Trong thực tế, kết quả của giai đoạn nghiên cứu khả thi sẽ cho ra đời dự án khả thi để làm cơ sở cho việc thẩm định và ra quyết định chấp thuận hay từ bỏ DAĐT của các cơ quan có thẩm quyền và về mặt hình thức DAĐT được thể hiện là:
Một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống một kế hoạch, một chương trình hành động trong tương lai [11].
1.1.1.2. Phân loại dự án đầu tư
Một DAĐT có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là các tiêu thức phân loại DAĐT thường được sử dụng trong thực tế:
Căn cứ vào tính chất của dự án
Theo tiêu thức phân loại này, các DAĐT được phân thành ba loại như
sau:
- Dự án độc lập: Hai dự án được gọi là độc lập nếu việc chấp nhận hay từ bỏ dự án này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc chấp nhận hay từ bỏ các dự án khác;
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 2
- Tính Cấp Thiết Và Ý Nghĩa Thực Tiễn, Khoa Học Của Đề Tài Nghiên Cứu
- Những Kết Quả Mới Đạt Được Trong Nghiên Cứu
- Trường Hợp Dự Án Được Ân Hạn Trả Gốc Và Lãi
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 7
- Phương Thức Tài Trợ Dự Án Cho Các Dự Án Đầu Tư
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
- Dự án loại trừ: Hai dự án được gọi là loại trừ lẫn nhau nếu việc chấp nhận dự án này sẽ dẫn đến quyết định từ bỏ thực hiện các dự án khác;
- Dự án bổ sung: Hai dự án được gọi là bổ sung nếu việc thực hiện dự án này sẽ dẫn đến khả năng thực hiện dự án khác.
Việc phân loại các DAĐT theo tiêu thức tính chất của dự án sẽ giúp
cho người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư lựa chọn được các DAĐT tối ưu nhất.
sau:
Căn cứ vào hình thức đầu tư
Theo tiêu thức phân loại này, các DAĐT được phân thành ba loại như
- DAĐT mới: Là DAĐT lần đầu tiên được chủ đầu tư thực hiện gắn liền với việc thành lập DNDA để quản lý và vận hành khi dự án đi vào hoạt động;
- ĐAĐT mở rộng: Là việc thực hiện các DAĐT nâng cấp hay mở rộng công suất trên cơ sở các DAĐT hiện đang trong giai đoạn vận hành của chủ đầu tư;
- DAĐT chiều sâu: Là DAĐT nhằm mục đích cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, hợp lý hóa quy trình sản xuất của chủ đầu tư.
Việc phân loại các DAĐT theo tiêu thức hình thức đầu tư sẽ làm cơ sở cho việc vận dụng nguyên tắc dự toán dòng tiền thích hợp cho từng loại DAĐT trên cơ sở dòng tiền tăng thêm.
Căn cứ vào hợp đồng dự án có yếu tố chuyển giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước với nhà đầu tư
Theo tiêu thức phân loại này, các DAĐT được phân thành ba loại:
- Dự án Xây dựng – Hoạt động – Chuyển giao (còn được gọi là Dự án BOT): Là DAĐT được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước sở tại và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước sở tại;
- Dự án Xây dựng – Chuyển giao – Hoạt động (còn được gọi là Dự án BTO): Là DAĐT được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước sở tại và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước nước sở tại. Nhà nước sở tại cam kết dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Dự án Xây dựng – chuyển giao (còn được gọi là Dự án BT): Là DAĐT được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước sở tại và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước nước sở tại. Nhà nước nước sở tại cam kết tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện DAĐT khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT.
Để thực hiện các dự án nói trên, nhà đầu tư phải ký các hợp đồng BOT, BTO và BT với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại và thành lập doanh nghiệp BOT hoặc hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư đã thành lập tổ chức kinh tế.
1.1.1.3. Các phương diện phân tích của một dự án đầu tư
Các phương diện phân tích (hay các phương diện nghiên cứu) của một DAĐT được thể hiện qua Hình 1.1 dưới đây. Từ các phương diện phân tích này chúng ta nhận thấy rằng chúng được sắp theo một trình tự nhất định và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó thì thị trường là phương diện được tiến hành nghiên cứu đầu tiên để làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu ở các phương diện kỹ thuật, nhu cầu nhân lực và quản lý, hiệu quả tài chính, lợi ích kinh tế và xã hội do dự án mang lại.
Sau khi phương diện thị trường đã được nghiên cứu, chủ đầu tư hoặc các đơn vị tư vấn lập dự án sẽ tiến hành nghiên cứu ở phương diện kỹ thuật, bao gồm các yếu tố vật chất đầu vào cần thiết cho quá trình thực hiện và vận hành dự án. Mặt khác, để quản lý quá trình xây dựng và vận hành dự án, chủ đầu tư cần phải thiết kế bộ máy tổ chức và xác định nhu cầu nhân sự. Phương diện nghiên cứu này được gọi là phân tích nhu cầu nhân lực và quản lý.
Kết quả của việc phân tích ba phương diện trên sẽ cung cấp cho chủ đầu tư đầy đủ các thông số tài chính cần thiết cho việc tiến hành đánh giá tính
khả thi về phương diện tài chính của dự án. Chỉ sau khi biết được tính khả thi về phương diện tài chính của dự án, chủ đầu tư mới ra được quyết định đầu tư hay từ bỏ dự án.
Phương diện cuối cùng mà chủ đầu tư cũng cần phải phân tích đó là những lợi ích về mặt kinh tế và xã hội mà dự án mang lại. Đây là phương diện phân tích dưới góc độ của các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ hay chính quyền địa phương để làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư đối với các DAĐT công, hoặc áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, hoặc bảo lãnh đối với các DAĐT của các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước.
Hình 1.1: Khung phân tích DAĐT
Phân tích thị trường
Phân tích kỹ thuật
Phân tích nhân lực & quản lý
Phân tích tài chính
Phân tích kinh tế & xã hội
Nguồn: Phân tích hoạt động doanh nghiệp [1] Phân tích thị trường
Phân tích thị trường là bước phân tích khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường, bao gồm việc xem xét mức cầu sản phẩm dự án, tình hình cung cấp sản phẩm trên thị trường hiện tại, dự báo về giá cả và mức cầu trong tương lai, khảo sát các đối tượng khách hàng tiềm năng để từ đó xác định thị trường mục tiêu của dự án (thay thế nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị phần), phân tích những ưu thế và bất lợi của dự án so với các đối thủ cạnh tranh về các tiêu thức như: thời gian hoạt động, uy tín, năng lực tài chính, chính sách tiếp thị, phân phối sản phẩm. Ngoài ra, phân tích thị trường còn bao
7
gồm việc phân tích khả năng cạnh tranh sản phẩm dự án bằng cách so sánh giá bán, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm dự án so với các nhà sản xuất sản phẩm cùng loại trên thị trường, chiến lược tiếp thị và phân phối sản phẩm dự án.
Kết quả của phân tích thị trường sẽ là một tập hợp dự báo về các thông số sau đây trong thời gian hoạt động của dự án:
- Sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm dự án;
- Các loại thuế bán hàng mà người tiêu dùng sẽ phải trả;
- Chi phí bán hàng;
- Chính sách bán hàng (bán trả ngay hay trả chậm hay kết hợp cả hai).
Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là bước phân tích nhằm xác định một cách chi tiết các yếu tố đầu vào cho quá trình thực hiện và vận hành dự án, bao gồm việc phân tích các phương án lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, các phương án kiến trúc và thiết kế xây dựng, các phương án lựa chọn thiết bị công nghệ cho dự án. Ngoài ra, phân tích kỹ thuật còn bao gồm việc phân tích chất lượng và nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhu cầu và nguồn cung cấp năng lượng, dự kiến kế hoạch sản xuất hàng năm, lựa chọn tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, phân tích đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy.
Cần lưu ý là ở bước phân tích kỹ thuật, người phân tích có thể sử dụng phân tích thứ cấp dựa trên những thông số kỹ thuật của các dự án tương tự. Những thông số kỹ thuật này có thể thu thập được từ các công ty và các chuyên gia kỹ thuật, hay các cơ quan quản lý chuyên ngành của chính phủ và các chính quyền địa phương, kể cả các chủ đầu tư đã thực hiện dự án tương tự trước đó. Mặt khác, các chủ đầu tư cũng cần lưu ý là không nên sử dụng lại nhóm tư vấn cung cấp thông tin kỹ thuật để tiếp tục làm công việc thiết kế và quản lý dự án ở giai đoạn thực hiện dự án sau này. Tuy nhiên, chủ đầu tư có thể sử dụng những chuyên gia cung cấp thông tin kỹ thuật này để làm tiếp
công việc thẩm định và tính toán lại các chi phí do nhóm thiết kế chi tiết đã đưa ra.
Kết quả của phân tích kỹ thuật sẽ là một tập hợp dự báo về các thông số kỹ thuật sau đây cho toàn bộ thời gian thực hiện và vận hành dự án:
- Tổng mức đầu tư của dự án;
- Công suất thiết kế và các tỷ lệ công suất hoạt động;
- Định mức, đơn giá và số lượng các yếu tố đầu vào;
- Các khoản phải trả cho nhà cung cấp;
- Thời gian hoạt động dự kiến của dự án.
Phân tích nhu cầu nhân sự và quản lý
Phân tích nhu cầu nhân sự và quản lý được thực hiện cho giai đoạn xây dựng và vận hành dự án bao gồm việc lựa chọn hình thức quản lý và thực hiện dự án, dự kiến bộ máy hoạt động, xác định một cách chi tiết số lượng nhân sự cho từng cấp phân theo trình độ chuyên môn hay kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra, phân tích nhu cầu nhân sự và quản lý còn bao gồm cả việc phân tích thị trường lao động để xác định được nguồn cung cấp lao động và mức lương cụ thể của từng loại lao động.
Kết quả của phân tích nhu cầu nhân sự và quản lý sẽ là một tập hợp dự báo về các thông số sau:
- Số lượng nhân sự cần thiết cho việc quản lý và vận hành dự án;
- Chi phí cho bộ máy nhân sự;
- Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ;
- Các quy định và kiểm soát của Nhà nước về việc tuyển dụng lao động, chẳng hạn như quy định về mức lương tối thiểu phải trả cho người lao động hay quy định về hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài;
- Thời gian xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Phân tích tài chính
Phân tích tài chính là bước tổng hợp các biến số tài chính đã được phân tích ở các phương diện phân tích trước đó. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở dự toán dòng tiền của dự án từ thời điểm thực hiện cho đến thời điểm kết thúc dự án. Trình tự phân tích tài chính của một dự án được tiến hành như sau:
- Thiết lập bảng thông số và các bảng tính trung gian;
- Dự toán dòng tiền của dự án;
- Đánh giá khả năng trả nợ hàng năm của dự án;
- Xác định cơ cấu nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn;
- Tính toán các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính của dự án;
- Phân tích rủi ro.
Kết quả của phân tích tài chính sẽ giúp cho chủ đầu tư kết luận được tính khả thi về khía cạnh tài chính của dự án.
Phân tích kinh tế - xã hội
Phân tích kinh tế - xã hội là bước phân tích theo quan điểm của các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ hoặc chính quyền địa phương để làm cơ sở cho việc ra quyết định đối với các DAĐT công, hoặc áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hay bảo lãnh của Nhà nước đối với các dự án sử dụng nguồn vốn của các thành phần kinh tế tư nhân. Phân tích lợi ích kinh tế - xã hội bao gồm việc xác định:
- Giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ gia tăng đóng góp cho nền kinh tế;
- Số lượng công ăn việc làm và thu nhập bình quân của người lao động;
- Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế, tiền thuê CSHT, dịch vụ công, v.v;
- Góp phần thực thu ngoại tệ cho đất nước;
- Tác động phát triển ngành;
- Tác động phát triển kinh tế địa phương.
1.1.2. Các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các dự án đầu tư
1.1.2.1. Cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay theo DAĐT là phương thức cấp tín dụng thường được các TCTD sử dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng nhà xưởng và CSHT, mua sắm và lắp đặt dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, v.v.
Theo phương thức cho vay này, TCTD sẽ cho các chủ đầu tư vay tiền để thực hiện DAĐT mở rộng nâng công suất, chiếm lĩnh thị phần hoặc các DAĐT thay thế máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu nhằm mục đích cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trong việc tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp.
Để được TCTD cho vay, chủ đầu tư phải hội đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của TCTD như sau:
- Người vay phải có năng lực pháp luật và năng luật hành vi dân sự;
- Tình hình tài chính của người vay phải lành mạnh;
- DAĐT phải khả thi và có khả năng trả nợ theo đánh giá của TCTD;
- Người vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của TCTD. Tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ nợ đối với TCTD có thể là tài sản hiện đang thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.