vật này của các nhà văn được xây dựng dựa trên những công thức nhất định và bị áp đặt bởi những giáo huấn về đạo đức lễ giáo truyền thống khiến hầu hết nhân vật trong các tác phẩm của họ chưa thể hiện được hết cá tính, chưa thể hiện được bản chất con người trong đời sống hiện thực.

Xung quanh vấn đề xây dựng kiểu nhân vật tượng trưng cho lớp người mới trong xã hội những năm đầu thế kỷ XX, các nhà tiểu thuyết trong Tự lực văn đoàn đã gặt hái được những thành công nhất định. Nhân vật được Nhất Linh, Khái Hưng xây dựng khá phong phú, đa dạng. Họ xây dựng nhân vật dựa trên vốn kinh nghiệm tích lũy trong xã hội tư sản, tiểu tư sản và tàn dư phong kiến nên qua phương thức trần thuật lớp nhân vật này trở nên sống động với tính cách phong phú. Các nhà văn thuộc khuynh hướng này rất chú ý đến đời sống nội tâm của nhân vật. Từ hành động đến suy nghĩ, lời nói của kiểu nhân vật này đều được các tác giả miêu tả khá tỉ mỉ, cụ thể với tư tưởng giải phóng con người cá nhân.

Trở lại với văn xuôi Trương Tửu, phương thức trần thuật của nhà văn rất khách quan. Bằng phương thức trần thuật khách quan, nhà văn như một thư ký ghi lại toàn bộ những quan sát về lớp người mới trong xã hội thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật tượng trưng cho lớp người mới chính là nghệ thuật xây dựng về một thế hệ thanh niên trí thức trẻ tuổi đang cựa mình sống trong chế độ xã hội với nhiều đổi thay. Trong xã hội ngày càng đô thị hóa và chịu ảnh hưởng của sự du nhập nền văn hóa phương Tây nhưng lại chưa hoàn toàn thoát khỏi tàn dư phong kiến, lớp người mới này được Trương Tửu xây dựng như thế nào? Họ vượt lên đấu tranh hay thuận theo quy luật tất yếu của xã hội tư sản? Qua phương thức trần thuật


khách quan, nhà văn đã xây dựng nhân vật thanh niên trí thức trẻ tuổi trong Thanh niên

S.O. S như Liêu, Văn, Thịnh, Hòa là những sinh viên; trong Một chiến sĩ, Hiền là trí thức làm tại tòa báo, Hảo là gia sư; trong Trái tim nổi loạn với Thông là một thầy giáo, Thúy đã từng là sinh viên. Bằng phương thức trần thuật khách quan người trần thuật đứng ngoài nhân vật nhưng vẫn khéo léo khắc họa kiểu nhân vật này. Với biện pháp nghệ thuật này, nhà văn xây dựng nhân vật thường thông qua những đoạn đối thoại liên tiếp trong tác phẩm khiến cho lớp nhân vật này thể hiện rò nét tính cách rất tự nhiên qua từng chặng đường của cuộc đời con người. Ở những tác phẩm này chủ thể luôn giữ một khoảng cách nhất định với câu chuyện. Trong Tự lực văn đoàn, kiểu nhân vật này xuất hiện khá nhiều, trong Gánh hàng hoa với nhân vật Minh là nhà báo, trong Đời mưa gió nhân vật Chương là giáo viên trường tư thục...Họ là những người của thế kỷ XX, họ tiếp thu nhiều cái mới mẻ trong thời đại mới nên dưới ngòi bút và tư tưởng của các nhà văn họ là những nhân vật dám tranh đấu cho tình yêu, hạnh phúc và đặc biệt cho quyền của người phụ nữ trong gia đình, xã hội. Không khó để nhận ra tư tưởng đồng nhất giữa Trương Tửu và các nhà văn Tự lực văn đoàn trên phương diện này. Nhân vật Sâm trong Thanh niên S.O.S cũng không muốn kết hôn với vị hôn phu được cha mẹ định sẵn. Sâm chán nản tâm sự với bạn và bày tỏ quan điểm về hôn nhân, hạnh phúc “Như cái việc của em chẳng hạn. Em thấy nó vô lý quá. Em hết sức phản đối cách hôn phối nài ép đó. Mà rút cục cũng chẳng có hiệu quả gì” [120, tr. 64]. Nhân vật Hảo trong Một chiến sĩ mặc dù có tình yêu với Như Lan nhưng chàng thấy cuộc đời còn nhiều việc phải làm, nên trong lòng dù rất mâu thuẫn nhưng đấu tranh và giải phóng chính bản thân thoát ra khỏi những tù túng để theo đuổi lý tưởng hoài bão khiến một nhà báo như chàng cảm thấy có ý nghĩa với xã hội chàng bộc bạch suy nghĩ: “Tranh đấu! Chỉ có tranh đấu. Chỉ nghĩ đến tranh đấu. Cái gì làm ngừng tranh đấu là thù nghịch. Phải khu trù tất cả những thù nghịch bất kỳ ở mặt trận nào. Khu trừ rất tàn nhẫn, rất cương quyết, rất độc đoán. Không được lý luận, không được lưỡng lự, không được tiếc” [120, tr. 190]. Nhân vật Thông là thầy giáo trong Trái tim nổi loạn đã trả lời cha mẹ chàng “theo ý con thì bất kỳ cuộc hôn nhân nào muốn có kết quả tốt cũng phải được thành lập do sự ưng thuận của cả hai người, bên trai và bên gái. Mà muốn cả hai

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí