Điều cốt lõi trong triết lý kinh doanh của Honda được thể hiện trong tôn chỉ của công ty bao gồm hai niềm tin cơ bản: thứ nhất là tôn trọng con người. Mỗi con người sinh ra là một cá thể tự do, không ai giống ai, với khả năng tư duy, lập luận sáng tạo và khả năng ước mơ. Tôn trọng con người đòi hỏi Honda khuyến khích và phát triển những đặc tính này trong công ty bằng việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá thể và tin tưởng lẫn nhau như những người cộng sự bình đẳng. Thứ hai là niềm vui: niềm vui cho những người mua sản phẩm và cung cấp dịch vụ và niềm vui cho những người sáng tạo ra sản phẩm”. Honda đã biết kết hợp giữa văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản và những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam để tạo nên thành công của công ty này trên thị trường Việt Nam như: Honda nhận thấy rằng văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản có nét tương đồng vì vậy mà triết lý kinh doanh của Honda hoàn toàn có thể áp dụng tại thị trường này. Thông điệp “Tôi yêu Việt Nam” đã đánh trúng tâm lý của người Việt Nam, công ty quan tâm đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực như an toàn, chất lượng. Là một thành viên tích cực của đất nước Việt Nam, Honda luôn xác định sự phát triển của công ty phải luôn gắn với lợi ích chung của xã hội Việt Nam: trong suốt hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, Honda cũng luôn đóng góp vào các sự phát triển chung của toàn xã hội: đóng góp cho ngân sách nhà nước, tuyên truyền an toàn giao thông, hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể thao....Công ty thành lập quỹ hoạt động xã hội với trị giá 10 triệu USD trong vòng 5 năm (2006-2010) với 2 lĩnh vực hoạt động tập trung là: giáo dục và giao thông.
Qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty Honda Việt Nam, chúng ta có thể thấy trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa ngày nay, doanh nghiệp nào biết kết hợp hài hòa giữa văn hóa của nước bản địa và văn hóa nước công ty mẹ thì họ sẽ thành công ở bất kì thị trường nào và bất kì lĩnh vực kinh doanh nào.
III. NÉT VĂN HÓA ĐIỂN HÌNH CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1. Một số nền văn hoá doanh nghiệp điển hình của Việt Nam.
Văn hóa của các doanh nghiệp Việt Nam dường như chỉ được chú ý đến nhiều hơn trong thời gian gần đây khi chúng ta hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, mở rộng cửa nền kinh tế giao lưu với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Nó chưa thực sự hoàn hảo, chưa có được phương hướng, chiến lược tổng thể tuy nhiên đó cũng là dấu hiệu bước đầu cho thấy sự phát triển của một nền văn hoá doanh nghiệp của nước ta đang phát triển. Tuy nhiên bên cạnh một số doanh nghiệp chưa xây dựng nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp mình cũng như là chưa thấy được vai trò của văn hóa doanh nghiệp thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng có một số doanh nghiệp đã khá thành công trong vấn đề xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp mình và coi “văn hóa doanh nghiệp” như một trong những mục tiêu chiến lược trong quá trình phát triển của doanh nghiệp mình. Một trong những mô hình thành công ở nước ta mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau đây là mô hình văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT và công ty Tâm Việt.
1.1. Văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT [25]
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam.
- Nhận Thức Của Doanh Nghiệp Việt Nam Về Khái Niệm Văn Hóa Doanh Nghiệp .
- Tác Động Của Hội Nhập Tới Sự Hình Thành Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Việt Nam.
- Nét Văn Hóa Điển Hình Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay.
- Bài Học Kinh Nghiệm Từ Một Số Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Điển Hình Trên Thế Giới.
- Một Số Định Hướng Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Ở Việt Nam.
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Logo của công ty FPT
Thành lập từ năm 1988 cho đến nay, trải qua gần 20 năm hoạt động, công ty đã chứng tỏ mình là doanh nghiệp năng động, không ngừng thay đổi, sáng tạo và có những đóng góp rất lớn cho xã hội. Đã có những lúc người ta nhắc đến FPT như một “hội chứng” về văn hóa doanh nghiệp với một phong cách kinh doanh mới. Lịch sử của văn hoá FPT bắt nguồn từ những ngày đầu
tiên thành lập, khi những tri thức trẻ quyết tâm không chịu đói nghèo đã tập hợp lại và xây dựng sự nghiệp của mình. Văn hóa doanh nghiệp FPT được kế thừa từ tinh thần học hỏi, nghiên cứu không ngừng của những người sáng lập, xây dựng qua những tháng ngày gian khổ đầu tiên khi thành lập công ty và tôi luyện qua thăng trầm của kinh doanh. Năm 2003 vừa qua, công ty vừa tưng bừng kỉ niệm 15 năm văn hóa FPT với niềm tự hào về một nền văn hóa công ty ấn tượng về phong cách và lịch sử hình thành và phát triển, văn hóa công ty FPT được xuyên suốt và thể hiện rất rõ qua 5 chữ: “sâu - triết lý kinh doanh sâu sắc, sáng - lãnh đạo sáng suốt, tuyệt - chất lượng tuyệt hảo, thông - thông tín sáng suốt, phong - cuộc sống và hoạt động của công ty phong phú”. Những giá trị đó làm nền tảng cho nền văn hoá doanh nghiệp của FPT phát triển và là yếu tố đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Nền văn hóa doanh nghiệp FPT với những nét đặc trưng sau:
Nền văn hóa doanh nghiệp hướng tới con người.
Mục tiêu của công ty là nhằm: “đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất và phong phú về tinh thần”. FPT coi con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất của công ty. Các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền... được thực hiện định kỳ để tăng cường sức khoẻ cho các thành viên trong công ty và để tạo cho họ cảm hứng làm việc - đó được coi là nét truyền thống của công ty. Yếu tố con người đã trở thành điểm quan trọng, nét đặc trưng trong phong cách làm việc của FPT, trong công ty, người lãnh đạo chỉ là người hướng dẫn, do đó mỗi cá nhân phải biết tự tìm hiểu và phải có khả năng tự tìm tòi, học hỏi, tự nghiên cứu. Truyền thống tôn trọng con người và tài năng cá nhân đã tạo nên một không khí làm việc dân chủ và sáng tạo, tất cả các thành viên cùng chung một mục đích, cùng hướng tới một lý tưởng như trên Logo của công ty: “Cùng đi tới thành công”. Cũng một phần vì nét văn hóa: “ Coi con người là tài sản quí nhất của công ty” mà FPT đã trở thành cái nôi
thu hút và nuôi dưỡng nhân tài, và khi đã trở thành nhân viên của FPT, tất cả các thành viên đều gắn bó, đều cùng nhau xây dựng một mối quan hệ thân thiện, hoà hợp, giữa người với người trong doanh nghiệp, trở thành một cộng đồng hợp tác, tin cậy, hữu ái, vững chắc và tiến thủ. Chính những nét văn hóa riêng đó đã xác định phương thức hành động của người FPT và tạo ra phong cách FPT: Khuyến khích sáng tạo, khuyến khích và đề cao phát triển tài năng cá nhân; nuôi dưỡng lòng tin, lòng nhiệt tình của các thành viên với nhau và với công ty; tạo được môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái và cùng nhau chia sẻ thành công cũng như thất bại; đoàn kết, trung thực, cởi mở, tôn trọng trí tuệ tập thể.
Văn hoá của nhà lãnh đạo.
Ở FPT, các nhà lãnh đạo luôn cho rằng điều hành quản lí không có nghĩa là chỉ quản lý, giám sát, kiểm tra nhân viên mà đó còn là sự động viên khích lệ nhân viên để họ có đủ tự tin và động lực để làm việc và hoàn thành tốt công việc của minh. Một trong những nguyên tắc hoạt động của FPT là: “ Mỗi người ở từng vị trí phát huy cao nhất năng lực và khă năng sáng tạo của mình cho sự lớn mạnh của tập đoàn FPT”. Chúng ta có thể thấy rõ hơn nguyên tắc này qua quá trình phát triển của FPT, nhiều cán bộ đựơc bổ nhiệm vào vị trí cao của tập đoàn ngay khi còn rất trẻ. Nhiều dự án của FPT đã thành công với sự tham gia tích cực và sáng tạo của đông đảo các thành viên FPT. Lãnh đạo của FPT khi giao nhiệm vụ cho cán bộ có trách nhiệm cung cấp đủ nguồn lực và điều kiện cần thiết cho họ tự hành động theo mục tiêu, trách nhiệm, quyền hạn của họ. Bên cạnh đó, họ cũng luôn khuyến khích cán bộ nỗ lực làm việc sáng tạo và đưa ra nhiều hình thức động viên, khích lệ và ghi nhận và đánh giá đúng mức sự đóng góp của các thành viên, tạo môi trường thuận lợi để mọi người có thể thảo luận các vấn đề chung của FPT.
Lãnh đạo FPT một mặt đảm bảo tất cả các cán bộ hiểu rõ từng bước đi của họ trong từng giai đoạn phát triển của tổ chức, mặt khác luôn tạo ra các
mục tiêu có tính thách thức với mỗi đơn vị và mỗi cá nhân cấp dưới. Mỗi người đều được tự do tìm kiếm cơ hội sử dụng tốt nhất khả năng của mình cho sự thành công của FPT.
Một nền văn hóa doanh nghiệp kết hợp hài hoà giữa truyền thồng và hiện đại. FPT đã biết phát huy tinh thần cần cù chịu khó, thông minh, đoàn kết của con người Việt Nam để trở thành nét văn hóa đặc trưng trong quá trình phát triển văn hóa công ty mình. Để tìm về với cội nguồn nét văn hóa dân tộc truyền thống, hàng năm FPT còn tổ chức các hoạt động nhân kỉ niệm những ngày lễ lớn của đất nước nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc của các nhân viên trong công ty.
Không những tiếp thu những nét văn hóa truyền thống, trogn suốt quá trình xây dựng văn hoá riêng, FPT đã học hỏi những kinh nghiệm của những công ty nước ngoài như Microsoft, IBM...là những đại gia nổi tiếng thế giới trong ngành công nghệ thông tin và có nền văn hóa tiêu biểu. Nhờ vậy mà cho đến nay, FPT không những trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam mà còn có văn phòng hoạt động tại Pháp và công ty con tại Ấn Độ.
Coi khách hàng là bạn.
Một trong những nguyên tắc hoạt động của FPT là: “Hiểu biết sâu sắc nhu cầu của khách hàng, kể cả nhu cầu tiềm ẩn và đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu đó là sự sống còn của FPT”. Khách hàng đem lại sự sống còn cho công ty. Hiện nay nhiều công ty vẫn quan niệm rằng khách hàng là thượng đế nhưng đối với FPT thì khác, họ quan niệm khách hàng là bạn. Từ nhà lãnh đạo đến những nhân viên của FPT luôn coi khách hàng là bạn, họ luôn tạo cho khách hàng cảm giác thân mật không bị giới hạn trong quan hệ thương mại, luôn quan tâm chăm sóc khách hàng. Khi hợp tác với khách hàng, FPT luôn tôn chỉ một điều rằng: trước hết phải quan tâm đến lợi ích của khách hàng, có thái độ quan tâm đến ý kiến khách hàng, am hiểu nhu cầu và giành
sự tin cậy từ khách hàng. Không giống như một số công ty khác luôn đặt lợi ích của công ty lên đầu, họ làm ăn theo cách là: làm sao để thu được lợi nhuận tối đa cho công ty mình nhưng FPT lại kinh doanh theo cách khác, họ luôn cân bằng giữa lợi ích của công ty và khách hàng. Có thể hợp đồng này mang lại lợi nhuận lớn cho công ty nhưng nó lại không có lợi cho hoặc có thể làm hại khách hàng, FPT luôn sẵn sàng đánh đổi nguồn lợi nhuận đó bằng niềm tin với khách hàng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao khách hàng của FPT luôn trung thành với công ty. Hơn thế nữa không những quan tâm và chăm sóc khách hàng trong phạm vi của mình, những nhà lãnh đạo hay nhân viên của FPT còn sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn cho khách hàng trong những lĩnh vực khác khi họ cần sự giúp đỡ. Điều này cũng một phần tạo dựng niềm tin nơi khách hàng và cũng là cơ hội để tạo những mối quan hệ khác với bạn bè của khách hàng. Vì vậy mà số lượng khách hàng của FPT luôn tăng vọt trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay
FPT là một trong những doanh nghiệp chủ tâm xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp riêng và đặc trưng của công ty mình ngay từ ngày đầu thành lập. Những nhà lãnh đạo của công ty luôn ý thức được rằng: để đảm bảo sự phát triển bền vững của một công ty, ngoài lợi nhuận, công nghệ, con người thì môi trường văn hóa là nền móng phát triển vững trãi nhất. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, FPT đã sớm khẳng định được văn hóa riêng của công ty mình và khẳng định thương hiệu của mình là một trong những công ty tin học hàng đầu của Việt Nam. Chính tên tuổi đó là niềm tự hào cho những thành viên của FPT. Ở đó mọi người có cơ hội để học hỏi, mở mang kiến thức và trình độ. FPT là mảnh đất rộng lớn mà mỗi người đều có thể tìm cho mình một chỗ đứng thích hợp ở hiện tại và một hướng phát triển trong tương lai. Chính vì vậy mà họ có cơ hội để phát huy năng lực và khả năng tìm tòi sáng tạo của mình.
1.2. Văn hóa doanh nghiệp công ty Tâm Việt.[29]
Logo của công ty Tâm Việt
Mới thành lập năm 2001, đến nay trải qua chưa đầy 10 năm tuổi với lĩnh vực hoạt động chính là đào tạo các kĩ năng cá nhân, tinh thần đồng đội...nhưng Tâm Việt đã được nhiều người biết đến với nét văn hoá đặc trưng của công ty.
* Các nét văn hóa hữu hình trong nền văn hóa doanh nghiệp Tâm Việt như Logo, bản tuyên bố sứ mệnh hay bài hát ca của Tâm Việt. Đây là những giá trị giúp chúng ta hình dung ra phần nào nét văn hoá doanh nghiệp của Tâm Việt.
Ngoài những giá trị kể trên, chúng ta còn thấy một Tâm Việt sôi nổi với những hoạt động sinh hoạt như tổ chức các lễ kỉ niệm, nghi thức... Tâm Việt thường xuyên tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhân ngày quốc khánh đất nước 2/9, ngày phụ nữ 8/3...cũng như các hoạt động văn hóa khác như du lịch, các cuộc thi về thuyết trình văn hóa....
Cũng giống như FPT hay các công ty khác, Công ty Tâm Việt cũng có văn hóa doanh nhân hay còn gọi là người hùng của công ty. Tại Tâm Việt, chủ tịch kiêm tổng giám đốc là tiến sỹ Phan Quốc Việt chính là người hùng. Là một người từng trải với gần 30 năm kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo, ông luôn biết cách giáo dục và đào tạo nhân viên của mình hàng ngày. Ông có khả năng tạo ra những động lực tinh thần to lớn cho mọi người. Nhất là khi có những biến động lớn, ông luôn bình tĩnh, sáng suốt và đưa ra những bước đi
chiến lựơc đầy táo bạo và thể hiện nghệ thuật lãnh đạo và quản lí tuyệt vời. Ông đã tạo dựng niềm tin và động lực không ngừng phấn đấu, không ngừng vươn lên.
* Những nét văn hóa được thể hiện.
Những nét văn hoá của Tâm Việt được thể hiện rất rõ qua tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, khẩu hiệu và triết lý của công ty. Trước hết là tầm nhìn của Tâm Việt: “Tâm Việt là tổ chức hàng đầu về giáo dục và đào tạo, nhằm giúp cho mọi người phát huy tối đa tiềm năng bản thân để sống hạnh phúc và thành đạt, cùng nhau xây dựng thế giới hoà bình và thịnh vượng”. Song song với tầm nhìn là Sứ mênh của Tâm Việt, nó được thầm nhuần trong mỗi thành viên của công ty: “Tâm Việt chuyên sâu vào kĩ năng lãnh đạo bản thân, lãnh đạo tổ đội, lãnh đạo và xây dựng văn hóa tổ chức nhằm phát huy tối đa tiềm năng của mỗi con người và các tổ chức. Để thực hiện được tầm nhìn và sứ mệnh của mình, công ty đề ra khẩu hiệu: “Làm cho tâm người Việt sáng hơn để tầm người Việt cao hơn” và Triết lý: “Sống và chia sẻ”, “Tự lập và cùng tạo lập”, “Bốc cháy và toả sáng”. Tất cả những nét văn hoá đó của Tâm Việt thể hiện trong giá trị cốt lõi của công ty: “Kiên định - Hài hoà - Nhiệt tình - Gia tăng giá trị - Cùng tạo lập”
Chỉ sau 6 năm hoạt động, Tâm Việt đã tạo được những giá trị tốt đẹp. Và để thực hiện được những gía trị tốt đẹp đó, các thành viên của Tâm Việt cũng hình thành cho mình những nét đặc trưng riêng của công ty như tinh thần nhiệt tình, sáng tạo - khi đã nhận nhiệm vụ, bạn phải thực hiện nó một cách tốt nhất và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu nhất. Có một giá trị tồn tại rất đặc thù ở công ty này đó là: trao quyền cho cấp dưới: Khi mỗi người biết cách làm việc, ngay lập tức họ sẽ tìm người thay thế và giao quyền và truyền đạt lại kiến thức, kỹ năng. Với phương châm này, cá nhân sẽ không ngừng tiến bộ và phát triển. Với phong cách chuyên nghiệp và