Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  


VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN TIÊU GIAI ĐOẠN 1930 - 1945


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5 – 04 - 33


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. TRẦN HỮU TÁ NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THANH DU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.


Thành phố Hồ Chí Minh, 2004

Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu Giai đoạn 1930-1945 - 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có nhiều hiện tượng phức tạp và biến cố lịch sử quan trọng. Về góc độ xã hội, chúng ta nhận thấy, quân đội Pháp, Nhật, Tưởng Giới Thạch thay nhau vào Việt Nam. Đời sống người dân chịu nhiều cơ cực. Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời ngày 3 – 2 – 1930 như một luồng gió mới đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự giải phóng mình. Hơn nữa đây là giai đoạn phát triển của khoa học kỹ thuật : nhà in, nhà xuất bản, nhà phát hành, các cơ quan báo chí ra đời, tạo điều kiện cho các ấn phẩm văn hoá đến với công chúng, trình độ dân trí được nâng cao. Về góc độ văn hoá, giai đoạn này cũng phải nói tới sự giao lưu văn hoá với các nước châu Âu tạo nên các lớp văn nghệ sĩ mới. Những đặc điểm trên đã tác động trực tiếp tới quá trình sáng tác văn học giai đoạn này.

Mười lăm năm phát triển, đã đóng góp lớn cho tiến trình hiện đại hoá văn học nước nhà “nó đã phát triển hết tốc lực khiến cho chỉ trong vòng mười lăm năm văn học đã tiến một bước dài và nếu với nhịp độ bình thường thì phải hàng thế kỷ. Thành tựu gặt hái được của mười lăm năm ấy thật là bề bộn, với biết bao giá trị đặc sắc, trên mọi khu vực, trên mọi thể loại” [25, tr.7]. Các văn nghệ sĩ đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn như : Chí Phèo, Sống mòn ( Nam Cao); Tắt đèn, Việc làng (Ngô Tất Tố); Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan); Giông tố, Số đỏ, Cơm thầy cơm coâ (Vũ Trọng Phụng); Quê meï (Thanh Tịnh); Hai đứa trẻ, Sợi tóc, Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) …. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hoành Khung, khi viết lời giới thiệu cho tập sách Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, ông đã nhấn mạnh “nói riêng về các thể loại văn xuôi nghệ thuật thì đây là thời kỳ phát triển có tính chất bùng nổ, để vừa tiếp tục mởû đường, mau chóng thành đạt tới độ trưởng thành vững chắc, đuổi kịp thế giới hiện đại, với không ít tác phẩm tầm vóc và những áng văn thuộc loại kiệt tác” [25, tr.7]. Có thể nói, văn học nước nhà giai đoạn này bắt nhịp cùng với sự phát triển của nền văn học các nước tiến bộ trên thế giới.

Trong số những nhà văn có cống hiến cho nền văn học giai đoạn này, không thể không nhắc tới Trần Tiêu. Ông sinh năm 1900, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Kiến An, nay là Hải Phòng. Sinh trong một gia đình quan lại, bố là tuần phủ Trần Mỹ, anh là nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Giư). Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học, Trần Tiêu đi dạy học tư và viết văn, ông viết cả truyện ngắn, tiểu thuyết đăng trên báo của Tự lực văn đoàn, trước khi in thành sách.

Trần Tiêu chuyên viết về nông thôn ; chủ yếu nhằm khảo sát phong tục nông thôn, song phần nào cũng phản ánh được cuộc sống vất vả lầm than của người nông dân đương thời.

Sau Cách mạng tháng Tám Trần Tiêu hưởng ứng phong trào Cách mạng từng làm Uỷ viên hội đồng nhân dân xã Cổ Am và tham gia kháng chiến, có sáng tác ca ngợi người phụ nữ nông thôn mới làm công tác cách mạng tuy chưa thật thành công. Do hoàn cảnh đau ốm ông trở về Hải Phòng đang bị Pháp tạm chiếm và qua đời năm 1954 tại đây.

Sự ngiệp sáng tác của Trần Tiêu bao gồm những cuốn tiểu thuyết : Con trâu ( đăng báo Ngày nay số 140, ngày 10 tháng 12 năm 1938, xuất bản 1940), Chồng con (xuất bản 1941), Dưới ánh trăng viết chung với Khái Hưng (đăng báo1936), các tập truỵên ngắn Truyện queâ (xuất bản 1942), Sau luỹ tre (xuất bản 1942).

“Nội dung hiện thực, ý nghĩa xã hội của tiểu thuyết Con trâu (cũng như trong các tác phẩm khác của Trần Tiêu) còn bị hạn chế cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ông chưa đề cập được mối mâu thuẫn đối kháng ở nông thôn, chưa phản ánh được cuộc sống bị áp bức bóc lột tàn tệ của người nông dân. Ông nghiêng nhiều về mặt phong tục, thể hiện các phương diện sinh hoạt, hội hè, đình đám, khao vọng một cách sinh động và bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng. Tuy vậy trong chừng mực nhất định tác phẩm của ông vẫn nêu lên được hình ảnh những người nông dân hiền lương, chất phác và tình trạng vất vả lam lũ của những người lao động chân lấm tay bùn” [21, tr. 437].

Sau Cách mạng tuy mất sớm ông cũng viết được ba truyện vừa : Cô gái mới (xuất bản 1948), Kí ức con vện Kẻ bại trận [(bị mất bản thảo, dẫn theo nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh) 30, tr. 235]. Nhìn chung, tác phẩm không có tiếng vang đáng kể và người ta chỉ coi Trần Tiêu là nhà văn thuộc giai đoạn trước Cách mạng. Dầu chỉ vậy, Trần Tiêu đã có những đóng góp vừa phong phú vừa sắc sảo cho việc đi sâu miêu tả nhiều mặt, nhiều khía cạnh đôi khi là những góc gách tinh tế trong cuộc sống người nông dân trước 1945.

Số lượng tác phẩm của ông không nhiều nhưng khá đa dạng về thể loại – đã đóng góp đáng trân trọng cho sự nghiệp văn học nước nhà, đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn.

Trần Tiêu có cách xây dựng cốt truyện thật giản dị, chặt chẽ, sáng sủa, những tình tiết nhẹ nhàng, lời văn hàm súc, nội dung tư tưởng chứa đựng nhiều vấn đề về cuộc sống của con người sau luỹ tre xanh. Tác giả đã gợi lên những nét đẹp của làng cảnh, con người Việt Nam, mang vào văn chương những buồn vui của cuộc sống nơi thôn ổ, đặc biệt, thân phận của những con người trước khúc quanh của cuộc đời.

Truyện ngắn và tiểu thuyết của Trần Tiêu đã tỏ rò là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc sắc và đã đóng góp cho tiến trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại.

Với đề tài “Văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu giai đoạn 1930 - 1945”, người viết luận văn mong muốn góp phần soi sáng một số phương diện cơ bản của nội dung tư tưởng và một số đặc sắc về nghệ thuật trong tiểu thuyết và truyện ngắn, từ đó xác định đúng đắn con đường xâm nhập, phân tích tác phẩm của ông trong nhà trường hiện nay.

2. Giới hạn vấn đề

Trần Tiêu là nhà giáo, nhà văn. Là nhà giáo, ông tham gia soạn một số sách giáo khoa ; Tập đọc quốc văn lớp 3 và lớp 4. Là nhà văn, sự nghiệp văn chương của ông không đồ sộ như những nhà văn cùng thời hay những nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn, nhưng khá đa dạng về thể loại và có đóng góp thiết thực cho văn học nước nhà.

Sự nghiệp sáng tác của Trần Tiêu trước 1945 bao gồm hai cuốn tiểu thuyết, hai tập truyện ngắn và một tác phẩm viết chung với người anh là Khái Hưng. Sau 1945, ông có ba truyện vừa Cô gái mới (xuất bản 1948), Kí ức con vện Kẻ bại trận (mất bản thảo) như đã trình bày ở trên. Trong tình hình đó, một cái nhìn toàn cục là cần thiết đối với người nghiên cứu. Tuy vậy, do điều kiện thời gian cũng như trình độ chưa cho phép, nên ở đây, người viết chỉ đi sâu vào nghiên cứu văn nghiệp của Trần Tiêu thuộc những tác phẩm từ năm 1930 – 1945. Cụ thể, chúng tôi khảo sát ở một số phương diện sau : Bức tranh làng quê Bắc bộ trong văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu, Người nông dân Bắc bộ trong văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu trước Cách mạng, Một số đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Trần Tiêu.

3. Đóng góp chính của luận văn

3.1. Với mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi đi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của ông, để thấy rò sự đóng góp của tác giả với nền văn xuôi nghệ thuật nước nhà.

3.2. Nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật của Trần Tiêu, không chỉ đánh giá đúng tài năng và những nỗ lực mà còn mong muốn giúp cho việc giảng dạy Trần Tiêu trong nhà trường có hiệu quả hơn.

3.3. Các công trình nghiên cứu về Trần Tiêu từ trước đến nay đã có những nhận định, đánh giá khá thoả đáng nhưng chưa đi sâu đánh giá toàn diện những đóng góp và hạn chế của nhà văn này. Luận văn này bước đầu cố gắng bù đắp một phần chỗ khiếm khuyết đó.

4. Lịch sử vấn đề

Văn nghiệp của Trần Tiêu so với các nhà văn cùng thời, số lượng tác phẩm khá khiêm tốn. Từ tác phẩm đầu tiên được đăng trên báo Ngày nay cho đến tác phẩm cuối cùng, tất cả gồm hai tiểu thuyết, hai tập truyện ngắn, một truyện ngắn viết chung với anh trai là Khái Hưng.

Vũ Ngọc Phan là người nghiên cứu văn nghiệp của Trần Tiêu sớm nhất. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, ông nhận xét “người dân quê dưới ngòi bút của Trần Tiêu bao giờ cũng là người dân quê nghèo khổ và mê tín” [65, tr. 790]. Dưới cái nhìn của Vũ Ngọc Phan thì người dân quê trong tác phẩm của Trần Tiêu bị xiềng xích trong những hủ tục. Do vậy, tác giả xếp Trần Tiêu vào loại nhà văn phong tục cũng có lý của nó. Ông còn nhận xét “họ nghèo vì những hủ tục và họ khổ vì những hủ tục này” [65, tr. 790]. Chúng ta không phủ nhận ý kiến đánh giá về Trần Tiêu của ông. Nhưng thực tế, Vũ Ngọc Phan chỉ nhìn thấy sự nghèo đói, túng quẫn là do hủ tục mang lại mà chưa chỉ ra nguyên nhân. Trần Tiêu mô tả họ nghèo khổ vì nhiều lý do khác : hạn hán, mất mùa, sự áp bức bóc lột của địa chủ và quan lại. Tuy nhiên, lời nhận định này rất đáng trân trọng, vì nó là cơ sở cho những người đến sau nghiên cứu văn nghiệp của Trần Tiêu.

Cùng trong thời gian này, nhà văn Khái Hưng nói chuyện với Trần Bảng (nay là Nghệ sĩ nhân dân chèo) con trai của Trần Tiêu, ông đánh giá truyện của Trần Tiêu như sau “về cách kết cấu truyện thì bác không bằng đâu”. [30, tr. 250, dẫn lại]. Theo chúng tôi nghĩ, đây có thể là lời đánh giá để khích lệ tinh thần sáng tác của người em nhưng không phải không có lý. Bởi kết cấu truyện của Trần Tiêu chặt chẽ, gọn gàng, sáng sủa, có phần độc đáo. Cách đặt vấn đề trong tác phẩm, ông thường làm người đọc bất ngờ từ những câu chữ đầu tiên. Truyện ngắn Năm hạn, (in trong tập Truỵên quê), dễ thường người đọc sẽ nghĩ : “nhà xã Nhưng có ai đó qua đời”, thực tế là trâu chết. Đáng tiếc, Khái Hưng mới chỉ nhận xét về kết cấu còn nội dung, tư tưởng, phong cách nghệ thuật, … chưa nói tới.

Năm 1958, nhóm Lê Quý Đôn cho ra đời cuốn, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, có nhận xét “đối với số phận thảm thương của họ (người nông dân) phải chịu, ông thường đi tìm nguyên nhân chính ở đầu óc hủ bại, dốt nát của họ, đặc biệt là tính hiếu danh mê muội ” [19, tr.39]. Nhóm tác giả đã phát hiện ra nỗi khổ của người dân quê là do tệ hiếu danh.

Một thời gian sau, cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 do Viện văn học soạn (1964), đã có một đoạn ngắn dành cho Trần Tiêu “Dường như Trần Tiêu muốn chứng minh hủ tục ở nông thôn chủ yếu là do đầu óc mê tín và sự dốt nát của dân quê mà có.

Mâu thuẫn giai cấp ở đây rất mờ nhạt. Trong một số tác phẩm khác Trần Tiêu lại miệt thị nông dân như trong truyện Dưới ánh trăng (viết cùng Khái Hưng)” [33, tr.161].

Trong một số tác phẩm (Hữu sinh vô dưỡng, Một diệu kế, Ai phải), Trần Tiêu viết về người nông dân đưa ra những điểm yếu của họ nhưng không chủ ý miệt thị mà để cảnh tỉnh nhận thức của con người. Do vậy, truyện Dưới ánh trăng có mô tả người nông dân chưa thực thoả đáng nhưng đây cũng chỉ là lời cảnh tỉnh mà thôi.

Ba năm sau tại miền Nam, Nhà xuất bản Thiều Quang tái bản tiểu thuyết Con trâu (1967), khi viết lời giới thiệu có đánh giá và tỏ rò quan niệm của họ về tác phẩm của Trần Tiêu “ hầu hết nội dung của những tác phẩm của ông ghi lại một cách hiện thực nếp sinh hoạt cùng phong tục, tập quán của người dân quê Việt Nam. Họ là lớp người cần cù, làm lũ quanh năm suốt tháng chân lấm tay bùn, nhưng họ vẫn sống trong niềm hy vọng của ngày mai. Ngày mai cuộc sống của họ, con em của họ sẽ được tươi sáng hơn lên”. Lời giới thiệu gồm hai trang đầu của cuốn sách, đã dành một vị trí khá xứng đáng cho văn nghiêïp của Trần Tiêu. Người viết lời giới thiệu đã nhận ra cái mạch ngầm trong những dòng chữ, trong những hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Cái quý là họ đã nhận ra sự vận động và phát triển của hình tượng nhân vật sẽ đi từ bóng tối ra ánh sáng. Trong cái quằn quại, bộn bề của cuộc sống hôm nay, người nông dân không tuyệt vọng, họ luôn hy vọng và đặt niềm tin vào tương lai “ngày mai cuôïc sống của họ và con em họ sẽ được tươi sáng hơn lên”. Nét đẹp của người dân Việt Nam là luôn sống lạc quan yêu đời. Do vậy, thực tại hôm nay rất khổ đau nhưng họ luôn nghĩ rồi sẽ qua, ngày mai sẽ vui hơn, sẽ bớt buồn lo hơn “hết mưa rồi nắng hửng lên thôi”. Đây là sự vận động tư tưởng, thế giới quan của nhà văn trong giai đoạn mới. Phải chăng ý thức về hiện thực đời sống của người nông dân đã nhen lên trong tâm hồn Trần Tiêu từ những ngày trước cách mạng. Vì có một thế giới quan tiến bộ như vậy mà sau này ông đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, làm uỷ viên hội đồng nhân dân xã Cổ Am. Theo chúng tôi, đây là lời đánh giá khách quan về nội dung tư tưởng tác phẩm của Trần Tiêu. Trong cuốn Mấy vấn đề Văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1968), Nguyễn Đức Đàn có nhận xét “Con trâu của Trần Tiêu ra đời trong khoảng thời gian này là một điều có ý nghĩa. Phải nhận rằng trong Con trâu, Trần Tiêu đã thấy được cuộc sống quằn quại của người nông dân nghèo dưới ách tô tức của bọn địa chủ và trăm thứ tục lệ hủ lậu” [9, tr. 33 – 34]. Nguyễn Đức Đàn là người đầu tiên đánh giá trân trọng và đúng đắn về văn nghiệp của Trần Tiêu. Ông đã nhận ra điều Trần Tiêu muốn nói trong tác phẩm, đó chính là “cuộc sống

quằn quại của người nông dân nghèo”. Nguyên nhân chính đẫn tới cái nghèo không phải do mê tín, hủ lậu mà do “ tô tức … và trăm thứ tục lệ hủ lậu” khác. Nhưng đáng tiếc, lời đánh giá chỉ ở một tác phẩm Con trâu. Hơn nữa, trong cuốn sách dày cả mấy trăm trang bàn về mảng văn học hiện thực lại chỉ giành một vài dòng để nói về Trần Tiêu, thật là chưa xứng đáng !

Trong cuốn Văn học Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghịêp, 1978, Phan Cự Đệ có nhận xét “Những yếu tố hiện thực có chiều hướng tăng lên trong một số tác phẩm Tự lực văn đoàn thời kỳ Mặt trận dân chủ. Thạch Lam, Trần Tiêu là những hiện tượng tiêu biểu cho sự phân hoá của văn xuôi lãng mạn trong thời kỳ này. Truyện ngắn và tiểu thuyết của họ đánh dấu sự giao lưu giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán. […]. Sau đó cho đăng trên báo những tác phẩm hiện thực chủ nghĩa như Con trâu, Sau luỹ tre, Những ngày thơ ấu

” [23, tr. 551].

Sáu năm sau, năm 1984 – cuốn Từ điển văn học ra đời, Trần Hữu Tá viết về Trần Tiêu, có nhận xét, đánh giá tổng lược nhưng khá đầy đủ và sâu sắc về văn chương của Trần Tiêu “ Nội dung hiện thực, ý nghĩa xã hội của tiểu thuyết Con trâu cũng như trong các tác phẩm khác của Trần Tiêu) còn bị hạn chế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ông chưa đề cập được mối mâu thuẫn đối kháng ở nông thôn, chưa phản ánh được cuộc sống bị áp bức, bóc lột tàn tệ của người nông dân […]. Tuy vậy trong chừng mực nhất định, tác phẩm của ông vẫn nêu lên được hình ảnh những người nông dân hiền lương, chất phác và tình trạng vất vả lam lũ của những người lao động chân lấm tay bùn” [21, tr. 437]. Trần Tiêu nằm trong nhóm Tự lực văn đoàn nhưng ông lại có cách tiếp cận cuôïc sống khác với Tự lực văn đoàn. Ông có một đường đi riêng rất gần gũi với Văn học hiện thực phê phán như : Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Nếu như các nhà văn này đã khai thác trực diện sự áp bức, bóc lột, đẩy người nông dân đến “bước đường cùng” của bọn địa chủ, cường hào thì Trần Tiêu nghiêng về nỗi khổ trong đời sống tinh thần, tình cảm, những ước mơ không thể thực hiện được, những đau khổ do nếp sống cổ hủ, lạc hậu… của người dân cày. Tất nhiên vật chất và tinh thần gắn bó mật thiết với nhau và nhiều khi cái này là hệ quả của cái kia. Cho nên, khi nhà văn nói về mặt này thì đồng thời có thể cũng làm rò được mặt kia. Điều này thể hiện khá rò trong nhiều tác phẩm.

Năm 1985, Nguyễn Đăng Mạnh viết lời giới thiệu cho Tổng tập văn học Việt Nam (tập 30 A), ông có nhắc tới Trần Tiêu và nhóm Tự lực văn đoàn một cách trân trọng. Ông nói một cách rất vắn tắt nhưng lại bao hàm một ý nghĩa rất lớn “Thạch Lam… Trần Tiêu… với những trang tả

cảnh, tả tình phát triển tâm lý, cảm giác một cách tinh tế trên lập trường của chủ nghĩa hiện thực và tính nhân dân, các nhà văn trẻ của chúng ta đã tận dụng kinh nghiệm nói trên của các cây bút lãng mạn để bồi bổ cho mình khả năng tái hiện cuộc sống một cách phong phú và tinh vi hơn” [74, tr.16]. Ông đánh giá cao tài năng và đóng góp của nhóm Tự lực văn đoàn trong đó có Trần Tiêu. Đặc biệt, ông đề cao cách miêu tả tâm lý, tả tình, tả cảnh của Trần Tiêu và sự tái hiện cuộc sống hiện thực.

Viết lời giớùi thiệu cho cuốn Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 (xuất bản năm 1989), Nguyễn Hoành Khung đã có những nhận định tinh tế về văn nghiệp của Trần Tiêu “ truyện của Trần Tiêu có cả con người và cuộc sống nông thôn được thể hiện khá chân thực”. Nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cái riêng về bút pháp của ông : không đi theo khuynh hướng lãng mạn mà đi theo khuynh hướng hiện thực, mô tả chân thực cuộc sống của người nông dân. Có thể nói, tác phẩm của Trần Tiêu là sự giao thoa giữa văn học lãng mạn văn học hiện thực phê phán. Ông nhận xét về đóng góp “ Trần Tiêu không phải không có những trang viết có gía trị phát hiện khi miêu tả những nét tâm lý của người nông dân và khi miêu tả cảnh vật nông thôn với những màu sắc, hương vị dân dã quen thuộc” [25, tr. 43]. Nguyễn Hoành Khung vừa có ý xếp Trần Tiêu vào dòng Văn học hiện thực vừa đề cao sự phát hiện những nét đẹp của người dân quê - hiểu sâu sắc và tinh tế đời sống của người dân - không chỉ nắm bắt được cảnh quê mà còn biết được cả phong tục, tập quán một cách chi tiết và sắc nét.

Nguyễn Trác và Đái Xuân Ninh trong cuốn – Về Tự lực văn đoàn (xuất bản năm 1989), có sự so sánh Trần Tiêu cùng với Ngô Tất Tố và đưa ra đánh giá “chủ đề không sâu sắc, sức tố cáo không mãnh liệt, dữ dội bằng Tắt đèn (Ngô Tất Tố) nhưng ngòi bút tả thực chính xác, tỷ mỷ của Trần Tiêu cũng giúp hiểu thêm về người nông dân và nông thôn” [90, tr.77]. Vấn đề tố cáo trực diện, phanh phui những nỗi khổ của người dân, những “thói ăn bẩn, ăn tham” của bọn quan lại thì Trần Tiêu chưa có được. Văn Trần Tiêu ít phanh phui vấn đề một cách trực tiếp mà chủ yếu bằng con đường gián tiếp. Mỗi nhà văn có cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề riêng. Trần Tiêu so với Ngô Tất Tố về góc độ phê phán trực diện thì không bằng nhưng phía sau những hình tượng, những nỗi khổ của người nông dân là một câu hỏi lớn mà Trần Tiêu muốn nói cùng mọi người. Tất cả sự đau khổ đói kém, tang thương ấy do đâu phải chăng do chế độ, quan lại, thực dân ? Nguyễn Trác và Đái Xuân Ninh đề cao sự đóng góp của Trần Tiêu “vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại” [90, tr. 79].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022