So Sánh Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Vhdn Tại Các Nhtm Nhà Nước Và Tư Nhân Ở Tỉnh Quảng Ngãi

sáng tạo và đổi mới trong ngân hàng. Theo kết quả phân tích hồi quy, HN không có ảnh hưởng trực tiếp đến VH trong trường hợp nghiên cứu các NHTM tư nhân ở tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, trong kiểm định sự tương quan các biến, Yếu tố VHDN và Quá trình hội nhập (HN) có sự tương quan với r là 0,273 và Sig. = 0,001. Điều này có thể kết luận rằng trong mô hình nghiên cứu này, HN không ảnh hưởng đến VH của các NHTM tư nhân, nhưng HN có thể có ảnh hưởng một cách gián tiếp thông qua các yếu tố khác. Kết quả kiểm định giả thuyết H6 cho thấy cho kết quả mức ý nghĩa thống kê 0,324 > 0,05; điều này cho thấy yếu tố Quá trình hội nhập được đánh giá là không có tác động trực tiếp đến VHDN trong mô hình nghiên cứu tại các NHTM Tư nhân ở tỉnh Quảng Ngãi.

3.4.3. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển VHDN tại các NHTM nhà nước và tư nhân ở tỉnh Quảng Ngãi

Đối sánh kết quả nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển VHDN tại hai nhóm NHTM nhà nước và tư nhân ở tỉnh Quảng Ngãi, cho thấy có sự khác biệt giữa hệ thống các yếu tố được xác định có ảnh hưởng trực tiếp đến VHDN của các ngân hàng này (Bảng 3.21).

Bảng 3.21. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN tại hai nhóm NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi

Yếu tố ảnh hưởng

Hệ số hồi quy

NHTM nhà nước

NHTM tư nhân

Lãnh đạo


CBNV 0,592

LD 0,118

Nhân viên

NV 0,286

Đặc thù công việc

-

CV 0,080

Môi trường cạnh tranh

-

CT 0,098

Khách hàng

KH 0,143

KH 0,215

Quá trình hội nhập

HN 0,040

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi - 17

Nguồn: Kết quả tính toán và tổng hợp của tác giả

Thứ nhất, khác biệt về thành phần các yếu tố ảnh hưởng. Đối với nhóm NHTM nhà nước, VHDN chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố Cán bộ nhân viên (bao gồm lãnh đạo và nhân viên ngân hàng), Khách hàng và Quá trình hội nhập. VHDN tại các NHTM tư nhân lại chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như Nhân viên, Khách hàng,

Lãnh đạo, Môi trường cạnh tranh và Đặc trưng công việc. Cán bộ nhân viên tại NHTM nhà nước được hiểu là bao gồm cả hai đối tượng là Lãnh đạo và Nhân viên ngân hàng, được kết quả phân tích nhân tố EFA gom thành một yếu tố mới, cho thấy hai đối tượng này có những tác động giống nhau đối với VHDN tại NHTM nhà nước. Ngược lại, trong trường hợp các NHTM tư nhân, Nhân viên là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến VHDN, Lãnh đạo ngân hàng được đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng thứ ba trong năm yếu tố được xác định ở kết quả nghiên cứu định lượng. Ngoài ra, Quá trình hội nhập được đánh giá là có ảnh hưởng đến VHDN tại NHTM nhà nước nhưng không ảnh hưởng đến VHDN tại NHTM tư nhân; trong khi yếu tố Đặc thù công việc và Môi trường cạnh tranh được đánh giá có ảnh hưởng đến VHDN tại NHTM tư nhân nhưng không có ảnh hưởng đối với VHDN tại NHTM nhà nước.

Thứ hai, khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trong kết quả phân tích nêu trên, có thể thấy trong mô hình nghiên cứu của nhóm các NHTM nhà nước, Cán bộ nhân viên ngân hàng là yếu tố tác động tích cực nhất đến VHDN với hệ số hồi quy là 0,592; trong khi hai yếu tố còn lại là Khách hàng và Quá trình hội nhập có hệ số hồi quy là 0,143 và 0,040. Sự cách biệt trong hệ số hồi quy cho thấy sự khác nhau rõ ràng về mức độ ảnh hưởng giữa yếu tố Cán bộ nhân viên và các yếu tố còn lại đối với VHDN trong nhóm NHTM này.

Mặt khác, đối với nhóm NHTM tư nhân, các hệ số hồi quy của các biến trong mô hình nghiên cứu dao động từ 0,080 đến 0,286 cho thấy sự khác biệt không quá lớn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đối với VHDN tại các ngân hàng này. Trong đó, các yếu tố liên quan đến con người là Nhân viên, Lãnh đạo và Khách hàng có mức độ ảnh hưởng cao hơn nhóm các yếu tố khác là Đặc thù công việc và Cạnh tranh của thị trường. Mức độ ảnh hưởng giữa hai nhóm này cũng không quá cách biệt.

3.5. Đánh giá chung về văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi

3.5.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, các giá trị vật thể và phi vật thể của văn hóa doanh nghiệp được quan tâm xây dựng và phát triển tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi.

Hệ thống qui định, quy trình nghiệp vụ được xây dựng và thực hiện rõ ràng, thống nhất. Các giá trị cốt lõi và các định hướng phát triển được thể hiện tốt trong Sứ

mệnh, Triết lý kinh doanh và tầm nhìn chiến lược. Hệ thống biểu trưng được sử dụng thống nhất với hệ thống ngân hàng cả nước và mang lại hiệu quả cao trong việc tạo ra nét đặc trưng của từng NHTM, là điểm phân biệt chủ yếu của ngân hàng này với ngân hàng khác. Các hoạt động thi đua, văn nghệ thể thao và các lễ nghi hội họp được các NHTM tổ chức sôi nổi và thường xuyên, góp phần làm rõ các nét văn hóa của từng ngân hàng.

Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay thể hiện tính hợp tác và cạnh tranh cao, tương đối phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tín dụng, dịch vụ tài chính, các NHTM hướng tới các loại hình văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm. Đồng thời, để có thể đáp ứng tính cạnh tranh cao, các NHTM còn chú trọng xây dựng tính hợp tác trong môi trường làm việc bên trong của ngân hàng. Vì vậy khi hai loại hình Văn hóa gia đình và Văn hóa thị trường được đánh giá cao trong nghiên cứu các NHTM ở cả hai nhóm nhà nước và tư nhân, chứng tỏ sự đồng nhất về định hướng xây dựng và phát triển VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi so với tình hình chung trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam.

Thứ ba, vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong cạnh tranh đang được các NHTM đánh giá cao thông qua việc các NHTM đánh giá các yếu tố ảnh hưởng bao gồm môi trường cạnh tranh, quá trình hội nhập và yếu tố con người.

3.5.2. Tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất, về biểu hiện của VHDN tại các NHTM có những tồn tại như sau:

- Kiến trúc nơi làm việc và trang trí công sở chưa thực sự là yếu tố tạo ra sự khác biệt của các NHTM. Vì điều kiện về qui mô hoạt động, đa số các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chỉ đặt trụ sở cố định là văn phòng chi nhánh chính, các văn phòng làm địa điểm giao dịch trực thuộc chi nhánh nằm ở mặt bằng được thuê từ sở hữu tư nhân trong thời gian có kỳ hạn. Lý do này dẫn tới việc các NHTM chưa mạnh dạn đầu tư vào việc trang trí công sở và thiết kế kiến trúc nơi làm việc để tạo ra nét đặc trưng cũng như là công cụ nhận diện thương hiệu cho đơn vị.

- Các hoạt động tôn vinh giá trị truyền thống, các giai đoạn phát triển của ngân hàng chưa nhận được sự quan tâm của các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi. Các hoạt động

này được tổ chức thường xuyên tại các chi nhánh thành phố trung ương hay Hội sở trong các dịp lễ truyền thống của ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng tại địa phương chỉ tập trung phát triển các giá trị vật thể và xem đó là công cụ nhận diện thương hiệu của đơn vị, chưa đưa các hoạt động này vào hệ thống các giá trị văn hóa cần được phát triển tại đơn vị. Truyền thống phát triển cũng là một giá trị văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tính đoàn kết và sự tự hào của tập thể cán bộ nhân viên ở bất cứ chi nhánh ngân hàng nào.

- Cán bộ nhân viên không hình dung ra vị trí đóng góp của bản thân trong quá trình phát triển của ngân hàng. Nguyên nhân từ việc các ngân hàng này chưa quan tâm đến nhận thức về sự phát triển của tổ chức trong tương lai và nhận thức của CBNV về vai trò của họ đóng góp vào sự phát triển này. Nhân viên chưa tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển VHDN của ngân hàng, mà thường xem VHDN là thứ tồn tại sẵn có trong ngân hàng và thực hiện theo những qui định ấy. Đặc biệt các giá trị chung được thống nhất như Sứ mệnh, Triết lý kinh doanh, Tầm nhìn chiến lược thể hiện các giá trị cốt lõi mà các ngân hàng mong muốn hướng tới nhưng chưa thực sự nêu bật vai trò của các thành viên trong các giá trị ấy.

- Nét đặc trưng trong phong cách làm việc của các ngân hàng chưa được biểu hiện rõ ràng. Tập thể cán bộ nhân viên đánh giá rằng các NHTM ở Quảng Ngãi không có mấy khác biệt. Điều này có thể đến từ các giá trị văn hóa doanh nghiệp của các NHTM này chưa được chú trọng phát triển trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là chưa chú tâm trong việc định vị thương hiệu. Nguyên nhân của tồn tại này có thể do việc các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi chưa quan tâm đúng mức vào việc tôn vinh hay phát triển các giá trị văn hóa truyền thống nhằm tăng tính đoàn kết của tập thể thành viên trong ngân hàng.

Thứ hai, có sự cách biệt lớn về tính chất VHDN tại các NHTM nhà nước giữa giá trị hiện tại và giá trị kỳ vọng của nhân viên. Về loại hình VHDN hiện tại của các NHTM nhà nước có xu hướng thiên về văn hóa thị trường với tính cạnh tranh cao trong khi kỳ vọng của nhân viên mang hướng ngược lại. Kết quả cho thấy nhân viên tại các ngân hàng này mong muốn giảm tính cạnh tranh và tăng cường tính hợp tác chia sẻ trong môi trường làm việc hàng ngày. Việc xuất hiện này càng nhiều các chi nhánh NHTM tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gây ra sự cạnh tranh gay gắt trong

việc thu hút khách hàng và giữ được thị phần. Điều nay khiến cho các NHTM nhà nước đặt ra các mục tiêu về doanh số cho các vị trí công việc ngày càng cao tạo ra áp lực lớn cho nhân viên và khiến tính cạnh tranh tăng cao trong khi nhân viên mong muốn nhận được sự hợp tác, chia sẻ nhiều hơn.

Thứ ba, vai trò của phát triển VHDN trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay giữa các NHTM chưa được nhận thức tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố con người (lãnh đạo, nhân viên ngân hàng, khách hàng) có ảnh hưởng rất tích cực đến phát triển VHDN tại các NHTM. Tuy nhiên nhận thức của các nhân viên về các giá trị VHDN chưa rõ ràng, các thành viên của ngân hàng chưa cảm nhận được sự khác biệt của văn hóa ngân hàng mình so với các đơn vị khác. Vì chưa hiểu rõ đóng góp của bản thân vào sự phát triển và hình ảnh thương hiệu của đơn vị, các nhân viên ngân hàng dường như nhìn nhận VHDN chỉ là các văn bản qui định, quy trình nghiệp vụ cần được thực hiện thống nhất trong hệ thống.

Thứ tư, các ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển các giải pháp để gia tăng độ nhận biết thương hiệu cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố cạnh tranh và hội nhập cũng có những ảnh hưởng nhất định đến VHDN của các NHTM, trong khi thực tế thương hiệu của các NHTM chưa có lợi thế cạnh tranh ở thị trường Quảng Ngãi. Khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính trên địa bàn chỉ có thể phân biệt các NHTM thông qua các tiêu chí như tính chất sở hữu, quy mô mạng lưới phân phối hay danh mục sản phẩm, cơ chế lãi suất. Vấn đề phát triển thương hiệu dựa trên các giá trị văn hóa doanh nghiệp tại các NHTM cần được quan tâm nhiều hơn tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. VHDN đại diện cho ngân hàng về các giá trị, hành vi, cách thức quản lý của tổ chức và đạo đức nghề nghiệp. Tất cả những điều này sẽ được thể hiện qua các phương tiện truyền thông hiện hữu như website, mạng xã hội,… và những yếu tố vô hình như thái độ, tác phong chuyên nghiệp, lòng nhiệt thành của nhân viên đối với khách hàng, trách nhiệm của ngân hàng đối với xã hội… sẽ được khách hàng, đối tác đánh giá cao.

Tiểu kết chương 3

Việc phân tích một số khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại đã cho cái nhìn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với nội dung nghiên cứu, tác giả luận án đã tiến hành thống kê, điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu kết hợp với phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS để đưa ra những phân tích đánh giá về các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp, chẩn đoán mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại và mô hình văn hóa doanh nghiệp kỳ vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Những kết luận rút ra từ thống kê đánh giá các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp cho thấy trong môi trường kinh doanh ngân hàng thương mại, văn hóa doanh nghiệp được thể hiện dưới hai nhóm yếu tố là vật thể và phi vật thể. Mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại được chẩn đoán thiên về đặc tính văn hóa thị trường và văn hóa thứ bậc, trong khi mô hình kỳ vọng thiên về gia tăng tính chia sẻ hợp tác và sáng tạo. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hai nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và tư nhân có sự khác biệt trong đặc tính văn hóa doanh nghiệp.

Trong nội dung chương này, tác giả cũng đã tiến hành phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại các nhóm ngân hàng thương mại. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các yếu tố ảnh hưởng, kết quả hồi quy cụ thể cho từng nhóm ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi cho thấy sự khác biệt trong đánh giá về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến phát triển VHDN tại đơn vị.

Những kết quả nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp này sẽ là những cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI

4.1. Tóm tắt chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Định hướng phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế đối với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty tài chính tiêu dùng và công ty cho thuê tài chính):

Giai đoạn 2018 - 2020:

- Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính: Tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bảo đảm mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật và chuẩn mực quốc tế; tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản;

- Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng từ “độc canh tín dụng” sang mô hình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử; gia tăng xuất khẩu dịch vụ tài chính; tiếp tục tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính; thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực phi tài chính, nhiều rủi ro; ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế;

- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng: Hoàn thiện, áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel và lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam; hoàn thiện và áp dụng các quy định về quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt; đa dạng hóa cơ cấu cổ đông; yêu cầu các tổ chức tín dụng công bố công khai, minh bạch, chính xác thông tin về chiến lược kinh doanh, sở hữu, tình hình tài chính, cơ cấu quản

lý, quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế;

- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại; nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; đồng thời đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công nghệ thông tin;

- Các ngân hàng thương mại Nhà nước đóng vai trò là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, chủ động hội nhập quốc tế; tích cực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam): Tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các ngân hàng thương mại Nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; lựa chọn cổ đông chiến lược có uy tín trên thị trường, có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị; chuẩn bị các điều kiện tiền đề, tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; cơ cấu lại theo mô hình ngân hàng thương mại đa năng; triển khai cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ;

- Tiếp tục củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống; hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2023