Thống Kê Điểm Tb Đánh Giá Từng Tiêu Chí Của Nlth Ở Hs Qua Các Thời Điểm Đánh Giá Với Biện Pháp 1 (Vòng 1)


tuyến được kết hợp đã giúp cho HS có điều kiện suy ngẫm và chuẩn bị tốt hơn cho việc lựa chọn và thực hiện chủ đề dự án, tương tác cũng nhiều hơn. GV đã trợ giúp kịp thời, hiệu quả với từng nhóm, giám sát và đánh giá tốt hơn về quá trình thực hiện DA của HS”.

Ý kiến của GV Nguyễn Thị Thùy Lan (THPT Gò Công, Tiền Giang): “DHDA đã tăng cường các hoạt động tự học của HS, phát huy tính độc lập, sáng tạo của các em. HS đã rất thích thú khi tạo ra được các sản phẩm DA và tranh luận về sản phẩm của mình, môi trường trực tuyến đã giúp HS tương tác, giải quyết kịp thời, nhanh chóng các vấn đề và khó khăn gặp phải. HS cũng đã sử dụng tốt hơn các công cụ tin học để truy cập internet tra cứu, thu thập thông tin và trình bày sản phẩm DA”.

Như vậy, Hầu hết các GV đều có những phản hồi tích cực về hiệu quả của hai biện pháp vận dụng mô hình BL đến sự phát triển NLTH của HS. Qua ý kiến của họ cho thấy ở các lớp ĐC, GV không áp dụng DH theo mô hình BL thì NLTH của HS còn hạn chế, nhiều HS học tập thụ động, chưa biết cách TH, chưa quan tâm đến mục tiêu, lập kế hoạch và tự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn học tập. Còn ở lớp TN, với mỗi quy trình DH đều đã yêu cầu HS phải TH, phải xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch TH, đánh giá và điều chỉnh sau quá trình học tập. Do vậy, sau thời gian áp dụng HS đã dần quen với cách học mới, phát triển được NLTH một cách hiệu quả và có những kĩ năng CNTT nhất định. Môi trường trực tuyến đã giúp các hoạt động DH được tiến hành dễ dàng, linh hoạt hơn. GV đã hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, giám sát, đánh giá tốt hơn các hoạt động của HS trong quá trình TH và thực hiện DA, sự tương tác giữa các HS trong nhóm/lớp học cũng đã được tăng cường rõ rệt.

Ngoài ra, qua việc quan sát thái độ, hứng thú học tập,... của HS ở các lớp TN và ĐC trong một số giờ dạy, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong các giờ học TN HS rất sôi nổi, hào hứng, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và làm việc nhóm rất hiệu quả. Qua phỏng vấn một số HS, các em đều cho rằng bản thân đã chủ động hơn trong học tập, đã biết cách TH như thế nào, biết sử dụng các công cụ để truy cập và tìm kiếm thông tin trên intenet, giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đa số các em ủng hộ và mong muốn GV thường xuyên tổ chức các hoạt động DH kết hợp trực tuyến như vậy. Điều này chứng tỏ việc tổ chức DH theo mô hình BL đã có những tác động tích cực đến thái độ và hứng thú học tập của HS.


Sau đây là một số hình ảnh trong quá trình TNSP ở trường THPT:


Hình 3 1 HS Trường THPT Võ Văn Kiệt Tp Hồ Chí Minh thực hiện thí nghiệm kiểm 1Hình 3 1 HS Trường THPT Võ Văn Kiệt Tp Hồ Chí Minh thực hiện thí nghiệm kiểm 2


Hình 3.1. HS Trường THPT Võ Văn Kiệt, Tp Hồ Chí Minh thực hiện thí

nghiệm kiểm chứng

Hình 3.2. HS Trường THPT Vân Cốc, Hà Nội tham gia trò chơi học tập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


Hình 3 3 HS Trường THPT Hiệp Hòa số 2 Bắc Giang trình bày kết quả thảo 3Hình 3 3 HS Trường THPT Hiệp Hòa số 2 Bắc Giang trình bày kết quả thảo 4


Hình 3.3. HS Trường THPT Hiệp Hòa số 2, Bắc Giang trình bày kết quả

thảo luận nhóm

Hình 3.4. HS Trường THPT Yên Dũng số 2, Bắc Giang trình bày sản

phẩm dự án tìm hiểu về ankan


Hình 3 5 HS Trường THPT Phùng Khắc Khoan Hà Nội trình bày sản phẩm dự án tìm 5Hình 3 5 HS Trường THPT Phùng Khắc Khoan Hà Nội trình bày sản phẩm dự án tìm 6


Hình 3.5. HS Trường THPT Phùng

Khắc Khoan, Hà Nội trình bày sản phẩm dự án tìm hiểu về ancol

Hình 3.6. HS Trường THPT Kon

Tum, Kon Tum trình bày sản phẩm dự án tìm hiểu về axit cacboxylic


3.5.2.2. Kết quả định lượng

a. Kết quả từ đánh giá của GV

Việc đánh giá được tiến hành ở thời điểm trước tác động (TTĐ) và các thời điểm sau tác động (STĐ) sử dụng phiếu đánh giá NLTH theo tiêu chí của GV (mục 2.3.1), cụ thể: biện pháp 1 (tại 4 thời điểm: trước tác động, sau KHBD K1, sau KHBD K3 và sau KHBD K5) và biện pháp 2 (tại 4 thời điểm: trước tác động, sau KHBD K6, sau KHBD K7 và sau KHBD K8).

Đối với biện pháp 1:

- Tại thời điểm TTĐ, GV quan sát hoạt động và phân tích các kết quả học tập của HS, đặc biệt là các thành tích của mỗi HS đồng thời thu thập thông tin qua phiếu khảo sát HS TTĐ và bài kiểm tra TTĐ, từ đó đánh giá 10 TC của NLTH.

- Tại các thời điểm STĐ, GV quan sát hoạt động học tập của HS và thu thập thông tin qua sơ đồ KWL của cá nhân (TC1, TC2, TC9, TC10), kế hoạch TH (TC3, TC4), nội dung vở ghi của HS, kết quả trả lời/thực hiện các bài tập/nhiệm vụ thực tiễn của bài học (TC5, TC6, TC8), kết quả hợp tác trên lớp học, nhật ký các trao đổi của HS trên Teams để yêu cầu hỗ trợ hoặc hỗ trợ bạn học khác (TC7), kết quả bài kiểm tra sau tác động (TC1, TC2, TC5, TC6, TC8). Từ đó, GV đánh giá và cho điểm đạt được tương ứng với 10 TC của NLTH.

Tương tự đối với biện pháp 2:

- Tại thời điểm TTĐ, GV quan sát hoạt động và phân tích kết quả học tập của HS, đặc biệt là các thành tích của mỗi HS đồng thời thu thập thông tin qua phiếu khảo sát HS TTĐ và bài kiểm tra TTĐ, từ đó đánh giá 10 TC của NLTH.

- Tại các thời điểm STĐ, GV quan sát hoạt động học tập của HS và thu thập thông tin qua sơ đồ KWL cá nhân (TC1, TC2, TC9, TC10), kế hoạch của cá nhân dựa trên kế hoạch thực hiện DA chung của nhóm và các điều chỉnh (TC3, TC4), kết quả thực hiện các nhiệm vụ cá nhân và kết quả đánh giá sản phẩm DA của nhóm (TC5, TC6, TC8), nhật ký trao đổi của nhóm trên Teams, kết quả đánh giá quá trình thực hiện DA của nhóm và đóng góp của các thành viên trong nhóm (TC7), kết quả đánh giá đồng đẳng sản phẩm DA (TC9) và kết quả bài kiểm tra sau tác động (TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6, TC8, TC9, TC10). Từ đó, GV xác định mức điểm đạt được tương ứng với 10 TC đánh giá NLTH của HS.


Chúng tôi đã sử dụng phương pháp tính hệ số Cronbach’s Alpha trên phần mềm SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Kết quả (ở phụ lục 8.11) cho thấy thang đo 10 tiêu chí đánh giá NLTH của HS qua 2 biện pháp tác động có độ tin cậy tốt, các tiêu chí đều có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected item-total correlation) ≥ 0,30 đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994) và không có tiêu chí nào làm giảm độ tin cậy của kết quả; thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,60 do đó chấp nhận được về mặt thống kê và cho phép sử dụng để đánh giá NLTH của HS qua mỗi thời điểm.

Kết quả đối với biện pháp 1

Chúng tôi tiến hành thống kê mô tả về điểm TB đánh giá theo từng tiêu chí NLTH (từ TC1-TC10) và điểm TB chung đánh giá cả 10 tiêu chí của 210 HS ở vòng 1 và 262 HS ở vòng 2. Các kết quả được trình bày trong các bảng và hình dưới đây:

Bảng 3.6. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 1)


Tiêu chí ĐG

Điểm TB NLTH qua các thời điểm


TBK5- TTĐ


T-test (sig.) K5-TTĐ

TTĐ

K1

K3

K5


TB

Độ lệch

chuẩn


TB

Độ lệch

chuẩn


TB

Độ lệch

chuẩn


TB

Độ lệch

chuẩn

1

1,86

0,63

2,15

0,56

2,54

0,51

2,59

0,49

0,74

0,000

2

1,61

0,54

1,83

0,52

2,18

0,49

2,31

0,47

0,71

0,000

3

1,64

0,54

1,86

0,52

2,30

0,51

2,40

0,49

0,76

0,000

4

1,48

0,52

1,65

0,50

2,01

0,48

2,12

0,38

0,65

0,000

5

1,76

0,53

1,90

0,52

2,30

0,49

2,42

0,49

0,66

0,000

6

1,55

0,51

1,74

0,48

2,09

0,46

2,20

0,42

0,65

0,000

7

1,75

0,56

1,97

0,52

2,31

0,52

2,53

0,50

0,78

0,000

8

1,73

0,50

1,91

0,49

2,12

0,48

2,29

0,46

0,57

0,000

9

1,67

0,49

1,82

0,42

2,09

0,40

2,19

0,39

0,52

0,000

10

1,65

0,48

1,78

0,41

2,04

0,39

2,10

0,31

0,45

0,000

TBC

1,67

0,41

1,86

0,36

2,20

0,32

2,31

0,29

0,64

0,000


Bảng 3.7. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 1 (vòng 1)


Tham số

Kết quả vòng 1

TTĐ

K1

K3

K5

TB

1,67

1,86

2,20

2,31

Độ lệch chuẩn

0,41

0,36

0,32

0,29

So sánh

K1 và TTĐ

K3 và K1

K5 và K3

K5 và TTĐ

T-test (Sig.)

0,000

0,000

0,000

0,000

ES (SMD)

0,46

0,94

0,37

1,57

Nhỏ

Lớn

Nhỏ

Rất lớn

Hình 3 7 Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 8

Hình 3.7. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 1)‌

Bảng 3.8. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 2)


Tiêu chí ĐG

Điểm TB NLTH qua các thời điểm


TBK5- TTĐ


T-test (sig.) K5-TTĐ

TTĐ

K1

K3

K5


TB

Độ lệch

chuẩn


TB

Độ lệch

chuẩn


TB

Độ lệch

chuẩn


TB

Độ lệch

chuẩn

1

1,84

0,61

2,13

0,59

2,44

0,56

2,63

0,50

0,79

0,000

2

1,61

0,57

1,75

0,53

2,20

0,55

2,44

0,51

0,83

0,000

3

1,74

0,60

1,95

0,59

2,29

0,58

2,55

0,50

0,81

0,000

4

1,50

0,51

1,61

0,51

1,93

0,45

2,08

0,44

0,58

0,000

5

1,76

0,63

1,87

0,62

2,25

0,52

2,44

0,51

0,68

0,000


6

1,58

0,61

1,72

0,57

2,06

0,56

2,23

0,47

0,65

0,000

7

1,81

0,55

2,05

0,53

2,36

0,51

2,56

0,50

0,75

0,000

8

1,82

0,54

1,96

0,51

2,19

0,49

2,33

0,47

0,51

0,000

9

1,74

0,46

1,91

0,45

2,10

0,42

2,22

0,42

0,48

0,000

10

1,59

0,49

1,72

0,47

1,99

0,39

2,16

0,39

0,57

0,000

TBC

1,70

0,41

1,87

0,38

2,18

0,34

2,36

0,30

0,66

0,000

Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 1 (vòng 2)


Tham số

Kết quả vòng 2

TTĐ

K1

K3

K5

Điểm trung bình

1,70

1,87

2,18

2,36

Độ lệch chuẩn

0,41

0,38

0,34

0,30

So sánh

K1 và TTĐ

K3 và K1

K5 và K3

K5 và TTĐ

T-test (Sig.)

0,000

0,000

0,000

0,000

Mức độ ảnh

hưởng ES

0,41

0,82

0,54

1,62

Nhỏ

Lớn

Trung bình

Rất lớn


Hình 3 8 Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 9

Hình 3.8. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 2)

Nhận xét: Qua số liệu ở các bảng 3.6, 3.7, 3.8, 3.9 đã cho thấy tổng điểm TB của tất cả các tiêu chí qua các thời điểm đánh giá đã có sự gia tăng (1,67; 1,86; 2,20; 2,31 ở vòng 1), (1,70; 1,87; 2,18; 2,36 ở vòng 2), điểm TB đánh giá với từng tiêu chí của NLTH cũng tăng rõ rệt (thời điểm trước tác động đều nhỏ hơn 2,0 nhưng sau KHBD K5 đều lớn hơn 2,0) chứng tỏ NLTH của HS đã có sự phát triển khá đồng đều. Độ lệch chuẩn tại từng thời điểm đánh giá và theo từng tiêu chí giảm dần chứng tỏ số


liệu thu được càng ít phân tán và có độ tin cậy cao hơn. Đặc biệt, các tiêu chí có mức độ dao động lớn là TC1 (xác định mục tiêu và nội dung học tập) tăng 0,74 ở vòng 1; 0,79 ở vòng 2, TC2 (xác định điều đã biết có liên quan) tăng 0,71 ở vòng 1; 0,83 ở vòng 2, TC3 (xác định phương tiện, cách thức thực hiện các nhiệm vụ TH) tăng 0,76 ở vòng 1; 0,81 ở vòng 2, TC7 (hợp tác với thầy/cô và bạn học) tăng 0,78 ở vòng 1; 0,75 ở vòng 2 chứng tỏ có sự phát triển mạnh các tiêu chí này thông qua biện pháp 1, nguyên nhân do khi học tập theo mô hình lớp học đảo ngược, HS thường xuyên đọc và nhận thức rõ ràng mục tiêu bài học, xác định được các nhiệm vụ TH, đánh giá trước và sau khi lên lớp về những điều mình đã đạt được, tích cực hợp tác trong lớp học và quá trình TH trực tuyến ở nhà.

Hình 3.7, 3.8 đã thể hiện rõ sự tiến bộ của HS qua từng thời điểm TNSP. Sau KHBD K1, NLTH của HS đã có sự phát triển nhưng chưa mạnh, sự chênh lệch giá trị TB nhỏ (0,19 ở vòng 1; 0,17 ở vòng 2), giá trị SMD lần lượt là 0,46; 0,41 cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng nhỏ của tác động, nguyên nhân có thể do các em HS còn chưa quen với cách học và các công cụ học tập trực tuyến mới. Tuy nhiên sau KHBD K3, NLTH của HS đã có sự phát triển mạnh hơn, giá trị TB đã lớn hơn so với KHBD K1 (0,34 ở vòng 1; 0,31 ở vòng 2), các giá trị SMD 0,94; 0,82 cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng lớn, đặc biệt sau KHBD K5, giá trị TB tăng mạnh so với thời điểm TTĐ (0,64 ở vòng 1; 0,66 ở vòng 2), SMD cũng tăng lần lượt là 1,57; 1,62 (phản ảnh mức độ ảnh hưởng rất lớn). Ngoài ra, các giá trị tham số p (sig.) trong phép kiểm định T- test phụ thuộc luôn nhỏ hơn 0,05 khẳng định sự phát triển này không phải ngẫu nhiên mà do tác động của biện pháp 1 mang lại.

Kết quả đối với biện pháp 2

Tương tự biện pháp 1, chúng tôi tiến hành thống kê mô tả về điểm đánh giá theo tiêu chí NLTH của HS tại các thời điểm trước tác động, sau KHBD K6, sau KHBD K7 và sau KHBD K8. Kết quả được tổng hợp và trình bày dưới đây:

Bảng 3.10. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 1)

Tiêu chí ĐG

Điểm TB NLTH qua các thời điểm

TBK8- TTĐ

T-test (sig.) K8-TTĐ

TTĐ

K6

K7

K8

TB

Độ

TB

Độ

TB

Độ

TB

Độ




lệch

chuẩn


lệch

chuẩn


lệch

chuẩn


lệch

chuẩn



1

1,87

0,54

2,17

0,53

2,54

0,51

2,62

0,49

0,75

0,000

2

1,66

0,53

1,86

0,51

2,06

0,47

2,20

0,42

0,54

0,000

3

1,75

0,57

2,00

0,53

2,36

0,52

2,47

0,51

0,72

0,000

4

1,55

0,53

1,81

0,51

2,08

0,47

2,25

0,46

0,70

0,000

5

1,88

0,56

2,28

0,54

2,50

0,51

2,65

0,49

0,77

0,000

6

1,63

0,52

1,84

0,50

2,14

0,49

2,23

0,45

0,60

0,000

7

1,80

0,54

2,04

0,53

2,43

0,51

2,56

0,50

0,76

0,000

8

1,75

0,55

2,00

0,53

2,43

0,51

2,50

0,50

0,75

0,000

9

1,71

0,49

1,89

0,46

2,10

0,45

2,24

0,44

0,53

0,000

10

1,64

0,50

1,85

0,44

2,02

0,41

2,12

0,35

0,48

0,000

TBC

1,72

0,40

1,97

0,38

2,27

0,33

2,38

0,29

0,66

0,000

Bảng 3.11. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 2 (vòng 1)


Tham số

Kết quả vòng 1

TTĐ

K6

K7

K8

TB

1,72

1,97

2,27

2,38

Độ lệch chuẩn

0,40

0,38

0,33

0,29

So sánh

K6 và TTĐ

K7 và K6

K8 và K7

K8 và TTĐ

T-test (Sig.)

0,000

0,000

0,000

0,000

ES (SMD)

0,63

0,78

0,36

1,65

Trung bình

Trung bình

Nhỏ

Rất lớn

Hình 3 9 Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 11

Hình 3.9. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 1)

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí