- Các TCTD sẽ được nắm giữ quyền sở hữu đối với toàn bộ hoặc một tỷ lệ phần trăm sản phẩm dự án như đã thoả thuận cho đến khi nợ gốc và lãi được trả hết;
- Thông thường, trong cấu trúc thanh toán sản phẩm, các TCTD không muốn nhận hàng. Do đó, họ thường bắt buộc DNDA phải mua lại khối lượng sản phẩm đã thanh toán cho họ hoặc bán số lượng sản phẩm đó với tư cách là đại lý cho người cho vay. Giá bán có thể ước tính theo giá thị trường hoặc là giá theo hợp đồng đã ký.
Sau đây là ví dụ đơn giản về cấu trúc thanh toán sản phẩm DAĐT khai thác mỏ dầu:
Giai đoạn xây dựng
Hình 1.8: Cấu trúc thanh toán sản phẩm giai đoạn xây dựng.
Nhà thầu
(4) Thanh
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 7
- Phương Thức Tài Trợ Dự Án Cho Các Dự Án Đầu Tư
- Các Chủ Thể Tham Gia Vào Phương Thức Tài Trợ Dự Án
- Cấu Trúc Đồng Tài Trợ Với Ngân Hàng Thế Giới Và Các Tổ Chức Đa Quốc Gia
- Vai Trò Của Các Tổ Chức Tín Dụng Trong Tài Trợ Dự Án
- Tài Trợ Dự Án Giúp Quá Trình Chuyển Giao Và Sử Dụng Công Nghệ Mới Ngày Càng Nhiều Hơn
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
toán chi phí xây dựng
TCTD
(1) Cho vay
(2) Thanh toán tiền mua sản phẩm
SPV
Công ty dầu hỏa
(3) Nghĩa vụ thanh toán sản phẩm
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.8 trên đây cho thấy, các TCTD sẽ thành lập một SPV và cho SPV vay tiền bằng với giá mua đã thỏa thuận với Công ty dầu hỏa. Công ty dầu hỏa đồng ý thực hiện các khoản thanh toán sản phẩm cho SPV bằng giá mua cộng “tiền lãi” từ sản lượng dầu khai thác. Công ty dầu hỏa sử dụng số tiền thanh toán từ SPV để thanh toán chi phí xây dựng cho nhà thầu.
Giai đoạn hoạt động
Hình 1.9: Cấu trúc thanh toán sản phẩm giai đoạn hoạt động.
TCTD
(6) Trả nợ (kể cả tiền lãi)
SPV
(5) Nghĩa vụ
thanh toán sản phẩm
Công ty dầu hỏa
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.9 cho thấy khi đi vào hoạt động, Công ty dầu hỏa bán sản phẩm cho người mua là đại lý của SPV. Tiền bán sản phẩm sẽ được sử dụng để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sản phẩm của Công ty dầu hỏa. SPV sẽ sử dụng số tiền thu được từ bán sản phẩm để hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho các TCTD tài trợ.
1.2.7.3. Cấu trúc BOT
Cấu trúc BOT thường được sử dụng để tài trợ cho các DAĐT thuộc lĩnh vực CSHT và các tiện ích công cộng. BOT còn được xem là một hình thức khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân chứ không phải là hình thức tư nhân hóa các lĩnh vực công cộng, bởi vì khi kết thúc hợp đồng BOT, nhà đầu tư phải chuyển giao công trình xây dựng còn đang hoạt động về phía chính quyền.
Thực hiện đầu tư theo hình thức BOT thường mang lại những lợi ích sau đây cho các chính phủ:
- Giảm thiểu áp lực đầu tư công cho ngân sách nhà nước, qua đó cho phép chính phủ sử dụng ngân sách để thực hiện các dự án hay các chương trình ít được khu vực tư nhân quan tâm;
- Giới thiệu hiệu quả gia tăng từ khu vực tư nhân, và/hoặc;
- Khuyến khích đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ mới.
Để thực hiện TTDA theo cấu trúc BOT, đòi hỏi những người khởi xướng phải thành lập DNDA. Chính DNDA này phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án (Hợp đồng BOT) với chính phủ hoặc đại diện của chính phủ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, những người khởi xướng cũng được yêu cầu tham gia vào hợp đồng chuyển nhượng ký kết với chính phủ và cam kết hỗ trợ hoặc cung cấp một số bảo đảm cần thiết cho dự án.
Trong hợp đồng BOT, chính phủ thường quan tâm đến các vấn đề sau:
- DNDA sẽ cung cấp dịch vụ theo đúng cam kết,
- DNDA tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường;
- Phí đối với người tiêu dùng là hợp lý;
- Các công việc bảo dưỡng và sửa chữa phải được thực hiện để thỏa mãn các yêu cầu an toàn và để đảm bảo rằng, vào cuối giai đoạn chuyển nhượng, chính phủ thừa hưởng dịch vụ còn hoạt động chứ không phải nhận lấy trách nhiệm tiếp nhận.
Sau đây là ví dụ về một cấu trúc TTDA BOT tiêu biểu:
Giai đoạn hợp đồng
Hình 1.10: Cấu trúc BOT giai đoạn hợp đồng
Người khởi xướng
(1) Thư cam kết
(2)
Hợp đồng góp vốn
(3)Hợp đồng chuyển nhượng
Đại diện chính quyền
DNDA
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.10 trên đây cho thấy, người khởi xướng có thư cam kết với các cơ quan đại diện của chính quyền, đồng thời ký kết hợp đồng góp vốn để thành lập DNDA. DNDA này sẽ ký kết hợp đồng chuyển nhượng với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện dự án BOT.
Giai đoạn xây dựng
Hình 1.11: Cấu trúc TTDA BOT giai đoạn xây dựng
(5)Hợp đồng
xây dựng
(6) Hợp đồng cung cấp
DNDA Nhà thầu Nhà cung cấp
(4)
Bảo
lãnh
TCTD
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.11 cho thấy ở giai đoạn xây dựng, DNDA ký kết hợp đồng xây dựng với các nhà thầu, đồng thời nhận được các bão lãnh thực hiện hợp đồng từ các TCTD cho các nhà thầu và nhà cung cấp thiết bị.
Giai đoạn tài trợ
Hình 1.12: Cấu trúc TTDA BOT giai đoạn tài trợ
DNDA
(8) Thanh toán chi phí xây dựng
Nhà thầu
(7) Cho
vay
TCTD
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.12 trên đây cho thấy, ở giai đoạn tài trợ, DNDA được các TCTD cho vay tiền để thanh toán chi phí xây dựng cho nhà thầu.
Giai đoạn hoạt động
Hình 1.13: Cấu trúc TTDA BOT giai đoạn hoạt động
DNDA
(9) Trả tiền mua sản phẩm
Người mua
(10) Trả
nợ
TCTD
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.13 cho thấy trong giai đoạn hoạt động DNDA sau khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ thu tiền từ người mua để trả nợ cho các TCTD.
1.2.7.4. Cấu trúc cho thuê tài chính
Cấu trúc CTTC thường được sử dụng để tài trợ cho tàu thuyền và máy bay trong lĩnh vực hàng hải và hàng không. Ngoài ra, cấu trúc tài trợ này còn được sử dụng để nhằm giúp cho những người khởi xướng hưởng được những những ưu đãi về miễn giảm thuế đối với các tài sản là máy móc thiết bị và nhà xưởng cho thuê từ hệ thống luật thuế của chính phủ các nước. Nói cách khác, sử dụng cấu trúc cho thuê tài chính sẽ giúp những người khởi xướng dự án tiết kiệm được thuế so với các cấu trúc cho vay thông thường.
CTTC là một thỏa thuận trong đó một bên (người cho thuê) mua và sở hữu một loại tài sản và cho phép bên khác (người thuê) sử dụng tài sản đó trong thời hạn thuê. Trong thời hạn thuê, người đi thuê thực hiện các khoản thanh toán định kỳ, gọi là tiền thuê, cho người cho thuê. CTTC có thể được cấu trúc để cho phép người cho thuê thu lại được toàn bộ số tiền đã bỏ ra để mua tài sản cho thuê, kể cả các chi phí tài trợ và tiền lãi cho thuê trong giai đoạn cho thuê đầu tiên. Cuối thời hạn thuê, người thuê có thể được thuê tiếp, được chuyển quyền sở hữu tài sản, đưa quyền chọn mua hoặc trả lại tài sản cho bên cho thuê.
Hợp đồng thương lượng giữa công ty CTTC với các ngân hàng bảo lãnh tiền thuê cho DNDA sẽ quy định “sự truy đòi” các khoản thanh toán tiền
thuê nếu sự kiện vỡ nợ xảy ra. Thương lượng các hợp đồng này giữa công ty CTTC với ngân hàng bảo lãnh có thể là phần thương lượng khó khăn nhất của việc sắp đặt cấu trúc tài trợ cho thuê. Nói chung, các công ty CTTC thường muốn giữ lại quyền sở hữu và quyền lấy lại tài sản để bảo vệ bất cứ thiệt hại nào mà công ty CTTC có thể gặp phải, bất kể công ty CTTC đang được ngân hàng bảo lãnh. Trong khi ngân hàng bảo lãnh muốn nhận được đảm bảo bằng tài sản cho thuê để bảo vệ những nghĩa vụ bảo lãnh tiền thuê của họ. Do đó, quyền ưu tiên giữa người công ty CTTC và các ngân hàng bảo lãnh trong trường hợp này cần được thương lượng nhưng không chắc là công ty CTTC sẽ đồng ý từ bỏ quyền ưu tiên ngoại trừ họ chấp nhận các yêu cầu bồi thường.
Phạm vi bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh cũng là vấn đề cần nhiều thời gian thương lượng, đặc biệt nếu công ty CTTC yêu cầu ngân hàng bảo đảm cho những nghĩa vụ môi trường có thể phát sinh do kết quả của việc nắm giữ quyền sở hữu tài sản trong giai đoạn cho thuê. Nói chung, các ngân hàng bảo lãnh sẽ tìm cách để hạn chế những nghĩa vụ bảo lãnh của họ và chỉ muốn bảo đảm thanh toán tiền thuê và những nghĩa vụ tài chính chứ họ không muốn cung cấp các đảm bảo gộp cho DNDA theo các điều khoản cho thuê.
Đối với các dự án lớn, cấu trúc CTTC sẽ phức tạp hơn do có sự tham gia của nhiều người cho thuê. Mỗi công ty có thể mua và cho thuê riêng lẻ các tài sản mà dự án cần. Trong những trường hợp như vậy, hợp đồng thương lượng giữa công ty CTTC và ngân hàng bảo lãnh cần quy định rõ ràng thủ tục thanh lý các tài sản và phân chia số tiền thanh lý hoặc bảo đảm thu được đối với mỗi công ty CTTC.
Sau đây là ví dụ về một cấu trúc cho thuê tài chính tiêu biểu trong
TTDA:
Giai đoạn hợp đồng
Hình 1.14: Cấu trúc cho thuê giai đoạn hợp đồng
Người khởi xướng
(1) Thành lập
(2) Hợp đồng xây dựng/cung cấp
DNDA thiết bị Nhà thầu/ Nhà cung cấp
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.14 trên đây cho thấy người khởi xướng xác nhận thiết bị và máy móc mà họ muốn mua hay công trình xây dựng mà họ cần và thành lập DNDA. DNDA có thể tham gia vào hợp đồng mua hay xây dựng tài sản. Hợp đồng mua này sẽ được chuyển sang tên người mua là công ty CTTC.
Giai đoạn cho thuê
Hình 1.15: Cấu trúc cho thuê giai đoạn cho thuê
Công ty CTTC
(3) Thay đổi
người ký kết hợp đồng
(4) Cho
thuê tài sản
(5) Hợp
đồng giám sát
DNDA
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.15 cho thấy Công ty CTTC cho DNDA thuê máy móc và thiết bị. Hợp đồng xây dựng sẽ được giám sát bởi DNDA thay mặt công ty CTTC.
Giai đoạn xây dựng
Hình 1.16: Cấu trúc cho thuê giai đoạn xây dựng
Người khởi xướng
(6) Bảo lãnh
Công ty CTTC
(7)
Tiền thuê (chỉ lãi)
DNDA
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Từ Hình 1.16 cho thấy trong giai đoạn xây dựng, DNDA chỉ trả cho Công ty CTTC tiền lãi cho thuê. Tiền thuê thường sẽ được người khởi xướng bảo lãnh cho các Công ty CTTC.
Giai đoạn hoạt động
Hình 1.17: Cấu trúc cho thuê giai đoạn hoạt động
Công ty CTTC
(8) Tiền
thuê (Gốc và
lãi)
DNDA
Nguồn: Fundamentals of Project Finance [54]
Trong giai đoạn hoạt động, DNDA trả tiền thuê bao gồm gốc và lãi cho công ty CTTC. Người khởi xướng không chịu trách nhiệm bảo lãnh tiền thuê cho các công ty CTTC