Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13


ATM miễn phí nhưng đối với những khách hàng là công chức tham gia gửi tiền với khối lượng lớn, có thể khuyến mại bằng các thẻ mua hàng miễn phí, giảm giá tại các trung tâm mua sắm (với khách hàng nữ) hoặc thẻ chơi golf, vé du lịch…(với khách hàng là nam giới).

- Chăm sóc khách hàng thường xuyên: ngân hàng cần đặt vấn đề chăm sóc khách hàng lớn qua việc thành lập các phòng chăm sóc khách hàng. Nhiệm vụ của phòng này là tìm ra các khách hàng lớn, có khả năng hợp tác lâu dài và thực hiện chăm sóc họ như: thông tin về các sản phẩm mới, gửi thiệp, quà mừng với những dịp đặc biệt ý nghĩa của khách hàng: ngày Tết, ngày thành lập chi nhánh mới (khách hàng là tổ chức), sinh nhật (khách hàng là cá nhân), hay thực hiện ưu tiên đổi tiền mới cho khách hàng dịp Tết,…

Khách hàng là định hướng trung tâm của doanh nghiệp, có được khách hàng đã khó, việc duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng còn khó khăn và phức tạp hơn. Do vậy, vấn đề xây dựng và phát triển một nền khách hàng bền vững phải được coi là một việc làm quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Văn hoá ngân hàng là một sợi dây nối kết khách hàng với ngân hàng, góp phần tạo nên lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng nhờ độ thoả dụng cao về mặt tinh thần mà một nền văn hoá ngân hàng cao mang lại.


KẾT LUẬN

Trên thế giới, đã từ rất lâu văn hoá doanh nghiệp trong ngân hàng được đề cập đến và thực hiện trong hệ thống ngân hàng thương mại. Những nước có một hệ thống ngân hàng vững mạnh cũng là những nước có nền văn hóa ngân hàng mạnh nhất. Xã hội càng phát triển, khi mà đa số khách hàng chọn sử dụng sản phẩm dựa theo cảm tính thì một ngân hàng có văn hóa mạnh sẽ thu hút nhiều hơn lượng khách hàng về mình. Văn hoá ngân hàng mạnh là một phần tạo nên thương hiệu mạnh cho ngân hàng. Xây dựng văn hoá ngân hàng là vấn đề mới được đặt ra trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và đang được các ngân hàng tích cực thực hiện. Trong quá trình xây dựng, còn khá nhiều tồn tại cần được giải quyết. Với đề tài này, người viết đề cập đến thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong ngân hàng và chỉ ra những yếu kém còn tồn tại. Trên cơ sở đó, người viết đưa ra một số giải pháp mà các ngân hàng thương mại có thể tham khảo để phát triển một nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình bởi trong tương lai không xa chính văn hoá ngân hàng cùng với thương hiệu ngân hàng sẽ là quan tâm hàng đầu đối với mỗi khách hàng của ngân hàng thương mại.

Gia nhập WTO- tổ chức kinh tế lớn nhất toàn cầu là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tê thế giới. Song các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức trước áp lực cạnh tranh khốc liệt của các hệ thống ngân hàng ở những nước vốn đã có nền tài chính vững mạnh đồng thời phải áp dụng các chuẩn mực ngân hàng hiện đại trong khi trình độ phát triển còn non yếu. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể đặt niềm tin ở sự phát triển lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tương lai không xa.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

1. Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2001.

2. Trần Quốc Dân. Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2003).

Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

3. Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Báo cáo về Tình hình kinh tế xã hội năm 2003 và nhiệm vụ năm 2004 trình bày tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI ngày 21/10/2003.

4. Thanh Lê. Từ điển xã hội học. Nhà xuất bản khoa học xã hội, H.1996.

5. Phạm Xuân Nam. Văn hoá và kinh doanh. Nhà xuất bản khoa học xã hội, H.1996.

6. Giáo sư tiến sĩ khoa học Phạm Văn Nghiên, Vũ Hoà, Trần Trúc Thanh. Văn hoá và kinh doanh. Nhà xuất bản lao động, 2002.

7. Tiến sĩ Tô Ngọc Hưng. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê, 2003.

8. PGS,.TS Nguyễn Thị Minh Hiền. Giáo trình marketing ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê, 2004

9. Tạp chí ngân hàng số 8

10. Đặng Thu Hương Nhật3K40F ĐHNT. Văn hoá doanh nghiệp tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ công ty FPT (luận văn), 2005.

11. CD-ROM Luật, Luật Doanh Nghiệp.

12. Thông tin trên Internet về văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

http://www.cinet.gov.vn http://www.sbv.gov.vn


http://www.vietcombank.com.vn http://www.bidv.com.vn


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I 5

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 5

I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 5

1. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ 5

2. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 6

II. CÁC YẾU TỐ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 7

1. MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ HỮU HÌNH 7

1.1 KHẨU HIỆU CÔNG TY 8

1.2 THƯƠNG HIỆU 10

1.3 ĐỒNG PHỤC 10

1.4 BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG CỦA CÔNG TY 11

1.5 LOGO VÀ THIẾT KẾ LOGO TRONG KINH DOANH 11

1.6 GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN THỐNG CÔNG TY, HUYỀN THOẠI VỀ CÁC NHÂN VẬT ANH HÙNG CỦA DN 12

1.7 LỊCH SỬ CÔNG TY 13

2. TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 15

3. NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG (NIỀM TIN, NHẬN THỨC, SUY NGHĨ VÀ TÌNH CẢM) CÓ TÍNH VÔ THỨC, MẶC NHIÊN

ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRONG DOANH NGHIỆP 19

III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 21

1. CÁCH THỨC ỨNG XỬ VÀ GIAO TIẾP TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 21

1.1 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ 22

1.2 CÁCH ỨNG XỬ CỦA NHÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN 23

1.3 PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG TRONG DOANH NGHIỆP 24

1.3.1 LẮNG NGHE NHÂN VIÊN 24

1.3.2 ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN 24

1.4 QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO 25

2. HÀNH VI GIAO TIẾP VỚI KHÁCH HÀNG VÀ ĐỐI TÁC KINH DOANH 26

2.1 BIẾN KHÁCH HÀNG THÀNH BẠN 26

2.2 KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ 26

2.3 MẤU CHỐT ĐỂ THOẢ MÃN KHÁCH HÀNG 27

2.4 CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TRƯỚC BÁN HÀNG VÀ SAU BÁN HÀNG 27

IV. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 27

1. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP LÀ TÀI SẢN TINH THẦN, NGUỒN LỰC ĐỂ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 29

2. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 30

3. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VỪA LÀ MỤC TIÊU VỪA LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 31

3.1 VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP LÀ MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP 31

3.2 VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP LÀ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 31

3.2.1 QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH BẠI CỦA DOANH NGHIỆP . 31

3.2.2 KHÍCH LỆ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ SÁNG CHẾ 32

4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÓ THỂ LÀ YẾU TỐ KÌM HÃM SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 33

CHƯƠNG II 34

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM 34

I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 34

1. KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 34

2. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 35

2.1 TÍNH VÔ HÌNH 35

2.2 TÍNH KHÔNG THỂ TÁCH BIỆT 35

2.3 TÍNH KHÔNG ỔN ĐỊNH VÀ KHÓ XÁC ĐỊNH 36

3. PHÂN LOẠI SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 36

4. KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG 37

II. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 39

1. VĂN HOÁ NỘI BỘ NGÂN HÀNG 39

1.1 VĂN HOÁ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO 39

1.2 VĂN HÓA TRONG MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC 40

2. VĂN HOÁ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 43

2.1 VĂN HÓA TRƯỚC GIAO DỊCH 44

2.2 VĂN HOÁ TRONG GIAO DỊCH 45

2.3 VĂN HOÁ SAU GIAO DỊCH 46

III. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 47

1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 47

2. CÁC MÔ HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM. 49

2.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH 49

2.2 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 49

2.3 NGÂN HÀNG LIÊN DOANH 50

2.4 CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 50

3. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 51

3.1 VĂN HOÁ NỘI BỘ NGÂN HÀNG 51

3.1.1 VĂN HOÁ NHÀ LÃNH ĐẠO 51

3.1.2 VĂN HOÁ TRONG MỐI QUAN HỆ CÔNG VIỆC 52

3.2 VĂN HOÁ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 59

3.2.1 VĂN HOÁ TRƯỚC GIAO DỊCH 59

3.2.2 VĂN HÓA TRONG GIAO DỊCH 63

3.2.3 VĂN HOÁ SAU GIAO DỊCH 68

CHƯƠNG III 72

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 72

I. BỐI CẢNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 72

II. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VHDN CHO CÁC NHTM VIỆT NAM

............................................................................................................. 73

1. GIẢI PHÁP TẦM VĨ MÔ 73

1.1 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÚNG ĐẮN73

1.2 TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC 74

1.3 NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ VAI TRÒ CỦA DOANH NHÂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VHDN 81

2. GIẢI PHÁP TẦM VI MÔ 83

2.1 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 84

2.1.1 PHẢI XÂY DỰNG ĐƯỢC HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỦA NGÂN HÀNG MÌNH 84

2.1.2 PHẢI XÂY DỰNG ĐƯỢC MỘT NGUỒN NHÂN LỰC CÓ VĂN HOÁ, CÓ TRÌNH ĐỘ, KHÔNG NGỪNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ VÀ NÂNG CAO GIÁO DỤC 87

2.2 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NỀN KHÁCH HÀNG BỀN VỮNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 90

2.2.1 PHẢI XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH NGÂN HÀNG THEO ĐỊNH HƯỚNG KHÁCH HÀNG.

................................................................................................. 91

2.2.2 CẦN LÀM TỐT CÔNG TÁC CÁN BỘ, BỒI DƯỠNG NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC KHÁCH HÀNG 92

2.2.3 NGÂN HÀNG CẦN ĐỔI MỚI, CẢI TIẾN QUY TRÌNH THỦ TỤC CUNG CẤP SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THEO HƯỚNG NGÀY CÀNG ĐÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG 93

2.2.4 PHẢI ĐA DẠNG HOÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 94

2.2.5 THƯỜNG XUYÊN TUYÊN TRUYỀN, QUẢNG CÁO NÂNG CAO UY TÍN VỊ THẾ CỦA NGÂN HÀNG 94

2.2.6 PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING KHÁCH HÀNG PHÙ HỢP 96

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022