Phương Thức Tài Trợ Dự Án Cho Các Dự Án Đầu Tư‌


Một ưu điểm cuối cùng của phương thức cho thuê này là nó giúp cho người thuê có thể tiết kiệm được thuế nếu sử dụng dịch vụ CTTC thay cho phương thức cho vay theo DAĐT. Chẳng hạn như ở Anh, quy định của luật thuế thu nhập cho phép người đi thuê được tính toàn bộ tiền thuê bao gồm cả gốc và lãi vào chi phí hoạt động hàng năm thay vì chỉ được hạch toán lãi thuê tài chính như quy định của Việt Nam sẽ giúp cho người đi thuê được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác, người cho thuê cũng được tính toàn bộ khấu hao trong chi phí hoạt động của họ, thay vì chỉ có người đi thuê mới được trích khấu hao tài sản như quy định của Việt Nam cũng giúp cho người cho thuê tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập.

Bên cạnh những ưu điểm mà CTTC mang lại cho người đi thuê lẫn người cho thuê như đã phân tích ở trên, phương thức cấp tín dụng này cũng cho thấy nó vẫn có những nhược điểm gây bất lợi cho cả bên thuê và bên cho thuê. Nhược điểm lớn nhất của phương thức cấp tín dụng này đó là lãi suất thuê tài chính mà người đi thuê phải trả cho công ty CTTC cao hơn so với lãi suất cho vay của các ngân hàng, do khách hàng đi thuê thường là những khách hàng không hội đủ các điều kiện để ngân hàng cho vay. Nói cách khác, đây là nhóm khách hàng được ngân hàng và công ty CTTC đánh giá là những khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp đồng nghĩa với khả năng rủi ro cao nên lãi suất cho thuê phải cao để đánh đổi với rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu.

Một nhược điểm khác của phương thức CTTC là phương thức cấp tín dụng này chỉ thích hợp với những loại tài sản được tài trợ là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và thường không phải là những loại tài sản chuyên dụng hay khó thanh lý. Do đó, phương thức cấp tín dụng này cũng rất khó mở rộng để tài trợ cho các DAĐT xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình xây dựng CSHT như cầu đường, sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, các khu công nghiệp, v.v.


1.2. PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ‌

1.2.1. Khái niệm về tài trợ dự án

Hiện nay có khá nhiều khái niệm khác nhau về phương thức TTDA cho các DAĐT. Sau đây là ba trong số các khái niệm về TTDA đã được các nhà nghiên cứu và hoạt động ngân hàng ở các nước phát triển thống nhất với nhau. Cũng từ các khái niệm này, chúng ta sẽ phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa phương thức TTDA với các phương thức tài trợ (cấp tín dụng) truyền thống cho các DAĐT như đã trình bày trong phần 1.1.2 trên đây:

TTDA là việc người cho vay xem xét chủ yếu dòng tiền và thu nhập của dự án đóng vai trò là nguồn trả nợ và tài sản của dự án đóng vai trò là vật thế chấp cho khoản vay. Nói chung, uy tín của DNDA thường không phải là nhân tố quan trọng, bởi vì DNDA là một công ty không có các tài sản khác hoặc bởi vì khoản tài trợ không truy đòi trực tiếp đối với những cổ đông [54];

Fennerty (1996, trang 2) đã đưa ra khái niệm như sau về TTDA:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Là việc dùng vốn để tài trợ một DAĐT độc lập về mặt kinh tế mà ở đó, người cung cấp vốn xem xét chủ yếu thu nhập của dự án đóng vai trò là nguồn trả nợ khoản vay và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đã đầu tư vào dự án [53];

Trong khi Nevitt và Fabozzi (2000, trang 1) đã đưa ra khái niệm như sau về TTDA:

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 8

Tài trợ cho một đơn vị kinh tế riêng biệt mà ở đó người cho vay nhìn chủ yếu dòng tiền và thu nhập của đơn vị kinh tế đó đóng vai trò là nguồn trả nợ vay và tài sản của dự án đóng vai trò là vật thế chấp cho khoản vay [53].

Nói chung, từ ba khái niệm nêu trên về TTDA, chúng ta nhận thấy rằng, các khái niệm này đều nhấn mạnh đến một đặc điểm cơ bản của TTDA dùng để phân biệt với các khoản tài trợ truyền thống là ở chỗ, những người cho vay


sẽ tài trợ cho một DAĐT được cấu trúc thành một công ty độc lập về mặt kinh tế và pháp lý với người khởi xướng và những người cho vay chỉ chú trọng đến tính khả thi và triển vọng thành công của các DAĐT để đưa ra các quyết định tài trợ, tài sản của dự án đóng vai trò là vật thế chấp cho khoản vay.

Nói tóm lại chúng ta có thể hiểu rằng: “TTDA là việc các TCTD tài trợ cho một đơn vị kinh tế độc lập về mặt pháp lý đối với những người khởi xướng. Do đó, khoản tài trợ thường là truy đòi giới hạn hoặc miễn truy đòi đối với những người khởi xướng. Để đưa ra quyết định tài trợ, TCTD chỉ căn cứ vào dòng tiền và triển vọng thành công của dự án và chấp nhận tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ vốn vay trong tương lai”.

Để có thể hiểu được rõ ràng hơn về khái niệm TTDA vừa nêu, cũng như là nhận biết được sự khác nhau giữa phương thức TTDA với các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các ĐAĐT, chúng ta theo dõi một ví dụ sau đây:

Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) là một tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam. PVN đang cần một khoản vay 1 tỷ USD với thời hạn 10 năm để thực hiện một DAĐT tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Venezuela. PVN cam kết chịu trách nhiệm về khoản nợ này bất kể sự thành công hay thất bại của DAĐT của họ. Rõ ràng là với lời đề nghị này, nếu TCTD nào ở Việt Nam đồng ý cho PVN vay tiền để thực hiện dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Venezuela thì cũng có nghĩa là TCTD đó sẽ thực hiện tài trợ cho DAĐT của PVN. Tuy nhiên, TCTD tài trợ sẽ không hoàn toàn đặt niềm tin duy nhất vào dòng tiền sinh ra từ dự án được TCTD tài trợ bởi vì như đã nói, PVN cam kết chịu trách nhiệm về khoản nợ này bất kể sự thành công hay thất bại của dự án được tài trợ. Rõ ràng là với phương thức tài trợ này, TCTD tài trợ chỉ chú trọng đến uy tín của PVN đóng vai trò là người khởi xướng dự án cũng đồng thời là chủ đầu tư dự án để ra quyết định cấp tín dụng. Nói cách khác, khoản tài trợ cho DAĐT này không được xem là khoản

30


TTDA theo nghĩa “thực” do nó không thỏa mãn được các khái niệm về TTDA như đã nói trên mà chỉ được xem là phương thức tài trợ truyền thống mà thôi.

Ngoài việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho dự án theo phương thức tài trợ truyền thống như trên, PVN có thể tìm kiếm khoản tài trợ cho DAĐT của họ bằng cách khác. PVN có thể ký với Bộ Năng lượng Dầu khí quốc gia Venezuela Hợp đồng thành lập và quản lý Doanh nghiệp Liên doanh Petromacareo để thực hiện DAĐT khai thác Lô mỏ dầu Junin 2. Doanh nghiệp Liên doanh Petromacareo được thành lập này đóng vai trò là chủ đầu tư và được gọi là DNDA. DNDA này sẽ đứng tên vay và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của PVN và Bộ Năng lượng Dầu khí quốc gia Venezuela. Điều này có nghĩa là hai bên liên doanh sẽ không gánh chịu trách nhiệm nợ vượt quá số vốn đầu tư ban đầu của họ trong DNDA. Do vậy TCTD tài trợ không thể thưa kiện dựa vào tài sản của PVN hay Bộ Năng lượng Dầu khí quốc gia Venezuela do việc Doanh nghiệp Liên doanh Petromacareo không hoàn trả được khoản nợ mà TCTD đã tài trợ. Rõ ràng là với phương thức tài trợ này, bên cạnh việc xem xét mức độ góp vốn ban đầu của PVN và Bộ Năng lượng Dầu khí quốc gia Venezuela cho dự án, thì việc TCTD có đồng ý tài trợ cho dự án này hay không chỉ có thể dựa vào việc đánh giá mức độ thành công của dự án và tin tưởng rằng, dự án sẽ sinh ra đủ tiền để hoàn trả nợ vay cho TCTD. Nói cách khác, dựa theo các khái niệm TTDA, TCTD sẽ xem xét chủ yếu dòng tiền của dự án đóng vai trò là nguồn hoàn trả nợ và nói chung không dựa vào uy tín của DNDA là Doanh nghiệp Liên doanh Petromacareo do DNDA này là một loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn.

1.2.2. Phân biệt sự khác nhau giữa phương thức tài trợ truyền thống và phương thức tài trợ dự án‌

Từ các khái niệm về TTDA cũng như là qua ví dụ minh họa trên đây, chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT thông qua Hình 1.4


dưới đây. Nhìn vào Hình 1.4 này, chúng ta nhận thấy có một sự khác nhau cơ bản trong hai phương thức tài trợ:

- Nếu như trong phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT, các TCTD sẽ cho các chủ đầu tư đóng vai trò là người khởi xướng vay tiền để thực hiện dự án (trong ví dụ là PVN), thì với phương thức TTDA, các TCTD sẽ cho DNDA vay tiền để thực hiện dự án (trong ví dụ là công ty liên doanh được thành lập bởi PVN và bên liên của PVN).

- Trong phương thức TTDA, những người khởi xướng chỉ đóng vai trò là các thành viên sáng lập hay là các cổ đông của DNDA và DNDA mới chính là người đi vay và chịu trách nhiệm hoàn trả nợ vay cho các TCTD. Ngược lại, với phương thức tài trợ truyền thống thì người khởi xướng vừa đóng vai trò là chủ đầu tư vừa đóng vai trò là người vay nợ các TCTD để thực hiện dự án và cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm nợ với các TCTD bất kể sự thành công hay thất bại của DAĐT của họ.

- Chính vì lẽ đó khi thẩm định DAĐT để cấp tín dụng theo phương thức TTDA, đòi hỏi các TCTD phải thẩm định DAĐT một cách chặt chẽ và các TCTD chỉ chú trọng đến tính khả thi, triển vọng thành công và khả năng trả nợ từ dòng tiền sinh ra từ DAĐT mà không quan trọng lắm uy tín của DNDA, cũng như của những người khởi xướng dự án bởi vì hai lý do là: (1) DNDA là một công ty không có các tài sản nào khác ngoài tài sản hình thành từ vốn vay và vốn góp của những người khởi xướng; và (2) là khoản tài trợ cho DNDA là khoản tài trợ miễn truy đòi đối với các cổ đông. Nói cách khác, các cổ đông của DNDA chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đầu tư ban đầu mà họ đã góp vào DNDA. Đây là sự khác nhau căn bản giữa hai phương thức tài trợ cần phải được nhấn mạnh.


Hình 1.4: Sự khác nhau giữa phương thức TTDA và tài trợ truyền thống


Người cho vay

Người cho vay

Trách nhiệm nợ

Vốn vay

Chủ đầu tư

Cổ đông

Cổ đông

Vốn vay & Vốn cổ phần

Trách nhiệm nợ

Vốn cổ phần

Vốn vay

DAĐT

DNDA


Tài trợ truyền thống

Tài trợ dự án


Nguồn: Nguyễn Thu Hiền [7]

1.2.3. Các đặc điểm của phương thức tài trợ dự án‌

Từ khái niệm về TTDA như đã trình bày trên đây cũng như là từ thực tiễn thực hiện phương thức TTDA ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, một khoản TTDA theo đúng nghĩa thường mang các đặc điểm cơ bản như sau:

- TTDA được sử dụng để tài trợ vốn cho những dự án lớn, có khả năng đứng độc lập về mặt kinh tế và pháp lý thông qua hình thức thành lập một công ty riêng biệt được gọi là DNDA, khác với các phương thức tài trợ truyền thống là tài trợ cho các chủ đầu tư đã được thành lập và đang hoạt động để thực hiện các DAĐT mở rộng hay đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, v.v;

- Một hay nhiều nhà thầu được thuê để xây dựng dự án, một hay nhiều công ty được thuê để quản lý, vận hành hay bảo trì sau khi dự án đi vào hoạt động. Đặc điểm này hiếm khi xảy ra đối với các khoản tài trợ truyền


thống do các DAĐT không được cấu trúc thành một tổ chức kinh tế độc lập và thường được quản lý bởi chủ đầu tư;

- Các ngân hàng, định chế tài chính phi ngân hàng cho DNDA vay tiền thường với tỷ lệ nợ cao. Tỷ lệ tài trợ cho các DAĐT theo phương thức TTDA thường đạt từ 75 – 80% nhu cầu vốn đầu tư của dự án. Đôi khi tỷ lệ này có thể đạt từ 90 – 100% tổng nhu cầu vốn đầu tư của dự án [51]. Việc hoàn trả nợ gốc và lãi được dựa hoàn toàn vào dòng tiền của dự án. Tài sản của dự án được dùng làm vật thế chấp cho khoản vay. Trong khi đó, với các khoản tài trợ truyền thống, những người cho vay có thể yêu cầu người vay phải tham gia vốn chủ sở hữu với các tỷ lệ cao hơn và có thể phải dùng các tài sản khác để bảo đảm cho những người cho vay;

- DNDA có thể tham gia các hợp đồng bảo hiểm khác nhau để bảo hiểm các rủi ro của dự án trong khi đối với các khoản tài trợ truyền thống, chủ đầu tư thường không buộc phải tham gia vào nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau;

- Các TCTD sẽ không căn cứ vào uy tín của những người khởi xướng hay của DNDA mà chỉ chú trọng vào việc thực hiện dự án để đưa ra quyết định tài trợ, bởi vì khoản tài trợ thì thường không có truy đòi đối với những người khởi xướng và DNDA không có các tài sản nào khác ngoài tài sản hình thành từ vốn vay;

- Cần có các chuyên gia đánh giá về phương diện kỹ thuật và tài chính của dự án một cách tỉ mỉ trước khi ký kết khoản vay và theo dõi thường xuyên triển vọng của dự án sau khi khoản vay đã được ký kết. Điều này là do TTDA thường có mức độ rủi ro về việc không thu hồi được số tiền đã tài trợ cao hơn đối với những người cho vay nếu so với các khoản tài trợ truyền thống. Mặt khác, khoản TTDA thường là tài trợ miễn truy đòi trong giai đoạn hoạt động trong khi tài trợ truyền thống là tài trợ truy đòi toàn bộ đối với những người khởi xướng;


- Chứng từ vay và bảo đảm phức tạp do tính phức tạp của các cấu trúc so với phương thức tài trợ truyền thống. Lãi và phí chính vì thế cũng cao hơn các khoản tài trợ truyền thống, do việc các nhà tài trợ tốn kém chi phí cho việc thẩm định và thuê mướn các nhà tư vấn và các chuyên gia kỹ thuật nhiều hơn so với phương thức tài trợ truyền thống, cũng như là họ có thể gánh chịu thêm rủi ro so với phương thức tài trợ truyền thống.

1.2.4. Các loại tài trợ dự án‌

TTDA thường được thực hiện theo phương thức tài trợ truy đòi giới hạn hoặc đôi khi là tài trợ miễn truy đòi:

1.2.4.1. Tài trợ miễn truy đòi‌

Tài trợ miễn truy đòi có nghĩa là không có truy đòi đến các tài sản của những người khởi xướng dự án. TTDA miễn truy đòi phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị của dự án hơn là phụ thuộc vào uy tín của những người khởi xướng dự án. Thẩm định tín dụng vì thế căn cứ chủ yếu vào dòng tiền kỳ vọng của dự án và không căn cứ chủ yếu vào uy tín của những người khởi xướng dự án. Trong trường hợp như vậy, những người khởi xướng không có trách nhiệm pháp lý trực tiếp để hoàn trả nợ gốc và lãi cho những người cho vay.

1.2.4.2. Tài trợ truy đòi giới hạn‌

Tài trợ truy đòi giới hạn có nghĩa là có một số rủi ro nào đó sẽ được người cho vay gánh chịu. Chẳng hạn, những người cho vay nhận thấy rằng, có những rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng dự án, họ sẽ truy đòi đối với những người khởi xướng nếu như những rủi ro này xảy ra.

1.2.5. Lý do của tài trợ dự án‌

Có thể nói rằng, việc các bên tham gia vào lựa chọn cấu trúc TTDA thay cho các cấu trúc tài trợ truyền thống xuất phát từ những lý do sau:

1.2.5.1. Chia sẻ rủi ro‌

Đây là lý do quan trọng nhất đối với nhiều khoản TTDA. Đối với các DAĐT quy mô lớn được tài trợ theo phương thức truy đòi toàn bộ, nếu DAĐT

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí