Văn hóa ẩm thực Phần 2 - 6

từ ngũ cốc, bột sắn, khoai lang, bột cọ bên cạnh các lọai hải sản. Những người ở phía Bắc lại chuộng các món chế biến từ thịt heo. Trong mỗi bữa cơm của người dân ở đảo Java đất đai màu mỡ – nơi mà phần đông cư dân theo đạo Hồi, chiếm hơn một nửa dân số Indonesia, thực phẩm được ưa chuộng nhất là các món rau, sau đó mới đến thịt bò và thịt gà.

Thực đơn cho khách theo đạo Hồi bữa sáng gồm: súp mì Indonesia, súp hải sản, súp gà, bánh bao Malaysia, sữa tươi, cà phê, nước chè, hoa quả các loại. Bữa chính gồm: salát rau trộn, dưa chuột ngâm xốt, súp bò với rau, súp mì hải sản, sate cừu, tôm xào lạc, cá bỏ lò, thịt bò viên xốt cà chua, đùi gà nấu dứa, cơm trắng, bánh ga tô nhỏ, mỳ xào, canh củ sen nấu bò băm, canh chua đậu phụ, hoa quả tươi..

Những điều kiêng kỵ và thói quen ăn uồng

Kỳ APEC vừa qua, những đoàn khách Hồi giáo đến Việt Nam đều đòi hỏi khách sạn phải có bộ đồ nấu nướng, ăn uống riêng, đầu bếp cũng phải là người Hồi giáo. Thậm chí, trong khi nấu nướng cho người Hồi giáo, khu bếp không được có người lạ vào. Có vị nguyên thủ quốc gia theo đạo Hồi còn yêu cầu đầu bếp phải chế biến thức ăn ngay trước mặt.

Vậy để chuẩn bị món ăn cho người Hồi giáo, các khách sạn nên mời các đầu bếp theo tôn giáo này. Ngoài chế biến món ăn, các khách sạn nhà hàng cũng nên tổ chức các khoá huấn luyện phục vụ ăn uống cho quan khách Hồi giáo. (“Các món ăn chủ yếu của người Hồi giáo là bò, gà… nhưng nguồn thực phẩm này phải nhập khẩu. Do vậy, cùng một món ăn nhưng chi phí cho khách theo đạo Hồi luôn cao hơn khách bình thường 20-40%”,)

2.3. Ẩm thực Do thái giáo

Do Thái giáo là một tôn giáo gắn liền với Kinh Thánh Do Thái và lịch sử dân tộc Israel. Do Thái giáo xem mình là mối quan hệ giao ước giữa Con cái Israel (sau này là, nhà nước Do Thái) với Thiên Chúa. Và như thế, nhiều người xem đây là tôn giáo thờ độc thần đầu tiên. Nhiều phương diện của Do Thái giáo tuân theo các khái niệm về đạo đức và Luật Dân sự của phương Tây. Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn còn được thực thi cho đến ngày hôm nay, và có rất nhiều sách thánh và truyền thống của đạo này là trung tâm của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Như vậy, lịch sử và những luân lý đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả Kitô giáo và Hồi giáo.

Năm 2007, dân số Do Thái ước tính khoảng 13.2 triệu người, trong đó có 41% sinh sống ở Israel.

Những người theo đạo Do Thái có rất nhiều quy định nghiêm ngặt trong ăn uống. Theo quy định của đạo Do Thái, phàm là thực vật, các loài chim gà đều có thể ăn. Đối với các loài thú, chỉ cho phép ăn các loài động vật chân có móng và động vật nhai lại, trên thực tế chỉ có thịt bò và thịt cừu là có thể ăn được. Đối với động vật thuỷ sinh, những giống không có vây, không có vẩy, thì không được ăn.

Đối với các loại thịt, sách luật pháp quy định:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 55 trang tài liệu này.

- Không được giết mổ các loài bò, dê, gia cầm già yếu, bệnh tật để lấy thịt đem bán. Đối với các loài vật chết không bình thường cũng không được ăn.

- Không được ăn thịt sống.

- Không được uống máu, ăn tiết.

- Không được cùng ăn thịt bò, thịt cừu và sữa bò, sữa cừu trong một bữa.

- Không được ăn mỡ ở dưới phúc mạc bò, cừu.

- Không được ăn gân và móng bò, cừu.

Quy định khi giết mổ các loại bò, cừu, gia cầm cần một nhát dao là chết ngay, không được phép kéo dài nỗi đau của súc vật


Hình 91 Người Do Thái 2 4 Ẩm thực Hindu giáo Đa số những người trong cộng 1Hình 91 Người Do Thái 2 4 Ẩm thực Hindu giáo Đa số những người trong cộng 2

Hình_91: Người Do Thái

2.4. Ẩm thực Hindu giáo

Đa số những người trong cộng đồng người Ấn Độ theo đạo Hindu. Và người ta nhìn thấy các đền thờ của đạo Hindu ở khắp nơi trên đất nước Malaysia. Đạo Hindu là một tôn giáo cổ xưa. Kinh thánh của đạo Hindu có từ cách đây hơn 3000 năm. Tín đồ đạo Hindu

tin vào nhiều thần thánh : Krishma, Rama, Vishnu, Shiva và những thần thánh khác. Tín đồ đạo Hindu cũng như tín đồ đạo Phật, họ tin vào sự luân hồi.

Trang 114

Trong đạo Hindu có 4 đẳng cấp chính là: Brâhmane (thầy tu, giáo viên, giáo sư, bác sĩ, người làm luật pháp, những người được các thần linh chỉ định để truyền tải giáo lý cho dân chúng); Ksatriya (vua, quan, binh lính - những người có quyền lực hạn tạm thời trong kiếp sống); Vaishya (thợ thủ công, doanh nhân, nông dân, kỹ sư, bác sĩ ….); Sudra (những người phục vụ, đánh giầy, ăn

xin….). Người ở đẳng cấp Brâhmane, Ksatriya, Vaishya không được ăn thịt bò, thịt lợn và nhiều nghi lễ khác phải tuân theo, người ở đẳng cấp Sudra thì ít ràng buộc nghi lễ hơn, ăn gì cũng được trừ thịt bò. Người Hindu tôn thờ bò, ai giết bò sẽ bị bắt ngay. Hình_92: Ẩm thực Hindu

Thông thường người Hindu giáo ăn làm 4 bữa trong ngày .

Sáng ăn muộn tám đến chín giờ .Ăn trưa vào lúc 2 giờ chiều ăn nhẹ vào 6 giờ chiều và ăn tối sau chín giờ . Người ta ăn bằng tay, không sử dụng đường, bột ngọt để chế biến món ăn . Thịt gà và thịt heo, gạo, bột mì và một số loại đậu là loại thực phẩm thông dụng nhất của họ

Hàng năm, vào tháng 11, người Hindu tổ chức lễ hiến tế quan trọng, họ giết các động vật như gà, lợn, trâu, lấy máu vẩy lên các tượng thần. Sau khi hiến tế, thịt được chia cho những người tham gia nghi lễ

2.5. Ẩm thực Thiên chúa giáo

Người Thiên Chúa Giáo tin vào Chúa và cũng có những niềm tin giống như người Hồi Giáo. Điểm khác nhau chính ở đây là người theo Đạo Thiên Chúa theo sự truyền tín ngưỡng của Chúa Jusus, trong khi đó người Hồi Giáo theo sự truyền tín ngưỡng của nhà tiên tri Mohamed. Đối với người Thiên Chúa Giáo ngày linh thiên là ngày Chủ Nhật và họ thường đến nhà thờ vào buổi sáng ngày này. Họ cũng có thể ở nhà và cầu nguyện cùng với những người trong gia đình. Trong khi uống rượu và đánh bạc không phải là điều cấm với những người Thiên Chúa Giáo thì rất nhiều người trong số họ không bao giờ uống rượu hay đánh bạc.

Đạo Thiên chúa giáo ăn chay vào 2 ngày trong tuần , ngày thứ 4 là lễ tro, ngày thứ 6 là ngày chúa chịu chết . Đạo thiên chúa khi ăn chay chỉ kiêng thịt, ngoài thịt ra các thực phẩm khác đều ăn được .

Trước khi ăn làm dấu thánh giá và đọc kinh để cảm tạ chúa trời đã ban cho thức ăn. Trong các buổi lễ linh mục cho giáo dân ăn bánh lễ à uống rượu không men đã được làm phép , việc này có ý nghĩa là đón rước chúa vào tâm hồn họ và thanh tẩy tâm hồn họ. Món ăn vào ngày lễ giáng sinh là gà tây quay, bánh budding, kẹo bạc hà, rượu vang . Vào ngày lễ phục sinh họ ăn thịt xông khói, trứng luộc được tô vẽ đẹp mắt .


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV:


1. Một số quan niệm tôn giáo về ẩm thực ?

2. Ẩm thực Phật giáo ?

3. Ẩm thực Hồi giáo ?

4. Ẩm thực Do thái giáo ?

5. Ẩm thực Hindu giáo ?

6. Ẩm thực Thiên chúa giáo ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trìnhVăn hóa ẩm thực, nhà xuất bản Hà Nội, 2008

- Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, 2000.

- Đông A Sáng, Trà - Văn hoá đặc sắc Trung Hoa, NXB Văn hoá thông tin, 2004.

- Hoàng Tuấn, Học thuyết âm dương và phương dược cổ truyền, NXB Văn hoá thông tin, 2001.

- Mai Khôi, Hương vị quê Hương, NXB Mĩ thuật, 1996. Ngô Tất Tố tác phẩm, NXB Văn học 1997, Tập 1, tập 2.

- Nguyễn Quang Khải, Tập tục và kiêng kỵ (sưu tầm giới thiệu), NXB văn hoá dân tộc, 2001.

- Nguyễn Thu Tâm (dịch), Nghệ thuật nấu ăn Trung Hoa, NXB Trẻ,

1995.


- Phan Ngọc, Bản sắc văn hoá Việt Nam NXB Văn học, 2002.

- Th Van Baarin; Trịnh Huy Hoà biên dịch, Hồi Giáo, NXB Trẻ.

- Toan ánh, Tìm hiểu phong tục Việt Nam, NXB Thanh niên, 1992.

- Từ Giấy, Phong cách ăn Việt Nam, NXB Y học, 1996.

- Vũ Dương Ninh(chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, 1998.

- Vũ Hữu Nghị, Tìm hiểu Nhật Bản - NXB Khoa học xã hội, 1991.

Xem tất cả 55 trang.

Ngày đăng: 25/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí