Một Số Định Hướng Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Ở Việt Nam.


doanh vì mục đích duy nhất là lợi nhuận, các doanh nghiệp Việt Nam đã đặt sự an toàn và lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.


Bốn là, xí nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức trong kinh doanh. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc hại đã thành định hướng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Để khắc phục tình trạng đó, cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình trạng phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người. Định hướng của phát triển là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định, hài hòa.


Năm là, xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp không những phải coi sản phẩm của mình là một bộ phận làm nên quá trình phát triển nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển và tiến bộ một ví dụ điển hình trong các hoạt động xã hội là công ty FPT. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này hình ảnh doanh nghiệp sẽ trở nên tốt đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển


lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới.

Sáu là, bản thân người lãnh đạo phải là một tấm gương sáng trong mọi lĩnh vực. Cả Bill Gate và Morita đều là những tấm gương sáng trong mọi lĩnh vực: tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, họ là những người tiên phong trong những việc đề ra những ý tưởng mới, tạo ra một phong cách làm việc không ngừng nghỉ, ham học hỏi. Biết học hỏi từ những sai lầm của Microsoft và luôn sáng tạo của Sony đã trở thành những nét văn hóa đặc trưng của hai công ty. Nét văn hóa này cũng ảnh hưởng khá lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ và những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin như FPT, Tâm Việt....

Bảy là, quan tâm xây dựng lòng tự hào về công ty của các thành viên. ở cả hai công ty, người lãnh đạo đều quan tâm đến việc tuyên truyền về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, gây dựng nên lòng tự hào về công ty trong mỗi thành viên. Bên cạnh đó, công ty quan tâm tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của chính mình và có chế độ đãi ngộ xứng đáng cũng như là môi trường lao động thoải mái, an toàn; điều kiện làm việc đầy đủ. Chính vì vậy mà mỗi thành viên trong công ty đều rất tự hào là người của công ty, hết lòng gắn bó với công ty. Lòng trung thành của nhân viên chính là nội lực quan trọng để công ty có được sự phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

II. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM.

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế và văn hóa doanh nghiệp là một thành phần hữu cơ của nền văn hóa dân tộc. So với các thành phần khác của văn hóa dân tộc, thì văn hóa doanh nghiệp năng động hơn nhiều vì nó gắn liền với sự phát triển của kinh doanh. Nhưng cũng chính từ sự phát triển đó mà có thể dẫn đến hai khă năng: Nếu doanh nghiệp phát triển phù hợp với trình độ

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 11


phát triển của hoạt động kinh doanh và phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc thì nó sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên nếu văn hóa doanh nghiệp không theo kịp trình độ phát triển của kinh doanh trong bối cảnh hội nhập cũng như là không phù hợp với các yếu tố truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, những định hướng cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là hết sức cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển hiệu quả và bền vững đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. Tuy nhiên, văn hóa nói chung là văn hóa doanh nghiệp nói riêng là những phạm trù rộng và bao trùm lên nhiều lĩnh vực trong xã hội nên việc xây dựng, điều chỉnh văn hóa đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, với một đường lối chủ trương thống nhất từ cấp vĩ mô đến từng thành viên trong xã hội.

1. Quán triệt quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước.

Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của kinh tế xã hội. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: “Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Trong lĩnh vực kinh doanh, yếu tố văn hóa cũng ngày càng được coi trọng. Các nhà quản lý ở cấp nhà nước và cấp doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của văn hóa trong các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cần quán triệt quan điểm của Đảng ta khi xây dựng văn hóa văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Đó là văn hóa phải soi đường cho kinh doanh, kinh doanh phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng những giá trị tốt đẹp của con người để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, chứ không phải


làm giàu cho bản thân bằng mọi giá. Phải làm sao để trong ý thức của mọi doanh nghiệp, ý chí tự chủ, tự tin, lòng yêu nước, tự hào dân tộc luôn gắn kết với chiến lược phát triển kinh doanh.

Đường lối của Đảng ta đã khẳng định cơ chế thị trường là điều kiện và phương tiện cho sự phát triển của đất nước. Thực tế cơ chế này đã đem lại những thành quả to lớn và còn tiếp tục mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của nó cho ta thấy nhiều hiện tượng tiêu cực không thể xem thường nhất là trên góc nhìn văn hóa.

Hơn nữa từ quan điểm chiến lược kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, việc mở rộng quan hệ với các nước bên ngoài là tất yếu. Trong thời đại ngày nay, không có một dân tộc nào có thể tách rời, sống biệt lập với thế giới. Riêng với văn hóa, tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin lại càng đặt ra việc phát triển văn hóa không thể tách rời văn hóa thế giới. Vì vậy phát triển văn hóa Việt Nam là mở cửa đón nhận văn hóa của nhân loại và kết hợp nhuần nhuyễn với nét văn hóa truyền thống dân tộc.

Do vậy, trong thời kì hội nhập Đảng ta đã khẳng định: Tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài để xây dựng văn hóa mới là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta đối với công tác văn hóa, bên cạnh đó, Đảng ta luôn quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Điều này được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Đảng. Hội nghị Trung Ương 5 khóa VIII đã ra nghị quyết xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ngay trong quan điểm chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội IX cũng đã chỉ rõ : “Chủ dộng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.


2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa doanh nghiệp của các nước phát triển.

Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, nguồn lực quan trọng hàng đầu chính là khai thác bản thân các giá trị đang tiềm ẩn trong mỗi nhà kinh doanh, mỗi doanh nghiệp của Việt Nam. Quan niệm truyền thống của chúng ta không coi trọng việc kinh doanh nhưng chúng ta có thể tiếp thu những giá trị có ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh như tính cần cù, ham học hỏi, tính tiết kiệm....

Bên cạnh những yếu tố truyền thống , quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác như văn hóa Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Đông Âu... cùng những thử thách qua hai cuộc kháng chiến lâu dài của và quyết liệt đã tạo nên nhiều giá trị tinh thần quý báu như: tinh thần dám nghĩ, dám làm, vươn lên khắc phục khó khăn, tôn trọng bình đẳng nam nữ, vai trò của kinh doanh và doanh nhân trong xã hội cũng được nâng cao.... Qua những giao lưu văn hóa này, kinh nghiệm và kiến thức của doanh nhân Việt Nam cũng được tăng lên nhiều.

Trong thời kì đổi mới, Nhà nước ta tiến hành các chính sách mở cửa và tăng cường hội nhập theo cả chiều sâu và chiều rộng qua đó, nhà nước đang nỗ lực tạo ra môi trường thuân lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giao lưu văn hóa với các dân tộc, các quốc gia khác trên thế giới, kéo theo đó là cơ hội học hỏi những kiến thức, công nghệ kinh nghiệm, tiếp thu những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài là một nhu cầu cấp thiết.

Ngày nay, chúng ta đang tiến vào sân chơi toàn cầu, cơ hội làm ăn, kinh doanh với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới ngày càng gia tăng. Để có thể chiến thắng các doanh nghiệp nước ngoài ở ngay thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp và giới doanh nhân không những phải tạo cho mình thương hiệu, uy tín, sản phẩm có chất lượng cao mà chúng ta phải hiểu biết sâu sắc về văn hóa của doanh nghiệp mình cũng như của các doanh nghiệp đối tác. Nhu cầu này khiến các doanh nghiệp phải mở cửa đón nhận và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để chuẩn bị hành


trang sẵn sàng chiến thắng các doanh nghiệp lớn hay nhỏ khác. Vì vậy, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trở thành một yếu tố tất yếu, một định hướng trong đường lối phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay.‌

III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1. Giải pháp từ phía Nhà nước.

1.1. Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lí thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp.

Những nghiên cứu đã đề cập ở chương I, văn hóa doanh nghiệp chịu tác động của ba yếu tố chính đó là: văn hóa dân tộc, nhà lãnh đạo và các giá trị học hỏi được. Chúng ta có thể thấy, môi trường kinh doanh đóng một vai trò quan trọng sự hình thành của văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn ở mức kém cỏi. Theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới về mức độ cạnh tranh toàn cầu năm 2007 thì Việt Nam xếp thứ 68/131 về chỉ số cạnh tranh tăng trưởng và 76/127 về chỉ số cạnh tranh kinh doanh. Mặc dù môi trường kinh doanh của Việt Nam được đánh giá là khá ổn định 16/102 nhưng chỉ số tham nhũng lại ở mức cao 123/180 [21].... Mặc dù có những cố gắng đáng kể trong thời gian gần đây nhưng chỉ số cạnh tranh của Việt Nam còn khá thấp, chất lượng môi trường kinh doanh chưa cao.Vậy nhà nước cần phải làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh: Thứ nhất, nhà nước cần khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người mọi thành viên trong xã hội cùng hăng hái tìm cách làm giàu cho mình cho đất nước. Xóa bỏ quan niệm kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng doanh nhân. Xóa bỏ tâm lý ỉ lại vào nhà nước, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, tăng năng suất và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Tôn vinh những doanh nhân sáng


tạo, năng động kinh doanh đạt hiệu quả cao có ý chí vươn lên làm rạng rỡ thương hiệu Việt.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cần phải tiếp tục đổi mới tư duy quản lý, đề xuất những chủ trương chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân, xóa bỏ sự phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân trong chính sách cũng như chủ trương của nhà nước.

Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm của nước ta. Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hóa trong kinh doanh của cha ông và bổ sung những nhân tố mới trong văn hóa kinh doanh thời hiện đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, bảo đảm cho kinh tế thị trường triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, văn hóa doanh nghiệp được hình thành với những đặc điểm của nước ta. Thể chế đó phải chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài nâng cao sức cạnh tranh, có chương trình làm ăn theo định hướng quy hoạch, kế họach chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, không những phải thành công trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới, đạt hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tâm lí cò con, manh mún.

Thể chế đó cũng phải khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của toàn xã hội nhưng đồng thời cũng phải ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương


mại, làm ăn phi văn hóa, doanh nghiệp phải tôn trọng, đặc biệt giữ chữ tín đối với khách hàng và đối tác kinh doanh.

Thể chế đó cũng phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế, khắc phục phân biệt đối xử, bảo đảm cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh lành mạnh bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật, khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, tạo ra cạnh tranh không bình đẳng. Đồng thời vấn đề phát triển con người cũng là yếu tố quan trọng của thể chế. Trong doanh nghiệp, đảm bảo nhu cầu lợi ích của người lao động, tạo ra môi trường bình đẳng và hòa thuận cùng đồng lòng vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Việc hình thành văn hóa doanh nghiệp cũng đòi hỏi đẩy mạnh cuộc cải cách hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh và chuyên nghiệp và hiện đại hóa. Đây là một yêu cầu hết sức cấp thiết với toàn bộ sự phát triển của toàn bộ nến kinh tế đất nước cũng như đối với việc hình thành văn hóa doanh nghiệp nước ta hiện nay. Điều cần nhấn mạnh là xóa bỏ cơ chế “xin- cho”, xóa bỏ những thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Phải sắp xếp bộ máy tinh gọn, khắc phục chồng chéo, quan liêu nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lí trong điều hành. Việc lành mạnh hóa cán bộ, công chức là rất cần thiết để khắc phục tình trạng một số công chức do kém năng lực và phẩm chất không những đã làm sai lệch những chủ trương đúng đắn của nhà nước mà còn gây trở ngại, phiền hà với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hay còn cấu kết, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

Cũng cần có những cuộc tiếp xúc định kì giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp để cùng trao đổi ý kiến về việc thực hiện các thể chế, chính sách qua dó doanh nghiệp hiểu thêm nội dung của các thể chế, chính sách và các cơ quan nhà nước cũng hiểu được tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần tạo thói quen làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp, tôn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022