trường hợp, người vay phải chịu trách nhiệm về toàn bộ khoản nợ bằng tất cả các tài sản mà người vay hiện đang có. Trong trường hợp dự án thất bại không trả được nợ cho TCTD thì TCTD cũng còn có nguồn thu nợ thứ hai là từ tài sản bảo đảm của người vay hay người bảo lãnh. Do đó, kỹ thuật thẩm định và xét duyệt cho vay của TCTD cũng có những thuận lợi hơn do các TCTD không quá chú trọng vào dòng tiền phát sinh từ dự án đóng vai trò là nguồn trả nợ duy nhất. Chi phí xét duyệt cho vay cũng vì vậy sẽ ít tốn kém hơn và thời gian xét duyệt cho vay cũng nhanh hơn.
Ngoài những ưu điểm như vừa kể trên, phương thức cho vay này cũng có những nhược điểm của nó. Nhược điểm lớn nhất của phương thức cho vay này đối với người vay là nếu dự án vay vốn thất bại và không trả được nợ cho TCTD, thì do việc gánh chịu trách nhiệm trả toàn bộ khoản nợ (truy đòi toàn bộ đối với người vay) có thể làm người vay bị phá sản. Trong một số trường hợp, nếu tình hình tài chính của người vay không được lành mạnh theo đánh giá của TCTD, thì dự án cũng không được TCTD xét duyệt cho vay mặc dù dự án được TCTD thẩm định và đánh giá là có tính khả thi, do nó không thỏa mãn được đầy đủ các điều kiện để TCTD cho vay như đã trình bày phần đầu của phương thức cho vay này. Mặt khác, một khi tỷ số nợ của người vay đã ở một mức khá cao thì người vay cũng khó có khả năng được TCTD cho vay thêm, mặc dù DAĐT vay vốn được đánh giá là có tính khả thi, do mức độ rủi ro mà TCTD có thể gánh chịu đối với khoản vay này quá cao. Ngoài ra, những khoản vay đầu tư mở rộng cũng có thể không còn nhận được những ưu đãi của luật thuế thu nhập doanh nghiệp như những doanh nghiệp mới được thành lập. Cuối cùng những khoản vay lớn cho các DAĐT xây dựng CSHT trọng yếu của nền kinh tế theo phương thức cho vay theo DAĐT cũng khó được thực hiện bởi một TCTD mà cần phải có sự tham gia của nhiều TCTD mới có thể được thực hiện và thường được gọi là các khoản cho vay hợp vốn.
1.1.2.2. Cho vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn là một trong những phương thức cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT của các TCTD. Theo đó, một nhóm các TCTD cùng hợp vốn với nhau để cho một khách hàng vay. Các TCTD nói ở đây có thể là các NHTM, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, các định chế tài chính đa quốc gia, v.v.
Cho vay hợp vốn thường được sử dụng trong trường hợp một TCTD không đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay của một khách hàng, hoặc trường hợp TCTD bị giới hạn về tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng đã được quy định trong các luật có liên quan (Luật ngân hàng, Luật các TCTD) hoặc các TCTD muốn học tập kinh nghiệm thẩm định và tham gia dự phần trên cơ sở chia sẻ rủi ro, v.v.
Cho vay hợp vốn có thể được thực hiện dưới hình thức cho vay hợp vốn trực tiếp hoặc cho vay hợp vốn gián tiếp.
Cho vay hợp vốn trực tiếp là hình thức mỗi TCTD tham gia ký kết hợp đồng cho vay riêng với người vay và tự xử lý khoản vay khi người vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Đối với hình thức cho vay gián tiếp, các TCTD tham gia chỉ ký một hợp đồng cho vay với người vay.
Trong một khoản cho vay hợp vốn gián tiếp, thường có sự tham gia của các chủ thể chính sau đây:
Người quản lý đầu mối: Tổ chức quản lý đầu mối thường là một TCTD lớn và có uy tín, được người vay và các TCTD khác ủy quyền dàn xếp hợp vốn cho vay. Đối với các khoản cho vay lớn ở phạm vi quốc gia, có thể có nhiều tổ chức quản lý đầu mối. Các công việc chính của tổ chức quản lý đầu mối thường là:
- Chuẩn bị Bản ghi nhớ;
- Marketing khoản vay với các TCTD khác;
- Lập và thương lượng hồ sơ vay.
Người đại diện: Trong nhiều trường hợp, TCTD đầu mối cũng đồng thời là TCTD đại diện. Nếu như TCTD đầu mối chịu trách nhiệm dàn xếp khoản hợp vốn cho vay ở giai đoạn đầu, thì TCTD đại diện chịu trách nhiệm thay mặt các TCTD cho vay hợp vốn thực hiện hợp đồng sau khi được ký kết, bao gồm: (1) tập hợp các khoản tiền hợp vốn cho vay, (2) giải ngân vốn vay,
(3) theo dõi khoản vay, (4) tính lãi và phí cho vay, (5) thu lãi và gốc của khoản vay và phân chia cho các TCTD tham gia cho vay hợp vốn, v.v.
Các thành viên: Các TCTD thành viên tham gia thẩm định và góp vốn cho vay theo thỏa thuận.
Trong thực tế, phương thức cho vay hợp vốn thường được sử dụng để các TCTD cho các nhà đầu tư vay vốn thực hiện các DAĐT đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu rất lớn như đường cao tốc, nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí điện đạm, dự án đóng tàu tải trọng lớn, các dự án khai thác dầu hỏa, khai thác khoáng sản, dự án kinh doanh bất động sản cao cấp, v.v. Chính vì những DAĐT này đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu rất lớn và thi công kéo dài trong nhiều năm nên thời gian ân hạn cho các dự án này cũng có thể dài hơn và kỳ hạn trả nợ gốc cũng có thể được ưu đãi hơn.
Đối với phương thức cho vay hợp vốn trực tiếp, tiền gốc và lãi có thể thanh toán cho những người hợp vốn cho vay thành nhiều kỳ hạn hoặc mỗi người cho vay một kỳ hạn khác nhau. Đối với phương thức cho vay hợp vốn gián tiếp, tiền gốc và lãi được thanh toán qua nhiều kỳ và được phân chia trong số những người cho vay đã tham gia hợp vốn cho vay.
Một đặc điểm khác của các khoản cho vay hợp vốn là nguồn trả nợ thường là từ DAĐT vay vốn và tài sản bảo đảm thông thường là chính tài sản được hình thành từ vốn vay, bởi lẽ chủ đầu tư khó có thể có được các tài sản khác để bảo đảm cho nghĩa vụ trả món nợ quá lớn như vậy.
Những ưu nhược điểm của phương thức cho vay hợp vốn
Ưu điểm nổi trội nhất phải kể đến của phương thức cho vay hợp vốn là nó đáp ứng được những nhu cầu vay số tiền lớn cho các DAĐT của các nhà đầu tư, đặc biệt là các DAĐT ở lĩnh vực CSHT thiết yếu của nền kinh tế (nhà máy điện, đường cao tốc, cầu đường bộ, v.v), các dự án xây dựng căn hộ cao cấp, v.v. Đối với các TCTD, phương thức cho vay này giúp cho các TCTD tăng trưởng được dư nợ tín dụng nhanh, từ đó tăng thêm được thu nhập từ hoạt động tín dụng. Trong một số trường hợp, phương thức cho vay này còn giúp cho các TCTD không bỏ mất cơ hội cho vay đối với các dự án khả thi do bị giới hạn bởi hạn mức cho vay một khách hàng được quy định trong luật ngân hàng hay luật các TCTD. Phương thức cho vay này cũng giúp cho các TCTD cùng hợp tác, học hỏi kinh nghiệm thẩm định và cho vay lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ rủi ro cũng như lợi nhuận từ các dự án được hợp vốn cho vay, v.v.
Tuy nhiên, phương thức cho vay này cũng có những nhược điểm của nó đối với các bên cho vay và bên đi vay. Đối với bên vay, vay vốn theo phương thức cho vay hợp vốn sẽ làm tăng thêm chi phí ngoài lãi suất (phí cam kết, phí dàn xếp khoản vay, phí đại diện, v.v). Quá trình triển khai thực hiện dự án cũng có thể bị chậm do các TCTD mất nhiều thời gian để kêu gọi hợp vốn, thương lượng các điều kiện và thủ tục cho vay do mỗi TCTD đều có những quy định khác nhau về điều kiện và thủ tục vay vốn, giải ngân vốn vay. Trong trường hợp tình hình tài chính của người vay không lành mạnh hay tỷ số nợ của người vay quá cao, người vay cũng khó có thể được các TCTD chấp thuận hợp vốn cho vay, mặc dù DAĐT của người thỏa mãn được tính khả thi theo quy định của TCTD. Người vay cũng có thể không nhận được những ưu đãi về thuế như những doanh nghiệp mới thành lập.
Đối với các bên hợp vốn cho vay, phương thức cho vay hợp vốn có nhược điểm là mất nhiều thời gian, chi phí và công sức thẩm định và dàn xếp cho vay. Trong một số trường hợp, phương thức này còn có thể không được thực hiện nếu như các TCTD tham gia hợp vốn cho vay có quan điểm trái
ngược nhau về tính khả thi của DAĐT. Cuối cùng, phương thức cho vay này cũng có nhược điểm là người vay chỉ có thể sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm cho TCTD mà khó có thể nhận thêm các tài sản bảo đảm khác. Do đó, trong trường hợp dự án thất bại không trả được nợ sẽ dẫn đến nhiều tổn thất lớn cho các TCTD hợp vốn cho vay.
1.1.2.3. Cho thuê tài chính
CTTC được xem là một trong những phương thức cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT do các công ty CTTC thực hiện. Theo đó, theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê tiến hành mua tài sản và chuyển giao cho bên thuê sử dụng. Trong thời hạn thuê, bên thuê thực hiện các khoản thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê, chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản. Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên đi thuê hoặc được chuyển quyền sở hữu tài sản, hoặc được quyền mua tài sản, hoặc được quyền thuê tiếp hay trả lại tài sản cho bên cho thuê tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê. Hợp đồng cho thuê là hợp đồng không được hủy ngang.
Theo Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế, bất kỳ một giao dịch cho thuê nào thỏa mãn ít nhất 1 (một) trong 4 (bốn) tiêu chuẩn sau đây được gọi là CTTC [4]:
- Quyền sở hữu được giao khi chấm dứt thời hạn hợp đồng;
- Hợp đồng có quy định quyền chọn mua;
- Thời hạn của hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động của tài sản;
- Hiện giá các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản.
CTTC thường được người thuê sử dụng trong trường hợp người vay không đáp ứng được các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Chẳng hạn như trường hợp người vay không có đủ vốn đối ứng tham gia theo quy định của ngân hàng, hoặc trường hợp người vay không hội đủ mức tín nhiệm để ngân
24
hàng có thể cho vay. Trong trường hợp đó, người vay có thể tìm đến các công ty cho thuê và phải chấp nhận lãi suất và phí cho thuê cao hơn lãi suất và phí cho vay trung dài hạn của các ngân hàng.
CTTC trong thực tế thường được thực hiện theo hai phương thức là CTTC cơ bản là cho thuê hai bên hoặc CTTC ba bên.
CTTC hai bên có nghĩa là bên cho thuê trực tiếp mua tài sản hoặc xây dựng các công trình rồi tiến hành cho thuê và làm thủ tục bàn giao tài sản do mình sở hữu để bên thuê sử dụng. Phương thức này thường được các công ty kinh doanh bất động sản hoặc các công ty sản xuất máy móc thiết bị thực hiện.
2b. Giao tài sản
2a. Chuyển giao quyền sử dụng
1. Hợp đồng thuê
Hình 1.2: Mô hình CTTC hai bên
3. Thanh toán tiền thuê
NGƯỜI CHO THUÊ
NGƯỜI THUÊ
Nguồn: Tín dụng ngân hàng [4]
CTTC ba bên là phương thức cho thuê ngoài sự tham gia của hai chủ thể chính là bên cho thuê và bên thuê còn có sự tham gia của nhà cung cấp. Theo đó bên cho thuê chỉ ký hợp đồng cho thuê với bên thuê và hợp đồng mua tài sản với nhà cung cấp. Nhà cung cấp chịu trách nhiệm chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê và làm thủ tục bàn giao tài sản cho bên thuê sử dụng. Khác với phương thức cho thuê hai bên, trong phương thức cho thuê ba bên, bên cho thuê không trực tiếp nhận tài sản rồi chuyển giao cho bên thuê sử dụng và vì vậy mà giảm được rủi ro về việc bên thuê từ chối nhận tài sản do những sai sót về mặt kỹ thuật. Trong thực tế, phương thức cho thuê ba bên
thường được các công ty cho thuê sử dụng để tài trợ cho thuê dài hạn tài sản đối với các doanh nghiệp.
1. Hợp đồng thuê
4. Thanh toán tiền
3a. Quyền sở hữu tài sản
2. Hợp đồng mua tài sản
NGƯỜI CHO THUÊ
NHÀ CUNG CẤP
Hình 1.3: Mô hình CTTC ba bên
Bước ban đầu | 3b. Tài sản |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Kết Quả Mới Đạt Được Trong Nghiên Cứu
- Các Phương Diện Phân Tích Của Một Dự Án Đầu Tư
- Trường Hợp Dự Án Được Ân Hạn Trả Gốc Và Lãi
- Phương Thức Tài Trợ Dự Án Cho Các Dự Án Đầu Tư
- Các Chủ Thể Tham Gia Vào Phương Thức Tài Trợ Dự Án
- Cấu Trúc Thanh Toán Sản Phẩm Giai Đoạn Xây Dựng.
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Nguồn: Tín dụng ngân hàng [4]
Khác với phương thức cho vay theo DAĐT là TCTD có thể yêu cầu người vay phải dùng tài sản riêng để làm vật bảo đảm hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba, trong CTTC, thường thì bên thuê không được yêu cầu phải dùng tài sản riêng để làm vật bảo đảm cho khoản vay, vì bên cho thuê được quyền thu hồi tài sản nếu bên thuê mất khả năng thanh toán tiền thuê. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bên cho thuê thường yêu cầu bên thuê phải ký quỹ (khoảng 10% giá trị thiết bị) để đảm bảo các khoản thanh toán tiền thuê đến hạn.
Một điểm khác nhau nữa so với phương thức cho vay theo DAĐT và cho vay hợp vốn là các phương thức cho vay này có các kỳ hạn trả nợ đa dạng, đồng thời tiền gốc và lãi được trả vào cuối mỗi kỳ, thì đối với phương thức CTTC, kỳ hạn thanh toán tiền thuê thường được các công ty cho thuê yêu cầu phải thực hiện hàng tháng và tiền thuê thường được thanh toán đầu kỳ, đồng thời kỳ hạn thanh toán đầu tiên phải được thực hiện vào lúc người thuê nhận tài sản.
Những ưu nhược điểm của phương thức cho thuê tài chính
CTTC có ưu điểm là nó tỏ ra thích hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào các DAĐT mua sắm thiết bị theo quy định của ngân hàng cho vay nên mới tìm đến dịch vụ CTTC do các công ty CTTC thực hiện. Về nguyên tắc thì công ty cho thuê có thể đồng ý để người thuê chỉ tham gia vốn vào dự án dưới hình thức các khoản trả trước, ngược lại thì hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu người vay phải tham gia vốn vào dự án vay vốn với tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ trả trước khi đi thuê tài chính. Do đó, CTTC được xem là giải pháp để các doanh nghiệp hạn hẹp về nguồn ngân quỹ đầu tư cũng có thể mua sắm được thiết bị phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh hay thay thế thiết bị, hợp lý hóa, đồng bộ hóa quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Một ưu điểm khác của phương thức CTTC là nó giúp cho người thuê có thể thanh toán được những khoản nợ đến hạn trong trường hợp người thuê đang gặp khó khăn về thanh khoản. Khi đó, người thuê sẽ bán cho công ty cho thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của họ và thuê lại chính tài sản mà họ đã bán để tiếp tục hoạt động. Tiền bán tài sản sẽ được người thuê sử dụng để trả nợ đến hạn đồng thời họ ghi nhận trong sổ sách có một khoản nợ dài hạn tăng thêm dưới hình thức là khoản thuê tài chính, qua đó tính thanh khoản của công ty đi thuê được cải thiện. Mô hình cho thuê này còn được gọi là mô hình tái thuê hay mô hình bán và thuê lại.
Trong một số trường hợp, nếu người vay không được ngân hàng cho vay thêm tiền để đầu tư vào tài sản lưu động, họ cũng có thể sử dụng nghiệp vụ CTTC bằng cách bán bớt một số tài sản thuộc quyền sở hữu của họ rồi thuê lại tài sản đã bán đó. Tiền bán tài sản sẽ được người thuê sử dụng vào mục đích bổ sung VLĐ đáp ứng quá trình mở rộng kinh doanh của họ.
Rõ ràng là trong cả hai trường hợp bán tài sản để tăng thêm VLĐ hay trả nợ đến hạn rồi thuê lại chính tài sản đã bán đều giúp người đi thuê cải thiện được tính thanh khoản của họ.