Đề Kiểm Tra Bài 11 “Tây Âu Hậu Kì Trung Đại”

- Thời gian: linh hoạt về mặt thời gian.

- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trao đổi qua hình thức trực tiếp hoặc Online với GV

- Đối tượng/Hình thức: Nhóm

- Mục tiêu: Các nhóm hoàn thiện được sản phẩm theo nhiệm vụ đã giao ở tiết 1.

Nội dung hoạt đông: Các nhóm HS thực hiện sản phẩm bằng hợp tác làm việc tại nhà; GV góp ý trực tuyến và hoàn thiện sản phẩm

3. Báo cáo sản phẩm ( tiết 3)

4. Tiến độ thực hiện


Thời

gian

Hoạt động của HS

Hoạt động của GV


Tiết 1

-HS hoàn thành việc chia nhóm và

bầu nhóm trưởng, thư kí; phân công nhiệ m vụ cho các thành viên

-HS phác thảo kế hoạch về nội dung hình thức sản phẩm

-Các thành viên trong nhóm hoàn

thiện những nhiệm vụ cá nhân về thu thập tư liệu, xử lí tư liệu…

-Nhóm trưởng báo cáo GV

- GV nhận bản phân công và góp ý

- GV chỉnh sửa về nội dung cần đạt và hình thức sản phẩm

- GV góp ý về tư liệu và điều chỉnh ý thức của HS


Tiết 2

HS hoàn thiện sản phẩm và nộp sản phẩm cho GV

- HS nhận góp ý của GV, điều chỉnh hoàn

thiện sản phẩm

GV nhận sản phẩm từ HS và chấm dựa trên phiếu đánh giá sản phẩm

- Hoàn thiện sản phẩm


Tiết 3

- HS thuyết trình sản phẩm

-Trưng bày các sản phẩm học tập

- GV tổng kết, đánh giá:

+ Nhận xét về nội dung

+ Nhận xét về sản phẩm

+ Rút kinh nghiệm dự án học tập

+ Cho điểm.

+ Thông báo điểm đến các nhóm HS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh Qua thực nghiệm chương trình lớp 10 - 25

IV. Kiểm tra đánh giá

1.Yêu cầu cần đạt về nội dung


Nhiệm vụ học tập

Nội dung cần đạt

1. Nêu được thành

tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X - XV trên các lĩnh vực: Tư tưởng, tôn giáo và Văn học, giáo dục.

+ Tư tưởng tôn giáo

- Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền nhiều, sư sãi đông.

- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, đi vào trong nhân dân.

+ Giáo dục

- 1075 xây dựng Văn Miếu

- 1484 dựng bia Tiến sĩ

- Giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển

+ Văn học

- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ.

- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

- Đặc điểm:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

HS được lựa chọn các thành tựu gắn với địa phương

2.Nêu được thành

tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X - XV trên các lĩnh vực: Nghệ thuật và Khoa học - kĩ thuật.

Nghệ thuật

+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.

+ Điêu khắc: Gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.

+ Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.

+ Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại

của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do


Nhiệm vụ học tập

Nội dung cần đạt


hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.

HS được lựa chọn các thành tựu gắn với địa phương

Nêu được thành

tựu cơ bản của văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XV - XIX trên các lĩnh vực: Tư tưởng, tôn giáo và Văn học, giáo dục.

+ Tư tưởng tôn giáo

- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

+ Giáo dục

- Giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

- Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút.

+ Văn học

- Nho giáo suy thoái Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

HS được lựa chọn các thành tựu gắn với địa phương

Nêu được thành

tựu cơ bản của văn hóa

+ Nghệ thuật

- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.


Nhiệm vụ học tập

Nội dung cần đạt

Đại Việt từ thế kỉ XV - XIX trên các lĩnh vực: Nghệ thuật và Khoa học - kĩ thuật.

- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

+ Về khoa học:

Đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.

+ Về kĩ thuật:

- Đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển.

- Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.

HS được lựa chọn các thành tựu gắn với địa phương

2. Dự kiến sản phẩm học tập

HS được tự chọn hình thức sản phẩm, như:

+ Tranh vẽ: Poster, Áp-phich, Tờ rơi, Tranh biếm họa, Tranh cổ động

+ Phim ảnh/ video: Bản tin, PP.

+ Tập san

3.Tiêu chí đánh giá dự án

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

(Dành cho nhóm trưởng)

Họ và tên:……………………………………..; Nhóm:……………….


Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

Điểm cho

Tham gia vào các buổi họp trực tuyến thực hiện dự án

20


Tham gia đóng góp ý kiến

20


Hoàn thành công việc của nhóm giao đúng thời hạn

20


Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng

20


Ý tưởng có giá trị và hợp tác hiệu quả với các thành viên khác

trong nhóm

20


Tổng

100


PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM

(Dành cho giáo viên)

Tên nhóm được đánh giá: ……………………….



Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm

GV đánh giá

1. Nội dung

Nội dung chính xác, đầy đủ theo yêu cầu

20


Kiến thức đúng

20


Điểm

40


2. Bố cục trình bày

Bố cục hợp lí, rõ ràng, dễ theo dõi

5



Nền chữ và kích thước dễ nhìn

5



Hình ảnh hấp dẫn, sinh động, chính xác với

nội dung

5



Chính tả, văn phạm

5


Điểm

20


3. Tài liệu thể hiện

sản phẩm

Phong phú, phù hợp

25



Khá đầy đủ

20



Thiếu sự tìm tòi và xử lí sản phẩm

15


Điểm

25


4.Tính độc đáo, sán

g tạo

Tính độc đáo, sáng tạo cao

15



Tính độc đáo, sáng tạo chưa cao

10


Điểm

15


TỔNG ĐIỂM

100



Điểm kết luận của mỗi HS tính theo công thức: Điểm nhóm đánh giá + điểm GV đánh giá

V. Củng cố bài học và dặn dò

- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật”

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 25.

PHỤ LỤC 8. ĐỀ KIỂM TRA BÀI 11 “TÂY ÂU HẬU KÌ TRUNG ĐẠI”

Thời gian làm bài: 15 phút

Họ và tên:……………………….…………Lớp………………………………. Điểm:………………………… ………………………………………………… Đề bài:

Câu 1 (6.0 điểm): Em hãy nêu nguyên nhân, diễn biến các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu thế kỉ XV - XVI.

Câu 2 (4.0 điểm): Đánh giá tác động của các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu thế kỉ XV - XV

PHỤ LỤC 9. ĐỀ KIỂM TRA

CHỦ ĐỀ: HÀNH TRÌNH QUA MIỀN VĂN HÓA THỜI GIAN: 15 PHÚT

Câu 1. Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là

A. Phật giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáo

Câu 2. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào?

A. Thế kỉ XII B. Thế kỉ XIII C. Thế kỉ XIV

D. Thế kỉ XV

Câu 3. Ý nào không chính xác về biểu hiện đạo Phật luôn luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời Lý - Trần?

A. Nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc cùng tham gia bàn việc nước

B. Khắp nơi trong cả nước, đâu đâu cũng có chùa chiền được xây dựng

C. Nhà nước cấm các tôn giáo khác hoạt động, trừ đạo Phật

D. Vua quan nhiều người cũng theo đạo Phật, đã góp tiền để xây dựng chùa đúc chuông, tô tượng

Câu 4. Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ?

A. Thế kỉ XI - triều Lý B. Thế kỉ X - triều Tiền Lê

C. Thế kỉ XV - triều Lê sơ D. Thế kỉ XIV - triều Trần

Câu 5. Thành tựu tiêu biểu của văn học dân tộc, ra đời từ thế kỉ XI, đến thế kỉ XV gắn liền với các tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn là

A. Văn học mang tư tưởng Phật giáo B. Văn học chữ Hán

C. Văn học chữ Nôm D. Văn học dân gian

Câu 6. Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

A. Kinh thành Thăng Long B. Hoàng thành Thăng Long

C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) D. Kinh thành Huế

Câu 7. Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu là

A. Hồ Nguyên Trừng B. Trần Hưng Đạo C. Hồ Quý Ly D. Hồ Hán Thương

Câu 8. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta là

A. Nho giáo B. Đạo giáo C. Phật giáo D. Thiên Chúa giáo

Câu 9. Cơ sở khẳng định trong các thế kỉ XVI - XVIII, Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn giáo lan truyền trong cả nước là

A. Nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa

B. Số người theo Thiên Chúa giáo ngày càng đông

C. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi

D. Nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo

Câu 10. Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta từ thời gian nào và có đặc điểm gì?

A. Từ thế kỉ XVI - theo mẫu chữ Nôm B. Từ giữa thế kỉ XVII - theo mẫu tự Latinh

C. Từ thế kỉ XVIII - theo mẫu chữ tượng hình D. Từ đầu thế kỉ XX - theo mẫu chữ tượng ý

Câu 11. Nội dung giáo dục ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII chủ yếu là

A. Các môn khoa học B. Các môn khoa học tự nhiên

C. Giáo lí Nho giáo D. Giáo lí Phật giáo

Câu 12. Khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVI - XVIII không có điều kiện phát triển chủ yếu là do

A. Thiếu sách vở

B. Những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời

C. Không được ứng dụng vào thực tế

D. Trong chương trình thi cử không có các môn khoa học tự nhiên

Câu 13. Bộ quốc sử tiêu biểu của Việt Nam thời phong kiến là

A. Lê triều công nghiệp thực lục của Hồ Sĩ Dương

B. Ô châu cận lục của Dương Văn An

C. Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn

D. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên

Câu 14. Nét nổi bật về tình hình kĩ thuật Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII là

A. Nhiều thành tựu kĩ thuật được du nhập từ phương Tây

B. Tiếp cận được với sự phát triển của kĩ thuật thế giới

C. Được du nhập từ phương Tây nhưng vì nhiều lí do nên không có đk phát triển

D. Quá lạc hậu so với sự phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới Câu 15: Vào thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển rực rỡ, nội dung chủ yếu là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023