Tác Động Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Tới Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp.‌



II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP.‌

Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp, nó là tài sản lớn của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ là nguồn lực, là chuẩn mực tạo ra mục tiêu chiến lược của mỗi doanh nghiệp và hướng mọi thành viên cùng phấn đấu vì lợi ích và mục tiêu chung. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp cũng có tác động tiêu cực. Điều này thể hiện ở chỗ nó có thể kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nếu nó không chấp nhận và hòa nhập được với thay đổi của môi trường xung quanh. Qua đây có thể nhận thấy vai trò, vị trí đặc biệt của văn hóa doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1. Văn hóa tạo tác động tích cực.

1.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra và duy trì trong suốt quá trình sản xuất và kinh doanh, tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không phải là cái gì vô hình mà ngược lại nó thể hiện rõ trong cả hai lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: trong mọi hành vi kinh doanh, giao tiếp của công nhân, cán bộ doanh nghiệp (kể cả trong nội bộ và với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp và trong các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp (mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung chất lượng).

Chúng ta không khó khăn để nhận ra phong cách của một doanh nghiệp. Đi bộ trong bất kì một doanh nghiệp nào, chỉ cần 10 phút bạn có thể phát biểu chính xác văn hóa của doanh nghiệp đó như thế nào, nhiều khi chỉ cần 10 giây thôi cũng đủ để cảm nhận về nó. Ví dụ như khi bạn đi dạo trong


công ty sản xuất áo lướt sóng Quick Silve tại bờ biển Huntington, California trong một bộ comple, thắt cavat, bạn sẽ thấy mình lạc lõng ở đó. Cũng giống như vậy, nếu bạn đi dạo trong công ty sản xuất đồ điện tử Toshiba tại Irvine. California với mái đầu đinh, bạn sẽ có cảm giác mình không thuộc về nơi này. Herb Kelleher - cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines với kinh nghiệm và thực tiễn quản lý của mình, đã khái quát một hệ thống tri thức khá hoàn chỉnh về văn hóa doanh nghiệp, góp phần làm phong phú thêm tri thức về quản tri của nhân loại, làm cho những vấn đề lý luận về văn hóa quản lý trở nên thực tế, gần gũi và dễ dàng vận dụng hơn đối với những người đi sau. Ông cho rằng văn hóa là tài sản không thể thay thế, những thành công của doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ vào nền văn hóa doanh nghiệp rất đặc trưng của mình. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, tệ quan liêu bị đẩy lùi và không còn đất để tồn tại xoá bỏ sự lề mề trong quá trình thảo luận và ra các quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp...

Nền văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đường tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn khi Southwest Airlines đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng, với tư cách là Chủ tịch - Herb Kelleher đã kêu gọi mọi người tìm cách tiết kiệm cho

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 3


hãng đủ 5 USD/ngày. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, các nhân viên đã nô nức thực hiện, chỉ trong vòng 6 tuần đã tiết kiệm được 2 triệu đô la. Từ đây, Kelieher đã cho rằng: Tư duy theo cách của một Công ty nhỏ không chỉ là triết lý quản trị nhất thời, đó là cách sống đã thấm nhuần vào văn hóa của hãng ngay từ ngày đầu tiên. Và, chúng ta rất khó có thể thay đổi một cái gì đó nếu doanh nghiệp thiếu một tinh thần và văn hóa của mình.

Triết lý trên của Herb Kelieher đã được chính Peter Drucker(11) khẳng

định: Mỗi doanh nghiệp cần phải thấy văn hóa doanh nghiệp là tài sản đặc trưng, làm nên sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. Vì thế, xây đựng và sử dụng văn hóa của mình chính là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt và là con đường chiến thắng trên thương trường. Tuy nhiên, Herb Kelieher cũng nhấn mạnh rằng, chúng ta không chỉ xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp thuần tuý mà điều quan trọng là phải biến những giá trị văn hóa đó thành lợi nhuận, đưa vào trong nhận thức và như một phần giá trị của mỗi nhân viên và đội ngũ lãnh đạo.

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng, nó tác động đến lòng tận tụy, lòng tự hào và trung thành của nhân viên dành cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nếu một môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, mọi người sẽ bỏ đi những cái tôi để đặt lợi ích của tổ chức lên hàng đầu, cùng chia sẻ và gánh vác khó khăn với các cấp lãnh đạo. Đó là nghệ thuật tối cao của sự quản lý: quản lý theo văn hóa và quản lý bằng văn hóa.

1.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên mục tiêu chung cho toàn doanh nghiệp.


* Một nền văn hóa tốt sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và tạo động lực làm việc cho nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa doanh


1 Người khởi xướng nghệ thuật quản trị kinh doanh.


nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp giúp cho nhân viên có cảm giác mình làm một công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Các nhân tố như chính sách công ty, sự giám sát, mối quan hệ giữa các cá nhân, lương, thu nhập - là các yếu tố vật chất - đó chỉ là một phần động lực làm việc, thiếu đi các nhân tố vật chất đó có thể gây ra tâm lý bất mãn đối với công việc nhưng bản thân chúng lại không có khả năng thúc đẩy và tạo ra sự hài lòng của nhân viên. Khi thu nhập đạt đến một mức độ nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc trong môi trường hòa đồng thoải mái và được đồng nghiệp tôn trọng.

Có thể thấy thật sự sai lầm nếu một doanh nghiệp cho rằng chỉ cần trả lương cao là sẽ thu hút và duy trì được nhân tài. Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ thấy hứng thú, khi được làm việc trong một môi trường doanh nghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân thiện trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Trong một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.

Có thể chứng minh qua ví dụ điển hình là công ty Vinagame một đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh nội dung số, một trong những ngành mới mẻ đang được phát triển tại Việt Nam. Họ đã xây dựng văn hóa riêng cho mình. Cụ thể là chỉ cần nhìn vào tốc độ thu hút nhân sự của công ty này. Năm 2004, Vinagame ra đời với chưa đầy 20 thành viên. Một năm sau đó, Vinagame chiêu mộ được hơn 100 nhân tài nữa. Đến tháng 3/ 2007, công ty Vinagame đã có 500 nhân viên. Và hiện tại họ đang tự hào sát cánh với gần 800 nhân viên đầy nhiệt huyết và giàu đam mê, cùng đồng lòng với định hướng chung : xây dựng Vinagame trở thành một thương hiệu kinh doanh


dịch vụ giải trí trực tuyến hàng đầu của Việt Nam. Nguồn nhân lực vào VinaGame chủ yếu đến từ chính nhân viên của công ty. Họ hài lòng về môi trường và hệ thống hạ tầng kĩ thuật dành cho game thật sự ưu việt nhất Việt Nam hiện nay, nên không ngần ngại giới thiệu bạn bè cùng tham gia vào đội ngũ làm game tại Vinagame. Với tôn chỉ: “Con người là yếu tố quan trọng nhất, tài sản quý giá nhất mà mình cần phải tôn trọng và giữ gìn.” [14] - là nền tảng xây dựng nên triết lý kinh doanh của Vinagame. Điều đó tạo nên lực hướng tâm chung, giúp các thành viên trong công ty hiểu rõ hơn sứ mệnh, trách nhiệm của mình để giúp họ nỗ lực, hăng say hơn trong công việc.

* Văn hóa doanh nghiệp giúp giảm xung đột và kích thích sự sáng tạo của mỗi thành viên trong công ty.

Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

Tại doanh nghiệp mà môi trường văn hóa tích cực ngự trị mạnh mẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất. Các nhân viên được khuyến khích để tách biệt và tự lập có thể đưa ra sáng kiến kể cả đối với các nhân viên ở cấp cơ sở.

Văn hóa doanh nghiệp là vấn đề lớn và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phải được coi như tôn chỉ mục đích của công ty. Mỗi doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc lành mạnh thì sẽ tạo động lực, sự say mê cho mỗi nhân viên.

2. Văn hóa tạo tác động tiêu cực.

Thực tế chứng minh rằng các doanh nghiệp thành công đều có mục tiêu rõ ràng trong khi đó các doanh nghiệp có thành tích kém hơn nhiều thì do nhân viên chưa có niềm tin với doanh nghiệp, doanh nghiệp chưa có một mục


tiêu, định hướng mục tiêu chung cho các thành viên của công ty. Theo nghiên cứu của Fecllity Stevens và Mark Di Somma - hai chuyên gia tư vấn về xây dựng nhãn hiệu marketing chiến lược và giao tiếp thì trong các doanh nghiệp có đến 70% nhân viên [22] của các doanh nghiệp không cảm thấy vui vẻ khi làm việc. Nghiên cứu của Steven và Somma cho thấy có hai nguyên nhân chính: thứ nhất đó là các nhân viên thấy không được đánh giá cao và tôn trọng nếu họ chỉ được xem như là một công cụ, một nguồn lực của doanh nghiệp. Thứ hai là họ cảm thấy phải làm việc trong một môi trường văn hóa không có sức sống.

Một doanh nghiệp có nền văn hóa doanh nghiệp tiêu cực: nhân viên sẽ không biết được mục tiêu tiền đồ của doanh nghiệp, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa nhà quản lý và các nhân viên, cơ chế quản lí cứng nhắc, độc đoán, chuyên quyền... sẽ tạo ra không khí thờ ơ, thụ động, và không tạo được hứng thú, tích cực, sáng tạo cho nhân viên trong quá trình làm việc.

Công việc sẽ xác định phần lớn cuộc đời của người nhân viên. Nó quyết định đến tâm lý, đến sức khỏe, đời sống vật chất tinh thần của người nhân viên. Vì vậy, một môi trường văn hóa doanh nghiệp không lành mạnh, không chấp nhận và hòa nhập với môi trường xung quanh thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý làm việc của nhân viên, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.

Hình thành văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là một sớm một chiều mà đó là cả một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của tổng hợp nhiều yếu tố. Trong tất cả các yếu tố đó, ba yếu tố ảnh hưởng và có ý nghĩa quyết định tới việc hình thành văn hóa doanh nghiệp đó là: văn hóa truyền thống dân tộc, nhà lãnh đạo và những nét văn hóa du nhập từ các nền văn hóa


khác. Tìm hiểu tác động của từng yếu tố, chúng ta sẽ thấy được vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới quá trình hình thành nên nền văn hóa doanh nghiệp.

1. Văn hóa truyền thống dân tộc.

Như chúng ta đã biết, văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc. Vì vậy, mỗi nền văn hóa doanh nghiệp cũng mang một phần đặc điểm, đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Văn hóa của quốc gia này muốn bén rễ vào một quốc gia khác, một dân tộc khác mà không ăn khớp với bản sắc dân tộc nước đó tất sẽ bị bài xích, gạt bỏ. Vì thế văn hóa doanh nghiệp dứt khoát phải coi bản sắc văn hóa dân tộc bản địa là cơ sở để phát triển. Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận. Cả hai mặt này đều liên quan đến văn hóa dân tộc sở tại, liên quan tới quan niệm giá trị, đặc trưng hành vi của dân tộc đó. Nếu doanh nghiệp biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc dân tộc mà họ đang sống thì họ sẽ thành công còn nếu chỉ biết du nhập nguyên xi mô hình văn hóa doanh nghiệp nước ngoài không gắn kết với văn hóa bản địa, họ sẽ thất bại.

Theo các nhà nghiên cứu, ở từng quốc gia phát triển, đều có một nền văn hóa kinh doanh riêng và nền văn hóa này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những đặc tính của nền văn hóa truyền thống dân tộc. Ví dụ như văn hóa Mỹ là văn hóa điển hình của một nền văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân. Tại các công ty của Mỹ, cá nhân là người quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thành tích cá nhân được các công ty Mỹ coi trọng. Người Mỹ thường nói: “Nếu bạn không tự mình bước đi, bạn sẽ không thể đi xa hơn”. Người Mỹ sẵn sàng bỏ việc để đi tìm một chỗ làm tốt hơn cũng như các công ty Mỹ sẵn sàng sa thải nhân viên nếu thấy họ không cần thiết nữa, một mình


chứng cụ thể là bình quân mỗi người lao động tại Mỹ thay đổi chỗ làm 8 lần [27]trong cuộc đời của họ.

Ngược lại ở Nhật Bản thì hoàn toàn khác. Văn hóa truyền thống của Nhật Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng. Đó là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty Nhật Bản đều có các tổ chức công đoàn. Các quyết định sẽ được đưa ra theo quyết định của tập thể. Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật Bản đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó chặt chẽ với nhau. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều được lãnh đạo hỏi thăm chu đáo. Vì làm việc suốt cuộc đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo mọi điều kiện để học hỏi và đào tạo từ ngân sách của công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.

Có một sự khác biệt cơ bản trong tư duy của người Nhật về doanh nghiệp. Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là cổ đông. Người quản lí doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lí phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lí. Ví dụ một người phụ trách bán hàng tại một công ty đa quốc gia của Mỹ có quyền quyết định bán sang thị trường nào, bán ở mức giá nào và cho khách hàng nào nhưng họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Nếu có vấn đề gì xảy ra, họ phải tự chịu trách nhiệm trước công ty về các hậu quả. Tuy nhiên, người Nhật lại quan niệm doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức. Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung. Doanh

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí