Các Chủ Thể Tham Gia Vào Phương Thức Tài Trợ Dự Án‌


bị thất bại và những người cho vay truy đòi toàn bộ đối với người khởi xướng, thì việc gánh chịu trách nhiệm hoàn trả nợ toàn bộ cho những người cho vay có thể làm phá sản người khởi xướng dự án. Tuy nhiên, nếu dự án được tài trợ theo phương thức miễn truy đòi hoặc truy đòi giới hạn sẽ có một số loại rủi ro mà người cho vay sẽ gánh chịu. Do đó, nếu DAĐT bị thất bại cũng khó có thể làm phá sản người khởi xướng dự án.

1.2.5.2. Hạch toán kế toán‌

Đối với các phương thức tài trợ truyền thống thì người khởi xướng cũng đồng thời là người vay, do đó khoản vay sẽ được thể hiện trên bảng cân đối kế toán và điều này sẽ là một bất lợi cho người khởi xướng. Tuy nhiên, nếu sử dụng TTDA thì có thể có những tác động thuận lợi hơn đối với bảng cân đối kế toán của người khởi xướng, do việc người khởi xướng không phải là người vay, do vậy khoản vay sẽ không được thể hiện trên bảng cân đối của người khởi xướng mà được ghi vào cân đối kế toán của DNDA.

1.2.5.3. Những hạn chế vay nợ‌

Khi một người khởi xướng gặp phải những hạn chế vay nợ theo điều lệ hoạt động của người khởi xướng hoặc các điều kiện vay nợ ràng buộc trong các hợp đồng vay hiện tại thì người khởi xướng có thể thỏa thuận sử dụng cấu trúc TTDA, bởi vì các cấu trúc tài trợ này không được xem là nợ vay của người khởi xướng. Bằng cách thành lập các DNDA để vay nợ sẽ cho phép người khởi xướng có thể gia tăng được nợ.

1.2.5.4. Lợi ích về thuế‌

Là các lợi ích thu được do các DNDA được miễn giảm thuế theo quy định của hệ thống pháp luật về thuế và đầu tư. Chẳng hạn như các quy định về miễn giảm thuế do việc tái sử dụng vốn hoặc miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp mới được thành lập, ưu đãi đầu tư theo các quy định của luật khuyến khích đầu tư có thể khuyến khích người khởi xướng sử dụng cấu trúc TTDA thay cho các cấu trúc tài trợ truyền thống. Để được hưởng các ưu đãi về

36


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

thuế của hệ thống luật thuế và luật đầu tư trong và ngoài nước của các quốc gia, đòi hỏi người khởi xướng phải thành lập các DNDA và thường thì những DNDA này sẽ là người vay và tài sản hình thành từ DAĐT là tài sản của DNDA, chứ không phải của người khởi xướng.

1.2.6. Các chủ thể tham gia vào phương thức tài trợ dự án‌

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 9

Có rất nhiều chủ thể tham gia vào một khoản TTDA. Ngoài hai chủ thể chính tham gia vào phương thức TTDA như người khởi xướng và DNDA đã được đề cập ở trên, chúng ta nhận thấy còn có sự tham gia của rất nhiều chủ thể khác. Các chủ thể tham gia vào TTDA được thể hiện qua Hình 1.6:

1.2.6.1. Những người khởi xướng‌

Những người khởi xướng là những người cam kết hỗ trợ thực hiện dự án. Trong ví dụ trên đây, PVN được gọi là người khởi xướng vì công ty cam kết hỗ trợ dự án dưới hình thức góp vốn để hình thành công ty liên doanh thực hiện dự án khai thác khoáng sản. Những người khởi xướng dự án có thể là một công ty hoặc một nhóm các công ty, chẳng hạn như các nhà thầu xây dựng, những người cung cấp, những người mua hoặc những người sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của dự án. Trong một số trường hợp, để bảo đảm nhu cầu hoàn thiện một dịch vụ cung cấp hay bảo đảm nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào của người khởi xướng mà các công ty nói trên sẵn sàng đề xuất và cam kết hỗ trợ cho những dự án đáp ứng được những nhu cầu của họ.

1.2.6.2. Doanh nghiệp dự án‌

DNDA là công ty sẽ vận hành dự án sau khi dự án đi vào hoạt động. Chẳng hạn như ở ví dụ trên, công ty liên doanh do người khởi xướng (PVN) và đối tác thành lập được gọi là DNDA.

1.2.6.3. Người vay‌

Trong phương thức TTDA, thường người vay là DNDA. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người vay không phải là DNDA mà là công ty được thành lập nhằm mục đích đặc biệt để vay tiền TCTD thực hiện dự án và nhận


lại tiền từ dự án để hoàn trả cho các TCTD. Công ty có mục đích đặc biệt trong trường này còn được gọi là TBV. Sau đây là một cấu trúc tài trợ tiêu biểu cho TBV:

Hình 1.5: Cấu trúc tài trợ TBV


(1b) Tiền vay

Người cho

vay

(1c) Chi phí Người đi vay xây dựng

(TBV)

(3a) Trả nợ

Người bao tiêu

(2a) Sản phẩm của dự án

Công ty

Xây dựng

(1a)

Hợp đồng xây dựng

Công ty dự án

Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]

Từ Hình 1.5 trên đây cho thấy, TBV nhận tiền vay từ người cho vay để thanh toán chi phí xây dựng cho các nhà thầu. Khi dự án đi vào hoạt động, TBV sẽ nhận tiền thanh toán mua hàng từ người bao tiêu để hoàn trả nợ vay cho người cho vay. Phần thặng dư còn lại sẽ hoàn trả cho DNDA. Lý do có sự xuất hiện các TBV có thể là do các DNDA đang có tỷ số nợ quá cao nên không thể vay thêm nợ để thực hiện dự án hoặc cũng có thể do luật pháp nước sở tại không cho phép các doanh nghiệp nhà nước thành lập thêm các công ty con.

1.2.6.4. Các chủ thể khác‌

Bên cạnh các chủ thể chính tham gia vào phương thức TTDA như vừa kể trên, người ta nhận thấy trong phương thức TTDA còn có sự tham gia của các chủ thể khác như các nhà tài trợ (bao gồm các ngân hàng trong nước và quốc tế, các tổ chức đa phương, nhà đầu tư trái phiếu, các công ty CTTC, v.v), những người quản lý điều hành dự án, các nhà tư vấn tài chính chịu trách nhiệm tư vấn cho người khởi xướng cách chia sẻ rủi ro tốt nhất, lựa chọn các kỹ thuật và các nguồn tài trợ, tư vấn kỹ thuật chịu trách nhiệm cung cấp tư vấn


độc lập về tính khả thi của dự án, các luật sư tư vấn về hệ thống pháp luật ở nước sở tại đối với các khoản tài trợ cho các dự án thực hiện ở nước ngoài, các nhà bao tiêu sản phẩm đầu ra của dự án, công ty xây dựng, chính quyền cung cấp các cam kết hay đảm bảo cần thiết, những người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án, v.v.

Hình 1 6 Các chủ thể tham gia vào phương thức TTDA Người khởi xướng Nhà cung 1

Hình 1.6: Các chủ thể tham gia vào phương thức TTDA


Người khởi xướng

Nhà cung cấp nguyên liệu

Ngân hàng Quốc tế


Ngân hàng Trong nước

Công ty Quản lý & Hoạt động

Tổ chức tài chính phi ngân hàng

Công ty xây dựng

DNDA

Nhà cung cấp thiết bị

Nhà đầu tư trái phiếu

Nhà tư vấn

Các tổ chức đa phương

Chính quyền

Người tiêu thụ

Nguồn: Nguyễn Minh Kiều [8]

1.2.7. Các cấu trúc tài trợ dự án‌

Các cấu trúc TTDA được các TCTD và những người khởi xướng lựa chọn để tài trợ cho một dự án cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như mức độ chấp nhận rủi ro của các TCTD và những người khởi xướng dự án, ngành nghề kinh doanh của dự án hay tình hình kinh tế của quốc gia mà dự án sẽ được thực hiện. Các cấu trúc TTDA sẽ được hình thành sau một thời gian dài thương lượng giữa những người khởi xướng và các TCTD với sự tư vấn của các luật sư. Sau đây là các cấu trúc TTDA thường được các bên tham gia lựa chọn trong TTDA:


1.2.7.1. Cấu trúc cho vay‌

Cấu trúc cho vay còn được gọi là cấu trúc tài trợ cho vay thương mại và thường được sử dụng để tài trợ cho giai đoạn xây dựng và hoạt động của một DAĐT. Tuy nhiên, khác với các cấu trúc cho vay trong các phương thức tài trợ truyền thống là tài trợ truy đòi toàn bộ đối với người khởi xướng (chủ đầu tư), các cấu trúc cho vay trong TTDA thì hoặc là miễn truy đòi hoặc là truy đòi giới hạn đối với những người khởi xướng dự án. Nói cách khác, trong TTDA, các TCTD chấp nhận toàn bộ tài sản của dự án đóng vai trò là vật thế chấp và dòng tiền hoạt động sinh ra từ dự án là nguồn hoàn trả nợ vay.

Để sử dụng cấu trúc cho vay trong TTDA, đòi hỏi những người khởi xướng phải thành lập DNDA để vay tiền từ các TCTD thanh toán cho nhà thầu. DNDA này sẽ có tư cách pháp nhân hoàn toàn độc lập với những người khởi xướng dự án. Chính vì vậy mà các tài sản của những người khởi xướng sẽ hoàn toàn độc lập với các tài sản của DNDA và các TCTD chỉ căn cứ chủ yếu vào dòng tiền phát sinh từ dự án để thu nợ.

Cũng tương tự như các cấu trúc cho vay truyền thống, các cấu trúc cho vay trong TTDA cũng được xem là một hình thức cho vay kỳ hạn và được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng vay giữa các TCTD và DNDA. Hợp đồng vay này cũng có nhiều điều khoản giống như các điều khoản của một hợp đồng vay thông thường, ngoại trừ các quy định về việc truy đòi và yêu cầu báo cáo thông tin về tình hình thực hiện DAĐT. Bảng 1.3 dưới đây là ví dụ về các điều khoản của một hợp đồng vay trong TTDA:


Bảng 1.3: Các điều khoản của một hợp đồng vay TTDA‌


Số tiền vay Mục đích vay Lãi suất

Kế hoạch trả nợ Phí

Bảo đảm

Các điều khoản thỏa thuận Các tỷ lệ bảo đảm

Hạn chế vay nợ

Các trường hợp vỡ nợ Thông tin về thực hiện dự án

Chi tiết về truy đòi đối với người khởi xướng

Kiểm tra hoàn thành dự án.

Nguồn: Fundamental of Project Finance [54]

Các TCTD tham gia tài trợ cho DNDA trong cấu trúc này có thể chỉ bao gồm một TCTD cho vay cả giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoạt động của DAĐT, hoặc có hai TCTD tham gia tài trợ: một TCTD cho vay giai đoạn xây dựng và một TCTD cho vay giai đoạn hoạt động. Trong một số trường hợp, sẽ có một TCTD đóng vai trò là TCTD cho vay tạm thời ở giai đoạn xây dựng. Khi dự án đã được kiểm tra hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức, sẽ có một TCTD khác cho DNDA vay tiền để thanh toán lại cho TCTD đã cho DNDA vay tạm thời trong giai đoạn xây dựng để thanh toán chi phí xây dựng cho các nhà thầu. Do đó, trong trường hợp một TCTD cho vay ở cả hai giai đoạn, DNDA chỉ ký một hợp đồng vay với một TCTD với những điều kiện cho vay được quy định khác nhau cho từng giai đoạn. Trong trường hợp có nhiều TCTD cho vay ở các giai đoạn khác nhau thì mỗi TCTD sẽ ký một hợp đồng vay riêng biệt với DNDA theo các điều kiện cho vay khác nhau của từng TCTD.


Một đặc điểm cần phải lưu ý trong cấu trúc cho vay của TTDA là các TCTD tài trợ sẽ có thể áp dụng hình thức truy đòi toàn bộ hoặc truy đòi giới hạn đối với những người khởi xướng khi cho vay ở giai đoạn xây dựng dự án. Lý do là vì tài trợ cho dự án ở giai đoạn xây dựng là giai đoạn tài trợ có độ rủi ro cao hơn so với tài trợ cho dự án ở giai đoạn hoạt động đối với các TCTD. Do đó, để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn trong giai đoạn xây dựng, các TCTD có thể áp dụng hình thức truy đòi toàn bộ hoặc giới hạn một số loại rủi ro nào đó (chẳng hạn như chi phí vượt dự toán) đối với những người khởi xướng cho đến khi dự án hoàn thành được quá trình xây dựng.

Một đặc điểm khác nữa trong cấu trúc cho vay của TTDA là các TCTD có thể ân hạn cả gốc lẫn lãi cho các DNDA ở giai đoạn xây dựng. Lý do là vì trong giai đoạn xây dựng, dự án chưa sinh ra được dòng tiền để trả nợ các TCTD. Khi đó các TCTD sẽ nhập lãi vay vào vốn gốc hay còn được gọi là vốn hóa lãi trong giai đoạn xây dựng. Về phương diện hạch toán thì việc vốn hóa lãi cũng giống như là việc TCTD đã cho phép DNDA sử dụng số tiền cho vay ứng trước để trả lãi vay cho các TCTD trong giai đoạn hoạt động. Khi dự án đi vào hoạt động, nợ gốc và lãi này sẽ được trả dần tùy thuộc vào dòng tiền sinh ra từ dự án được tài trợ.

Trong giai đoạn hoạt động, DNDA có thể được các TCTD tài trợ cho VLĐ thông qua phương thức cấp hạn mức tín dụng tùy theo nhu cầu VLĐ và khả năng đáp ứng từ các nguồn vốn khác của DNDA.

Hình 1.7 dưới đây là ví dụ minh họa về một cấu trúc cho vay tiêu biểu trong TTDA. Nhìn vào Hình 1.7 này chúng ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn xây dựng, DNDA vay tiền từ các TCTD thanh toán cho các nhà thầu, lãi vay sẽ được vốn hóa và những người khởi xướng sẽ có những bảo đảm nào đó cho các TCTD ở giai đoạn xây dựng. Nói cách khác, đây là hình thức tài trợ truy đòi toàn bộ hay truy đòi giới hạn đối với những người khởi xướng dự án.


Hình 1.7: Cấu trúc cho vay TTDA giai đoạn xây dựng


Nhà thầu

Người khởi xướng

(4) Chi phí xây dựng

(1) Bảo lãnh

TCTD

bảo lãnh

(2) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

(3) Cho vay (lãi

nhập vốn)

DNDA

TCTD

cho vay

Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]

1.2.7.2. Cấu trúc thanh toán sản phẩm‌

Cấu trúc thanh toán sản phẩm thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án khai thác dầu khí và khoáng sản ở Mỹ. Đây là cấu trúc tài trợ không truy đòi hoặc truy đòi giới hạn được đảm bảo đầy đủ thông qua hình thức các TCTD nắm giữ quyền sở hữu một lượng sản phẩm do dự án sản xuất ra, khác với các cấu trúc tài trợ khác là các TCTD sẽ được DNDA đảm bảo bằng hình thức thế chấp toàn bộ tài sản, sản phẩm và doanh thu của dự án.

Để thực hiện tài trợ dự án theo cấu trúc thanh toán sản phẩm, đòi hỏi người khởi xướng hoặc người cho vay phải thành lập một SPV để mua toàn bộ sản phẩm từ dự án. Các TCTD sẽ cho SPV vay tiền để thanh toán tiền mua sản phẩm cho công ty khai thác khoáng sản. Công ty khai thác khoáng sản sẽ sử dụng số tiền thanh toán từ SPV để thanh toán cho các nhà thầu xây dựng và cung cấp thiết bị. Trong giai đoạn hoạt động, Công ty khai thác khoáng sản giao sản phẩm cho SPV để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán sản phẩm.

Nói tóm lại, một cấu trúc TTDA thanh toán sản phẩm thường mang các đặc điểm sau:

- Nguồn trả nợ duy nhất cho các TCTD là từ sản phẩm đầu ra của dự án;

- Thời gian trả nợ phải ngắn hơn tuổi thọ kinh tế ước tính của dự án;

- Các TCTD không chịu trách nhiệm tài trợ cho các chi phí hoạt động của dự án;

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí