Trường Hợp Dự Án Được Ân Hạn Trả Gốc Và Lãi


Số tiền mà TCTD sẽ cho chủ đầu tư vay được xác định căn cứ vào tổng mức đầu tư, nhu cầu vốn chủ sở hữu tham gia và các nguồn vốn khác (chẳng hạn như phần vốn vay các TCTD khác và/hoặc vốn ứng trước của người mua sản phẩm của dự án). Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm các thành phần sau:

Chi phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chi phí hỗ trợ, tái định cư (nếu có);

Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị;

Chi phí khác (tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, lãi vay xây dựng, VLĐ ban đầu, v.v);

Dự phòng phí.

Ngoài việc xác định số tiền cho vay, TCTD cũng đồng thời xác định nguồn trả nợ hàng năm của dự án để từ đó xác định thời gian trả nợ và thời hạn cho vay. Trong trường hợp TCTD chỉ thu nợ từ dòng tiền phát sinh từ dự án, nguồn trả nợ chính là dòng tiền hoạt động sinh ra hàng năm. Ngoài ra, các TCTD cũng có thể xác định nguồn trả nợ theo phương pháp Nguồn khả dụng để trả nợ kỳ hạn tăng thêm (Funds Available To Sevice Additional Term Loan: FATSATL). Theo phương pháp này, TCTD sẽ căn cứ vào thu nhập sau thuế của các dự án hiện đang hoạt động của người vay kể cả thu nhập sau thuế

của DAĐT mở rộng 1 cộng với khấu hao (là khoản chi phí không bằng tiền)

của các dự án hiện đang hoạt động và của DAĐT mở rộng vay vốn. Tuy nhiên, TCTD không thể sử dụng hết toàn bộ thu nhập sau thuế để trả các khoản nợ của DAĐT mở rộng vì người vay còn phải thực hiện nghĩa vụ phân phối lợi nhuận sau thuế cũng như là các mục đích sử dụng vốn cần thiết khác như:

Bổ sung VLĐ tăng thêm hàng năm: Nếu công suất hoạt động của các dự án hiện tại và các DAĐT mở rộng tăng thêm mỗi năm đòi hỏi người vay phải tăng thêm VLĐ. Ngược lại khi công suất


1 Trong trường hợp công ty thực hiện dự án đầu tư lần đầu (đầu tư mới) hoặc dự án đầu tư thay thế thì thu nhập sau thuế chính là thu nhập sau thuế của dự án đầu tư thay thế hay đầu tư mới đó.

12


hoạt động giảm xuống, nhu cầu VLĐ của người vay cũng giảm dẫn đến dòng tiền hoạt động của người vay tăng lên và người vay có thể sử dụng dòng tiền hoạt động tăng thêm này cho các mục đích đầu tư và trả nợ;

Trả các khoản nợ dài hạn đến hạn: Bởi vì dòng tiền hoạt động sinh ra từ các dự án hiện đang hoạt động và DAĐT mở rộng nên chúng phải được sử dụng để trả các khoản nợ dài hạn đến hạn của các dự án hiện đang hoạt động trước, phần còn lại mới được sử dụng để trả các khoản nợ định kỳ của DAĐT mở rộng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy định trong một số hợp đồng tín dụng hiện tại là người vay phải sử dụng dòng tiền sinh ra từ hoạt động để trả những khoản nợ đến hạn của các hợp đồng vay hiện tại trước các hợp đồng vay thêm cho các DAĐT mở rộng.

Chi trả cố tức: Cổ tức chi trả bao gồm cổ tức phải trả cho các cổ đông hiện tại và các cổ đông mới. Cổ tức được chi trả từ thu nhập sau thuế của các dự án hiện tại và DAĐT mở rộng. Tỷ lệ chi trả cổ tức có thể được quyết định theo một tỷ lệ phần trăm (%) thu nhập sau thuế hay tính trên mệnh giá cổ phần. Thông thường thì tỷ lệ chi trả cổ tức được quyết định bằng một tỷ lệ phần trăm thu nhập sau thuế theo công thức (1.1) như sau:


(1.1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 6

Trích quỹ: Số lượng các loại quỹ mà người vay phải trích lập tùy thuộc vào loại hình sở hữu công ty. Đối với các doanh nghiệp nhà nước phải trích lập các loại quỹ theo các tỷ lệ do Bộ tài chính quy định. Đối với các loại hình sở hữu tư nhân (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, v.v) việc trích lập các loại quỹ theo các tỷ lệ bao nhiêu sẽ căn cứ vào điều lệ hoạt động của công ty hay nghị quyết của đại hội đồng cổ đông hàng năm.

13


Thông thường có hai loại quỹ mà các công ty thường hay trích mỗi năm là quỹ khen thưởng phúc lợi và quỹ đầu tư phát triển;

Mau sắm hay thay thế TSCĐ giá trị thấp: Đây là những TSCĐ tái đầu tư hay cần phải đầu tư thêm theo kế hoạch. Thông thường các TCTD chỉ cho công ty vay tiền để mua sắm hay đầu tư các TSCĐ có giá trị lớn chứ ít khi TCTD xét duyệt cho vay những TSCĐ có giá trị thấp2. Do đó, với những loại TSCĐ có giá trị thấp công ty phải tự đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

Nói tóm lại, chúng ta có thể đưa ra công thức FATSATL để tính nguồn trả nợ cho một khoản vay để thực hiện một DAĐT mở rộng theo công thức (1.2) như sau:


FATSATL

=

Thu nhập sau thuế

Cộng (+) Khấu hao;

Trừ (-) Nợ dài hạn đến hạn; Trừ (-) Thay đổi VLĐ ròng; Trừ (-) Cổ tức chi trả;

Trừ (-) Các quỹ trích lập;

Trừ (-) Mua sắm TSCĐ giá trị thấp.


(1.2)


Rõ ràng là phương pháp FATSATL có ưu điểm là nó cho thấy được nguồn khả dụng mà người vay sẵn sàng sử dụng để trả nợ hàng năm cho các DAĐT mở rộng của họ. Phương pháp này rất phù hợp với một thực tế là không thể tách bạch dòng tiền phát sinh từ các dự án hiện đang hoạt động của người vay và các DAĐT mở rộng của họ do chúng đều được hạch toán cùng một hệ thống sổ sách của người vay. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là TCTD vừa phải dự toán dòng tiền của DAĐT mở rộng vừa phải


2 Theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao các loại TSCĐ ở Việt Nam, một TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời ba yếu tố, trong đó có yếu tố về giá trị tài sản tối thiểu phải trên 30 triệu đồng.

14


dự toán dòng tiền của các dự án hiện đang hoạt động của người vay làm phát sinh thêm khối lượng công việc và chi phí đi kèm.

Sau khi đã xác định số tiền cho vay và nguồn trả nợ mỗi năm, TCTD sẽ tiến hành xác định thời hạn cho vay đối với DAĐT. Đối với các khoản cho vay trung dài hạn để thực hiện các DAĐT, thời hạn cho vay được tính dựa vào hai khoảng thời gian là thời gian ân hạn và thời gian trả nợ theo công thức (1.3) như sau:


(1.3)


Trong đó:

Thời gian ân hạn được tính từ lúc TCTD bắt đầu giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến khi khách hàng bắt đầu trả nợ (gốc) cho TCTD;

Thời gian trả nợ được tính từ khi khách hàng bắt đầu trả nợ (gốc) cho TCTD cho đến khi khách hàng trả hết nợ (gốc và lãi) cho TCTD.

Trong thực tế, thời gian ân hạn được xác định bằng với thời gian xây dựng của dự án do trong khoảng thời gian này dự án chưa tạo ra được thu nhập để trả nợ cho TCTD. Trong một số trường hợp, TCTD vẫn sẵn sàng tiếp tục ân hạn cho khách hàng thêm một khoảng thời gian nữa và thường là một vài năm đầu khi dự án mới đi vào hoạt động và do dự án chưa sinh ra đủ tiền để trả nợ TCTD. Khi công suất của dự án được nâng dần cho đến khi đạt được tỷ lệ công suất cao và ổn định, dự án sinh ra đủ tiền để trả nợ thì TCTD mới tiến hành thu nợ.

Về chế độ ân hạn, hiện nay có thể thấy các TCTD đang áp dụng hai chế độ ân hạn là ân hạn gốc hoặc là ân hạn cả gốc và lãi cho khách hàng. Nếu TCTD chỉ ân hạn gốc cho khách hàng thì điều đó có nghĩa là khách hàng phải trả lãi vay trong thời gian xây dựng cho TCTD. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải dự kiến toàn bộ tiền lãi vay thi công phải trả và phải được tính vào

15


tổng mức đầu tư của dự án. Tuy nhiên, nếu TCTD chấp nhận ân hạn cả gốc lẫn lãi vay thi công cho khách hàng thì tiền lãi đó sẽ được TCTD nhập vào vốn gốc. Nói cách khác là TCTD sẽ cho vay để khách hàng thanh toán lãi vay thi công và thường được gọi là cách tính lãi nhập vốn. Chế độ ân hạn cả gốc lẫn lãi thường được các tổ chức tài chính quốc tế hay các TCTD nước ngoài tại Việt Nam áp dụng trong khi phần lớn các khoản cho vay trung dài hạn do các TCTD trong nước thực hiện thì chỉ chấp nhận ân hạn trả gốc trong thời gian xây dựng cho khách hàng mà thôi. Dĩ nhiên là tương ứng với hai chế độ ân hạn khác nhau chúng ta sẽ ước tính ra được tiền lãi vay thi công khác nhau. Sau đây là ví dụ về hai chế độ ân hạn cho khách hàng:

Giả sử một DAĐT có thời gian xây dựng dự kiến là 2 năm và ban đầu thì TCTD giải ngân 10.000 triệu đồng cho khách hàng. Sau đó cuối mỗi năm TCTD giải ngân tiếp tục lần lượt là 20.000 triệu đồng và 20.000 triệu đồng. Giả sử TCTD cho vay với lãi suất 12% năm và TCTD chỉ ân hạn nợ gốc trong thời gian xây dựng thì tổng lãi vay thi công và dư nợ đến cuối năm hoàn thành xây dựng xác định được như ở Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: Trường hợp dự án được ân hạn trả gốc

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 0

Năm 1

Năm 2

Dư nợ đầu năm


10.000

30.000

Nợ mới

10.000

20.000

20.000

Lãi phải trả


1.200

3.600

Trả gốc




Trả gốc và lãi


1.200

3.600

Dư nợ cuối năm

10.000

30.000

50.000

Từ Bảng 1.1 trên cho thấy tiền lãi vay phát sinh năm thứ nhất là 1.200 triệu đồng và tiền lãi vay năm thứ hai là 3.600 triệu đồng. Tổng cộng lãi vay thi công khách hàng phải trả là 4.800 triệu đồng và tiền lãi này sẽ được tính vào nguyên giá tài sản hình do đầu tư xây dựng để trích khấu hao trong những

16


năm hoạt động. Dư nợ tín dụng đến cuối năm thành hoàn thành xây dựng là

50.000 triệu đồng.


Trong trường hợp TCTD chấp nhận ân hạn cả gốc và lãi cho khách hàng thì tổng lãi vay thi công và dư nợ đến cuối năm hoàn thành xây dựng xác định được như ở Bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2: Trường hợp dự án được ân hạn trả gốc và lãi

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 0

Năm 1

Năm 2

Dư nợ đầu năm


10.000

31.200

Nợ mới

10.000

20.000

20.000

Lãi phải trả


1.200

3.744

Trả gốc




Trả gốc và lãi




Dư nợ cuối năm

10.000

31.200

54.944

Từ Bảng 1.2 trên cho thấy tiền lãi phát sinh năm thứ nhất là 1.200 triệu đồng được nhập vào vốn gốc và tiền lãi năm thứ hai là 3.744 triệu đồng cũng được nhập vào vốn gốc. Tổng cộng tiền lãi vay thi công khách hàng phải trả là 4.944 triệu đồng và tiền lãi này sẽ được tính vào nguyên giá tài sản hình thành do đầu tư xây dựng để trích khấu hao trong những năm hoạt động. Dư nợ tín dụng đến cuối năm hoàn thành xây dựng là 54.944 triệu đồng.

Từ hai ví dụ trên cho thấy nếu lãi vay thi công được ân hạn thì tổng lãi vay thi công khách hàng phải trả cao hơn so với trường hợp dự án chỉ được ân hạn gốc là 144 triệu đồng. Lý do là vì tiền lãi vay năm thứ nhất không được trả sẽ được TCTD nhập vào vốn gốc năm 1 để tính tiền lãi ở năm thứ hai dẫn đến tiền lãi vay ở năm thứ 2 khách hàng phải trả nhiều hơn so với tiền lãi vay ở năm thứ 2 trong trường hợp TCTD chỉ ân hạn trả gốc cho khách hàng.

Sau khi xác định được thời gian ân hạn, TCTD cũng đồng thời xác định thời gian trả nợ cho DAĐT. Thời gian trả nợ được xác định căn cứ vào số tiền mà khách hàng đã vay và khả năng trả nợ (nguồn trả nợ) hàng năm của dự án.

17


Trong trường hợp khoản trả nợ gốc là đều nhau mỗi năm thì thời gian trả nợ của dự án được xác định theo công thức (1.4) như sau:



Dư nợ đầu năm trả nợ thứ nhất

Thời gian trả nợ

=

(1.4)


Nợ gốc trả đều mỗi năm

Thời hạn cho vay sau khi đã xác định dựa vào thời gian ân hạn và thời gian trả nợ của dự án sẽ được TCTD đối chiếu với các quy định sau:

Không vượt quá tuổi thọ của dự án;

Không vượt quá thời gian thuê đất hoặc thời gian hoạt động còn lại theo giấy phép hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

Không vượt quá thời gian cho vay tối đa được quy định trong chính sách tín dụng của các TCTD.

Cùng với việc xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay và nghĩa vụ trả nợ mỗi năm, các TCTD cũng đồng thời định ra các kỳ hạn nợ cụ thể cho khách hàng bao gồm thời điểm trả và số tiền trả nợ (gốc và lãi) cụ thể mỗi kỳ. Các kỳ hạn trả nợ có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi quý, cuối mỗi 6 tháng hay thậm chí là cuối mỗi năm một lần. Trong thực tế, tùy thuộc vào quy mô khoản vay mà TCTD sẽ định ra kỳ hạn trả nợ cụ thể cho khách hàng. Nếu quy mô khoản vay lớn TCTD sẽ cho khách hàng trả nợ cuối mỗi 6 tháng, hoặc có thể là cuối mỗi năm. Đối với các khoản vay có quy mô nhỏ, kỳ hạn trả nợ thường là hàng tháng hoặc hàng quý.

Về phương thức trả nợ thì đối với phương thức cho vay theo DAĐT, các TCTD thường yêu cầu người vay phải hoàn trả nợ gốc đều đặn theo từng kỳ hạn đã được thỏa thuận. Tuy nhiên, TCTD cũng có thể cho phép người vay hoàn trả nợ gốc không đều nhau tùy thuộc dòng tiền sinh ra từ dự án. Nếu như công suất hoạt động của dự án trong những năm đầu còn thấp thì TCTD có thể cho phép người vay hoàn trả nợ gốc thấp ở những kỳ trả đầu, sau đó khi công suất hoạt động của dự án được nâng lên và đạt được mức công suất ổn định thì khoản trả nợ gốc sẽ chuyển thành khoản trả nợ đều.

18


Tài sản bảo đảm trong phương thức cho vay theo DAĐT thường là một tài sản khác thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (đất) của người vay hay người bảo lãnh. Trong một số trường hợp TCTD chấp nhận cho người vay sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay trong tương lai để làm tài sản bảo đảm. Trường hợp này thường được thực hiện đối với các dự án thuộc danh mục dự án vay ưu đãi từ các nguồn vốn cho vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam hay các định chế tài chính đa quốc gia (Ngân hàng phát triển khu vực, WB, IMF, v.v). Đối với các tài sản hình thành trong tương lai có khả năng hoặc dễ chuyển nhượng, các TCTD cũng sẵn sàng nhận làm tài sản bảo đảm như các bất động sản, tàu thuyền, nhà máy điện, v.v. Ngược lại, những tài sản mang tính chuyên dùng hoặc tài sản không thể tháo dỡ, TCTD không chấp nhận sử dụng chúng làm tài sản bảo đảm vì rủi ro khá cao do không thể hoặc khó phát mãi để thu hồi nợ.

Ưu nhược điểm của phương thức cho vay theo dự án đầu tư

Ưu điểm đầu tiên có thể kể ra là phương thức cho vay theo DAĐT dễ thực hiện nên được hầu hết các TCTD sử dụng phổ biến trong hoạt động cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT, bởi vì cấu trúc hay kỹ thuật cho vay khá đơn giản, không mất nhiều thời gian và ít tốn kém chi phí để thẩm định và ra quyết định. Một ưu điểm khác nữa đối với phương thức cho vay này là nó tỏ ra thích hợp với những khoản vay đối với các DAĐT mở rộng, tức các khoản cho vay đối với các chủ đầu tư dự án là những doanh nghiệp hiện đang hoạt động và có mức độ rủi ro thấp hơn là cho vay đối với các DAĐT mới, tức các DAĐT gắn liền với việc thành lập các DNDA nên mức độ rủi ro mà các TCTD có thể gánh chịu sẽ cao hơn. Cấu trúc cho vay này cũng bảo vệ được các TCTD trước những tổn thất bằng việc các TCTD thường hay yêu cầu chủ đầu tư phải dùng các tài sản khác để bảo đảm cho khoản cho vay của TCTD. Rất ít trường hợp TCTD chấp nhận cho người vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, dù TCTD chấp nhận cho khách hàng dùng tài sản hình thành từ vốn hay những tài sản khác để đảm bảo cho TCTD thì trong mọi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022