Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

---------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO MẠNG TẠI VIỆT NAM THỰC 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO MẠNG TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hải Linh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Lớp : Anh 6

Khoá : 45

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Huyền Minh




HÀ NỘI - 05/ 2010


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 01

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH

VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO MẠNG 03

1.1. Mô hình kinh doanh 03

1.1.1. Mô hình kinh doanh theo Alexander Osterwalder 03

1.1.2. Môi trường kinh doanh 06

1.2. Mô hình kinh doanh báo chí 09

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong ngành báo chí 09

1.2.2. Mô hình kinh doanh báo chí 13

1.2.3. Môi trường kinh doanh báo chí 21

1.3. Mô hình kinh doanh báo mạng 25

1.3.1. Bối cảnh hình thành và phát triển 25

1.3.2. Mô hình kinh doanh báo mạng 26

1.3.3. Môi trường khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh báo mạng 34

Tóm tắt chương 1 36

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO MẠNG

TẠI VIỆT NAM 37

2.1. Quá trình phát triển báo mạng Việt Nam 37

2.2. Môi trường kinh doanh của báo mạng Việt Nam 38

2.3. Mô hình kinh doanh báo mạng Việt Nam 48

2.3.1. Hoạt động nòng cốt 48

2.3.2. Nguồn lực nòng cốt 54

2.3.3. Giá trị 58

2.3.4. Độc giả mục tiêu 64

2.3.5. Cơ cấu tài chính 66

2.3.6. Các yếu tố khác 67

Tóm tắt chương 2 69

CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO MẠNG TẠI VIỆT NAM 71

3.1. Xu hướng phát triển của báo mạng 71

3.1.1. Xu hướng phát triển của báo mạng thế giới 71

3.1.2. Xu hướng hoạt động kinh doanh báo mạng Việt Nam 73

3.3. Đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề

của mô hình kinh doanh báo mạng Việt Nam 76

3.3.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn 76

3.2.1.1. Các giải pháp đã có của Nhà nước 77

3.2.1.2. Các giải pháp đề xuất 80

3.3.2. Nhóm giải pháp dài hạn 85

3.3.2.1. Các giải pháp đã có của Nhà nước 86

3.3.2.2. Các giải pháp đề xuất 87

Tóm tắt chương 3 92

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

PHỤ LỤC - THÔNG TIN VỀ CÁC CUỘC ĐIỀU TRA DO TÁC GIẢ THỰC HIỆN

LỜI MỞ ĐẦU


Ngành báo mạng Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ. Các trang báo lớn mở rộng hoạt động, các tổ chức truyền thông nối tiếp cho ra mắt báo điện tử, các cơ quan báo giấy truyền thống cũng bắt đầu chú trọng hơn đến phiên bản trực tuyến của mình. Cùng lúc là sự bùng nổ của hàng ngàn website tin tức thuộc khối doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với các phương tiện thông tin chính thống. Trong khi đó nhu cầu tiếp nhận thông tin qua Internet vẫn tiếp tục tăng cao và ngày càng đa dạng. Tất cả khiến cho thị trường truyền thông số trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết.

Sự tăng trưởng của báo mạng đi liền với những vấn đề về lợi nhuận và chất lượng tin tức. Các website báo chí đang đi theo xu hướng đăng tin giật gân, câu khách cốt để thu hút lượt truy cập, nhờ đó tăng doanh thu quảng cáo, ngày càng nhiều. Các tin bài bị sao chép tràn lan không theo một quy tắc nào thống nhất. Độc giả đôi khi bị bão hoà bởi những tin tức trên mạng mà họ thấy rõ rằng chất lượng đang dần đi xuống. Bản thân các tờ báo trực tuyến lại phải đối mặt với những khó khăn về mặt tài chính khi mà nguồn thu duy nhất là quảng cáo thì hạn chế, nội dung lại vẫn phải cung cấp miễn phí cho cộng đồng. Điều này đặt ra yêu cầu phải có những nghiên cứu định hướng cho sự phát triển của ngành báo điện tử trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

Các nhà quản lý trong nước thường đặt báo chí dưới góc nhìn học thuật, coi đó như một công cụ nâng cao nhận thức cho công chúng. Nhưng trong một nền kinh tế thị trường, báo chí trước hết cũng là một ngành kinh doanh như mọi ngành khác. Báo mạng, ra đời từ sự kết hợp của báo chí truyền thống và công nghệ hiện đại, lại càng điển hình cho tính chất này. Bởi vậy để đưa ra được hướng phát triển cho báo mạng thì phải xem xét hoạt động của nó cả dưới góc nhìn kinh tế, đặt nó trong môi trường riêng mà ở đó những xu hướng của tương lai được thể hiện rõ nét.

Xuất phát từ những thực tế nêu trên, bài khoá luận đi vào nghiên cứu mô hình kinh doanh báo mạng của Việt Nam với tên đề tài “Mô hình kinh doanh báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp”.


Với đối tượng nghiên cứu là mô hình kinh doanh báo mạng tại Việt Nam, mục đích cuối của bài khóa luận là đề ra hướng phát triển đúng đắn cho loại hình kinh doanh này. Mô hình kinh doanh báo mạng tại Việt Nam được đánh giá trên cơ sở phân tích từng yếu tố cấu thành nên mô hình kinh doanh của một số website báo mạng trong nước tiêu biểu, đặt sự phân tích đánh giá trong mối tương quan chặt chẽ với môi trường hoạt động và từ đó rút ra các vấn đề bất cập cốt lõi. Cuối cùng xu hướng phát triển của báo mạng cả trong nước và trên thế giới được xem xét để đưa ra các giải pháp cụ thể cho sự phát triển của ngành báo mạng Việt Nam.

Nội dung của bài khoá luận gồm ba chương:


Chương 1 – Cơ sở lý luận của mô hình kinh doanh và mô hình kinh doanh báo

mạng


Chương 2 – Thực trạng mô hình kinh doanh báo mạng Việt Nam Chương 3 – Giải pháp cho mô hình kinh doanh báo mạng Việt Nam

Các số liệu được lấy và so sánh từ các bản thống kê, báo cáo của các cơ quan

Nhà nước, tổ chức tư nhân lớn kết hợp với các kết quả khảo sát thực tế do cá nhân tác giả thực hiện để đảm bảo tính khách quan. Song nhìn chung sẽ vẫn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định.


Sinh viên Nguyễn Hải Linh


CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO MẠNG‌‌


1.1. MÔ HÌNH KINH DOANH


1.1.1. Mô hình kinh doanh theo Alexander Osterwalder


Mô hình kinh doanh là cách thức các bộ phận của một tổ chức kinh tế gắn kết với nhau thành một hệ thống nhằm tạo ra và phân phối giá trị để thu về lợi nhuận.


Cách phân tích mô hình kinh doanh phổ biến nhất là cách phân tích của Alexander Osterwalder1. Theo đó một mô hình kinh doanh được cấu tạo bởi chín thành tố chứa trong bốn khu vực như sau:


oKhu vực “cơ sở hạ tầng”: đây là nền tảng để tạo ra giá trị của doanh nghiệp, nó gồm ba thành tố.


- Các hoạt động nòng cốt: là những công việc quan trọng nhất cần phải làm để chế tạo và cung cấp sản phẩm. Đó có thể là công việc thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm vật chất đối với các hãng sản xuất, hoặc có thể là đưa ra giải pháp cho từng đối tượng khách hàng đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ.


- Các nguồn lực nòng cốt: là những nguồn lực quan trọng nhất cần có để mô hình kinh doanh vận hành, cho phép doanh nghiệp tạo ra và phân phối giá trị, quan hệ với khách hàng, tìm kiếm doanh thu. Doanh nghiệp có thể sở hữu hoặc đi thuê các nguồn lực này. Chúng bao gồm nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực, nguồn lực trí tuệ và nguồn lực tài chính, mức độ quan trọng khác nhau tùy loại hình doanh nghiệp.


- Đối tác chìa khoá: gồm những đơn vị có quan hệ hợp tác chủ yếu với doanh nghiệp. Những mối quan hệ này một mặt làm phong phú mô hình kinh doanh, mặt



1 Tác phẩm Business Model generation, 2004


khác giảm thiểu rủi ro, cung cấp thêm nguồn lực cho doanh nghiệp. Có bốn loại quan hệ đối tác: quan hệ đối tác chiến lược giữa những đối tác không cạnh tranh; quan hệ chiến lược giữa những đối thủ cạnh tranh; quan hệ liên doanh để phát triển hoạt động kinh doanh mới; quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp.


oKhu vực “chào bán”: khu vực chào bán chứa một thành tố.


Giá trị: là các sản phẩm và dịch vụ được thiết lập cho các phân đoạn thị trường riêng. Giá trị giải quyết vấn đề hoặc thỏa mãn nhu cầu của các nhóm khách hàng. Nó là lý do để khách hàng lựa chọn sản phẩm của một công ty giữa những sản phẩm của các công ty khác.


Giá trị có thể được tạo ra từ những yếu tố đơn giản. Khách hàng có thể tìm thấy giá trị của sản phẩm ở tính thuận tiện sử dụng, cũng có thể ở thiết kế đặc biệt và nổi bật, ở thương hiệu của sản phẩm hoặc có thể ở giá bán thấp hơn các mặt hàng tương đồng. Giá trị nhiều khi được tạo ra từ các hoạt động trong khâu cung cấp sản phẩm như bảo hành, giảm giá, khả năng tiếp cận với khách hàng cao…


o Khu vực khách hàng: khu vực khách hàng gồm ba thành tố.


- Khách hàng mục tiêu: là các nhóm người hoặc tổ chức khác nhau mà doanh nghiệp cần hướng tới tiếp cận và phục vụ.


Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cần nhóm họ thành những khu vực khác nhau với nhu cầu chung, hành vi tiêu dùng chung hoặc có chung các đặc điểm khác. Nhóm khách hàng đó có thể lớn hay nhỏ. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải đưa ra quyết định thống nhất về nhóm khách hàng mục tiêu để thiết kế mô hình kinh doanh phù hợp dựa trên sự hiểu biết về nhóm khách hàng đó.


- Kênh phân phối: là các công cụ mà doanh nghiệp thông qua đó để bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022