Sau này nhân lần tái bản tiểu thuyết Chồng con (1998), Hoàng Như Mai có nhận xét rất đáng quý về văn nghiệp của Trần Tiêu “qua câu chuyện chị xã Bổng, nhà văn Trần Tiêu đã đưa độc giả đến chứng kiến những nét sinh hoạt thường ngày và lễ hôïi ở nông thôn, sinh đẻ, cưới xin, ma chay, khao vọng, đàn quy, giỗ tết…. Sự hiểu biết thấu đáo và bút pháp tinh tế của nhà văn cống hiến khá nhiều chương Folklore đặc sắc, thú vị cho người đọc ngày nay không được thấy những cảnh ấy”. Hoàng Như Mai đã nhận thấy nhà văn này là người “hiểu biết thấu đáo” những phong tục tập quán diễn ra nơi thôn ổ và phản ánh bằng “bút pháp tinh teá”. Chính những vấn đề này đã đem đến cho bạn đọc hôm nay những thế hệ đã xa – rất xa – với cuôïc sống của nông thôn miền Bắc thời phong kiến, có thể hình dung ra làng quê Bắc Bộ với bao sinh hoạt cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể.
Ở bài Trần Tiêu là nhà văn chân quê (Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam, xuất bản 1999), nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh có nhận định khách quan đối với văn nghiệp của Trần Tiêu “Trần Tiêu đã có những đóng góp vừa phong phú vừa sắc sảo cho việc đi sâu vào miêu tả nhiều mặt, nhiều khía cạnh, đôi khi là những góc cạnh tinh tế của cuộc sống người nông dân trước 1945” [30, tr. 236].
Như vậy, từ bài đánh giá của Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại cho đến lời nhận định của Lê Thị Đức Hạnh trong cuốn Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam đã có 13 ý kiến khác nhau. Cùng một tác giả : người này khen, người kia chê. Người này cho là hiện thực, người kia cho là lãng mạn. Theo chúng tôi, Trần Tiêu, cũng như Thạch Lam … là cây bút giao thoa giữa văn học hiện thực và văn học lãng mạn. Bởi trong tác phẩm của Trần Tiêu yếu tố hiện thực khá đậm đặc. Nhưng chưa ai có cái nhìn bao quát quá trình sáng tác của nhà văn. Theo chúng tôi nghĩ, do khuôn khổ hạn hẹp của một bài báo hay một mục từ trong Từ điển, nên các tác giả chưa có điều kiện triển khai đầy đủ các vấn đề trong văn nghiệp của Trần Tiêu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp so sánh loại hình – lịch sử
Tác giả luận văn muốn so sánh một số truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà văn có gần phong cách, giọng điệu và nội dung phản ánh với tiểu thuyết, truyện ngắn của Trần Tiêu để làm rò những vấn đề cần giải quyết. Luận văn sử dụng phương pháp loại hình để nhận diện phong cách nghệ thuật của tác giả với tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại.
5.2. Phương pháp hệ thống
Luận văn nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật của một tác giả nghĩa là nghiên cứu khảo sát mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố của một chỉnh thể nghệ thuật, làm nên nét riêng của tác giả. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp hệ thống sẽ giúp cho người nghiên cứu tránh được nguy cơ nhận biết thiếu tính bao quát, thấy được cái bề ngoài mà không thấy được cái bản chất vấn đề.
5.3. Luận văn cũng sử dụng đến thủ pháp thống kê hay phương pháp phân tích dưới góc độ thi pháp học để làm rò vấn đề.
Các phương pháp và thao tác nghiên cứu nêu trên được vận dụng phối hợp với nhau trong khi khảo sát, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm nhận định xác đáng các đặc điểm và giá trị của văn xuôi Trần Tiêu.
Có thể bạn quan tâm!
- Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 1
- Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 3
- Những Cảnh Đời Cơ Cực Của Người Nông Dân Miền Bắc Trước Cách Mạng
- Người Phụ Nữ Nông Thôn Miền Bắc Trước Cách Mạng
Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương
Chương I.
BỨC TRANH LÀNG QUÊ BẮC BỘ
TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN TIÊU
Trong chương này, người viết chủ yếu đề cập tới vấn đề : bức tranh quê hương miền Bắc trước Cách mạng trong sáng tác của Trần Tiêu. Qua đó nổi rò phong cảnh quê hương thuần, phong mỹ tục và các nếp phong tục tập quán cùng những hủ tục lạc hậu đè trên vai những người dân quê. Chương II.
NGƯỜI NÔNG DÂN BẮC BỘ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN TIÊU TRƯỚC CÁCH MẠNG
Người nông dân Bắc bộ đã được nhiều nhà văn chú ý và phản ánh trong tác phẩm của mình không chỉ trong Văn học hiện thực mà còn cả trong Văn học lãng mạn. Trần Tiêu là nhà văn thuộc Văn học lãng mạn, ông có cái nhìn khá đặc sắc về người nông dân. Đặc biệt là người phụ nữ và giới quan trường. Qua việc xây dựng vấn đề này trong tác phẩm, ông bộc lộ rò những quan điểm nghệ thuật của mình về con người trong xã hội.
Chương III.
MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN TIÊU
Trần Tiêu là nhà văn thành công hơn cả ở mảng tiểu thuyết và truyện ngắn. Ở mảng này, ông đã bộc lộ tài năng của mình thông qua nghệ thuật miêu tả tâm lí, nghệ thuật tự sự – trần thuật, giọng điệu trữ tình và lời văn hàm súc.
Chương I
BỨC TRANH LÀNG QUÊ BẮC BỘ
TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN TIÊU
1. 1. Phong cảnh quê hương
Cùng đi vào phản ánh những nét đẹp của quê hương nhưng mỗi nhà văn lại có vùng thẩm mĩ khác nhau, quê hương hiện lên trong trang viết của Thạch Lam bao giờ cũng là nét đẹp thanh bình với những con người chất phác, thật thà, hiền hậu. Trần Tiêu cũng viết về quê hương nhưng với một cảm hứng khác. Phần lớn cuộc đời ông sống gắn bó với quê hương – làng xã. Trong trang viết của ông, người đọc sẽ nhận ra một làng Cổ Am – Vĩnh Bảo, đồng đất gan gà, chua phèn và chỉ trồng hai loại cây cơ bản : thuốc lào và lúa.
Làng quê vào mùa gặt trên trang viết của Trần Tiêu rất sinh động. Từ mờ sáng ngoài đường đã nhộn nhịp người đi lại, tiếng gọi nhau í ới khắp các ngò. Từng đoàn thợ gặt kéo nhau đi trong tiếng cười nói vui vẻ. Một đám thợ gặt hôm nay đến làm cho nhà xã Chính. Cái sân con nhà bác “chật ních những người và ồn ào như một xưởng thơï” [83, tr. 24]. Họ ăn vội bát cơm đỏ cho ấm bụng, uống vội bát nước chè xanh, nhai miếng trầu rồi kéo nhau ra ruộng lúc trời mờ sương “đến nơi mặt trời vẫn chưa mọc phương đông một dải mây hồng nhạt những chùa, quán, những luỹ tre làng, những cây đa mập mờ trong làn sương” [83, tr.25]. Không khí làm việc thật sôi động. Tiếng liềm, tiếng hái va vào nhau vang lên những âm thanh vui nhộn, tiếng những người thợ gặt cười vui trong làn sương sớm, phương đông mặt trời đã nhô lên, “dải mây hồng dần dần lan rộng và mỗi lúc một đổi màu, từ màu hồng đến màu đỏ, màu da cam. Rồi bỗng vụt hiện sau những đám mây tím viền vàng chói, những tia nắng toả ra thành hình dẻ quạt.
Làn sương tan dần, cảnh vật trở nên trong sáng như sau một trận mưa rực rỡ những màu tươi thắm vang động những tiếng chim muông và những tiếng cười reo của bọn thơï” [83, tr. 25]. Trên mỗi con đường dẫn vào xóm đều phủ lớp rơm vàng óng bay mùi thơm ngậy, trong sân mỗi nhà là đống thóc vàng. Một vụ mùa bội thu. Nụ cười mãn nguyện luôn được hiện lên trên đôi môi của mỗi người dân.
Đây là cảnh nhà xã Chính trong năm được mùa “cái sân đất tí hon không đủ chứa thóc, bác phải khẩn khoản mãi với ông Từ mới mượn được sân đình để phơi phóng. Suốt mấy ngày vợ chồng con cái làm lụng đầu tắt mặt tối, sáng đội thóc đi, tối đội thóc về” [83, tr. 28, 29]. Bác đã cắt việc cho thằng Chốc vừa trông em vừa phơi lúa nhưng bác cứ chạy qua chạy lại luôn để đảo
thóc cho chóng khô. Những hạt vàng óng ánh rẽ ra dưới chân bác, kết quả của năm sáu tháng trời, bao nhiêu vốn liếng tiền bạc của cả gia đình dồn hết vào đây. Nay là kết quả “mỗi hạt thóc của bác là một hột vàng cũng đáng giaù” [83, tr. 29].
Lồng trong khung cảnh nhộn nhịp vui tươi, hồ hởi của ngày mùa bội thu là tiếng sáo diều vang lên từ ngoài bãi vọng vào thôn xóm. Tiếng sáo réo rắt trầm bổng ngân vang. Cánh diều no gió bay cao giữa khoảng trời quê hương thanh bình. Những cơn gió nồm nam thổi qua mặt sông, qua những cánh đồng mới gặt tràn vào làng xóm làm dịu cái nắng oi nồng của mùa hè, khiến người ta dễ chịu.
Vọng lại đâu đây là tiếng hát ru của người mẹ trẻ bên cánh vòng kẽo kẹt, phá tan bầu không khí tĩnh mịch của buổi trưa hè. “Cái ngủ mày ngủ a… cho lâu, Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa veà”. Tiếng hát đưa chị Bổng (Chồng con) về quãng thời thơ ấu. Trong câu hát, làng quê đẹp như một bức tranh vui buồn lẫn lộn. Trước sân nhà xã Bổng một đàn gà đang gọi nhau làm xáo động một không gian “một con gà sống ở chuồng lợn nhảy ra, đi dòng dạc đến đống bẫn ngay cửa bếp. Nó lấy chân vãi bẩn tung toé ra chung quanh, rồi vừa mổ vừa cúc cúc một hồi. Ba con gà mái ở chuồng lợn cùng nhảy ra, chạy lại, tranh nhau mổ ” [84, tr. 20].
Cảnh làng quê Bắc Bộ về chiều hiện lên trong văn của Trần Tiêu có hình ảnh, âm thanh, màu sắc. Nó như bức tranh thuỷ mặc có đường nét chấm phá rất hữu tình “ánh đỏ dịu dần, đã đổi sang màu tím và tím nhạt…. Một ngôi sao nhấp nhánh trên màn trời lam tối. Vài con chim bay, chuông chùa thong thả buông rơi từng giọt buồn vào khoảng yên lặng. Một thứ yên lặng linh thiêng của cảnh hoàng hôn nơi thôn daò ” [83, tr. 7]. Hoà cùng cảnh trời chiều là hình ảnh đàn trâu lững thững bước đi trên những con đường đất gồ ghề tiến về phía làng, con nào con nấy no tròn đen bóng.
Xa xa hàng tre xanh và đàn cò trắng. Một nét đẹp thanh bình của quê hương miền Bắc. Cái nét thanh bình tưởng như ấm no hạnh phúc đó lại ẩn giấu những quặn đau nhức buốt của biết bao cảnh đời đang phải gánh chịu nợ nặng lãi, khao vọng, … và tai hoạ do thiên tai đem đến. Ở điểm này, Trần Tiêu gần với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao về việc mô tả phong cảnh quê hương. Đó là những đau khổ đang rên lên từng ngày từng giờ trước những sự chà đạp, chèn ép, dưới những gông cùm của chế độ thực dân, nửa phong kiến .
Nông thôn miền Bắc trước Cách mạng, mỗi nhà văn có cách tiếp cận riêng để phản ánh vào trong tác phẩm của mình. Trần Tiêu đã có những trang viết chân thực và khá sinh động về
nơi này. Ông đã phát hiện ra những nét đẹp, hồn quê hương trong trang viết của mình hoà cùng trăn trở băn khoăn, với những tiếng nói thầm lặng mà da diết, đắng cay, thấm đẫm niềm cảm thông và sự xót thương vô hạn đối với những người nông dân bị áp bức bóc lột. Những trang văn của ông cũng là lời phản ánh về chế độ thực dân, nửa phong kiến. Nhà văn thể hiện sự ác cảm, khinh thị những bọn ăn bám, bóc lột.
1. 2. Phong tục tập quán
Trần Tiêu không phải nhà văn xuất sắc của nông thôn Bắc Bộ như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… nhưng viết về làng quê đặc biệt về phong tục tập quán hiện lên sống động và có ý nghĩa xã hôïi – nhân sinh.
Phần lớn cuộc đời Trần Tiêu sống gắn bó với quê hương. Thời niên thiếu và thanh niên có đi học nhưng khi thành đạt lại về quê dạy học rồi viết văn làm báo. Ông qua đời cũng chính trên quê hương mình. Hoàn cảnh sống đó đã tạo cho ông được gần gũi với những người dân cơ cực, ông đã thấu hiểu những nỗi thống khổ của họ. Có lẽ chính ông cũng là người chịu những cảnh mà người dân phải chịu. Đó là những hủ tục lạc hậu, nặng nề đang đè lên đôi vai của người dân nghèo. Cho nên ông thông cảm, thông cảm rất sâu sắc với cái khổ nhục của nhà xã Chính (Sau luỹ tre) trong việc mua danh. Bởi để có tiếng nói trước quan viên làng xã phải có chức danh, dù cái danh hão đó chẳng mang lại lợi lộc gì về kinh tế cho gia đình, nhưng vẫn phải có. Xã Chính bàn với Diếc - vợ anh ta - phải mua cho được chức lý thôn. Cái ngày mà Chính mang lễ ra đình xin chức lý thôn được Trần Tiêu mô tả cười ra nước mắt “các anh ra làm việc khoá này là may lắm đấy, mỗi anh chỉ phải bỏ ra có ba trăm trong ba năm tức là mỗi năm có một trăm để bù vào tiền thuế má. Chứ từ xưa tới nay làm được cái lý thôn phải hàng nghìn là ít” [82, tr. 56]. Cái may ở khoá này là bù vào thuế ít hơn ở các khoá trước. Trước kia mỗi vụ thuế phải bù ra ít nhất vài ba trăm vì vậy cụ cử kết luận “anh nào không ra làm khoá này là dại”. Tiền khao ngày lên chức lý thôn tốn hết năm chục bạc còn thêm tiền mua chè, cau trình các quan viên “chú thím phải mua mười lăm bao chè trình các cụ bên trên với tám mươi gói cau khô tất cả hết độ hai lăm đồng” và “một trăm bạc chồng cho làng nay mai ”. việc mua chức đã xong, xã Chính hôm nào nay bước ra đường có người chào là lý Chính. Sự đổi đời của một ông xã thành một ông lý, nhưng ông lý hôm nay làm việc giống như một đầy tớ không công “ông khoanh tay đứng hầu hạ thay cho anh lính lệ, ông làm mọi việc như một đầy tớ không công, nhưng ông lý lấy làm hãnh diện với những hạng không đủ tiền để ra làm những công việc như ông” [82, tr. 71]. Từ ngày lên
lý thôn, Chính chẳng mang lại lợi ích gì cho gia đình. Nay quan bắt phải làm cơm cúng tế, đãi khách, mai phải nhập hội xóc đĩa, tổ tôm, hát ả đào. Đến kỳ thu thuế gia đình anh lại phải bỏ ra vài ba trăm bạc bù vào chỗ thuế thất thu. Trong năm có tới vài đợt họp làng, lý đương thứ như anh phải chi tiền cho quan mượn làm cỗ nhưng chẳng bao giờ quan nhớ để trả “Lý đương thứ đâu ! anh sắm cho hai mâm rượu ! Tiền, rồi các cụ sẽ tính sau…” [82, tr. 71]. Vậy là bao nhiêu ruộng vườn, trâu, bò, lợn, gà cứ đội nón ra đi “Từ đầu tháng giêng cho đến cuối tháng ba, ngày nào ông cũng bận, bận về các cụ. Hơi một tí các cụ gọi đến đương thứ” [82, tr. 71]. Từ một gia đình làm ăn khá giả sau ba năm giữ chức lý thôn anh thành người vô sản. Cái nhà trơ ra bộ khung mục nát. Trần Tiêu phải thốt lên “hết ba năm làm việc vốn liếng ruộng nương cũng hết theo chỉ còn trơ ra mấy gian nhà tre với lũ trẻ con nheo nhóc” [82, tr. 72]. Đã vậy bây giờ, lý Chính nhiễm bệnh quan đâm ra lười biếng, khinh người, hách dịch “quên hẳn trước kia anh cũng ở trong bọn họ mà ra” [82, Tr. 72]. Nhà văn kết luận “hoàn cảnh đã nung đúc anh theo khuôn khổ khác” [82, tr. 72]. Nhưng đổi lại lý Chính bây giờ được lên chức lý Cựu và mỗi khi làng có việc là ông được ngồi đông đình và hưởng cỗ biếu của làng xã “đĩa xôi miếng thịt trong làng”. Cái được chẳng đáng là bao, mà cái mất qúa lớn !
Một tục lệ khác cổ hủ chết người mà vẫn được mọi người chấp nhận một cách mù quáng. Gia đình khán Thỗn (Hữu sinh vô dưỡng) sinh đến mấy lần mà chưa lần nào nuôi đựơc. Nguyên nhân là “cắt rốn trẻ bằng mảnh sành và bằng đóm hút thuốc lào”. Kết quả là chúng chết “vì chứng sài “uốn ván” ” [85, tr. 62]. Chết do mất vệ sinh, nhiễm trùng uốn ván, người dân lại cho là lạ ! Vì thế, họ cứ đổ cho Mùi vợ khán Thỗn là cao số, bắt phải đến chùa cúng cầu tự và lập đàn giải hạn.
Nhà chùa tưởng như không còn vướng bận với vật chất tầm thường, ấy vậy mà lại luôn nghĩ tới nó. Sư cụ luôn khen cái áo cà sa bằng vải lụa nhuôïm nâu của bà Tổng làng Lôi cúng chùa. Sư cụ xuýt xoa nói “giá cứ mỗi đám lại một tấm lụa để nhà chùa may áo cà sa thì chất đầy tủ không hết” [85, tr. 67]. Nhưng người đến cúng giải oan, cầu tự đâu có đi tay không. Họ phải mang tiền, mang gạo, sắm đủ đồ lễ ; ba quan tiền, một thúng gạo với một cặp gà để trình diện sư cụ, ba chục bạc để nhà chùa sắm leã. Vậy mà vẫn phải “A di đà phật thôi thì bạch cụ Từ Mẫn người cũng phát bồ đề tâm mà ra ơn bố thí cho. Thật là đại phúc cho nhà bác Khán chúng cháu” [85, tr. 64]. Cảnh làm phép cho nhà bác Khán, ai thấy cũng phải sởn tóc gáy. Nó như hình phạt thời trung cổ “trong chùa cháy sáng trưng những đèn nến, đèn dầu và khói hương nghi ngút tỏa
khắp chùa như sương mù. Gian giữa chỗ thờ phật, đàn giải kết như chiếc đình màn chung quanh có diềm những hình nhân xanh đỏ sặc sỡ rủ xuống như một lũ tôïi nhân bị treo bên cạnh đàn. Một cái nồi hai mươi kê trên ba ông đầu rau và một bó củi ” [85, tr. 66]. Cách bài trí đàn giải kết như sắp luộc sống một con người. Và đúng thế thực, chỉ môït chút nữa thôi bác Khán gái sẽ bị sư cụ lấy chổi nhúng vào nước sôi sùng sục quét lên người. Cũng lập đàn kiểu này, có lần một sư ông (một nhà sư ở chùa khác đến học cách lập đàn giải kết - NTD) bị tuột hết cả da tay phải nằm dưỡng bệnh “sư ông bằng lòng thử phải nằm dưỡng bệnh hết hàng tháng…” [85, tr. 67], cũng chính cách này, sư cụ Từ Mẫn chuẩn bị làm cho bác Khán “sư cụ cắt một ít tóc của bác bỏ vào nồi nước sôi, tiếng thanh la lại nổi lên inh ỏi sư cụ vén tay áo cà sa lẫn tay áo trong để lộ cánh tay trần rắn rỏi. Tay phải cụ cầm cái chổi mới tinh nhúng vào nồi nước sôi sùng sục quét lên cánh tay cụ rồi quét lên lưng bác Khán. Mọi người rùng mình. Hết lưng sang cánh tay cụ quét đi quét lại năm bảy lần” [85, tr. 70]. Làm lễ xong mọi người điều đặt lòng tin tưởng “thế nào bác Khán cũng đẻ con trai và cũng nuôi được ra đầu ra đũa…”[85, tr. 70]. Nhưng rồi chúng vẫn cứ chết, chết cả hai đứa, lần thứ ba bác phải liều thân vào bệnh viện phụ sản để sinh thì đứa bé mới sống, mọi người đến thăm ai cũng phải thầm khen thằng bé mũm mĩm và trông thật dễ thương. Các bà tới thăm bác Khán hôm ấy, đã phần nào ngộ ra rằng “thằng bé may mắn được đỡ ở trong bụng mẹ ra một cách cẩn thận và được trông non chăm sóc theo cách vệ sinh nên người nó trông mũm mĩm – khoẻ mạnh” [85, tr. 72]. Những người này lại quá ít, phần lớn, họ vẫn cho cái may mắn là do sư cụ Từ Mẫn đã phát tâm bồ đề phật mà bố thí cho nhà bác.
Trong truyện Chồng con, Trần Tiêu có tiếng nói tố cáo những hủ tục lạc hậu khá sâu sắc. Đó là quan niệm lạc hậu mất hết nhân tính, đạo đức và tình người. Người em lấy vợ đến ngày vợ sinh đưa về quê để cho gần anh em dễ nhờ vả, Mẫn nghĩ chuyện chửa đẻ là thường. Nhưng nó là chuyện quan trọng, trái hẳn với ý nghĩ của Mẫn – chồng Sồi. Lúc Sồi trở dạ đẻ, gia đình người anh nhất định đuổi ra khỏi nhà, không cho sinh trong nhà họ. Họ cho rằng, đó là một thứ xui xẻo hơn bất cứ cái điều xui xẻo nào. Nếu để Sồi đẻ ở đây sẽ làm cho gia đình này “xúi quẩy, lụn bại không gì bằng trong nhà chứa một người đàn bà ở đâu đến đẻ” và người anh đi đến kết luận hùng hồn “từ thượng cổ đến giờ không ai dám làm thế, làm vậy là táo bạo, liều lĩnh đến bực nào cũng không dám để một việc xảy ra như thế” [85, tr. 242]. Do vậy, người anh phải lôi đứa em dâu ra bằng được, tống khứ nó đi. Họ thi nhau đuổi như đuổi tà. Lúc đầu họ còn chắp tay quỳ lạy, van xin “chú ơi tôi chắp tay tôi lạy cả chú thím, chú thím thương tôi, thương đến vợ