Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam.


9. Nhận biết các trở ngại

11. Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp.

10. Thể chế hóa, mô hình hóa

8. Phổ biến nhu cầu thay đổi

7. Mục tiêu và kế hoạch hành động


1. Phân tích môi trường

2. Xác đinh giá trị cốt lõi

3. Xây dựng tầm nhìn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

4. Đánh giá văn hóa hiện tại

5. Xây dựng giá trị

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 5

6. Xác định vai trò lãnh đạo

Mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Julie Heifetz và Richard Hagber[20]


CHƯƠNG II:‌‌

THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.


1. Quá trình hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Như những phân tích trong chương I của đề tài này chúng ta thấy rằng văn hóa doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa truyền thống dân tộc. Vì vậy quá trình hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa dân tộc Việt Nam hình thành từ thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỉ thứ III trước công nguyên, dưới thời nước Văn Lang của các vua Hùng và mang đặc trưng của một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Văn hóa nông nghiệp lúa nước tạo nên những nét đặc trưng trong tính cách của con người Việt Nam như lối sống trọng tình hơn trọng lí, tinh thần cộng đồng, cởi mở dễ hòa hợp... cũng như để lại dấu ấn trong tri thức sản xuất và quản lí cộng đồng ở nước ta như phong cách quản lí kiểu gia đình, tổ chức nông thôn rất phổ biến... Một nền văn hóa phong phú và đậm đà bản săc dân tộc như vậy chắc chắn sẽ có tác động và ảnh hưởng rất sâu sắc đến văn hóa doanh nghiệp.

Lịch sử tiến hóa của loài người đã trải qua hàng trăm triệu năm. Nhiều quốc gia, nhiều dân tộc được hình thành. Nhưng không quốc gia nào, dân tộc nào dù kinh tế nghèo nàn, lạc hậu hay phát triển vượt bậc, trình độ kĩ thuật hiện đại lại không mang một đặc trưng văn hóa riêng. Cho dù được hình thành rất sớm hay dành được độc lập gần đây nhất, nền văn hóa dân tộc đó luôn là nền tảng cốt lõi chi phối mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa....


1.1. Thời kì trước đổi mới .

Trong lịch sử nước ta, nghề kinh doanh nào không phải cũng được khuyến khích phát triển. Nhà nước phong kiến mang nặng tư tưởng nho giáo đã đề ra chính sách “trọng nông, ức thương” coi thường chữ lợi, coi thương nhân là gian trá, coi nghề thương mại là xếp hàng, và sau cùng trong sự sặp đặt” sĩ, nông, công, thương”. Bối cảnh chính trị xã hội bấy giờ đã kìm hãm sự phát triển của thương mại, buôn bán trong một thời gian dài. Trong thời kì Bắc thuộc (năm 111 trước công nguyên đến năm 938 sau công nguyên), mặc dù phải đối đầu với chủ trương Hán hóa của người Trung Hoa nhưng người Việt đã tiếp thu văn hóa Trung Hoa một cách có chọn lọc, có sự biến hóa và cải tạo sao cho phù hợp với văn hóa dân tộc như sự tiếp nhận của Đạo Phật, Đạo Khổng.... Sự kìm hãm thương mại, buôn bán đó là một trong những nguyên nhân cản đường đối với sự hình thành những mầm mống văn hóa doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam trong thời kì này

Trong thời kì Pháp thuộc (1850-1945) văn hóa Việt Nam vừa chống lại sự Âu hóa để bảo tồn văn hóa dân tộc, vừa tiếp nhận những tinh hoa của văn hóa phương Tây. Sự giao lưu với nền văn hóa Pháp đã tạo nên những chuyển biến căn bản trong tư tưởng của người Việt. Khi đặt ách thống trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã ngầm áp đặt hệ thống văn hóa dân tộc Pháp cũng như những nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của chúng đối với đất nước ta, tuy nhiên do lòng căm ghét quân xâm lược mà chúng ta đã chống lại và có thái độ bài xích nền văn hóa doanh nghiệp này. Cũng trong thời kì này mặc dù giới công thương có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để hình thành và phát triển song do chính sách của thực dân Pháp hạn chế và chèn ép giới công thương bản địa nên doanh nghiệp Việt Nam ít có cơ hội để khẳng định mình. Chính vì vậy nền văn hoá doanh nghiệp trong thời kì này mới phôi thai hình thành nhưng


chưa thực sự rõ nét. Ví dụ như nhiều doanh nhân đã khởi xướng những ý tưởng rất mới trong việc phát triển công thương nghiệp, hình thành những nền móng đầu tiên của văn hóa doanh nghiệp nước ta, đó là tinh thần dân tộc trong kinh doanh, dũng cảm, cạnh tranh với tư bản Pháp, Hoa lúc đó đang làm chủ trên thị trường. Lịch sử đã ghi lại tên tuổi của những doanh nhân thời đó là “tư sản dân tộc” như Bạch Thái Bưởi, được gọi là “vua vận tải Bắc Việt đầu thế kỉ”. “ Bậc anh hùng của giới kinh tế nước nhà”, như Nguyễn Sơn Hà, chủ hãng sơn Resistanco dùng thương hiệu của mình đánh bại nhiều hãng sơn đương thời, như Trần Chánh Chiếu, đã chủ trì nhiều cơ sở kinh doanh và ra báo, là một trong những nhân vật quan trọng của phong trào Minh Tân đất Nam Kì vào những năm đầu của thế kỉ XX như Trương Văn Bền với nhãn hiệu xà phòng Cô Ba nổi tiếng cả nước. Thời đó phong trào Duy Tân dấy lên rầm rộ từ miền Trung đến miền Bắc, ngoài việc nâng cao dân trí, canh tân đất nước, đã kích thích nhiều doanh nhân người Việt lập ra các hiệu buôn, đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh. Rồi đây, chúng ta còn có dịp tổng kết đánh giá một cách đầy đủ hơn những bước phát triển của doanh nhân Việt Nam trong lịch sử, nhưng điều có thể khẳng định là: trên khắp đất nước ta, trong những năm bị đế quốc thống trị, đã có không ít những doanh nhân ý thức được nỗi đau mất nước, luôn luôn đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh- một nội dung cơ bản của văn hóa doanh nghiệp.

Trong những năm thực hiện thể chế kế hoạch hóa tập trung, do thị trường và các quy luật của thị trường không được công nhận, các doanh nghiệp nước ta đang tiến hành sản xuất, kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh được ban hành từ trên, sản phẩm làm ra được giao nộp lên cấp trên, không tính đến nhu cầu thị trường, không hạch toán đến giá cả, cộng với tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp không gắn kết với kết quả sản xuất... Thể chế kế hoạch hóa tập trung cũng không bảo đảm trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể kinh doanh, hạn chế tính sáng tạo,


tinh thần kinh doanh của người quản lí doanh nghiệp. Tình trạng đó làm sai lệch bản chất kinh doanh, cũng có thể gọi đó là “sản xuất mà không kinh doanh”. Tuy vậy, cũng trong thời kì này có những cán bộ quản lí doanh nghiệp đã mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới và tạo ra một số mô hình kinh doanh có hiệu quả. Những mô hình đó đã nêu lên một số nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp thời kì đó: tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn. Truyền thống văn hóa đó đã ảnh hưởng tốt đối với thế hệ doanh nhân ngày nay.

1.2. Từ công cuộc đổi mới đến nay.

Công cuộc đổi mới được khẳng định từ đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) và thể chế kinh tế thị trường được công nhận đã mở ra cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước ta những điều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từng bước hình thành văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội ở nước ta, đó là văn hóa doanh nghiệp Việt Nam - sự kết hợp giữa nét văn hoá truyền thống của dân tộc và nét văn hoá học hỏi từ các quốc gia khác trên thế giới. Công cuộc đổi mới đã đem lại sự giải phóng các lực lượng sản xuất, quyền tự do kinh doanh của mọi công dân trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đó cũng chính là phát huy sức mạnh của toàn dân tộc cho công cuộc chấn hưng đất nước, mọi người được tự do phát huy tài năng, trí tuệ trong kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước như đại hội IX của Đảng đã quyết định. Có thể nói đây là sự thể hiện nổi bật nhất của văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lí phù hợp với quy luật phát triển của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của toàn dân tộc, một dân tộc gan góc đấu tranh chống ngoại xâm trong hàng thế kỉ, nay không cam tâm chịu mãi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Chính công cuộc đổi mới đã mở đường cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nhân mới, mở đường cho sự hình


thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ rõ những nhiệm vụ chủ yếu nhằm xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp nước nhà: “Phải tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trước hết xóa bỏ bao cấp, bảo hộ, độc quyền bất hợp lí và phân biệt đối xử bất lợi cho kinh tế dân doanh, tạo môi trường hợp tác cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, tháo gỡ những vướng mắc, những rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp, giảm rủi ro tổn phí nảy sinh từ sự thiếu nhất quán, thiếu minh bạch và khó tiên liệu của hệ thống pháp luật, chính sách và từ lệ quan liêu, sách nhiễu trong bộ máy hành chính... Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân cần nâng cao hơn nữa khát vọng làm giàu cho mình và cho đất nước, ý thức trách nhiệm với xã hội và ý chí phấn đấu vươn lên ngang tầm với khu vực và thế giới, không cam chịu tụt hậu. Tinh thần đó phải chuyển thành chiến lược phát triển của doanh nghiệp với biện pháp đổi mới công nghệ và quản lí đi đôi với xây dựng văn hóa kinh doanh nhằm cải thiện chất lượng, tạo uy tín thương hiệu, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp, thông qua các tổ chức, các hiệp hội của mình phải chú trọng xây dựng văn hóa kinh doanh, phát triển đội ngũ doanh

nhân giỏi, đấu tranh với hoạt động trái pháp luật, trái đạo đức của doanh nghiệp”(2). Việc tiếp tục cải thiện thể chế, đáp ứng yêu cầu của phát triển doanh nghiệp đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp đang đòi hỏi nâng cao hơn nữa khả năng, trình độ và phương pháp công tác của toàn bộ hệ thống bộ máy quản lí nhà nước, quản lí kinh tế cho

đến mỗi cán bộ, công chức trong bộ máy đó. Hay nói cách khác đó chính là vấn đề xây dựng và nâng cao văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lí. Văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng và hình thành trong môi trường văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lí được đổi mới, nâng cao đúng tầm.


2 Báo cáo kì họp thứ VI quốc hội khoá XI (10/2004)


Khi Việt Nam đã hoà mình vào sân chơi toàn cầu cùng tất cả các quốc gia trên thế giới: trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), là thành viên của các tổ chức kinh tế quan trọng trong khu vực và thế giới khác như: Asean, Apec... thì vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã thực sự nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp lãnh đạo nhà nước, cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam coi văn hoá doanh nghiệp là tài sản quí giá nhất của công ty và coi vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp là thiết yếu. Hầu hết các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều chú trọng xây dựng những nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp mình và từng bước hình thành nên nét văn hóa doanh nghiệp chung của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày nay: đó là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống dân tộc: cần cù chịu khó, tinh thần cộng đồng, tính cởi mở hoà hợp... với những nét văn hóa hiện đại như: tinh thần làm việc sáng tạo, lấy con người làm trung tâm, lấy chữ “tín” làm đầu....

Như vậy trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài gắn liền với lịch sử văn hoá truyền thống dân tộc, từ giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp chưa xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp riêng cho doanh nghiệp mình, đến nay văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý. Các doanh nghiệp đang nỗ lực xây dựng cho mình nét văn hóa riêng và góp phần xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của Việt Nam để sẵn sàng tham gia vào sân chơi quốc tế.

2. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về văn hóa doanh nghiệp

Đến thập kỉ 90, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 được tổ chức vào tháng 12 năm 1996, Đảng đã đưa ra nghị quyết Trung Ương 5 trong đó nhấn mạnh quan điểm: “Giữ gìn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc”.


Đây là dấu hiệu cho thấy văn hóa doanh nghiệp đã bắt đầu trở thành vấn đề được chú trọng và quan tâm tại Việt Nam.

Bên cạnh đó ngày càng có nhiều các cuộc hội thảo, các diễn đàn, các khóa học bồi dưỡng như : hội thảo về : “xây dựng văn hóa doanh nghiệp” do hội doanh nghiệp trẻ tổ chức vào tháng 4 năm, hội thảo: “Văn hóa doanh nghiệp doanh nhân Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập WTO” do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào tháng 11 năm 2006.... Nhiều Website, nhiều bài báo nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp được đăng hoặc đưa lên Internet....

Tuy nhận được sự quan tâm từ phía Đảng, Nhà nước và các Hiệp hội doanh nghiệp nhưng trên thực tế văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân vẫn chưa thực sự ăn sâu vào tiềm thức của giới doanh nhân Việt Nam. Nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp chưa phổ biến trong giới doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế cho đến nay mới chỉ có một vài doanh nghiệp lớn ở nước ta biết tận dụng văn hóa như một vũ khí cạnh tranh của mình. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế sâu hơn, rộng hơn thì các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam cần gắn chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình với những giá trị văn hóa dân tộc. Đảng và nhà nước ta đã chỉ rõ: mọi hoạt động đều phải vì hạnh phúc của nhân dân. Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa với một nền kinh tế nhiều thành phần và sự phát triển của nền kinh tế đó phải dựa trên cơ sở gắn bó chặt chẽ với những giá trị truyền thống của dân tộc, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết. Vì vậy, một trong những vấn đề đáng quan tâm là nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí