Bảng 3.12. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 2)
Điểm TB NLTH qua các thời điểm | TBK8- TTĐ | T-test (sig.) K5- TTĐ | ||||||||
TTĐ | K6 | K7 | K8 | |||||||
TB | Độ lệch chuẩn | TB | Độ lệch chuẩn | TB | Độ lệch chuẩn | TB | Độ lệch chuẩn | |||
1 | 1,88 | 0,61 | 2,18 | 0,56 | 2,61 | 0,52 | 2,68 | 0,49 | 0,80 | 0,000 |
2 | 1,68 | 0,58 | 1,84 | 0,57 | 2,21 | 0,53 | 2,28 | 0,50 | 0,60 | 0,000 |
3 | 1,75 | 0,58 | 1,93 | 0,54 | 2,36 | 0,54 | 2,45 | 0,53 | 0,70 | 0,000 |
4 | 1,49 | 0,52 | 1,78 | 0,48 | 2,06 | 0,47 | 2,19 | 0,46 | 0,70 | 0,000 |
5 | 1,84 | 0,58 | 2,22 | 0,57 | 2,41 | 0,52 | 2,54 | 0,51 | 0,70 | 0,000 |
6 | 1,58 | 0,50 | 1,88 | 0,46 | 2,12 | 0,46 | 2,20 | 0,46 | 0,62 | 0,000 |
7 | 1,79 | 0,55 | 2,11 | 0,52 | 2,53 | 0,50 | 2,63 | 0,48 | 0,84 | 0,000 |
8 | 1,79 | 0,58 | 2,01 | 0,50 | 2,34 | 0,50 | 2,52 | 0,50 | 0,73 | 0,000 |
9 | 1,70 | 0,54 | 1,87 | 0,48 | 2,18 | 0,47 | 2,24 | 0,47 | 0,54 | 0,000 |
10 | 1,58 | 0,53 | 1,82 | 0,45 | 2,02 | 0,44 | 2,13 | 0,41 | 0,55 | 0,000 |
TBC | 1,71 | 0,43 | 1,96 | 0,39 | 2,29 | 0,32 | 2,39 | 0,31 | 0,68 | 0,000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công Bố Danh Sách Hs Thực Hiện Các Chủ Đề Dự Án
- Đối Tượng, Địa Bàn Và Nội Dung Thực Nghiệm Sư Phạm
- Thống Kê Điểm Tb Đánh Giá Từng Tiêu Chí Của Nlth Ở Hs Qua Các Thời Điểm Đánh Giá Với Biện Pháp 1 (Vòng 1)
- Đồ Thị Đường Lũy Tích Biểu Diễn Kết Quả Điểm Kiểm Tra Của Lớp Tn Và Đc Qua Biện Pháp 2 (Vòng 2)
- Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 20
- Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 21
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Bảng 3.13. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 2 (vòng 2)
Kết quả vòng 2 | ||||
TTĐ | K6 | K7 | K8 | |
TB | 1,71 | 1,96 | 2,29 | 2,39 |
Độ lệch chuẩn | 0,43 | 0,39 | 0,32 | 0,31 |
K6 và TTĐ | K7 và K6 | K8 và K7 | K8 và TTĐ | |
T-test (Sig.) | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 |
ES (SMD) | 0,59 | 0,83 | 0,33 | 1,58 |
Trung bình | Lớn | Nhỏ | Rất lớn |
Hình 3.10. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 2)
Nhận xét: Bảng 3.10, 3.11, 3.12, 3.13 đã cho thấy tổng điểm TB 10 tiêu chí qua các thời điểm đánh giá có sự gia tăng (1,72; 1,97; 2,27; 2,38 ở vòng 1), (1,71; 1,96; 2,29; 2,39 ở vòng 2), điểm TB đánh giá với từng tiêu chí của NLTH cũng tăng rõ rệt sau KHBD K8 so với thời điểm TTĐ chứng tỏ NLTH của HS đã có sự phát triển khá đồng đều. Độ lệch chuẩn tại từng thời điểm đánh giá và theo từng tiêu chí giảm dần chứng tỏ số liệu thu được càng ít phân tán và có độ tin cậy cao hơn. Các tiêu chí có sự phát triển mạnh qua biện pháp 2 được xác định là TC1 (xác định mục tiêu và nội dung học tập) tăng 0,75 ở vòng 1; 0,80 ở vòng 2, TC3 (xác định phương tiện và cách thức thực hiện nhiệm vụ TH) tăng 0,72 ở vòng 1; 0,70 ở vòng 2, TC4 (lập thời gian biểu và dự kiến kết quả TH) tăng 0,70 ở vòng 1; 0,70 ở vòng 2, TC5 (thu thập thông tin) tăng 0,77 ở vòng 1; 0,70 ở vòng 2 và TC7 (hợp tác với thầy cô và bạn học) tăng 0,76 ở vòng 1; 0,84 ở vòng 2, TC8 (trình bày và bảo vệ kết quả học tập) tăng 0,75 ở vòng 1; 0,73 ở vòng 2, có lẽ do đây là các công việc/nhiệm vụ mà HS thường xuyên được yêu cầu tiến hành trong quá trình thực hiện các DA học tập. Các tiêu chí TC9, TC10 ít phát triển hơn cả do có mức độ yêu cầu cao nên việc rèn luyện cần có nhiều thời gian hơn và đòi hỏi GV phải thường xuyên hướng dẫn, phản hồi cho HS trong việc đánh giá và rút kinh nghiệm học tập.
Qua hình 3.9, 3.10 cho thấy sự tiến bộ của từng tiêu chí qua các KHBD từ K6, K7, K8. Cụ thể sau KHBD K6, giá trị TB tăng (0,25 ở vòng 1; 0,25 ở vòng 2), giá trị SMD vòng 1 và vòng 2 lần lượt là 0,63; 0,59 phản ánh mức độ ảnh hưởng trung bình của tác động. Tiếp đó, giá trị TB tiếp tục gia tăng mạnh hơn sau KHBD K7, (0,55 ở
vòng 1; 0,58 ở vòng 2) và KHBD K8 (0,66 ở vòng 1; 0,68 ở vòng 2), giá trị SMD cũng phản ánh mức độ ảnh hưởng ở rất lớn (1,65; 1,58). Sự thay đổi này không phải do ngẫu nhiên mà do tác động mang lại bởi các giá trị tham số p (Sig.) trong phép kiểm định T-test đều nhỏ hơn 0,05.
Như vậy kết quả TNSP đã phản ánh tính khả thi, hiệu quả và vai trò quan trọng của cả hai biện pháp vận dụng BL trong DH đối với sự phát triển NLTH của HS qua từng bài học/nội dung học tập.
b. Kết quả tự đánh giá của HS
Song song với đánh giá của GV, chúng tôi cũng tiến hành lấy ý kiến của 934 HS tham gia TN về 2 biện pháp đề xuất qua phiếu tự đánh giá (472 HS ở biện pháp 1 và 462 HS ở biện pháp 2). Số liệu thu được được thống kê và phân tích dưới đây:
Kết quả đối với biện pháp 1
Hình 3.11. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 1 (vòng 1)
Hình 3.12. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 1 (vòng 2)
Nhận xét: Kết quả ở hình 3.11 và 3.12 cho thấy điểm trung bình chung của các tiêu chí đánh giá đã có sự gia tăng (1,72 lên 2,38 ở vòng 1; 1,70 lên 2,37 ở vòng 2), điểm của từng tiêu chí STĐ đều được các HS đánh giá cao hơn mức TTĐ, trong đó tiêu chí có sự thay đổi nhiều nhất (biên độ dao động lớn ở 2 thời điểm STĐ - TTĐ) là TC1 (0,76 ở vòng 1; 0,79 ở vòng 2); TC2 (0,78; 0,82), TC3 (0,80; 0,78), TC7 (0,75;
0,76). Điều này khá tương đồng với sự đánh giá của GV, một lần nữa khẳng định hiệu quả và ưu điểm của biện pháp 1 đến sự phát triển NLTH của HS.
Giải thích cho sự phát triển này, ý kiến của một số HS cho rằng: nhờ học tập trực tuyến kết hợp, việc TH ở nhà của các em đã được định hướng rất rõ ràng và hỗ trợ hiệu quả từ GV, các em đã chủ động hơn rất nhiều trong việc TH, xác định rõ ràng được mục tiêu bài học và các nhiệm vụ TH của mình, thường xuyên giúp đỡ và phối hợp với các bạn khác trong cả quá trình TH trực tuyến và trên lớp học, các em cũng đã có thói quen đánh giá kết quả đạt được sau mỗi giai đoạn học tập để định hướng cho giai đoạn tiếp theo. Việc thực hiện các nhiệm vụ vận dụng có tính thực tiễn cao, có chấm điểm cũng giúp các em rất thích thú và tích cực TH.
Tuy nhiên, một số em cũng bày tỏ rằng việc học tập với khá nhiều các nhiệm vụ nên cũng gây tâm lý căng thẳng thời gian đầu và do đó rất cần GV thường xuyên nhắc nhở, phản hồi, động viên và khích lệ.
Kết quả đối với biện pháp 2
Hình 3.13. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 2 (vòng 1)
Hình 3.14. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 2 (vòng 2)
Nhận xét: Qua số liệu ở các hình 3.13, 3.14 cho thấy NLTH của HS qua tự đánh giá cũng đã có sự phát triển rõ rệt qua biện pháp 2, cụ thể điểm trung bình chung của các tiêu chí đã tăng tại thời điểm STĐ so với TTĐ (0,68 ở vòng 1 và 0,69 ở vòng 2), điểm trung bình của từng tiêu chí cũng đều có sự gia tăng, các tiêu chí có độ tăng lớn là TC1 (0,79 và 0,80), TC3 (0,74 và 0,82), TC4 (0,67 và 0,73), TC5 (0,72 và 0,73),
TC7 (0,84 và 0,78), TC8 (0,79 và 0,71) chứng tỏ biện pháp 2 đã có tác động mạnh đến sự phát triển các tiêu chí này của NLTH ở HS. Giải thích cho sự phát triển này, ý kiến của một số HS cho rằng trong quá trình thực hiện DA học tập, các em đã được tham gia đề xuất ý tưởng, mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết của DA, được cùng nhau lập kế hoạch thực hiện DA, tìm kiếm và tổng hợp các thông tin, tương tác nhiều hơn với nhau và với thầy cô qua môi trường trực tuyến, đã tạo ra được các sản phẩm thực tiễn và trình bày sáng tạo theo các cách khác nhau, đặc biệt các em rất hào hứng với phần hỏi đáp, tranh luận khi đánh giá sản phẩm DA, qua đó phát triển được rất nhiều các kĩ năng so với thời điểm trước đây.
c. Kết quả thu được từ bài kiểm tra
Chúng tôi sử dụng 4 bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập và NLTH của HS. Đối với biện pháp 1 sử dụng 2 bài kiểm tra (BKT1 sau KHBD K3 kết thúc chủ đề về Hiđrocacbon không no, BKT2 sau khi kết thúc KHBD K5). Đối với biện pháp 2 cũng sử dụng 2 bài kiểm tra. Nội dung đề kiểm tra được trình bày trong phần phụ lục 7.
Kết quả đối với biện pháp 1
Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp TN và ĐC trong biện pháp 1 qua 2 vòng được
chúng tôi thống kê, tính tần số, tần suất, tuần suất lũy tích và so sánh trong các hình và bảng dưới đây:
Bảng 3.14. Phân phối tần suất lũy tích điểm BKT của HS lớp TN và ĐC qua biện pháp 1
Lớp | Tổng HS | % số HS đạt điểm xi trở xuống | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |||
Vòng 1 | ||||||||||||
1 | TN | 210 | 0 | 0 | 0 | 0,48 | 4,29 | 13,34 | 33,82 | 83,34 | 98,58 | 100 |
ĐC | 216 | 0 | 0 | 0,46 | 4,16 | 9,72 | 31,02 | 74,08 | 94,45 | 99,54 | 100 | |
2 | TN | 210 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1,90 | 10,95 | 38,09 | 69,52 | 97,14 | 100 |
ĐC | 216 | 0 | 0 | 0 | 2,31 | 10,18 | 34,25 | 68,05 | 94,44 | 100 | 100 | |
Vòng 2 | ||||||||||||
1 | TN | 262 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0,76 | 6,49 | 27,10 | 72,52 | 97,71 | 100 |
ĐC | 256 | 0 | 0 | 0 | 0,39 | 5,86 | 28,52 | 58,60 | 91,02 | 100 | 100 | |
2 | TN | 262 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2,29 | 8,78 | 24,05 | 53,44 | 94,28 | 100 |
ĐC | 256 | 0 | 0 | 0 | 1,56 | 8,20 | 30,47 | 58,20 | 84,37 | 99,21 | 100 |
Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng các BKT qua biện pháp 1
BKT1 | BKT2 | ||||
Đối tượng | TN | ĐC | TN | ĐC | |
Điểm trung bình | Vòng 1 | 6,66 | 5,87 | 6,82 | 5,91 |
Vòng 2 | 6,95 | 6,16 | 7,17 | 6,18 | |
Độ lệch chuẩn | Vòng 1 | 1,04 | 1,13 | 1,11 | 1,24 |
Vòng 2 | 0,92 | 1,07 | 1,08 | 1,23 | |
T-test (sig.) | Vòng 1 | 0,000 | 0,000 | ||
Vòng 2 | 0,000 | 0,000 | |||
Mức độ ảnh hưởng ES | Vòng 1 | 0,70 | 0,82 | ||
Vòng 2 | 0,75 | 0,80 |
Hình 3.15. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 1 (vòng 1)
Hình 3.16. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 1 (vòng 2)
Kết quả đối với biện pháp 2
Tương tự đối với biện pháp 1, kết quả bài kiểm tra trong quá trình TNSP vòng 1 và vòng 2 của biện pháp 2 cũng được thống kê và trình bày dưới đây:
Bảng 3.16. Phân phối tần suất lũy tích điểm BKT của HS lớp TN và ĐC qua biện pháp 2
Tổng HS | % số HS đạt điểm xi trở xuống | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | ||
Vòng 1 | |||||||||||
TN | 224 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1,34 | 7,14 | 57,14 | 87,5 | 97,77 | 100 |
ĐC | 225 | 0 | 0 | 0 | 3,56 | 14,23 | 40,45 | 72,01 | 96,90 | 100 | 100 |
224 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0,89 | 8,48 | 42,41 | 76,79 | 96,88 | 100 | |
ĐC | 225 | 0 | 0 | 0 | 0,44 | 9,77 | 32,88 | 71,99 | 95,99 | 99,55 | 100 |
Vòng 2 | |||||||||||
TN | 238 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2.52 | 12,18 | 51,26 | 80,67 | 97,90 | 100 |
ĐC | 233 | 0 | 0 | 0 | 3,00 | 12,87 | 36,9 | 74,24 | 96,99 | 99,99 | 100 |
TN | 238 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0,84 | 10,08 | 37,81 | 73,52 | 97,47 | 100 |
ĐC | 233 | 0 | 0 | 0,43 | 3,01 | 9,88 | 39,92 | 72,54 | 94,43 | 99,58 | 100 |
Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng của các BKT qua biện pháp 2
BKT1 | BKT2 | ||||
Đối tượng | TN | ĐC | TN | ĐC | |
Điểm trung bình | Vòng 1 | 6,49 | 5,73 | 6,75 | 5,89 |
Vòng 2 | 6,55 | 5,76 | 6,80 | 5,80 | |
Độ lệch chuẩn | Vòng 1 | 0,89 | 1,15 | 0,99 | 1,03 |
Vòng 2 | 1,03 | 1,10 | 1,01 | 1,14 | |
T-test (Sig.) | Vòng 1 | 0,000 | 0,000 | ||
Vòng 2 | 0,000 | 0,000 | |||
Mức độ ảnh hưởng ES | Vòng 1 | 0,65 | 0,82 | ||
Vòng 2 | 0,71 | 0,87 |
Hình 3.17. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 2 (vòng 1)