Ngũ pháp có: để sống, ninh, nướng, chiên và hấp.
2.2. Văn hoá ẩm thực Nhật Bản
Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với các món ăn của phương Tây. Nhưng đồ ăn Nhật lại chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật. Các món ăn của Nhật nhằm giữ lại nhiều nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên.
Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế, đó là sự hòa trộn khéo léo và tinh tế của màu sắc, hương vị cũng như tôn giáo truyền thống. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm. Người Nhật thường dùng đũa để ăn, đặc biệt họ thích bày biện món ăn bằng những bát, đĩa nhỏ xinh.
Bữa cơm người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau và có rất ít thịt trong thành phần ăn. Mỗi người bao giờ cũng có một bát cơm kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp, rong biển sấy được dùng để cuộn cơm hoặc ăn không. Có thể ăn mì Udon và Soba để thay thế cơm hay Sushi. Món khai vị là sashimi và kết thúc bữa ăn là một tách trà xanh nóng hổi.
Trước khi ăn người Nhật thường nói: "itadakimasu" - là một câu nói lịch sự, nghĩa là "xin mời" nhằm nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa "gochiso sama deshita" (cảm ơn vì bữa ăn ngon")
Ngày nay bữa ăn của người Nhật đã có sự Âu hóa bởi những ảnh hưởng của sự tiếp xúc với các nền ẩm thực châu Âu. Trong bữa ăn xuất hiện các sản phẩm sữa, bánh mì, thịt và các sản phẩm làm từ bột mì ngày một nhiều.
Những món ăn truyền thống của người Nhật
Ẩm thực truyền thống của người Nhật được thế giới biết đến với các món như: sushi, sashimi, tempura, súp miso, mì Udon, Soba… Các món này được xem như những món đem lại may mắn,
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa ẩm thực Phần 2 - 1
- Văn Hoá Ẩm Thực Các Nước Khu Vực Tây Á
- Một Số Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới
- Văn hóa ẩm thực Phần 2 - 5
- Văn hóa ẩm thực Phần 2 - 6
Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.
hạnh phúc cho người thưởng thức.
Sushi là món cơm trộn với giấm, kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá, rau củ, và được cuốn trong lá rong biển. Có nhiều loại sushi khác nhau, mỗi loại đều đem lại hương vị và màu sắc khác nhau. Món này dùng bằng tay, chấm tương rồi cho vào miệng mà không cắn nhỏ vì sẽ làm nát miếng sushi. Sushi ăn kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm chua. Hình_70: Món Sushi
Sashimi là món ăn sống trong ẩm thực Nhật, làm từ cá và hải sản tươi sống: những lát hải sản như mực, tôm, sò, cá ngừ, cá hồi sống được xếp một
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
ghệ II Trang 8
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ N 1
cách đẹp mắt trên khay gỗ cùng với củ cải trắng bào sợi và lá tía tô. Món ăn được chấm kèm với nước tương và mù tạt (wasami). Cảm giác đầu tiên khi ăn sashimi là vị cay xộc đến mũi, đánh thức các giác quan. Sau đó là vị mặn vừa của nước tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, mềm, béo ngậy của cá sống . Hình_71: Món Sashimi
Tempura là món chiên trong ẩm thực Nhật, đó là các loại tôm, cá, mực và rau củ được tẩm qua bột và chiên
vàng. Lớp bột mỏng, giòn nhưng không cứng, có độ mềm nhẹ. Sau khi chiên, tempura phải thật khô ráo, không gây cảm giác ngán cho người ăn. Món ăn dùng với nước tương pha loãng cùng với ít củ cải trắng và gừng băm nhỏ.
Hình_72: Món
Tempura
Mì Udon là những sợi mì nhỏ, có màu trắng, được làm từ bột, muối và nước. Mì có thể ăn nóng hoặc nguội và được nấu bằng nhiều cách. Mì nóng thì được ăn với canh nóng, mì nguội dùng với nước sốt. Gia vị ăn kèm mì udon là hạt vừng, bột gừng tươi, rong biển sấy khô, lát hành xanh, wasabi…
Thức uống người Nhật Hình_73: Mì Udon
Rượu Sake
Rượu sake là thức uống không thể thiếu khi thưởng thức các món ăn Nhật. Rượu không chỉ làm cuộc vui thêm sôi nổi, thân thiết mà còn giúp cho các món ăn dễ tiêu và tăng thêm hương vị.
Rượu sake được làm từ gạo, có nồng độ cồn cao. Khi uống mọi người luôn phải rót sake cho người khác, không bao giờ tự rót cho mình, nhưng nếu dốc cạn chai thì chỉ được rót vào chén riêng
của mình. Hình_74: Rượu sake
Rượu sake thường được uống khi ăn với các món sashimi, sushi để xóa đi vị tanh nhẹ của đồ sống.
Trà
Người Nhật nổi tiếng với mạt trà, loại bột trà xanh nguyên chất do các thiền sư chế biến; đây là loại trà chính cho nghi lễ trà đạo, nghi lễ này tuân theo 4 nguyên tắc chính "hòa, kính, thanh, tịnh".
Nghệ thuật ẩm thực loã thể
Đó là Geisha (Nghệ giả, tức kỹ nữ phòng trà). Để trở thành một Geisha theo đúng nghĩa truyền thống, một nữ thiếu nhi phải được đào tạo nhiều thứ từ đánh đàn, vẽ tranh, nghệ thuật cắm hoa, Thư pháp, Ca vũ kỹ Trà đạo, Nghệ thuật giao tiếp, trang điểm.v.v…
Và tất nhiên, nằm trong một giới của dịch vụ giải trí, những Geisha còn phải học thêm một công phu tuyệt đỉnh nữa là Nyotaimori(
mâm đựng). Hình_75: Nghệ thuật ẩm thực loã thể
Các Geisha trong Nyotaimori, là việc phải tập rất công phu kiểu nằm loã thể, nằm bất động trong vòng 5 tiếng đồng hồ dù nắng nóng hay giá rét, trên người đặt 6 quả trứng gà trên 6 điểm nhạy cảm khác nhau trên cơ thể.Với một thời gian như thế, vị sư phụ sẽ thử thách sự chịu đựng của một Geisha tương lai bằng cách thả nước đá, rưới nước ấm lên cơ thể cô ta. Nếu những quả trứng vì thế mà nhúc nhích, bài tập lại được bắt đầu từ đầu
Còn nhiều điều khác được coi là bắt buộc trong Nyotaimori như sự yêu cầu Geisha hành nghề này phải là một người còn trinh tiết để khỏi ảnh hưởng đến hương vị món ăn theo quan niệm truyền thống. Việc tắm rửa nhiều lần trước các ca phục vụ Nyotaimori cũng là một công đoạn cực kỳ quan trọng. Những Geisha phải được chà rửa thân thể bằng một loại nước tắm tinh khiết và không mùi không vị, sau đó dùng đá kì cọ hết lớp da chết, tiếp đến là việc đánh sạch da bằng một miếng bọt biển và cuối cùng là xả sạch bề mặt da bằng nước lạnh sau khi đã tẩy sạch lông mao trên cơ thể.Công việc bày đặt món ăn trên cơ thể một Geisha cũng là một vấn đề cần tuân thủ nghiêm nhặt. Ví như núm nhũ hoa được che phủ bằng các con giống, âm hộ được che bằng lá nho, trong khi mái tóc xoã được điểm xuyết một số hoa lá đẹp mắt.
Cách bày món ăn còn được dựa vào quan niệm của người đầu bếp, chẳng hạn món Mekajiki (Cá Kình) sẽ được bày trên bụng vì có ích cho tiêu hóa, món Ikura (Trứng cá Hồi) sẽ được đặt lên phía gần tim, món Agano (Cá Chình) thì
lại được để lên âm hộ vì được coi là có khả năng tăng cường sinh lý.v.v…Trong các bữa ăn như thế, thực khách không được phép sử dụng tay trần mà phải dùng đũa.
Một điều khó chịu đựng nữa dành cho các Geisha là sự bình phẩm của thực khách về thân thể cô ta trong bữa ăn. Có thực khách sẵn sàng buông những lời sàm sỡ, thậm chí thoá mạ hoặc ngược lại là tán tỉnh, ve vãn. Hơn nữa có thực khách còn dùng đũa chọc vào chỗ kín của các Geisha. Điều này đã không ít lần gây đến bao phiền toái và tủi nhục cho họ.
Tuy nhiên, rất nhiều thiếu nữ Nhật lại tỏ ra ham thích nghề này. Điều đó là bởi vì sau một ca phục vụ như thế, họ sẽ có một thù lao khoảng 1500-2000 USD chưa kể tiền bo. Những bữa ăn kiểu này thường dành cho các doanh nhân thành đạt nên số tiền họ bo cho một Geisha là rất hậu hĩnh.
Thế nhưng một điều cấm kị là sau một buổi phục vụ, một Geisha không được đi với khách mặc dù có yêu cầu.
3. Hàn Quốc
3.1. Khái quát chung
Với đặc điểm địa hình là núi và đồng bằng chiếm phần lớn bề mặt cùng là biển cả bao quanh ba phía, đất nước Hàn Quốc có một nguồn tài nguyên dồi dào về thủy hải sản, nông nghiệp với các kĩ thuật trồng trọt lúa phát triển từ rất lâu đời.
Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau...; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm... Vì thế, việc chế biến, trình bày cũng lắm công phu, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Dường như người Hàn ăn bằng mắt. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi thứ chỉ một ít. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn, dầu vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô... Ngoài ra, kim chi và tương đậu là hai món không thể thiếu trong bữa cơm truyền thống của người dân xứ Hàn. Mặt khác, khi nhắc tới bữa ăn của người Hàn, người ta không thể không trầm trồ trước sự ‘hoành tráng’ với cả chục món ăn được bày biện cẩn thận, không kể là bữa sáng hay bữa tối
Bữa ăn tại nhà là thời điểm tụ tập cả gia đình. Theo truyền thống, người lớn tuổi nhất trong nhà cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn. Trên bàn ăn, cơm và canh được đặt lên
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Trang 84
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
trước, canh đặt bên phải bát cơm, thức ăn khác và món chấm được đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau được đặt bên trái. Đũa, thìa đặt bên phải bàn. Hình_76: Ẩm thực Hàn Quốc
Vào những ngày gia đình có việc như đám cưới, sinh nhật, mừng 100 ngày tuổi của các cháu bé..., người ta đều chuẩn bị những món ăn phù hợp với từng nghi lễ. Ví dụ trong các bữa tiệc sinh nhật truyền thống luôn có món rong biển trong thực đơn; mừng 100 ngày tuổi, người ta làm món Baeksolgi, Susukyongdan để cầu nguyện cho cơ thể và tâm hồn đứa trẻ được trong sạch, tránh những vận xấu...
Người Hàn Quốc còn ăn uống theo mùa. Vào ngày đông chí (tháng 12 âm lịch), người ta nấu cháo đậu đỏ ăn nhằm xua đuổi mọi tai ương; Tết âm lịch, món chủ đạo là bánh ttok, bánh mantu (bánh bao), gangjong (bánh gạo nếp rắc vừng)...; Tết Đoan Ngọ (5tháng 5 âm lịch), người ta ăn các loại bánh làm từ cây surichuynamu ở trên núi, mantu, cá diếc hấp...
3.2. Văn hoá ẩm thực Hàn Quốc
Món ăn chính của người Hàn Quốc là cơm. Ngoài việc nấu cơm với gạo, người ta thường độn thêm lúa mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối, rau sống trộn...; canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là thịt, rau, cá, rong biển, xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm... và kim chi. Có rất nhiều loại kim chi, mỗi loại đều có phong cách, hương vị riêng tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng. Ở những vùng ấm áp, ớt bột được cho vào nhiều hơn để kim chi không bị hư. Vùng phía Bắc, người ta thường muối kim chi nhạt hơn và cũng ít cay hơn. Ngoài ra, một số loại kim chi không trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác.
Thịt bò nướng lửa (Pulgogi), sườn heo, sườn bò nướng (Kalbi) cũng là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc. Trong chế
biến món này, người ta dùng loại tương (Source) riêng biệt để làm tăng vị ngọt của thịt, khiến cho món ăn thêm đậm đà và mang một sắc thái riêng. Sườn, lưng, thịt mềm là loại được sử dụng nhiều nhất. Thịt bò được thái mỏng, ướp với nước lê, rượu trắng, nước tương đặc, hành băm, tỏi băm, dầu mè, nước gừng, bột tiêu... Sau đó nướng trên ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ. Món
này cuốn chung với rau sống để ăn. Hình_77: Ẩm thực hàn Quốc
Người Hàn Quốc rất thích món “mộc tồn”. Theo quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè và giúp cơ thể tăng sức đề kháng với các loại bệnh dịch. Thịt chó thường được chế biến thành một món xúp có tên gọi là Boshintang. Dường như tất cả các vị của món xúp truyền thống xứ Hàn như xúp bò, xúp đậu tương, xúp kim chi... đều có trong món xúp này.
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 85
Ngoài một số món kể trên, cơm trộn (cơm trộn với thịt thái mỏng, trứng, rau tẩm gia vị, nước xốt làm từ ớt), mì lạnh (sợi mì được làm bằng lúa kiều mạch, mảnh và dai, nước dùng lạnh có thịt bò thái mỏng, hành tươi, củ cải, dưa leo, hạt mè), Shinsollo (thịt, cá, rau, đậu phụ được ninh nhỏ lửa trong nước thịt bò), cháo gà (gà được ướp với gừng, táo, gạo nếp, tỏi rồi hầm nhừ), bánh gạo (nhân thịt, kim chi và được hấp trong chõ)... là những món ăn luôn được ưa thích ở Hàn Quốc.
Những điều cơ bản trong ẩm thực Hàn Quốc:
- Các món ăn chính và các món ăn phụ trong bữa ăn phải được bày biện riêng biệt. Món chính thường
là cơm, cháo hay những thứ làm từ bột mì... đi kèm với các loại thức ăn phù hợp để cân bằng dinh dưỡng.
- Có rất nhiều các công thức nấu ăn và các món ăn khác nhau. Với người Hàn Quốc thì họ ưa thích nhất các món hấp, chiên, om, nướng, đặc biệt không thể thiếu là cơm, các loại canh và
salad. Hình_78: Món cơm trộn Hàn
Quốc
- Ngoài ra cũng có rất nhiều cách sử dụng gia vị và bày trí khác nhau trên bàn ăn. Có thể nói khi nấu ăn, càng sử dụng nhiều loại gia vị đa dạng thì càng thể hiện được tính truyền thống trong phong cách ẩm thực của người Hàn. Khi trang trí món ăn, người đầu bếp thường chỉ dùng các nguyên liệu đơn giản như quả hạch, trứng hay nấm…nhưng cũng đủ để khiến món ăn hấp dẫn không thể cưỡng lại được. không thể thiếu là cơm, các loại canh và salad.
- Các món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại chính. Thứ nhất là “eumyangohaeng”, được xây dựng dựa trên 5 nguyên lí cơ bản trong triết lý sống của người châu Á, trong đó các món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa 5 loại nguyên liệu với 5 màu sắc khác nhau hay 5 loại gia vị. Thứ hai là “yaksikdongwon”, hay có nghĩa là “thực phẩm cũng như thuốc quý”,
trong đó các nguyên liệu tạo nên món ăn đều tốt cho sức khỏe, đơn giản nhưng rất bổ dưỡng, hầu hết đều có sẵn trong
thiên nhiên.
- Theo từng khu vực, theo từng mùa khác nhau mà các loại thực phẩm được sử dụng cũng khác nhau. Mỗi khu vực trên khắp đất nước lại có những "đặc sản" khác
Giáo trình Văn hóa ẩm thực
Trang
Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn – Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II 86
biệt của riêng mình. Những sự khác biệt đó tạo nên rất nhiều các món ăn đặc trưng cho mỗi vùng miền, dù đều là các loại tương, hải sản hay kim chi nhưng với các loại nguyên liệu khác nhau, chúng lại có hương vị khác biệt. Hình_79: Món Kim chi
- Tất cả các món ăn đều phải được phục vụ vào cùng một thời điểm.
Vì vậy khi chuẩn bị bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc, bạn cần xong xuôi hết tất cả các món ăn rồi mới bắt đầu bày biện ra bàn ăn
4. Các nước Đông Nam Á
4.1. Khái quát chung
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lí khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ, đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đức và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.
Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN. Vì thế, Đông Nam Á đã là một trong những nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò
làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khi vực. Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp... cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng.
Có thể nói, ẩm thực Đông Nam Á là một trong những dòng ẩm thực đặc sắc của thế giới. Những món ăn tại đây luôn có sự pha trộn giữa nhiều nền ẩm thực như Trung Hoa, Ấn Độ bên cạnh những món ăn bản thể.
4.2. Văn hoá ẩm thực các nước Đông Nam Á
Những nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có những nét chung tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực là ảnh hưởng phần lớn của phong cách ẩm thực Trung Hoa. Tuy nhiên, theo thời gian cùng nhiều tác động khách quan của các yếu tố như dân cư, bản sắc văn hóa… mỗi quốc gia sẽ có định hướng và phát triển nghệ thuật ẩm thực theo một phong cách nhất định
Ẩm thực Brunei
Từ khi tách ra khỏi liên bang Malaysia thì Brunei hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, Brunei vẫn còn ảnh hưởng Malay về nền văn hóa cũng như ẩm thực.
Do vậy nên ẩm thực Brunei không khác Malaysia là mấy. Khác nhau ở chỗ là người dân Brunei ăn rau quả nhiều hơn người Malaysia và các món ăn chua ngọt, được chế biến nhiều màu sắc được ưa chuộng hơn cả.
Vì là đất nước có nhiều dân theo đạo Hồi, nên thịt cừu, dê, bò, gà rất dễ bắt gặp ở các hàng quán ven đường hay trên mâm cơm gia đình. Các món ăn Brunei khá giống người Việt Nam ta vì cùng nằm
chung trong khu vực Châu Á, nên du khách hãy yên tâm khi du lịch đến vương quốc Hồi Giáo này.
Một số món ăn dân dã đặc trưng được nhiều du khách ưa thích có thể kể đến như gà nướng rưới sốt chua ngọt, thịt cừu xào ớt xanh chua ngọt, gà quay, cá nướng, tôm xào chua ngọt dùng chung với cơm trắng…đều là những món ăn ngon miệng
và dễ dùng. Hình_80: Món cơm chiên
đặc trưng của Brunei
Ẩm thực Campuchia,
Cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết