GV tổ chức trò chơi: Đoán ý đồng đội với 1 gói câu hỏi gồm 10 đáp án.
Thời gian để vừa hỏi, vừa trả lời là 60 giây
Người hỏi: Gợi ý đáp án cho bạn. Trong quá trình gợi ý, không được nhắc đến từ (cụm từ) trong đáp án
Người trả lời: Đưa ra tối đa 2 đáp án cho là đúng và không được hỏi ngược lại người hỏi
Kết thúc trò chơi, GV tìm một HS có thể xâu chuỗi các đáp án thành một nội dung có nghĩa để tổng kết bài học
4. Bài tập về nhà
* Thành tựu có ý nghĩa nhất trong việc nghiên cứu Trái đất của các nhà khoa học tự nhiên thời kì Văn hóa Phục hưng là gì?
* Đọc nội dung tóm tắt tác phẩm: “Rô-mê-ô và Giu-li-et” SGK Ngữ văn 11 tập 1 (trang 197-201)
Tiết 2
1. Giới thiệu bài mới: Kiểm tra kiến thức nền
* GV đặt câu hỏi:
Trình bày cách hiểu của em về khái niệm“Văn hóa Phục hưng”?
Nêu thành tựu có ý nghĩa nhất đối với việc nghiên cứu trái đất của các nhà khoa học tự nhiên thời kì văn hóa Phục hưng
2. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
KIẾNTHỨCTRỌNG TÂM | |
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của phong trào Văn hóa Phục hưng * GV: Trình chiếu video tóm tắt phim “Rô- mê-ô và Giu-li-et”, đặt câu hỏi Thông qua việc xem đoạn phim chuyển thể từ vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-et” của Sếch- xpia, theo em: - Tác giả muốn phản ánh khát vọng gì về tình yêu? - Điều đó có giá trị như thế nào trong bối cảnh lễ giáo phong kiến còn khắt khe, chà đạp hạnh phúc của con người? * HS: Trả lời câu hỏi * GV: Thông qua hướng dẫn HS phân tích ý nghĩa vở kịch, GV giúp HS rút ra nội dung 1 và gợi ý nội dung 2 * GV: Giới thiệu cho HS về họa sĩ Ra-pha-en cùng bức họa “Người làm vườn xinh đẹp”, đặt câu hỏi: Các nhân vật có trong bức hình giúp em liên tưởng đến ai? Em có nhận xét gì về vẻ đẹp hình thể hình thể của các nhân vật này? * GV: Tổng hợp nội dung của văn hóa Phục hưng, từ đó giúp HS tự suy ra tính chất của phong trào này | III. Đặc điêm của phong trào Văn hóa Phục hưng 1. Nội dung - Chống phong kiến, chống giáo hội - Đề cao vẻ đẹp và giá trị con người, đề cao cá nhân và hưởng lạc 2. Tính chất - Tư sản - Cách mạng |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Và Địa Bàn Thử Nghiệm
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2015), Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Tổng Thể (Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới .
- Kết Quả Đánh Giá Trí Thông Minh Học Sinh (Câu 8-10)
- Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 16
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
3. Hạn chế: Giai cấp TS đấu tranh: - Chưa triệt để, có lúc phải thỏa hiệp - Đề cao giá trị con người >< Ủng hộ bóc lột để làm giàu | |
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của Phong trào văn hóa Phục hưng GV đặt giả thiết: Nếu nhân loại không diễn ra phong trào văn hóa Phục hưng ở Tây Âu TK XV-XVI, chuyện gì sẽ xảy ra? HS: Suy nghĩ, đưa ra các giả thiết GV: Tổng kết → Đánh giá ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng Cuộc đấu tranh mang tính chất cách mạng, nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa – tư tưởng Nâng cao vị thế của giai cấp TS, vạch rõ tính chất phản động của giáo hội Thiên chúa, tạo bước đệm dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản sau này Đề cao tự do cá nhân và vẻ đẹp tự nhiên, chuẩn mực của con người Đóng góp khối lượng tác giả, tác phẩm đồ sộ vào kho tàng văn minh, văn hóa nhân loại | IV. Ý nghĩa - Đánh bại tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên chúa; đề cao tự do cá nhân và vẻ đẹp con người - Làm phong phú kho tàng văn hóa nhân loại |
* GV đặt câu hỏi: Vì sao giai cấp tư sản còn gặp phải những hạn chế trong trong phong trào Văn hóa Phục hưng?
3. Sơ kết bài học
Hs trả lời 2 câu hỏi:
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của Văn hóa Phục hưng đối với:
- Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản đối với phong kiến-giáo hội (TKXV-XVI)
- Văn minh nhân loại (hiện nay)
Câu 2:Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, làm thế nào để vừa giữ gìn được văn hóa truyền thống dân tộc, vừa phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp của thế giới?
4. Bài tập về nhà
GV chia cả lớp thành 3 nhóm thực hiện ba bài tập có hướng dẫn kèm theo (Phụ lục 5: Phân công công việc cho các nhóm)
BÀI TẬP VỀ NHÀ CHUYÊN ĐỀ
VĂN HÓA PHỤC HƯNG
Nhóm 1:
VĂN HỌC
Nhập vai Rô-mê-ô và Giu-li-et để tái hiện lại cuộc gặp gỡ của 2 người trong lớp 2, hồi II, vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-et” của Sếch-xpia.
(Rô-mê-ô và Giu-li-et, dựa theo bản dịch của Đặng Thế Bính, trong Tuyển tập kịch Sếch-xpia, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1995)
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Nhóm 2:
NGHỆ THUẬT
3
4
5
1
2
Chú thích
1. Bức họa La- giô-công của (5)
2. Mi-ken-lăng- giơ
3. Ra-pha-en
4. Bức họa “Người làm vườn xinh đẹp” của (3)
5. Lê-ô-na đơ Vanh-xi
Thực hiện một đoạn phim giới thiệu thành tựu của văn hóa Phục hưng trên phương diện nghệ thuật.
Yêu cầu:
- Thời lượng: 3-5 phút
- Có phụ đề hoặc thuyết minh đi kèm
- Hình ảnh, thông tin có trích dẫn nguồn. Cuối phim có trình bày tài liệu tham khảo
- Đoạn phim có bố cục, nội dung thống nhất
- Ngoài phần trình bày tổng quan các thành tựu của văn hóa Phục hưng trên phương diện nghệ thuật, nên lựa chọn một tác phẩm tiêu biểu để làm minh chứng (Tên tác phẩm/ Tác giả/ Hoàn cảnh sáng tác/ Giá trị nghệ thuật…)
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
*Sách:
111
Gợi ý: Có thể lựa chọn một trong số các tác phẩm sau để phân tích sâu:
Tài liệu tham khảo:
- Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam
- Nguyễn Gia Phú, Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục
* Trang wed:
http://kenh14.vn/kham-pha/bi-an-kinh-ngac-ve-leonardo-da-vinci-va-buc-hoa- mona-lisa-20120225104648916.chn
http://yume.vn/news/thoi-su/the-gioi/buc-tranh-mona-lisa-va-nhung-bi-an-toan-the- gioi-35A9392B.htm
http://ngotiensy.violet.vn/document/show/entry_id/1100422
Nhóm 3:
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trình bày thành tựu và ý nghĩa của văn hóa Phục hưng trên lĩnh vực khoa học tự nhiên
Yêu cầu:
- Hình thức trình bày: Thuyết trình
- Thời gian: 5-7 phút
- Phương pháp: Sử dụng sơ đồ tư duy hoặc trình chiếu power-point
- Công cụ hỗ trợ bắt buộc: Hiện vật, tranh ảnh hoặc mô hình mô phỏng các thành tựu (bằng xốp, cắt dán…)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam
- Nguyễn Gia Phú, Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục
- http://kenh14.vn/goc-trai-tim/galile-cha-de-cua-khoa-hoc-can-dai- 2012123002616693.chn
PHỤ LỤC 6:
CHUYÊN ĐỂ VĂN HÓA VIỆT NAM TKX - XIX
1: KỊCH BẢN DỰ ÁN
HỘI CHỢ QUẢNG BÁ DU LỊCH KINH TẾ - VĂN HÓA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM
I. Không gian phòng học
Lớp học được bố trí theo mô hình sau:
Tên hội chợ:…..
ĐẠI BIỂU:
Đại diện Hội khoa học lịch sử Việt Nam/ Tổng cục du lịch….
Dẫn chương trình
GIAN HÀNG 1:
Làng gốm Bát Tràng
GIAN HÀNG 2:
Ban quản lý phố cổ Hà Nội