Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 21


dụng trong hoạt động phát triển văn hóa, con người.

Hiện nay, trên thực tế, nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người (trong đó có phát triển văn hóa GĐ) còn eo hẹp, chưa đáp ứng yêu được cầu thực tế, cho nên cần phải tích cực xã hội hóa nguồn kinh phí này, thu hút nguồn tài chính từ xã hội để mà phục vụ xã hội, con người trên địa bàn KĐTM ở địa phương phường, xã.

Để xây dựng và phát triển VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội cần phải có sự tham gia của các chủ thể sau:

- Thứ nhất là: chủ thể lãnh đạo quản lý là cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương và ngành văn hóa thông tin nơi có KĐTM và Ban quản lý KĐTM và chủ đầu tư của các tòa chung cư

- Thứ hai là: các chủ thể người dân cư trú, làm việc tại KĐTM ở Hà Nội (Câu lạc bộ cán bộ hưu trí, người cao tuổi; Câu lạc bộ những người yêu nghệ thuật; Câu lạc bộ thể thao; Câu lạc bộ cha mẹ của các GĐ; Câu lạc bộ người giúp việc tại các GĐ trong tòa chung cư, Câu lạc bộ thanh niên gắn với Đoàn thanh niên của Phường; Câu lạc bộ thiếu niên…v.v. trong mỗi tòa chung cư).

Điều quan trọng là phải có sự gắn kết giữa các nhóm xã hội có vai trò chủ thể của đời sống văn hóa ở KĐTM, trong đó có các chủ thể liên quan đến VHGĐ tại chung cư.

Các câu lạc bộ hoạt động trong mối quan hệ gắn bó với chủ thể lãnh đạo quản lý tại địa phương và Ban Quản lý KĐTM. Để xây dựng VHGĐ tại KĐTM, trước hết, cần tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại KĐTM trong không gian của Phường và Quận nơi các tòa nhà chung cư tọa lạc. Trên thực tế, các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương đều phải quan tâm đến KĐTM, coi cư dân nơi đây là thuộc địa bàn Phường và Quận có trách nhiệm quản lý.

Chủ thể lãnh đạo quản lý địa bàn dân cư cần xây dựng các chương trình kế hoạch theo chủ trương của thành phố Hà Nội. Chẳng hạn như để triển khai bộ Quy tắc ứng xử tại không gian công cộng (Quy tắc 1665) và bộ Quy tắc ứng xử tại cơ quan công sở (Quy tắc 522) thì cần huy động đến các chủ thể liên quan đến VHGĐ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

ở KĐTM tại Hà Nội, thông qua các chương trình phổ biến, giới thiệu, truyền thông theo từng nhóm đối tượng riêng, hướng các GĐ nuôi dạy con cái theo quan điểm chung của đất nước.

Các chủ hộ GĐ tại KĐTM ở Hà Nội hàng năm phải có “Bản đăng ký chương trình nuôi dạy con cái” và “Kế hoạch xây dựng một số nội dung gia huấn, gia đạo, gia lễ” của GĐ mình. Khi chủ thể GĐ có đăng ký và xây dựng các chương tình này thì cũng là họ đã có ý thức về văn hóa GĐ.

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam - 21

Hiện nay việc chấm điểm GĐ văn hóa hàng năm cũng là một phương pháp giáo dục tốt về văn hóa GĐ. Các trường hợp vi phạm về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2021 thì cần phải được chính quyền nhắc nhở, giáo dục và nếu tiếp tục vi phạm thì có biện pháp cứng rắn.

Tiểu kết

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam là sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững đất nước thì nhiệm vụ xây dựng VHGĐ lại trở nên vô cùng quan trong, quyết định sự sinh tồn của dân tộc ta trước những thách thức và cơ hội đan xen. Đây là một vấn đề phải nghiên cứu thấu đáo, đề xuất ý tưởng về phương hướng và giải pháp để phát triển VHGĐ trên phạm vi cả nước nói chung, VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội, nói riêng. Điều này đã đặt “gánh nặng” lên đôi vai của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta, cũng sư thu hút được sự quan tâm của các trong mấy năm qua. Nhà nước sẽ kinh phí cho các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người tại địa bàn theo quy định chung.

Với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng của VTV trong thời gian qua, VHGĐ tại các KDDTM ở Hà Nội đã có quá trình vận động và phát triển hết sức đa dạng và phong phú, đồng hành cùng sự phát triển VHGĐ của Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH, đô thị hóa và hội nhập quốc tế.

Trong những năm tiếp theo, với tác động của truyền hình đa nền tảng VTV và sự chủ động tiếp nhận của chủ thể VHGĐ nơi đây, cùng với các hệ thống giải pháp phát huy sức mạnh của truyền hình đa nền tảng VTV, chắc chắn VHGĐ tại các


KĐTM của Hà Nội sẽ có nhiều khởi sắc, góp phần xây dựng nên hệ giá trị văn hoá, con người của Thủ đô văn minh, thanh lịch trên những tầm cao mới.


KẾT LUẬN

Nhìn lại lịch sử phát triển của nhân loại, có thể nhận thấy rằng GĐ và VHGĐ có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh tồn của con người cũng như trong quá trình vận động và phát triển của nền văn hóa quốc gia, dân tộc.

VHGĐ là một hệ giá trị quan trọng của thiết chế gia đình, giúp cho thiết chế này tồn tại và phát triển. Có thể nói, GĐ và VHGĐ là “tế bào thông minh” ở cấp độ vi mô lưu giữ hệ giá trị văn hóa dân tộc trên tầm vóc vĩ mô, truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Trong lịch sử hàng ngàn năm ở nước ta, VHGĐ là thành tố quan trọng để tạo nên văn hóa làng, văn hóa nước (tức là văn hóa quốc gia), hình thành trục quan hệ gắn bó chặt chẽ Nhà - Làng - Nước, kiến tạo nên sức mạnh nội sinh của văn hóa, con người Việt Nam trong tiến trình phát triển dân tộc.

Bước sang hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, trong bối cảnh toàn cầu hóa, đô thị hóa, quá trình CNH, HĐH diễn ra ngày càng nhanh chóng cùng với sự phát triển bùng nổ của xã hội thông tin, truyền thông và truyền hình, thì sự hình thành và phát triển của văn hoá và đặc biệt là VHGĐ đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ và bị chi phối rất nhiều. Chính vì vậy, tìm về VHGĐ tại các KĐTM tại Hà Nội vpis việc tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV, phát hiện những vấn đề đặt ra là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa cần thiết về lý luận và thực tiễn.

Từ những nghiên cứu lý luận về cơ chế tác động của báo chí, truyền thông và truyền hình đến sự phát triển văn hóa và con người, có thể khẳng định rằng VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội thời gian qua chịu tác động và tiếp nhận ảnh hưởng của truyền hình đa nền tảng VTV là một vấn đề có tính quy luật.

Thông qua việc nghiên cứu về VHGĐ tại các KĐTM tại Hà Nội với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng đã cho thấy sự hình thành và phát triển của VHGĐ ở Hà Nội hiện nay có nhiều điểm mới so với thế kỷ XX. Chủ thể VHGĐ tại KĐTM ở Hà Nội chủ yếu là cư dân nhiều vùng miền trong cả nước đã đem văn hóa các địa phương về Thủ đô, kết hợp với các giá trị văn hóa đô thị Hà Nội - truyền thống và hiện đại, đã làm nên nhưng đặc điểm rất riêng của VHGĐ


nơi đây. Những năm qua, tại các KĐTM ở Hà Nội (mà tiêu biểu là KĐTM Mỹ Đình, KĐTM Green Star và KĐTM Handi Resco), khi mà con người chủ yếu sống khép kín trong các chung cư cao tầng, cư ngụ trong các căn hộ và với vô vàn các loại hình dịch vụ thì truyền thông đại chúng mà đặc biệt là truyền hình VTV đã trở thành một kênh thông tin, giao tiếp quan trọng và phổ biến hàng ngày, chi phối hệ giá trị VHGĐ. Hiện nay, hầu hết các gia đình hạt nhân tại đô thị đều có sự tiếp nhận các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống và hiện đại do truyền hình và truyền hình đa nền tảng VTV Go đem đến.

Trong nhiều năm gần đây, VTV đã tăng cường xây dựng vố số chương trình trên hầu hết các kênh sóng của đài hướng tới thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa quốc gia, dân tộc, trong đó có VHGĐ. Nội dung các chương trình liên quan đến con người và VHGĐ ở các vùng miền địa phương, nông thôn cũng như thành thị ngày càng nhiều. Đó là hoạt động thiết thực của VTV nhằm đưa quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chuyển tải các giá trị văn hóa Việt truyền thống và hiện đại để hiện thực hóa Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vào thực tiễn muôn màu, muôn vẻ trên phạm vi cả nước.

Ngày nay, các chương trình VTV; VTV Go với lịch phát sóng dày đặc trên nền tảng kỹ thuật số, trên không gian mạng intrnet đã giúp cho công chúng rất thuận lợi trong việc tiếp cận các giá trị VHGĐ truyền thống và hiện đại, trong nước và quốc tế. Nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống GĐ đã tìm thấy phương án giải quyết trong các chương trình của VTV đa nền tảng. Điều đó đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội trong nhiều năm qua.

Trước xu thế hội nhập giao lưu tiếp biến các nền văn hóa ngày càng rộng mở ở nước ta hiện nay, VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội có sự vận động và biến đổi mạnh mẽ gồm cả các giá trị xưa cũ và các giá trị mới. Trong các giá trị VHGĐ truyền thống để lại có nhiều yếu tố tích cực cần phát huy nhưng cũng có không ít yếu tố lạc hậu cần phải bài trừ. Trong các giá trị mới có nhiều yếu tố tích cực phù hợp với cuộc sống


hiện đại nhưng cũng có yếu tố tiêu cực, không phù hợp, cần phải loại bỏ.

Tuy nhiên, trước tác động của truyền hình đa nền tảng VTV, về cơ bản nhiều giá trị tốt đẹp trong VHGĐ truyền thống được lưu giữ, các hiện tượng văn hóa “lai căng”, học đòi giáo điều, máy móc nước ngoài đã bị xóa bỏ, tạo nên bản sắc, nét riêng của VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội.

Quá trình nghiên cứu VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng đã phát hiện những vấn đề đang đặt ra, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm chấn hưng, nâng cao giá trị VHGĐ tại KĐTM Hà Nộ trong mối quan hệ tương tác với VTV, nhằm đổi mới các chương trình truyền hình ngày càng gắn với thực tiễn xây dựng và phát triển VHGĐ tại KĐTM ở Hà Nội nói riêng, cũng như VHGĐ của Thủ đô, nói chung và rộng hơn nữa là xây dựng, phát triển VHGĐ Việt Nam trên phạm vi cả nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nguồn lực nội sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước./.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Minh Thông (2021), “Bước đầu nhận diện về văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở thủ đô Hà Nội hiện nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 467, trang 47 – 49.

2. Nguyễn Minh Thông (2021), “Bước đầu tìm hiểu cơ chế tác động của truyền thông đối với văn hóa và con người”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 476, trang 45 – 48.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ph.Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Ban Bí thư Trung ương (1996), Thông báo số 178 - TB/TW, ngày 29/3/1996 của Ban Bí thư Trung ương “Về vấn đề xây dựng gia đình”, Hà Nội.

3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005), Chỉ thị 49 - CT/TW ngày 21/2/2005 về “xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011), Thông báo số 26 - TB/TW ngày 09/5/2011 về Thông báo kết luận của Ban Bí thư về việc sơ kết Chỉ thị số 49 - CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (1992), Thập kỷ văn hóa và phát triển, Hà Nội.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Quyết định số 3391/QĐ - BVHTT DL ngày 01/10/2009 Về việc phê duyệt Đề án tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Thông tư số 12/2013/TT - BVHTTDL ngày 17/12/2013 Quy định chi tiết hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cộng đồng.

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch - Cục VHTT Cơ sở (1988), Xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới.

9. Bùi Quang Thắng (chủ biên) (2008), 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Bùi Đình Châu (2002), Văn hóa gia đình, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

11. Bùi Xuân Mỹ (2001), Lễ tục trong gia đình người Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

12. C.Mác- Ph.Ăng ghen (1980), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13. C.Mác - Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, Tập 6, Bản dịch của Nxb Sự thật, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022