Một Số Nghề Nghiệp Có Tỷ Lệ Xảy Ra Tnlđ Chết Người Cao

khá phổ biến tại các doanh nghiệp dân doanh và các công trình xây dựng nhà dân, là nguyên nhân dẫn đến những vụ việc đau lòng nêu trên. Thực tế cho thấy, công tác huấn luyện ATVSLĐ cũng như việc chấp hành đầy đủ các quy định về BHLĐ mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn.

Khảo sát ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh, hay các công trình xây dựng nhà dân cho thấy, hầu hết người lao động không được trang bị BHLĐ, công tác ATVSLĐ bị bỏ ngỏ để mặc những nguy hiểm đang rình rập có thể gây hại đến tính mạng con người cũng như tài sản của doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Trong khi đó, đến 80% số công nhân làm việc ở những đơn vị này là lao động tự do, không được đào tạo chuyên môn, thiếu kiến thức về an toàn lao động.

Người sử dụng lao động và người lao động chỉ “hợp đồng miệng” làm việc theo công trình hoặc ngày công để giảm các chi phí về đào tạo, trang bị bảo hộ, bảo hiểm, nên khi xảy ra tai nạn, phần bồi thường của người sử dụng lao động chỉ là vì “tình cảm” chứ không theo bất cứ quy định nào và đương nhiên vụ việc cũng không được báo cáo với các cơ quan chức năng.

Việc giám sát về an toàn lao động cũng gần như bị “lãng quên”. Đối với các công trình xây dựng tư nhân thì lực lượng thanh tra xây dựng ở cấp phường, xã chỉ kiểm tra, xử lý những công trình xây dựng được cấp phép hay chưa được cấp phép, xây dựng có đúng phép quy định và có bảo đảm an toàn hành lang hay không… còn việc phá dỡ công trình cũ thì không có lực lượng nào kiểm tra, tuyệt nhiên không có sự kiểm tra, giám sát về công tác ATVSLĐ. Với các doanh nghiệp dân doanh cũng vậy, việc giám sát, xử lý những vi phạm về ATVSLĐ chỉ đếm trên đầu ngón tay trong số hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Trước thực tế đó, lực lượng chuyên trách công việc này lại quá mỏng, chỉ có vài người thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, mỗi huyện, thị xã, thành phố thì chỉ có một đến hai cán bộ chuyên trách, nên tình trạng mất ATVSLĐ diễn ra phổ biến. Trong khi đó,

công tác thanh, kiểm tra của các lực lượng chức năng lại chưa được thực hiện thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa cương quyết, nên chưa đủ sức răn đe.‌

2.2.3. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Việc thực hiện thiếu nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh lao động là nguyên nhân chính gây TNLĐ, BNN. Do nhiều nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động và cả người lao động, cùng với cơ chế kiểm tra, giám sát chưa sát sao của các cơ quan hữu quan mà TNLĐ, BNN xảy ra ngày càng nhiều, tính chất ngày càng nghiêm trọng.

a. Tình hình tai nạn lao động

Hiện nay, số lượng các vụ TNLĐ có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra vẫn ở mức cao. Theo Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong năm 2011 trên toàn quốc đã xảy ra 5896 vụ TNLĐ làm 6154 người bị nạn, trong đó:

- Số vụ TNLĐ chết người: 504 vụ;

- Số người chết: 574 người;

- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 90 vụ (giảm 14% so với năm 2010);

- Số người bị thương nặng: 1314 người (tăng 4,28 % so với năm 2010);

- Nạn nhân là lao động nữ: 1363 người (tăng 44,38% so với năm 2010) [2].

Những năm gần đây, tình hình TNLĐ đang có xu hướng giảm nhưng số vụ TNLĐ nghiêm trọng lại gia tăng. Qua số liệu thống kê cơ bản về tình hình TNLĐ năm 2011 so với năm 2010 cho thấy: Số vụ TNLĐ và số nạn nhân được thống kê trong năm 2011 tăng, nhưng số vụ TNLĐ có người chết giảm 9,02% và số người chết vì TNLĐ giảm 4,49% so với năm 2010.

Tần suất TNLĐ chết người năm 2011 là 5,55/100.000 người lao động giảm 2,42 so với năm 2010 (năm 2010 là 7,97/100.000 người lao động). Địa

phương không xảy ra TNLĐ chết người trong năm 2011 là Nam Định, Bình Phước, Hà Giang, Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu 03 năm liền không để xảy ra TNLĐ chết người). Trong số những vụ TNLĐ chết người, rơi ngã là nguyên nhân phổ biến nhất. Năm 2011 có 151 người chết do rơi ngã, chiếm tỷ lệ 26,3% trên tổng số người chết vì TNLĐ. Các yếu tố chấn thương khác gây chết người như sau: điện giật có 77 người chết, chiếm tỷ lệ 13,41% trên tổng số người chết vì TNLĐ; do vật rơi, vùi dập có 73 người chết, chiếm tỷ lệ 12,71% trên tổng số người chết vì TNLĐ; mắc kẹt giữa vật thể có 59 người chết, chiếm tỷ lệ 10,27% trên tổng số người chết vì TNLĐ. [2, tr.3]

Những năm gần đây xảy ra rất nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng. Có thể kể đến một số vụ TNLĐ gây hậu quả nghiêm trọng trong 02 năm trở lại đây như:

- Vụ TNLĐ do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người chết và 6 người bị thương ngày 01/4/2011. Giám đốc công ty, chủ mỏ đá đã bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về ATVSLĐ, gây hậu quả nghiêm trọng. [53]

- Vụ TNLĐ do cháy tại xưởng may tư nhân của Bùi Thị Hiên tại thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng làm 13 công nhân bị thiệt mạng, 25 người bị thương nặng ngày 29/7/2011. [54]

- Vụ TNLĐ do chập điện hệ thống van xả cát tại nhà máy thủy điện Suối sập I, Sơn La làm 08 công nhân thiệt mạng ngày 17/12/2011. [55]

- Vụ TNLĐ do bục nước lò than tại Phân xưởng khai thác 3, Xí nghiệp than Uông Bí, Quảng Ninh làm 03 người chết, 06 người bị thương nặng ngày 23/7/2012. [56]

- Vụ TNLĐ do sập giàn bê tông xây dựng công trình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên làm 03 người tử vong và hàng chục người bị thương ngày 17/01/2013. [57]

Bảng 2.3: Một số nghề nghiệp có tỷ lệ xảy ra TNLĐ chết người cao


NGHỀ NGHIỆP

Tổng số vụ

Số vụ có người chết

Số người bị nạn

Số lao động nữ

Số người chết

Số người bị thương nặng

Lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp …

767

82

803

180

93

89

Thợ khai thác mỏ, xây dựng,

502

100

555

49

117

231

Thợ gia công kim loại, cơ khí và các công việc có liên quan

623

36

628

137

37

118

Thợ vận hành máy móc, thiết bị sản xuất vật liệu sản xuất

402

29

406

54

30

84

Thợ lắp ráp và vận hành máy

621

31

681

188

31

65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 8

Nguồn: Thông báo tình hình TNLĐ năm 2011của Bộ LĐTBXH


Đây là số liệu thống kê của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Trên thực tế, số vụ TNLĐ và số người bị tai nạn còn cao hơn nhiều do nhiều vụ TNLĐ xảy ra chủ sử dụng lao động không khai báo, TNLĐ xảy ra ở khu vực phi kết cấu hoặc nhiều đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không đăng ký kinh doanh.

Theo thống kê sơ bộ, mỗi năm ở Việt Nam có đến 6.000 vụ tai nạn lao động, trong đó còn chưa kể đến những vụ tai nạn lao động xảy ra ở các doanh nghiệp do cẩu thả trong sản xuất, thiết kế và xây dựng công trình...

TNLĐ xảy ra ngày càng nhiều ở đa số ngành nghề lao động. Những ngành nghề để xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2011 vẫn là lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí, thợ vận hành máy, thiết bị, 93 người chết chiếm tỷ lệ 16,2% trên tổng số người chết vì TNLĐ. [2, tr.3]

TNLĐ cũng không xảy ra đồng đều giữa các khu vực trong phạm vi cả nước, do các nhà máy, xí nghiệp, tổ sản xuất thường tập trung tại các thành phố lớn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu trên thì năm 2011, 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Sơn La và Thái Nguyên. Đồng Nai là địa phương thống kê được số vụ TNLĐ nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số vụ TNLĐ chết người cao nhất cả nước, nhưng so với năm 2010 có chiều hướng giảm cả về số vụ và số người chết. Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh lại là địa phương có số vụ TNLĐ chết người và số người thiệt mạng vì TNLĐ nhiều nhất. Địa phương có nhiều người bị thương nặng vì TNLĐ là Quảng Ninh, nơi thường xuyên xảy ra các vụ TNLĐ do khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp.

Năm 2012, theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cả nước đã xảy ra 3.060 vụ tai nạn lao động làm 3.160 người bị nạn. Trong số đó có 256 vụ tai nạn lao động có người tử vong khiến 279 người tử vong, 671 người bị thương nặng.

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có số vụ tai nạn và số người tử vong vì tai nạn lao động nhiều nhất. Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 420 vụ, với 428 người bị nạn làm 42 người tử vong và 98 người

bị thương. Hà Nội xảy ra 129 vụ, với 132 người bị nạn làm 20 người tử vong và 58 người bị thương.

Bảng 2.4: 10 địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người nhất năm 2011

TT

Địa phương

Số vụ

Số vụ chết người

Số người bị nạn

Số người chết

Số người bị thương nặng

1

Tp. Hồ Chí Minh

1056

81

1080

82

90

2

Bình Dương

370

40

370

40

13

3

Hà Nội

123

34

124

35

76

4

Đồng Nai

1453

24

1461

25

134

5

Quảng Ninh

484

22

493

25

221

6

Hải Phòng

227

15

282

30

44

7

Đà Nẵng

68

15

88

15

37

8

Hà Tĩnh

38

15

49

15

33

9

Sơn La

21

14

30

22

8

10

Thái Nguyên

90

13

98

16

26


Nguồn: Thông báo tình hình TNLĐ năm 2011 của Bộ LĐTBXH


Như vậy, có thể thấy rằng TNLĐ là hiện tượng xảy ra thường xuyên, phổ biến trong lao động ở tất cả các địa phương, tỉnh thành, đặc biệt là các khu vực tập trung nhiều ngành nghề công nghiệp trong cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh,… Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhận thức của người sử dụng lao động cũng như người lao động trong việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ. Bên cạnh đó, do tập trung

nhiều nhà máy, công xưởng nên việc thanh tra, kiểm tra công tác này cũng gặp nhiều khó khăn.

b. Tình hình bệnh nghề nghiệp

BNN có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Tổng số người mắc BNN đã qua giám định tính đến cuối năm 2011 là 27.246 trường hợp, trong đó bệnh bụi phổi silic là 20.274 ca (chiếm 74,4%), điếc nghề nghiệp là 4.363 ca (chiếm 16%). Đáng chú ý là do số cơ sở khám sức khoẻ ít và khả năng khám BNN của Việt Nam cũng rất hạn chế nên trên thực tế số người mắc BNN có thể cao gấp hàng chục lần số báo cáo. Qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho thấy, tỷ lệ người lao động có sức khoẻ yếu (loại

4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức cao, năm 2011 là 12,9%; Tỷ lệ nghỉ ốm trong công nhân ở mức cao, năm 2011 là 18,6% tổng số người lao động của các doanh nghiệp có báo cáo. [5, tr.9]. Cụ thể như sau:

- Công tác khám sức khoẻ định kỳ:

Trong năm 2011, có 4.480 cơ sở sản xuất tại các tỉnh/ngành (trên tổng số 26.665 được quản lý) đã tiến hành khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động (chiếm 16,8% số doanh nghiệp có báo cáo). Tổng số người lao động được khám sức khoẻ định kỳ là 766.217 người. Số người lao động có sức khỏe yếu (loại 4,5) là 92.679 trường hợp, chiếm tỷ lệ 12,9%, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2010 (8,8%). [9, tr.2]

- Tình hình bệnh tật trong công nhân:

Theo báo cáo của các địa phương và ngành, tổng cộng có 586.805 trường hợp đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Trong đó các bệnh về đường hô hấp chiếm 31,9% (tăng 5,4%), bệnh về đường tiêu hoá 11,4% (giảm 4,5%), bệnh về mắt 7,1% (giảm 5,9%), bệnh về cơ xương khớp 5,24% (giảm 0,14%). Các bệnh nguy hiểm như tim mạch chiếm 2,43%, lao phổi 0,13% và ung thư 0,05%. Các bệnh khác chiếm tỷ lệ 36,6%. [9, tr.3]

- Tình hình bệnh nghề nghiệp:

Trong năm 2011, cũng chỉ có 20 tỉnh/ngành tiến hành khám 19 loại BNN (tương đương số tỉnh và số BNN được khám so với cùng kỳ năm 2010) cho trên 1800 cơ sở sản xuất có nguy cơ gây BNN. Tổng số công nhân được khám là 60.598 (đạt khoảng 90% so với cùng kỳ năm 2010), trong đó có

3.557 người được chẩn đoán nghi ngờ mắc BNN (chiếm tỷ lệ 5,9%). Số công nhân được đưa ra giám định BNN là 813 trường hợp (chiếm tỷ lệ 22,9%) trong đó có 318 trường hợp được trợ cấp 1 lần. Tích luỹ số trường hợp mắc BNN đến hết năm 2011 là 27.246 trường hợp.

Hiện nay, người lao động đang phải chịu nhiều sức ép: việc làm, môi trường lao động có nhiều tác hại nghề nghiệp như bụi, tiếng ồn, rung chuyển, hơi khí độc, phóng xạ và làm việc trong các điều kiện lao động đặc biệt như leo cao, áp suất, các tư thế lao động bất lợi, trang thiết bị bảo hộ lao động không đủ, chất lượng không bảo đảm... tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến lao động.

Tính đến nay, tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam đã lên đến con số gần 30.000 người. Tỷ lệ này đang gia tăng theo từng năm. Phần lớn do người lao động đã và đang phải chịu sức ép từ công việc, môi trường lao động có nhiều tác tại như bụi, tiếng ồn, rung chuyển, hơi khí độc, phóng xạ. Bộ Y tế mới đây đã đưa ra cảnh báo tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp mức độ nghiêm trọng của bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng.

Trong tổng số 25 BNN được thống kê thì ở Việt Nam các bệnh được phát hiện nhiều nhất là: bệnh bụi phổi, tính tới thời điểm tháng 12/2011 số trường hợp bị mắc bệnh bụi phổi silic là 20.274 trường hợp. Sau bệnh bụi phổi là các bệnh viêm phế quản, bệnh hen phế quản, bệnh nhiễm độc benzen, bệnh nhiễm độc chì, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, …

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023