Giao Diện Trang Chủ Website Codegym Việt Nam Và Codegym Huế

2.2.1.2. Quảng cáo qua Website

Ngoài trang website chính của CodeGym Việt Nam, CodeGym Huế cũng có website riêng cho chi nhánh Huế là: https://hue.codegym.vn/ (hoặc địa chỉ web truy cập từ CodeGym Việt Nam: https://codegym.vn/trung-tam-codegym-hue/).

Website CodeGym Huế được thiết kế chuyên nghiệp, mang màu sắc thương hiệu, cập nhật đầy đủ hình ảnh, thông tin khóa học, giới thiệu về trung tâm, đội ngũ nhân viên,…thu hút và tạo nên ấn tượng chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho khách hàng, thường xuyên cập nhật tin tức về các hoạt động, sự kiện nổi bật. Giao diện website CodeGym cũng khá thân thiện trên điện thoại di động, thuận tiện cho việc tìm kiếm của khách hàng.

Hình 8 Giao diện trang chủ website CodeGym Việt Nam và CodeGym Huế CodeGym Huế không 1


Hình 8 Giao diện trang chủ website CodeGym Việt Nam và CodeGym Huế CodeGym Huế không 2

Hình 8: Giao diện trang chủ website CodeGym Việt Nam và CodeGym Huế

CodeGym Huế không trực tiếp chạy quảng cáo từ khóa của Google Ads để tăng thứ hạng tìm kiếm mà tập trung xây dựng nội dung và giao diện website, CodeGym tối ưu công cụ tìm kiếm bằng cách thường xuyên cập nhật các bài viết liên quan đến nghề lập trình, các kiến thức bổ ích, con đường nghề nghiệp,… là những nội dung mà người dùng quan tâm và thường xuyên tìm kiếm để tăng tỉ lệ hiển thị trang website đến những người dùng quan tâm.


Hình 9 Các bài viết mục Blog của CodeGym Huế Quảng cáo qua landing page CodeGym 3


Hình 9: Các bài viết mục Blog của CodeGym Huế

Quảng cáo qua landing page: CodeGym cũng xây dựng các quảng cáo hiển thị khi người dùng truy cập vào trang web của CodeGym và dẫn đến landing page có nội dung thu hút người dùng như “Kho tài liệu học lập trình miễn phí cơ bản đến nâng cao” hay “Cẩm nang lập trình căn bản”, landing page này có vai trò thu thập thông tin khách hàng để đội tư vấn tuyển sinh tư vấn liên hệ, giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng.

Hình 10 Landing page tại website CodeGym Huế 2 2 1 3 Quảng cáo qua thư điện thử 4

Hình 10: Landing page tại website CodeGym Huế

2.2.1.3. Quảng cáo qua thư điện thử

CodeGym cũng sử dụng thư điện tử để giới thiệu sản phẩm của mình nhằm tạo nhận thức của khách hàng về thương hiệu Hệ thống đào tạo lập trình hiện đại CodeGym Huế và các khóa học lập trình. Các địa chỉ email của khách hàng tiềm năng được CodeGym thu thập thông qua các nguồn như đi thực tế thị trường của đội ngũ tư vấn hoặc email các khách hàng tiềm năng cũ để khơi gợi nhu cầu của họ. Hiện tại thì các email giới thiệu sản phẩm không được triển khai nhiều mà QC qua email được thực hiện chủ yếu ở giai đoạn G3 (Khách hàng quan tâm sâu và hẹn làm bài test năng lực); G4 (Khách hàng thực hiện bài test năng lực); G5 (Thông báo kết quả và hẹn nhập học); G6 (Đăng kí nhập học, kí hợp đồng và đóng học phí).

Mỗi giai đoạn tư vấn khách hàng, CodeGym sẽ có các nội dung email khác nhau:

- Khách hàng G1: Gửi email giới thiệu khóa học lập trình của Hệ thống đào tạo lập trình CodeGym; giai đoạn này, địa chỉ mail do hoạt động thực tế thị trường hoặc do đội tư vấn tuyển sinh thu thập. Tuy nhiên, việc gửi mail đến các địa chỉ email này mang lại hiệu quả thấp do nhiều người dùng chưa có nhu cầu, địa chỉ email sai nên CodeGym dần hạn chế.

- Khách hàng G3: Là đối tượng được quan tâm sâu, còn thắc mắc, phân vân việc lựa chọn khóa học. Đối với đối tượng này, email có nội dung về thông tin khóa học, học phí, mời tham gia làm bài kiểm tra năng lực hay những lý do nên chọn CodeGym, thị trường nhân lực ngành CNTT, tiềm năng ngành lập trình để thu hút khách hàng chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Hình 11 Nội dung QC email cho khách hàng G3 của CodeGym Huế Khách hàng G4 Giai 5

Hình 11: Nội dung QC email cho khách hàng G3 của CodeGym Huế

- Khách hàng G4: Giai đoạn này, các email về thông báo kết quả kiểm tra năng

lực hoặc ưu đãi sẽ được gửi đi để thuyết phục học viên lựa chọn khóa học.

Để gửi các email quảng cáo, CodeGym Huế sử dụng công cụ Mailchimp và GetResponse, đây là công cụ giúp gửi email hàng loạt, cho phép tạo tài khoản và sử

dụng theo gói miễn phí hoặc trả phí. CodeGym sử dụng hai công cụ này cho việc gửi email quảng cáo hoặc chăm sóc học viên và theo dòi, kiểm tra mức độ phản hồi của khách hàng.

Hình 12 Mailchimp và GetRespond Công cụ quản lý email marketing của CodeGym Huế Theo 6

Hình 12: Mailchimp và GetRespond - Công cụ quản lý email marketing của CodeGym Huế

Theo bộ phận Marketing và Tư vấn tuyển sinh, mức độ phản hổi thư điện tử đối với các nội dung giới thiệu khóa học khá thấp, thư điện tử được sử dụng hiệu quả hơn trong các giai đoạn cung cấp thông tin và thuyết phục học viên.

2.2.2. Chi phí thực hiện các hoạt động quảng cáo trực tuyến của công ty

Bảng 7: Chi phí quảng cáo trực tuyến của CodeGym Huế giai đoạn 2019 – 2020

(ĐVT: VNĐ)


Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

%

Chi phí QCTT – Cost (đồng)

297.460.000

426.534.363

129.074.363

43,4

Số lượng khách hàng tiềm năng - G1 (người)

5.896

8.182

2.286

38,8

Chi phí QCTT trung bình trên mỗi khách

hàng tiềm năng - Cost/G1 (đồng)

50.451

52.130

1.679

3,3

Số lượng khách hàng trở thành học viên -

G6 (người)

107

152

45

42,1

Tỷ lệ chuyển đổi G6/G1(%)

1,815

1,858

0,04

2,4

Chi phí QCTT trung bình trên mỗi khách hàng trở thành học viên – Cost/ G6 (đồng)


2.780.000


2.806.147


26.147


0,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

(Nguồn: Bộ phận Marketing, CodeGym Huế)

Qua bảng chi phí quảng cáo trên, ta thấy rằng chi phí QCTT năm 2020 tăng đến 129 triệu đồng, tăng 43,4% so với năm 2019. Có mức tăng chi phí như vậy là vì CodeGym Huế đầu tư chú trọng nhiều hơn cho hoạt động QCTT để thu hút khách hàng, vì vậy mà năm 2020, thị trường của CodeGym mở rộng hơn khi doanh thu và số lượng học viên đều tăng lên đáng kể.

Vì chi phí đầu tư cho hoạt động QCTT tăng lên mà số lượng khách hàng tiềm năng cũng tăng thêm 38,8% và số lượng khách hàng trở thành học viên tăng 42,1%; tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành học viên tăng nhẹ ở mức 2,4% cho thấy hoạt động QCTT và tư vấn tuyển sinh được duy trì tốt nhưng cần nỗ lực để nâng số lượng khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi lên cao hơn, nghĩa là thu hút và thuyết phục được nhiều khách hàng hơn.

Chi phí QCTT trung bình trên mỗi khách hàng tiềm năng và chi phí QCTT trên mỗi khách hàng trở thành học viên tăng nhẹ lần lượt ở mức 3,3% (tương ứng với 1.679 đồng) và 0,9% (tương ứng với 26.147 đồng) cho thấy mức độ hiệu quả của QCTT được duy trì so với năm 2019.

2.3. Đánh giá của học viên về hoạt động quảng cáo trực tuyến của Hệ thống

đào tạo lập trình CodeGym chi nhánh Huế thông qua AIDA

2.3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Sau khi tiến hành khảo sát và loại bỏ các phiếu trả lời không đủ tiêu chuẩn, có tổng cộng 120 phiếu hợp lệ. Cơ cấu mẫu nghiên cứu được chia theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, tình trạng nghề nghiệp trước khi đăng ký khóa học và khóa học mà học viên đăng ký như sau:

Bảng 8: Cơ cấu mẫu điều tra


Tiêu chí

Tần số

(người)

Tỷ lệ

(%)

Giới tính

Nam

111

92,5

Nữ

9

7,5


Độ tuổi

Từ 18 - 20

17

14,2

Từ 21 - 24

56

46,7

Từ 25 - 30

41

34,2

Từ trên 30

6

5,0


Tình trạng nghề nghiệp trước khi đăng ký

khóa học

Là sinh viên CNTT

14

11,7

Là sinh viên ngành khác

9

7,5

Vừa tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng

9

7,5

Vừa tốt nghiệp Đại học

7

5,8

Đang tìm kiếm việc làm

34

28,3

Đã đi làm ngành CNTT

10

8,3

Đã làm công việc khác và muốn chuyển

nghề


37


30,8


Khóa học

Lập trình PHP Fulltime

25

20,8

Lập trình JAVA Fulltime

33

27,5

Lập trình.NETCore Fulltime

28

23,3

Lập trình PHP Parttime

11

9,2

Lập trình JAVA Parttime

9

7,5

Lập trình JAVA Parttime buổi tối

14

11,7

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu SPSS)

Giới tính

Tỉ lệ giới tính của mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch rất lớn giữa giới tính nam và nữ khi trong 120 mẫu thì có đến 111 đối tượng là nam, chiếm đến 92,5%, còn lại học viên nữ chỉ chiếm 7,5%. Tỉ lệ này là hợp lý và thể hiện được thực tế tại trung tâm vì các học viên của CodeGym Huế hầu hết là nam, do đặc điểm của khóa học và tính chất

công việc lập trình rất phù hợp với đối tượng học viên nam. Ngành học này cũng được quan tâm bởi đa số các bạn nam nên dẫn đến kết quả tuyển sinh và số lượng học viên nam lớn.

Độ tuổi

Theo kết quả khảo sát, đa số các học viên có độ tuổi từ 21 đến dưới 30 tuổi, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhóm có độ tuổi 21 đến 24 với 56 người, chiếm 46,7%; theo sau là nhóm có độ tuổi 25 – 30 với 41 người, chiếm 34,2%. Kết quả như vậy là bởi vì học viên mà trung tâm tuyển sinh là người có độ tuổi từ 18 – 30.

Trong đó, nhóm tuổi 21 – 24 là nhóm gồm nhiều đối tượng như: sinh viên vừa tốt nghiệp trung cấp, đại học, đang tìm kiếm công việc; sinh viên ngành khác muốn chuyển sang học lập trình; người có trình độ trung học phổ thông, đã đi làm một thời gian nhưng muốn tìm một công việc tốt hơn…nên chiếm số lượng lớn nhất.

Nhóm tuổi 25 – 30 cũng chiếm tỷ lệ cao là bởi nhóm này gồm những người muốn chuyển ngành nghề, những người thất nghiệp đang tìm kiếm một công việc ổn định, cũng bao gồm những người từng làm công việc liên quan đến máy móc, CNTT muốn học thêm để tìm được công việc tốt hơn.

Ngoài ra, cơ cấu học viên còn có nhóm tuổi 18 – 20 chiếm tỷ lệ 14,2%, là những bạn vừa tốt nghiệp THPT, chọn con đường học nghề hoặc muốn đổi ngành học; và nhóm tuổi trên 30 tuổi chiếm chỉ 5% là một số cựu học viên và đối tượng không được cam kết việc làm.

Tình trạng nghề nghiệp trước khi đăng ký khóa học

Theo kết quả khảo sát, tình trạng nghề nghiệp của học viên trước khi đăng ký khóa học rất đa dạng. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là người đã làm công việc khác và muốn chuyển nghề với 30,8% câu trả lời và người đang tìm kiếm việc làm với 28,3% câu trả lời, đây cũng là đối tượng chủ yếu mà trung tâm hướng tới do có nhu cầu cao và phù hợp với khóa đào tạo. Ngoài ra, còn có các nhóm đối tượng sinh viên ngành CNTT và người đã làm ngành CNTT có tỷ lệ lần lượt là 11,7% và 8,3% muốn đăng ký học các ngôn ngữ lập trình mới và trau dồi kiến thức; nhóm đối tượng sinh viên ngành khác, sinh viên vừa tốt nghiệp với tỷ lệ đều là 7,5%.

Khóa học

Các khóa học chiếm tỷ lệ lớn nhất là LT JAVA Fulltime, LT.NETCore Fulltime và LT PHP Fulltime, chiếm tỷ lệ lần lượt là 27,5%;23,3% và 20,8%. Lý do là vì đa số học viên chọn học theo hình thức fulltime trong 5 tháng và các khóa học này có cam kết việc làm đối với học viên. Ngoài ra, số câu trả lời lớp JAVA Parttime buổi tối chiếm 11,7% là lớp dành cho một số người muốn học thêm, trau dồi kỹ năng; các câu trả lời cũng bao gồm lớp PHP Parttime, JAVA Parttime với tỷ lệ lần lượt là 9,2% và 7,5% dành cho những người không thể học fulltime do vấn đề thời gian hoặc muốn nâng cao kiến thức.

2.3.2. Nguồn thông tin khách hàng nhận biết HTĐTLT CodeGym CN Huế


5,8% 1,7%

Facebook (fanpage CodeGym Huế)

10%

Giới thiệu của bạn bè, người thân

Website CodeGym

14,2%

45,0%

Nhân viên tư vấn

Email từ CodeGym

23,3%

Các chương trình, sự kiện do CodeGym tổ chức, tham gia

(Kết quả xử lý năm 2021)

Biểu đồ 1: Nguồn thông tin khách hàng nhận biết HTĐTLT CodeGym

CN Huế

Kết quả khảo sát cho thấy, Facebook là nguồn thông tin chủ yếu giúp khách hàng biết đến CodeGym Huế, chiếm đến 45%. Nguyên nhân là vì các hoạt động quảng cáo của CodeGym được thực hiện chủ yếu trên nền tảng Facebook, đây cũng là mạng xã hội được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, vì vậy khách hàng dễ dàng tiếp xúc với các quảng cáo và tiếp cận thông tin từ fanpage của CodeGym Huế.

Nguồn thông tin đứng thứ hai giúp khách hàng biết đến CodeGym Huế là giới thiệu từ bạn bè, người thân, chiếm 23,3%. Đây là kênh truyền thông quan trọng đối với

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí