Đồ Thị Đường Lũy Tích Biểu Diễn Kết Quả Điểm Kiểm Tra Của Lớp Tn Và Đc Qua Biện Pháp 2 (Vòng 2)


Hình 3.18. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 2 (vòng 2)

Nhận xét: Kết quả các bài kiểm tra ở 2 biện pháp qua 2 vòng TN đều cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về kết quả học tập và phần nào phản ánh sự khác biệt về một số biểu hiện NLTH của HS lớp TN và ĐC sau khi áp dụng 2 biện pháp vận dụng mô hình BL trong dạy học, cụ thể:

- Điểm TB của các BKT ở lớp TN luôn lớn hơn lớp ĐC và đồ thị đường lũy tích kết quả điểm bài kiểm tra ở lớp TN luôn nằm bên phải và phía dưới so với đồ thị đường lũy tích kết quả điểm bài kiểm tra ở lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC.

- Các giá trị Sig. của phép kiểm chứng T-test về sự khác biệt giữa kết quả điểm TB bài kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC đều < 0,05. Chứng tỏ các kết quả thu thập được là có ý nghĩa thống kê, sự chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên mà do tác động của các biện pháp mang lại.

- Giá trị SMD phản ảnh mức độ ảnh hưởng của tác động đến kết quả các bài kiểm tra nằm trong khoảng 0,6 - 0,9 chứng tỏ ảnh hưởng của các tác động ở mức TB và lớn. Kết quả phân tích, so sánh, đánh giá số liệu thực nghiệm ở trên đã cho thấy 2 biện pháp vận dụng mô hình BL trong dạy học đã góp phần phát triển NLTH và nâng cao kết quả học tập của HS lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Mặc dù thời gian TNSP chưa nhiều và đối tượng TNSP còn hạn chế nhưng phương pháp, nội dung, quy trình TNSP theo 2 biện pháp trên đã được đa số GV và HS đánh giá cao trong quá trình

dạy học phần HHHC lớp 11 ở trường THPT.


d. Kết quả thu được từ phiếu khảo sát GV

Phiếu khảo sát nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi biện pháp đến sự phát triển từng biểu hiện NLTH ở HS, đồng thời cung cấp thêm thông tin để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của mỗi biện pháp tác động và làm cơ sở để điều chỉnh cách thức tổ chức hoạt động DH. Chúng tôi đã sử dụng phiếu khảo sát (nội dung trình bày ở phụ lục 7.9) để lấy ý kiến của 12 GV (biện pháp 1) và 13 GV (biện pháp 2) sau TN. Kết quả được thể hiện qua hình 3.19 và 3.20 dưới đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Hình 3 19 Ý kiến đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của biện pháp 1 1

Hình 3.19. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của biện pháp 1


Hình 3 20 Ý kiến đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của biện pháp 2 2

Hình 3.20. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của biện pháp 2


Nhận xét: Qua biểu đồ hình 3.19 và 3.20 đã cho thấy 100% GV đều đồng ý đánh giá mức độ ảnh hưởng từ nhỏ đến rất lớn của các biện pháp đến sự phát triển từng tiêu chí của NLTH chứng tỏ hai biện pháp đều có ảnh hưởng toàn diện đến sự phát NLTH của HS. Đặc biệt biện pháp 1 đã ảnh hưởng lớn và rất lớn (% đánh giá cao ở các mức độ này) đến TC1, TC2, TC3, TC7 và tương tự các tiêu chí được đánh giá là ảnh hưởng lớn và rất lớn bởi biện pháp 2 là TC1, TC3, TC4, TC5, TC7, TC8. Ở cả hai biện pháp đã có sự ảnh hưởng lớn và lặp lại đối với các TC1, TC3, TC7 của NLTH ở HS. Điều này, cho thấy việc tổ chức dạy học theo các mô hình BL đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

Như vậy, từ các kết quả thu được qua đánh giá của GV, tự đánh giá của HS, bài kiểm tra, phiếu khảo sát GV đều phản ánh sự phát triển NLTH của HS lớp TN, kết quả học tập và một số biểu hiện NLTH của HS các lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này đã khẳng định tính khả thi, hiệu quả của 2 biện pháp vận dụng mô hình BL trong việc phát triển NLTH của HS qua dạy học phần HHHC lớp 11 ở trường THPT và hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết đã đặt ra trong luận án.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Trong chương 3, nghiên cứu đã trình bày mục tiêu, đối tượng, kế hoạch TNSP và tiến hành phân tích định tính, định lượng các kết quả thu được từ quá trình TNSP ở 16 trường THPT thuộc 3 miền Bắc, Trung và Nam Bộ.

Dựa trên kết quả đánh giá của GV và tự đánh giá của HS cho thấy tất cả các biểu hiện NLTH của HS tham gia TN đã được rèn luyện và có sự phát triển vượt bậc qua từng KHBD tương ứng với 2 biện pháp tác động, qua kết quả bài kiểm tra cũng đã cho thấy chất lượng học tập và một số biểu hiện NLTH của HS các lớp TN tốt hơn so với HS ở các lớp ĐC. Các giá trị sig. < 0,05 của phép kiểm chứng T- test đã cho thấy sự các gia tăng này là có ý nghĩa. Kết quả khảo sát GV về mức độ ảnh hưởng của các biện pháp cũng đã cho thấy rõ ưu thế của mỗi quy trình DH tương ứng với các biện pháp tác động trong việc phát triển các biểu hiện cụ thể của NLTH ở HS. Điều này phù hợp cả về lý thuyết và thực tiễn vì trong quá trình học tập, HS đã được thực hiện thường xuyên các nhiệm vụ TH dưới sự hướng dẫn và quản lý chặt chẽ của GV.

Kết quả thực nghiệm đã khẳng định 2 biện pháp vận dụng mô hình BL trong DH phần HHHC lớp 11 là khả thi và phù hợp, mang lại hiệu quả tốt trong việc phát triển NLTH cho HS. Các tiêu chí và công cụ được sử dụng để đánh giá NLTH của HS trong các mô hình BL, các KHBD, công cụ và nội dung hỗ trợ DH đã được thiết kế là hợp lí. Từ đó cho phép chúng tôi khẳng định TNSP đã đạt được mục đích đề ra, tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện luận án, chúng tôi đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ đặt ra và đạt được các kết quả thể hiện ở các điểm chính sau đây:

1.1. Về mặt lý luận

Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan như NL và các lý thuyết nền tảng cho DH phát triển NL HS; TH và NLTH; BL và các mô hình BL; các phương pháp, kĩ thuật DH tích cực và công cụ hỗ trợ DH theo mô hình BL.

1.2. Về mặt thực tiễn

Điều tra và đánh giá được thực trạng vấn đề TH, phát triển NLTH và vận dụng mô hình BL trong dạy học hóa học ở trường phổ thông bằng phiếu điều tra đối với 1279 HS khối 11 và 136 GV THPT môn Hóa học của 28 trường THPT ở các tỉnh, thành phố thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam. Kết qua cho thấy việc phát triển NLTH cho HS là cần thiết ở trường phổ thông hiện nay, các GV và HS đã có những điều kiện cơ bản để tổ chức dạy học theo mô hình BL.

1.3. Về mặt nội dung

Đề xuất cấu trúc và biểu hiện NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL với 4 thành phần NL và 10 biểu hiện, từ đó xác định 10 tiêu chí và tương ứng với mỗi tiêu chí có 3 mức độ để đánh giá NLTH của HS.

Đề xuất 2 biện pháp vận dụng mô hình BL gồm: (1) Vận dụng mô hình LHĐN và

(2) Vận dụng DHDA theo mô hình BL trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển NLTH cho HS. Với mỗi biện pháp đã tiến hành xây dựng quy trình DH với các hoạt động học cụ thể của HS theo các biểu hiện của NLTH, sau đó thiết kế 08 KHBD minh họa, lựa chọn và thiết kế các công cụ, nội dung hỗ trợ DH gồm nền tảng DH trực tuyến - Microsoft Teams, 05 bài giảng điện tử, 05 trò chơi DH, 30 bài tập thực tiễn hóa học, 28 chủ đề DA.

Đề xuất 05 hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả TH của HS trong DH theo các mô hình BL.

Thiết kế các công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo các mô hình


BL bao gồm: phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV và phiếu tự đánh giá của HS.

Tiến hành TNSP với 1 vòng thăm dò và 2 vòng tác động với 08 KHBD (05 KHBD tương ứng biện pháp 1 và 03 KHBD tương ứng biện pháp 2) tại 16 trường THPT ở 3 miền Bắc, Trung và Nam bộ. Đánh giá kết quả TNSP về mặt định tính và định lượng đã cho thấy sự phát triển rõ rệt NLTH của HS tham gia thực nghiệm tại các thời điểm STĐ so với TTĐ và có sự lặp lại tương tự ở các lớp, các trường và các vòng TN khác nhau. Kết quả TNSP đã khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính khả thi và hiệu quả của hai biện pháp đề xuất trong luận án và đề tài đã thực hiện được mục tiêu phát triển NLTH của HS qua dạy học phần HHHC lớp 11 theo mô hình BL, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển NL HS hiện nay của đất nước và xu hướng giáo dục thời đại 4.0 trên thế giới.

2. Khuyến nghị

Qua một thời gian nghiên cứu, chúng tôi có một số đề nghị như sau:

- Tiếp tục triển khai và vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong dạy học các nội dung khác của môn Hóa học và các môn học khác. Đánh giá hiệu quả phát triển NLTH của HS trên quy mô lớn hơn qua các biện pháp vận dụng mô hình BL trong DH ở trường THPT.

- Các trường phổ thông cần đánh giá đúng điều kiện của nhà trường để có phương án dạy học BL thích hợp; cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất dạy học trực tuyến, đặc biệt là các nền tảng và công cụ dạy học trực tuyến; tăng cường tập huấn bồi dưỡng kĩ năng công nghệ thông tin và tổ chức DH BL cho GV; có chính sách hỗ trợ và khuyến khích GV tổ chức thường xuyên, đồng bộ các hoạt động dạy học theo mô hình BL, đặc biệt là trong tình huống khẩn cấp như đại dịch CoVid -19.

- Các GV cần chủ động lựa chọn phương án và xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học BL cụ thể, phù hợp với nội dung của môn học và các nguồn lực đã có của HS (về kĩ năng và công cụ truy cập internet), áp dụng linh hoạt các mô hình BL đồng thời tìm thêm các biện pháp để quản lý hoạt động TH của HS trong mô hình này.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


1. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh (2019), “Xây dựng khung năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong dạy học hóa học theo mô hình blended learning”, Tạp chí Giáo dục, Số 458 (2), tr. 45-50.

2. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh và Vũ Quốc Trung (2020), “Thực trạng vấn đề tự học, phát triển năng lực tự học và vận dụng mô hình blended learning trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 65(9), tr. 203-217.

3. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh và Vũ Quốc Trung (2020), “Một số biện pháp tăng cường hoạt động tự học môn Hóa học qua việc sử dụng Microsoft Teams của học sinh ở trường Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 65(4), tr. 185-196.

4. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh, Vũ Quốc Trung, Kiều Phương Hảo (2020), “Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông trong dạy học dự án theo mô hình blended learning”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 69 tháng 10/2020, tr. 71-85.

5. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh, Vũ Quốc Trung, Nguyễn Thị Mỹ Hòa (2021), “Thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 của học sinh Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 71 tháng 2/2021, tr. 100-112.

6. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh và Vũ Quốc Trung (2021), “Vận dụng dạy học dự án theo mô hình blended learning trong môn Hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh ở trường Trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 66 (2), tr. 3-13.

7. Nguyễn Văn Đại, Trương Thị Trang, Bùi Thị Quỳnh Anh, Hà Thị Tuyết (2021), “Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua dạy học dự án về Hydrocarbon no (Hóa học 11) theo mô hình blended learning”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, 50 (3B/2021), tr. 16-27.

8. Van-Dai Nguyen, Quoc-Trung Vu, Van-Tiem Chu, Phuong-Hao Kieu, Thi-Viet- Anh Dao (2021), “Project-Based Teaching in Organic Chemistry through Blended


Learning Model to Develop Self-Study Capacity of High School Students in Vietnam”, Education Sciences, 11, 346. https://doi.org/10.3390/educsci11070346. (Tạp chí thuộc danh mục Scopus - Q2).


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


9. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh (2019), Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hiđrocacbon, Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh THPT, Đề tài cấp cơ sở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, nghiệm thu đạt kết quả Tốt.

10. Nguyễn Văn Đại, Đào Thị Việt Anh, Kiều Phương Hảo (2021), Vận dụng dạy học dự án theo mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông, Đề tài cấp cơ sở ưu tiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, nghiệm thu đạt kết quả Tốt.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí