Tăng Cường Và Nâng Cao Sự Quản Lý Của Nhà Nước


pháp phòng ngừa và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo chủ trương “Hội nhập nhưng không hoà tan” của chính phủ.

Chính vì thế mà vấn đề cấp thiết hiện nay là phải làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam mà vẫn giữ được bản sắc của dân tộc. Để thực hiện thành công nhiệm vụ ấy thì việc xây dựng và phát triển VHDN cho các công ty, trong đó có các ngân hàng thương mại Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng.‌

II. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VHDN CHO CÁC NHTM VIỆT NAM


1. Giải pháp tầm vĩ mô


1.1 Xác định phương hướng phát triển đúng đắn

Phương hướng phát triển đã đề cập ở trên là phương hướng chung, phương hướng theo quy luật phát triển, là phương hướng “theo lý luận”. Để có thể biến nó thành hiện thực thì chúng ta phải xem xét đến điều kiện thực tế của Việt Nam để có những bước đi cụ thể, hiệu quả, tránh vội vàng, hình thức. Hội nhập đúng là cơ hội cho các DN Việt Nam dễ dàng hoà nhập với thương mại thế giới; tạo điều kiện cho họ học tập văn hoá quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; người tiêu dùng Việt Nam được nâng cao văn hóa tiêu dùng, tiếp cận được với VHDN mới sẽ đưa họ vào đúng vị trí của mình. Nhưng tấm huy chương nào cũng có hai mặt của nó. So sánh trình độ phát triển VHDN Việt Nam với VHDN thế giới. VHDN thế giới hiện nay đã bước vào giai đoạn ba, còn VHDN Việt Nam mới đang ở giai đoạn hai, Việt Nam đến bây giờ vẫn chưa xây dựng được nền tảng nhận thức về VHDN nên có khả năng sẽ lúng túng khi hội nhập nền kinh tế thế giới bởi lúc này nhiệm vụ kết hợp hài hoà giữa các “cái lợi” không chỉ bó


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn cả các nước khác nữa. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng (cả pháp lý lẫn vật chất) chưa đủ mạnh để đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thế giới, Việt Nam khó có thể trụ vững trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường quốc tế. Chính vì thế, các DN Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị về kiến thức chuyên môn cũng như văn hóa chung để có thể chủ động hội nhập.

Nước ta phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong quá trình xây dựng, phát triển VHDN, chúng ta cũng cần giữ vững định hướng trên. Vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, vừa tiếp thu được những tiến bộ của VHDN thế giới trong khi DN Nhà nước giữ vai trò là định hướng cho nền kinh tế đất nước.

Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Một vấn đề khác nữa mà trong phương hướng phát triển chúng ta cần lưu ý đó là toàn cầu hoá đúng là có mang lại cơ hội nhưng “các nước phát triển có những lợi thế rõ rệt còn các nước đang phát triển có những bất lợi rõ rệt” [9]. Các nước phát triển lớn tiếng kêu gọi tự do mậu dịch nhằm bành trướng thị trường nhưng mặt khác họ lại tìm đủ cách để bảo hộ thị trường trong nước. Vụ kiện về cá basa Việt Nam được phát động tại Hoa Kỳ gần đây là một trong nhiều chứng minh. Nói là VHDN trên thế giới đã biết kết hợp lợi ích chủ thể với lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng nhưng có lẽ “cộng đồng” ở đây mới chỉ dừng lại ở phạm vi một quốc gia, hay một khu vực chứ chưa phải là toàn thế giới. Chính vì thế trong cạnh tranh, sự không bình đẳng là không ít. Hơn nữa, các DN Việt Nam hầu hết là vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính không thể so sánh với nhiều tập đoàn quốc tế. Cho nên, chúng ta vẫn phải thận trọng để tránh thua thiệt ngay cả khi chúng ta muốn cạnh tranh bằng VHDN.

1.2 Tăng cường và nâng cao sự quản lý của Nhà Nước

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật của Nhà nước

Các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành cũng mới chỉ


chú ý đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của kinh doanh. Sự thiếu vắng hoặc mờ nhạt của khía cạnh văn hoá trong các chính sách, cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành có nguyên nhân cơ bản từ sự thiếu hụt rõ ràng trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách” [6,Tr.94]

Khung khổ pháp luật là một công cụ quan trọng có tác động đến nền kinh tế nói chung, cũng như việc xây dựng văn hoá Việt Nam. Nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Những hạn chế về VHDN ở nước ta hiện nay cũng một phần là do khung khổ pháp luật của chúng ta chưa đủ mạnh. Việc các DN được thành lập ồ ạt cũng là dấu hiệu đáng mừng song đồng thời với nó là tình trạng các DN “ma”, lừa đảo, làm ăn phi pháp không phải là ít. Có tình trạng đó là do chính sách của chúng ta có nhiều khe hở, không kiểm soát được việc thành lập DN, hoạt động của các DN. Quốc hội đã ban hành nhiều bộ luật, nhưng các bộ luật có đi vào cuộc sống hay không còn là vấn đề. Luật thuế GTGT sau khi được ban hành có thêm 200 văn bản dưới luật để hướng dẫn, điều chỉnh...Trong hệ thống luật và văn bản dưới luật, như các báo từng phản ánh, không ít trường hợp mâu thuẫn nhau, hoặc có thể hiểu khác nhau, gây khó khăn cho người thực hiện chức trách của mình và gây thiệt hại cho người kinh doanh. Không những thế, còn tạo những khe hở để những DN lừa đảo lợi dụng rút tiền từ ngân quỹ nhà nước, như việc giả mạo giấy tờ để hoàn thuế GTGT. Không những thế các chính sách còn thể hiện sự bất bình đẳng giữa các DN tư nhân và DN Nhà nước. Để hạn chế tình trạng đó, những nội dung cần phải giải quyết đó là:

+ Thể chế kinh tế phải tiếp tục cụ thể hoá những quan điểm, đường lối của Đảng thành luật, chính sách của Nhà nước. Hình thành đồng bộ các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và cơ sở kinh doanh gia nhập thị trường và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận các yếu tố sản


xuất: vốn, lao động, đất đai, công nghệ, quản lý...thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu và các quyền hợp pháp khác đối với tất cả các công dân.

+ Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chính sách như: chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tài chính và tín dụng, chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại, chính sách phát triển DN, chính sách lao động tiền lương, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.

+ Các văn bản cụ thể hoá thể chế kinh tế cần phải được đội ngũ những nhà DN và quần chúng nhân dân tham gia đóng góp ý kiến tuỳ theo nội dung và yêu cầu. Đó là một cách thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của họ phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và cơ sở sản xuất kinh doanh gia nhập thị trường như tiếp tục rà soát để bãi bỏ các giấy phép, đảm bảo tự do kinh doanh theo pháp luật, không hề gây trở ngại cho việc bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của người dân.

+ Tiếp tục thi hành luật DN, đồng thờì với đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ thể chế kinh tế, hình thành đồng bộ thể thế kinh tế thị trường.

+ Trong nền kinh tế thị trường, cần có một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, DN Nhà nước thường được ưu đãi hơn về vốn, tín dụng, đất đai... Những ngành, DN quan trọng trong nền kinh tế như điện lực, bưu chính viễn thông...mang tính độc quyền cao, liên tục tăng giá làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng. Có thể nói độc quyền sinh ra trì trệ và độc quyền tuyệt đối sinh ra trì trệ tuyệt đối. Để khuyến khích các DN trong việc xây dựng VHDN cho riêng mình, trong việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động, cần có sự quy định rõ ràng về


chống cạnh tranh cũng như chống độc quyền.

- Cải cách thủ tục hành chính

Mục đích của việc cải cách thủ tục hành chính là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN, giảm chi phí thời gian, tiền bạc, sức lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích việc xây dựng và phát triển VHDN. Đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nên cần có nhận thức đúng đắn để đẩy nhanh quá trình này.

Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện việc thi hành Luật DN, đưa Luật DN vào cuộc sống hơn nữa để thực sự tạo ra bước chuyển biến mới trong đời sống kinh tế nước ta.

Loại bỏ các rào cản đang gây phiền hà và làm tăng chi phí đầu tư, kinh doanh nhất là trong các khâu thủ tục đầu tư, xét thầu, đấu thầu, xuất nhập khẩu, hải quan, thanh tra, kiểm tra hoạt động DN. Tháo gỡ những vướng mắc và giải quyết các khó khăn trong vấn đề sử dụng đất, vay vốn, ứng dụng công nghệ thông tin, xúc tiến thương mại...Nhà đầu tư nước ngoài ngại nhất khi đến Việt Nam là tình trạng quan liêu, giấy tờ, tệ tham nhũng, thuế cao và luật pháp không rõ ràng. Tình trạng tham nhũng phát triển được cũng do hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, xử lý không nghiêm. Bộ máy quản lý đáng lẽ ra phải là động lực cho sự phát triển kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế nhiều khi ngược lại, là trở ngại cho sự phát triển đó.

Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính, xem xét hoàn thiện nhận thức, cung cách làm việc của những nhân viên hành chính là tối quan trọng. Những biểu hiện quan liêu, giấy tờ, cửa quyền của các nhân viên ở các đơn vị hành chính hiện nay vẫn còn không ít. Đã có một thời người ta định nghĩa hành chính là “hành là chính”. Để không còn tình trạng “hành là chính” thì chúng ta phải nâng cao nhận thức cho các cán bộ công chức, chính họ phải là những


người tạo điều kiện, hướng dẫn nhiệt tình cho các DN trong quá trình làm thủ tục pháp lý về đăng ký kinh doanh, đăng ký và bảo vệ thương hiệu của DN mình...Hơn nữa, phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân cho công chức dưới dạng: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm công chức và trách nhiệm chính trị.

Để khuyến khích hoạt động kinh doanh, khuyến khích các DN tự tạo cho mình một nền VHDN riêng không thể không đi kèm với đổi mới tổ chức và bộ máy, với một cuộc cải cách hành chính căn cơ, tận gốc, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội phục vụ cho DN làm thước đo, tiêu chí hàng đầu.

- Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước

Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc tạo nền tảng và khuyến khích các DN xây dựng VHDN. Chính vì thế mà cần chú trọng đến việc hoàn thiện công tác quản lý theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh và phát triển VHDN. Hiện nay, chúng ta nói nhiều đến vấn đề là quản lý làm sao cho vừa chặt chẽ vừa thông thoáng. Thông thoáng để các DN được tự do sản xuất kinh doanh nhưng vẫn trong khuôn khổ của pháp luật và đúng hướng phát triển chung của đất nước là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Những việc chúng ta cần làm là:

Cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, chấm dứt cơ chế bộ chủ quản, thực sự tách quản lý Nhà nước ra khỏi quản lý sản xuất - kinh doanh; thực hiện xoá bao cấp, giảm bảo hộ và chỉ bảo hộ khi cần thiết, có điều kiện đối với những ngành, lĩnh vực sản phẩm quan trọng; thực hiện độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực cần thiết, nhưng không biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền DN; giảm đến mức tối đa giá các loại đầu vào của sản xuất kinh doanh như đất đai, điện, xăng dầu, cước phí bưu chính viễn thông. Có như thế thì mới có cạnh tranh công bằng và các DN mới thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển VHDN đối với sự thành công của


DN.

Riêng đối với DN dân doanh, Nhà nước cần có nhiều chính sách với

biện pháp hỗ trợ tài chính trong thời kỳ khởi sự, nhưng không nên bằng biện pháp giảm, miễn thuế. Thuế là nghĩa vụ của DN đối với Nhà nước không có ngoại lệ, có thu nhập thì phải nộp thuế theo luật định, còn hỗ trợ của Nhà nước là thể hiện vai trò tác động của Nhà nước đối với DN, không nên bù trừ hai cái đó với nhau. “Kinh nghiệm ở các nước công nghiệp hiện nay, các DN nhỏ vẫn chiếm số lớn và được khuyến khích, tài trợ, vì nhờ tài trợ đó mà chuyển được những người thất nghiệp sang tự kinh doanh, giải quyết được vấn đề thất nghiệp nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn đầu tư cho các DN lớn, nặng về cơ sở, trang thiết bị, máy móc, đồng thời tạo được cơ sở pháp lý cho ngân hàng và vì cạnh tranh mà ngân hàng phải tìm kiếm khách hàng là mọi DN. Chỉ có trên cơ sở đó, các DN dân doanh khởi sự mới có điều kiện tiếp cận với ngân hàng để giải quyết nhu cầu về vốn trong kinh doanh. Bởi lẽ, không thể hy vọng vào khả năng cạnh tranh của DN dân doanh nếu chỉ dựa vào đồng vốn đầu tư của họ”. [3,Tr.169].

Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Các Bộ, ngành và các cấp chính quyền tại địa phương phải thực sự quan tâm và chỉ đạo sát sao việc quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chủ trương và các giải pháp của Chính phủ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Cần nâng cao trách nhiệm cá nhân (hay nói cách khác là cá thể hoá trách nhiệm) của những người đứng đầu các Bộ, ngành và địa phương về cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, và gian lận thương mại. Đồng thời cần có cơ quan thay mặt Chính phủ để giải quyết các công việc liên quan đến buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Mặt khác, việc này phải làm cả ở biên giới và nội địa. Đồng thời với việc nâng cao chức


năng, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, chúng ta cần phải có những hoạt động tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ tác hại của nó đối với nền kinh tế nước nhà để nhân dân góp sức trong công tác này. Chúng ta có tích cực trong công tác này thì mới có thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các DN làm ăn chân chính và biết quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng và toàn xã hội.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm vững các kiến thức và kỹ năng sản xuất – kinh doanh cho các nhà DN. Một vấn đề còn tồn tại trong xây dựng và phát triển của VHDN Việt Nam là không nhiều các DN Việt Nam trước khi khởi nghiệp đã qua một khoá đào tạo chính quy về nghiệp vụ kinh doanh còn VHDN thì ngay trong các trường đại học khối kinh tế bây giờ, cũng mới chỉ có Đại học Thương mại là có môn học này.

Cung cấp thông tin cập nhật cho các nhà DN bao gồm các thông tin về thị trường trong và ngoài nước, giá cả, thể chế, chính sách, những văn bản pháp quy có liên quan và cả tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của DN mình.

Giúp các nhà DN tiếp xúc với thế giới, với những biến động của thị trường thế giới, giao lưu văn hoá với các doanh nhân nổi tiếng, giúp họ tham quan, khảo sát, tiếp cận thị trường thế giới từ đó mở rộng thị trường ra nước ngoài và học tập kinh nghiệm của bạn hàng về quản lý cũng như xây dựng VHDN.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, công trình thuỷ lợi, thông tin đồng thời chấn chỉnh quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước, đảm bảo chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí