2.1. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm văn hóa doanh nghiệp.
Cho tới thời điểm này khi đất nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta hội nhập kinh tế và song song với đó là sự hội nhập về văn hóa đặc biệt là văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, văn hóa kinh doanh....thì thuật ngữ văn hóa doanh nghiệp không còn thực sự xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhận thức như thế nào về khái niệm văn hóa doanh nghiệp lại là vấn đề đáng bàn vì việc xác định một cách đúng đắn thế nào là văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân bao gồm những yếu tố, những thành phần nào sẽ có vai trò và ý nghĩa quyết định đến phương thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đường lối lãnh đạo cũng như hiểu biết nhận thức của các thành viên trong doanh nghiệp
Theo cuộc khảo sát điều tra về văn hóa doanh nghiệp của nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học – khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân thực hiện với 75 doanh nghiệp trên đại bàn Hà Nội, đã cho thấy kết quả như sau:
Bảng 1: Nhận thức về khái niệm văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam.
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp | Số DN | Tỷ lệ ( %) | |
1 | Các thực thể, các hoạt động văn hóa bề nổi của doanh nghiệp | 19 | 25,3 |
2 | Triết lí kinh doanh của doanh nghiệp | 23 | 30,67 |
3 | Niềm tin và thái độ tồn tại trong doanh nghiệp | 18 | 24 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Tới Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp.
- Xác Định Đâu Là Giá Trị Cốt Lõi Làm Cơ Sở Cho Thành Công . Đây Là Bước Cơ Bản Nhất Để Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp. Các Giá Trị Cốt Lõi Phải
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam.
- Tác Động Của Hội Nhập Tới Sự Hình Thành Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Việt Nam.
- Nét Văn Hóa Điển Hình Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay.
- Nét Văn Hóa Điển Hình Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay.
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Khái niệm khác | 15 | 20,03 |
( Nguồn: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường đại học Kinh tế
Quốc Dân năm 2006)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy các doanh nghiệp có cách hiểu khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Như những nghiên cứu ở chương I, chúng ta thấy văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các yếu tố như: các giá trị bề nổi có thể nhìn thấy được: sản phẩm, khẩu hiệu, nghi thức...; các giá trị ngầm định như: niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên trong công ty; các giá trị văn hoá thông qua hoạt động hàng ngày như: phong cách ứng xử, phong cách làm việc, phương pháp ra quyết định.... Tuy nhiên số liệu điều tra này cho chúng ta thấy nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm văn hoá doanh nghiệp còn khá mơ hồ và chưa đầy đủ. Có 19 trong tổng số 75 doanh nghiệp, chiếm 25,3% cho rằng văn hoá doanh nghiệp chỉ đơn thuần là các hoạt động bề nổi của doanh nghiệp. Hầu hết phần lớn theo quan niệm của các giám đốc, văn hóa doanh nghiệp chỉ đơn thuần dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài như: tổ chức mặc đồng phục, tặng quà nhân viên nhân sinh nhật hay tổ chức các hoạt động thể dục thể thao hàng tuần cho nhân viên.... Hơn nữa, chỉ có 23 doanh nghiệp (30,6%) coi triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là văn hóa doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho rằng logo, triết lý kinh doanh của công ty chỉ là cái “mác” để quảng bá hình ảnh của công ty mà họ chưa nhận thức được vai trò quan trọng của chúng: logo chính là ấn tượng đầu tiên của khách hàng về công ty của bạn là yếu tố để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ của bạn nhất, còn triết lý kinh doanh quyết định đến đường lối và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Thực tế chỉ 10 trong tổng số doanh nghiệp được hỏi đưa ra ý kiến cho rằng: kinh doanh có văn hóa là biểu
hiện rất quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Đây là vấn đề đáng báo động đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay thì kinh doanh có văn hóa, giữ chữ tín với khách hàng, bạn bè quốc tế là điều quan trọng nhất và là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp mặc dù có những đặc trưng văn hóa riêng, được xã hội thừa nhận nhưng bản thân doanh nghiệp chỉ biết đến những đặc trưng đó như là truyền thống doanh nghiệp mà không ý thức được đó chính là nền tảng văn hóa của doanh nghiệp mình. Phần lớn trong số này là các doanh nghiệp nhà nước có truyền thống lao động sản xuất giỏi từ thời kì kinh tế bao cấp như nhà máy Dệt kim Đông Xuân... Hầu hết các nhân viên của các công ty này đều rất tự hào vì mình là thành viên của công ty nhưng lại không hề biết tới khái niệm văn hóa doanh nghiệp. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi khái niệm văn hóa doanh nghiệp mới chỉ tồn tại một cách vô thức trong một thời gian không lâu ở nước ta.
Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp được coi như những điển hình tiên phong trong việc đầu tư và xây dựng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ như FPT, Tâm Việt, Trung Nguyên.... Những doanh nghiệp này đã phần nào tạo được nét văn hóa doanh nghiệp và lớn lao hơn họ đã góp phần nào tạo dựng được văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hay theo cách đánh giá của một nhà nghiên cứu Lê Đăng Doanh thì ông lạc quan với cộng đồng doanh nghiệp trẻ Việt Nam: “Họ có niềm tin, có kiến thức và như vậy trong một môi trường kinh doanh cần có sự dấn thân, mạo hiểm, họ có cơ sở thuận lợi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp của mình”.[4]
2.2. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của văn hóa doanh nghiệp.
Trong khi các doanh nghiệp đang dồn tâm sức vào cuộc cạnh tranh quyết liệt cho từng mặt hàng trên thị trường, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, các chuyên gia cho rằng vào thời điểm nóng này, vấn đề văn hóa doanh nghiệp hơn lúc nào hết cần được cộng đồng doanh nghiệp đặt lên tầm nhìn chiến lược, coi như một “tài sản vô hình” không thể thiếu để bước vào hành trình đầy thách thức .... Có thể thấy việc nhận thức như thế nào về vai trò của văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó sẽ định hướng bước đi chiến lựơc của các doanh nghiệp trong việc xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp mình để sẵn sàng bước vào sân chơi chung toàn cầu.
Theo bảng số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu khoa học- khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân năm 2006 ta có kết quả sau:
Bảng 2: Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của văn
hóa doanh nghiệp.
Nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp | Số doanh nghiệp | Tỷ lệ ( %) | |
1 | Gắn kết các thành viên và giảm xung đột | 26 | 34,67 |
2 | Giảm rủi ro | 10 | 13,33 |
3 | Tạo động lực làm việc | 8 | 10,67 |
4 | Nâng cao năng lực cạnh tranh | 5 | 6,66 |
5 | Điều phối và kiểm soát hoạt động | 26 | 34,67 |
( Nguồn: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường đại học Kinh tế
Quốc Dân năm 2006
Số liệu này cho thấy, nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của văn hóa doanh nghiệp là rất khác nhau, một tỷ lệ khá lớn các doanh nghiệp (34,67%) cho rằng vai trò của văn hóa doanh nghiệp là để gắn kết các thành viên và giảm xung đột, 34,67% văn hóa doanh nghiệp có tác dụng điều phối và kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp, 10,67% tương đương với 8 doanh nghiệp cho rằng văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo động lực cho nhân viên trong quá trình làm việc. Trong khi đó chỉ có 6,66 % trong tổng số các doanh nghiệp cho rằng văn hóa doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế lại khác, văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong quá trình tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp thành công trên thế giới đều coi văn hóa là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tổng hợp các yếu tố gắn kết các thành viên, điều phối kiểm soát và tạo động lực ...làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt đó sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường. Có thể thấy nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp rất khác nhau và chưa thấy được vai trò quan trọng của nó trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do nhận thức về khái niệm văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá mơ hồ nên nhận thức về vai trò của nó rất khác nhau và chưa định hướng được vai trò nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Điều này một phần giải thích tại sao các doanh nghiệp Việt Nam thường thua trên thị trường quốc tế khi đương đầu với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện nay, còn không ít các doanh nghiệp, các cấp lãnh đạo, các doanh nhân chưa nhận thức được vai trò, động lực của văn hóa doanh nghiệp trong phát triển kinh tế, thậm chí còn coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là
vấn đề viển vông, nằm ngoài quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện tượng các doanh nghiệp, các công ty, các chủ doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “chụp giật”, “đánh quả”, buôn bán gian lận...không còn là hiếm. Các doanh nghiệp này lúc đầu thu được những nguồn lợi nhuận lớn nhưng ngay sau đó không ít trong số họ đã phá sản, chủ doanh nghiệp phải bước ra vành móng ngựa. Theo một khảo sát mới đây của VCCI, doanh nhân Việt Nam có tinh thần hợp tác tốt chỉ chiếm 12%, nhưng kém thì có tới 52%, uy tín quốc tế có 4% và khả năng cạnh tranh quốc tế khá có 8%. Đặc biệt có tới 92% doanh nghiệp xếp loại văn hóa kinh doanh bình thường và kém(3). Thực tế doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn rất “bỡ ngỡ” với các tiêu chuẩn cho hội nhập như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tính sáng tạo và sẵn sàng hợp tác.
Tuy nhiên, như ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: hiện nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về văn hóa doanh nghiệp và việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nhưng trên thực tế các doanh nghiệp đã và đang hình thành những nét văn hóa mang bản sắc riêng. Chúng ta có thể quan sát thấy điều đó qua những yếu tố bên ngoài như thương hiệu, lòng tin của đối tác kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được hình ảnh hướng vào khách hàng cũng như lòng tin với đối tác quốc tế điển hình như công ty Kinh Đô, Bitis... Ông Lộc cũng cho hay: “Văn hóa doanh nghiệp là sự nhận thức chung về các giá trị của doanh nghiệp, được mọi người trong doanh nghiệp dù ở trình độ và vị trí khác nhau vẫn có thể miêu tả về văn hóa với cùng cách hiểu giống nhau”. Bản sắc riêng này được thể hiện thông qua khía cạnh mà chúng ta có thể nhìn thấy được như: tầm nhìn, triết lý kinh doanh, và chiến lược kinh doanh tạo dựng lòng tin với nhân viên trong doanh
3 Hội thảo văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập (11/2007)
nghiệp và cam kết với khách hàng, đối tác và các bên liên quan, hệ thống các nội qui, chủ trương, chính sách chi phối kết quả sản xuất kinh doanh, cách ứng xử giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhau hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác.
Thực tế trong cơ chế thị trường, không ít các doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ mà nguyên nhân sâu xa chính là do các doanh nghiệp này đã coi trọng vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ như công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông có thời gian đã phải ngừng sản xuất 6 tháng, song tập thể và cán bộ công nhân viên đã bắt tay vào bồi dưỡng chính trị, văn hóa doanh nghiệp, nâng cao tay nghề, làm chủ công nghệ mới, giáo dục tinh thần đoàn kết giữa từng dây chuyền sản xuất, từng phân xưởng, coi trọng xây dựng thiết chế và đời sống văn hóa cho nhân viên công ty. Nhờ đó mà chẳng bao lâu, Rạng Đông đã khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, sáng tạo ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh và giành lại được thị phần lớn ở phía Bắc và một phần thị phần ở phía Nam, không những vậy công ty còn vươn ra thị trường quốc tế [15]. Hay như công ty Taxi Mai Linh, đã chủ động xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình bằng cách liên tục mở những lớp đào tạo kiến thức, phẩm chất văn hóa của công ty cho mọi thế hệ thành viên. Và chính điều này là một nhân tố quyết định dự phát triển liên tục và bền vững cho thương hiệu “Mai Linh”.
Tuy nhiên, nhìn chung nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp của các giám đốc, các doanh nhân Việt Nam ngày càng tiến bộ, ngày nay đang xuất hiện một tầng lớp giám đốc có năng lực quản lí và đang đi tiên phong trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Theo số liệu nghiên cứu của đề tài KX- 07- 14(4), trong tổng số 28 doanh nghiệp tiêu biểu của Việt
Nam thì hầu hết họ đều nhận thức được vai trò quan trọng của việc quản lí và xây dựng văn hóa doanh nghiệp ví dụ như: đề cao việc giữ gìn và phát huy
4 Vũ Quốc Tuấn, Để hình thành và phát triển tầng lớp doanh nhân Việt Nam.
các giá trị truyền thống, coi truyền thống là nền tảng của sự phát triển lâu bền, chú trọng đến điều kiện và môi trường làm việc của từng người lao động trong doanh nghiệp như công ty May 10 với tiêu chí “Sang trọng, chất lượng, lịch sự” đã đầu tư, xây dựng khu nhà xưởng chất lượng cao, có điều hòa nhiệt độ, vệ sinh sạch sẽ và an toàn, tăng cường đầu tư cho các hoạt động vui chơi giải trí thể thao cho cán bộ công nhân viên đặc biệt là luôn coi trọng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.
II. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
1. Tác động chung của hội nhập kinh tế quốc tế đến văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Để thấy được tác động cụ thể của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về lộ trình toàn cầu hóa của Việt Nam. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra trong một thời gian dài, ngay từ khi đất nước mới dành được độc lập, trong mọi đường lối kinh tế chính trị của mình, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là định hướng cơ bản để phát triển đất nước. Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, đất nước ta đã mở rộng quan hệ quốc tế bằng cách gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Liên hợp quốc.... Trong thời kì đổi mới, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng được đẩy nhanh và mạnh hơn. Ngay từ Đại hội lần thứ VII năm 1991, Đảng ta đã đưa ra đường lối đối ngoại mở rộng với khẩu hiệu: “Với