Tương Tác Giữa Các Yếu Tố Văn Hóa Nông Nghiệp Và Văn Hóa Biển

yếu tố truyền thống nông nghiệp sang yếu tố biển được cư dân vận dụng linh hoạt để cầu an bình cho gia đình và cá nhân trong một năm lênh đênh trên biển cả.

4.2.4. Lễ cầu gió

Đối với ngư dân, thời tiết có vai trò quan trọng trong sinh kế, gió không những biểu hiện của thời tiết mà gió giúp ngư dân ra khơi trên những chiếc thuyền buồm được thuận lợi, gió còn là tai ương tiềm ẩn mỗi khi ra khơi.

Thông qua câu chuyện lịch sử việc hoàng tử Lý Tường Long nhà Lý của Đại Việt chạy loạn sang đất Cao Ly (Triều Tiên ngày nay) dừng chân tại đảo Quan Lạn được người dân gắn với nghi lễ cầu gió nhằm “cầu mong trời đất, thần linh sông biển phù hộ cho thuyền đi bình yên, thông đồng bén giọt, thuận buồm xuôi gió” [30; tr.105] của ngư dân một năm được thuận lợi. Nghi lễ này minh chứng cho ứng xử với biển cả của cha ông xưa, muốn mượn tích sử xưa để cầu cho ngư dân ra khơi mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để dễ bề làm ăn.

Lễ cầu gió được tổ chức hàng năm tại Quan Lạn vào trung tuần tháng 3 âm lịch. “Lễ Cầu gió bắt nguồn từ câu chuyện buồn hoàng tử nhà Lý (có thuyết nói chung là vị quan lớn trong vương triều Lý), lớn lên trong cảnh tranh giành quyền lực, việc không thành, phải ôm linh vị tổ tiên chạy đến đảo vắng với vài tùy tùng trung thành để tạm lánh một thời gian. Ngài chọn gió mùa Tây Nam thổi, xuống thuyền, giương buồm chọn hướng Đông thẳng tiến”16. Xuất phát từ câu chuyện nửa thực nửa hư đó mà làng Quan Lạn có tục lệ cúng tế cầu gió vào trung tuần tháng ba hàng năm. Lễ cầu gió diễn ra từ tối đến sáng, ngoài các bô lão đại diện cho các giáp vào tế thần như giáp Đông, giáp Nam, giáp Đoài, giáp Bắc còn đồ cúng cầu gió gồm mâm xôi gà, một thủ lợn kèm bốn chân, đuôi lợn, một mâm hương vàng, một mâm hoa quả, một thúng gạo từ 5kg đến 10kg, 3kg đến 5kg muối, hai thuyền làm bằng


16Ông Phạm Quốc Duyệt, 72 tuổi, xã Quan Lạn

cây nứa dán giấy ngũ sắc, thuyền có chiều dài 2 mét, rộng 0,5 mét, mỗi thuyền làm thêm một thuyền nhỏ gọi là “xuồng” trang bị buồm cánh dơi, hai bên mạn thuyền dán hình nhân bằng giấy, mỗi hình nhân gắn một mái chèo. Tất cả đồ cúng đều được hướng về hướng Đông. Lễ cầu gió được tổ chức tại bến nước trước của đình làng. Như vậy, đồ lễ được dân làng Quan Lạn chuẩn bị chu đáo mô phỏng hành trang lánh nạn bằng thuyền bao gồm thức ăn, muối dự trữ, đà công thủy thủ, xuồng cứu hộ,...tất cả được chuẩn bị chu đáo, chỉ còn phụ thuộc vào ý trời khi lênh đênh trên biển mà thôi.

Người được làng cử ra tế lễ cầu gió là một thầy phù thủy cao tay, lớn tuổi (thường ngoài 70), mặc trang phục màu đỏ, ngoài ra có đến năm đến mười đạo tràng phụ giúp trống cồng, cầm long đao chạy Đông Tây Nam Bắc theo sự chỉ dẫn của thầy phù thủy. Ông chủ cầu “phù thủy” cầm bó nhang đã đốt sẵn quay bốn phía lễ 5 lễ, 5 bái, đứng lên hô thần nhập định, cuối cùng quay về chỗ ngồi đồng lệnh nhập gió. Thầy phù thủy quay cuồng, vỗ đùi, sau cùng cầm cây sắt khoảng 5 ly đầu nhọn, đâm suốt hai má, đi ra chỗ hai thuyền đứng bên sau thổi buồm và hình nhân để cho động đậy, cờ trên ngọn thuyền cũng bay, đồng thăng và tự rút cây sắt trên má, nhai một bó nhang đang cháy dở. Giữa sân đình một cụ già được làng cử quỳ gối lạy khấn, nội dung cầu mong trời đất, thần linh sông núi phù hộ cho người đi thuyền được bình yên, thông đồng bén giọt, thuận buồm xuôi gió. Sau bài khấn là thủ tục xin hai đồng âm dương, khi âm dương một mặt đen, một mặt trắng là được. Sau đó già trẻ trai gái đốt hương mang ra mép nước cắm, lúc bấy giờ trời rạng sáng. Hai thuyền và vàng bạc được đưa xuống mép nước đốt đi. Riêng gạo muối dành riêng cho một cô gái chưa chồng mang ra mép nước vẩy cho kỳ hết, số ngao ốc cũng được thả phóng sinh xuống biển.

Một lần nữa, chúng ta biết thêm về tính mở trong tâm lý của ngư dân vùng biển Vân Đồn. Ngoài khẩn cầu các vị thần hiện hữu trong đời sống tâm linh của cư dân, việc sử dụng Đạo giáo của thầy phù thủy thông qua ma thuật để cầu xin trời đất, quỷ thần không gây tai ương bất trắc cho ngư phủ là điều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

có thật. Có thể nhận định rằng, để có được sự bình an, thuận buồm xuôi gió mỗi khi ra khơi, cư dân biển nơi đây gửi gắm niềm tin vào nhiều vị thần, từ nhân thần, nhiên thần đến cả quỷ thần. Điều này vô cùng có ý nghĩa với ngư dân trước biển cả bao la và đầy hiểm nguy luôn rình rập.

Có thể thấy nghi lễ cầu gió quan trọng đối với mỗi ngư dân, dựa vào kinh nghiệm của bản thân, họ cũng cầu xin trời đất phù hộ để mỗi chuyến ra khơi được an toàn, không gặp bất trắc và bội thu tôm cá.

Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh - 17

Như vậy, các thực hành tín ngưỡng và lễ hội ở Vân Đồn đều có liên quan đến biển. Từ hình ảnh chiếc thuyền trong đời sống mưu sinh thường ngày cho đến hội đua thuyền trên biển, từ lễ ra binh đầu năm cho đến lễ cầu bình và cầu gió đều gắn mật thiết đến biển với ước muốn được bình an, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy thuyền. Như một lẽ tự nhiên, các yếu tố biển đi vào đời sống văn hóa và tâm linh được người dân phụng thờ, trao truyền đời này qua đời khác.

Tiểu kết chương 4

Một trong những nét văn hoá tiêu biểu cho tín ngưỡng của cư dân Vân Đồn hệ thống di tích lịch sử văn hóa và đối tượng thờ tự phong phú, đa dạng, từ nhân thần, sơn thần, thủy thần. Rõ ràng, việc thờ phụng các vị thần biển ở nơi đây là điều dễ hiểu, song trong hệ thống các vị thần ấy có sự tích hợp những nhân thần, thiên thần gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người, sự hoà hợp giữa các yếu tố biển trời, núi nước… đã tạo nên một đời sống tâm linh vô cùng phong phú, mà mục đích cuối cùng cũng là cầu mong những chuyến ra khơi bội thu và bình an, cầu mong một cuộc sống tốt đẹp.

Bên cạnh đó, các nghi lễ và lễ hội nơi đây là biểu hiện sinh động cho đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cư dân biển. Ở đó, lễ hội là không gian văn hóa gắn kết cộng đồng, biểu hiện sự tri ân của người dân đối với các bậc tiền hiền, các anh hùng lịch sử đã có công chống giặc ngoại xâm và hơn hết đó là nguyện ước về những điều may mắn đối với những ngư phủ mỗi khi ra khơi. Tất cả đã tạo nên một văn hóa đặc biệt không mang dấu ấn đậm nét trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn.

Cũng có thể thấy, thông qua các lễ hội truyền thống, cư dân dân Đồn đã phần nào phục dựng được những nét độc đáo trong đời sống văn hóa hàng ngày được trao truyền từ đời này qua đời khác. Với tư cách là một dạng tồn tại của ý thức xã hội, những tín ngưỡng qua các lễ hội truyền thống cũng đã phản ánh đặc điểm riêng có về phương thức lao động, sản xuất gắn liền với biển, lấy biển là nguồn sống chính của cư dân Vân Đồn.

Chương 5

VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN TRONG CÁC CHIỀU TƯƠNG TÁC


Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn vừa có những đặc điểm riêng có do điều kiện địa lý - tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Vân Đồn quy định, xong cũng nằm trong tổng thể của văn hóa biển đảo vùng Bắc Bộ nước ta cũng như văn hóa biển đảo Việt Nam nói chung. Do đó, để hiểu sâu sắc thêm về văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, cần đặt nó trong các chiều tương tác.

5.1. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa nông nghiệp và văn hóa biển

Với vị trí địa lý đặc biệt, là nơi hội tụ nhiều luồng dân cư, Vân Đồn từ lâu đã diễn ra quá trình hội tụ và hỗn dung văn hóa giữa cư dân nông nghiệp và cư dân ngư nghiệp. Là đầu mối giao thông đường biển, từ khá sớm Vân Đồn đã là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa sầm uất của cả nước từ Vân Đồn, Cửa Ông tới Hải Phòng mà dấu ấn là thương cảng Vân Đồn. Quá trình đô thị hóa hình thành dần, nhất là thời cận đại với các trung tâm công nghiệp, khai mỏ... đã tạo cho Vân Đồn sắc thái văn hóa đa dạng, có độ mở lớn để tiếp nhận những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài.

Truyền thống văn hóa của làng quê luôn ẩn sâu trong tâm thức của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Vì vậy đi đâu, đến với mảnh đất mới khai phá họ cũng mang theo những giá trị văn hóa tốt đẹp và tái sinh nó trên mảnh đất mới. Đôi khi miền đất mới không phải là đồng bằng, kể cả phương thức sinh sống cũng không phải là trồng trọt, cày cấy thì những lớp văn hóa cổ xưa của cha ông vẫn được duy trì, hòa nhập cùng những lớp văn hóa mới để truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Đối với cư dân vùng biển đảo Vân Đồn cũng vậy, mặc dù họ sống trong môi trường biển cả nhưng văn hóa đồng bằng vẫn hiện hữu cùng văn hóa biển trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.

Nguồn gốc cư dân ở Vân Đồn là nền tảng căn bản cho sự tương tác văn hóa này. Ngay từ xa xưa, từ khi Trần Khánh Dư bị đưa ra trấn thủ vùng biển đảo này mang theo gia quyến, tùy tùng đến khai hoang, lập ấp và họ là những cư dân cư ngụ đầu tiên trên vùng đất nhiều đảo hoang thuở bấy giờ.

Theo các cụ cao niên ở xã đảo Quan Lạn, nguồn gốc cư dân ở năm xã đảo (5 xã: Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi) là những người ngày xưa có thể bất đắc chí (đau khổ tình duyên, nghèo đói…) nên kéo nhau ra đảo này khai hoang lập ấp. “Có dòng họ trên đảo Ngọc Vừng gốc là người Phố Giàng (Hải Dương) tương truyền ngày xưa nghèo quá, mà đẻ toàn con gái, toàn phải ngồi chiếu dưới, phẫn chí quá dắt vợ con ra ngoài này, ra đây có thể ra ngoài này ăn đồ biển nhiều đẻ ra mấy người con trai, lập ra dòng Phạm ngày nay”17

Ngoài ra, theo người dân ở Vân Đồn thì có một bộ phận cư dân nơi đây có nguồn gốc người dân từ Trung Quốc, họ dạt sang với mục đích trốn tránh pháp luật. Giặc Tàu Ô, Tà Xá chuyên cướp biển sau này cũng trở thành cư dân nơi đây. Chúng tôi đã cất công đi tìm những chứng cứ nhắc đến nội dung này trong sử sách nhưng rất tiếc không tìm được tài liệu chép về nội dung này.

Cư dân Vân Đồn có thể coi là nét gạch nối trong quá trình phát triển từ đất liền tiến ra biển. Những cư dân lấn biển do áp lực dân số ở đồng bằng châu thổ quá lớn, còn có không ít những người ra biển với mục đích trấn giữ biên ải của Tổ quốc. Cho nên, một đặc điểm của cư dân nơi đây mang trong mình truyền thống văn hóa khai thác biển và lịch sử chống giặc ngoại xâm trên biển.

Ngày nay, các hoạt động tín ngưỡng phong tục nơi đây mang đậm dấu ấn lịch sử của cư dân đồng bằng và cư dân biển, tiêu biểu như sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Vân Đồn khu vực Quan Lạn như hội làng Quan Lạn thờ thành hoàng làng là Không Lộ Thiền Sư (ông tổ nghề đúc đồng ở Bắc


17 Phỏng vấn ông Hồ Anh Tuấn, phó phòng Văn hóa thông tin huyện Vân Đồn, tháng 8/2018.

Bộ), tướng Trần Khánh Dư và ba anh em vị tướng dưới trướng Trần Khánh Dư là Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng tiêu biểu cho quá trình lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm trên vùng biển đảo Vân Đồn.

Cấu trúc một làng ven biển ở Vân Đồn nhìn chung không khác một làng nông nghiệp thuần túy, có đình làng nơi trung tâm của làng, phân bố dân cư ven các đường chính, quần tụ một chỗ. Hệ thống tín ngưỡng thờ Thành hoàng, Phật, Mẫu, và các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên tồn tại song song với hệ thống thần linh bảo trợ ngư nghiệp. Bên cạnh đó, vai trò của dòng họ ở Vân Đồn còn được thể hiện mạnh mẽ ở đời sống văn hóa nơi đây. Tất cả tạo nên sự tương tác giữa văn hóa nội đồng và văn hóa biển.

Về kiến trúc: Có thể thấy kiến trúc đình Quan Lạn mang đậm nét của một ngôi đình cổ châu thổ sông Hồng, đình Quan Lạn mang kiến trúc thời Lê Trung Hưng, kéo dài sang thời Nguyễn. Các họa tiết và bài trí trong đình mang đậm nét nội đồng, lai pha với đình ở Bắc châu thổ sông Hồng. Người Quan Lạn xưa gần như đã bê nguyên mô típ đình trong nội đồng ra đặt trên đảo. Tuy nhiên, người xưa cũng khéo léo sáng tạo linh hoạt cho phù hợp với môi trường nơi biển đảo. Do ngoài đảo tứ bề trống trải, sóng nước dữ dằn, lại có kinh nghiệm sau nhiều lần di chuyển đình Quan Lạn, người xưa đã biết “Từ cột đế, hòn kê tản lên đến 70cm đều có đục lỗ mộng. Sợ khi bão hay chiều cường người ta có những cái cây nối liền thành một cái sàn trên lưng chừng đình. Nối tất cả các cột thì thành một sàn. Mục đích là để giữ đình và tồn tại ở cửa sông, cửa biển”18. Sau ba lần di chuyển, đình Quan Lạn mới an vị như hiện nay. Bên cạnh đó, hoa văn theo mô típ nội đồng từ rồng phượng, dây leo theo kiểu đình làng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Ngoài ra, các nghệ nhân dân gian cũng khéo léo đưa có chủ đề có liên quan đến đời sống sinh hoạt, mưu sinh của cư dân vào hoa văn trong đình như hình ảnh con vó bụng, bướm,...

Về văn hóa tín ngưỡng: Quá trình di dân từ đất liền ra liền các đảo đã mang theo văn hóa nội đồng, sinh kế chủ yếu của người dân đánh bắt và nuôi


18 Phỏng vấn cụ Nguyễn Văn Dinh, 80 tuổi, đảo Quan Lạn, tháng 8/2018.

trồng thủy hải sản trên biển nên văn hóa khu vực này pha trộn văn hóa của biển và văn hóa nội đồng. Chính nguồn gốc là những cư dân từ nội đồng nên văn hóa còn tồn tại đình, chùa, miếu, nghè hay là đối tượng thờ cúng thành hoàng, thần Cao Sơn, Không Lộ Thiền Sư hay lễ tiết sóc vọng đều mang dáng dấp của những cư dân nông nghiệp. Quá trình sinh sống và thích nghi với biển, cư dân ở Vân Đồn còn thờ các vị thần ngư nghiệp như Tứ vị thánh nương, bà Hang, thờ Mẫu để mong các vị thần này chở che mỗi khi ra khơi và xin đánh bắt được nhiều tôm cá.

Bên cạnh đó, cư dân Vân Đồn mang trong mình các yếu tố văn hóa biển gồm các tri thức bản địa trong khai thác biển, lễ hội, tục lệ, nghề thủ công, chế biển thủy sản từ biển. Đây là các loại hình sinh hoạt thường ngày và tín ngưỡng phong tục gắn liền với biển cả. Các loại hình văn hóa này có tác động rất lớn đến đời sống hiện tại của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn. Các yếu tố biển này xuất hiện trong đời sống sinh kế hàng ngày, đồng thời cũng xuất hiện trong các lễ tục, đặc biệt là lễ hội của địa phương. Ngoài ra, sự tương tác giữa văn hóa nội đồng và văn hóa biển còn được thể hiện qua hội đua thuyền ở lễ hội Vân Đồn hàng năm.

Lễ hội của cư dân Vân Đồn: Tiêu biểu nhất là hội đua thuyền là phần được người dân mong chờ nhất trong lễ hội. Đua thuyền vừa là nghi lễ lại vừa là hội. Đua thuyền trong lễ hội Vân Đồn vừa là diễn lại cảnh đánh giặc trên biển bằng cuộc đua thuyền giữa hai đội Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ đồng thời thể hiện nghệ thuật thủy chiến trên biển tài ba của quân dân nhà Trần [106; tr.128].

Đua thuyền là một hình thức trò diễn dân gian thường được tổ chức trong lễ hội ở những vùng sông nước, nơi cư dân quanh năm đánh bạn với biển. Từ xa xưa người Việt cổ đã có tục đua thuyền. Ở nhiều nơi, đua thuyền trong dịp lễ hội là một hoạt động tín ngưỡng mang ý nghĩa cầu ngư, cầu bình an, may mắn, no ấm, cầu được mùa ra khơi mang nặng lưới cá cho những người đi biển. Ngoài ý nghĩa gắn với sinh kế của ngư dân, hình ảnh chiếc

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí