- 198 -
mục có bản chất hay đặc điểm không tương đồng, trừ khi các khoản mục này là không trọng yếu.
(5) Bù trừ
Doanh nghiệp không được phép bù trừ tài sản với nợ phải trả hoặc thu nhập với chi phí trừ khi chuẩn mực kế toán quy định hoặc cho phép bù trừ.
(6) Tần suất báo cáo
Doanh nghiệp phải trình bày một bộ hoàn chỉnh các BCTC (bao gồm cả thông tin so sánh) tối thiểu là hàng năm. Khi một doanh nghiệp thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán và trình bày các BCTC cho một giai đoạn dài hơn hoặc ngắn hơn một năm, doanh nghiệp phải thuyết minh bổ sung về:
- Nguyên nhân sử dụng kỳ kế toán dài hơn hay ngắn hơn; và
- Việc số liệu trình bày trên các BCTC không hoàn toàn có thể so sánh được
(7) Thông tin so sánh
Doanh nghiệp phải trình bày thông tin so sánh đối với giai đoạn liền trước cho tất cả các số liệu trình bày trên các BCTC cho kỳ kế toán hiện tại ngoại trừ trường hợp các chuẩn mực kế toán cho phép hoặc có yêu cầu khác. Doanh nghiệp phải trình bày thông tin có thể so sánh cho các thông tin diễn giải và mô tả nếu các thông tin này là cần thiết để hiểu các BCTC cho kỳ kế toán hiện tại.
Doanh nghiệp phải trình bày, ở mức tối thiểu, hai báo cáo tình hình tài chính, hai báo cáo lãi/lỗ và các lợi nhuận tổng hợp khác, hai báo cáo lưu chuyển tiền tệ và hai báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và các thuyết minh liên quan.
Nếu trong trường hợp không thể phân loại lại số liệu so sánh, doanh nghiệp phải thuyết minh:
- Lý do của việc không phân loại số liệu so sánh, và
- Bản chất của những điều chỉnh sẽ được thực hiện nếu số liệu được phân loại lại.
(8) Trình bày nhất quán
Doanh nghiệp phải phân loại và trình bày các khoản mục trên BCTC một cách nhất quán giữa các kỳ, trừ khi:
- 199 -
- Việc áp dụng cách trình bày khác hay phân loại khác sẽ rõ ràng là phù hợp hơn; hoặc
- Một chuẩn mực kế toán yêu cầu thay đổi cách trình bày.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: IASB, 2012. IAS 1- Presentation of Financial Statements.
- 200 -
Phụ lục 03 :
Báo cáo khuôn mẫu kế toán tài chính (SFAC)
Nội dung | |
SFAC 1 | Mục đích BCTC của doanh nghiệp kinh doanh ( thay thế bởi SFAC 8) |
SFAC 2 | Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin kế toán (được thay thế bởi SFAC 8) |
SFAC 3 | Các yếu tố của BCTC (được thay thế bởi SFAC 6) |
SFAC 4 | Mục đích BCTC của tổ chức phi lợi nhuận |
SFAC 5 | Ghi nhận và đánh giá trong BCTC của doanh nghiệp kinh doanh |
SFAC 6 | Các yếu tố của BCTC |
SFAC 7 | Sử dụng các dòng tiền và hiện giá để đánh giá trong kế toán |
SFAC 8 | Khuôn mẫu lý thuyết về BCTC |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Với Các Tổ Chức Nghề Nghiệp Và Cơ Sở Đào Tạo Kế Toán, Kiểm Toán
- Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 25
- Các Yếu Tố Của Bctc (Theo Fasb)
- Họ Và Tên : ………………………………………………………………………
- Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 29
- Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 30
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
Nguồn: www.fasb.org , <accessed 08 December 2012>.
Bộ chuẩn mực kế toán (ASC)
Nội dung | |
Chủ đề 100 | Nguyên tắc chung |
Chủ đề 200 | Trình bày |
Chủ đề 300 | Tài sản |
Chủ đề 400 | Nợ phải trả |
Chủ đề 500 | Vốn chủ sở hữu |
Chủ đề 600 | Doanh thu |
Chủ đề 700 | Chi phí |
Chủ đề 800 | Nghiệp vụ mở rộng |
Chủ đề 900 | Ngành nghề |
Nguồn: www.fasb.org , [accessed 15 December 2012].
- 201 -
Phụ lục 04 : Các dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế
1959 – Jacob Kraayenhof, thành viên sang lập của một công ty kiểm toán độc lập lớn ở Châu Âu đề xuất thành lập các chuẩn mực quốc tế.
1966 – Tổ nghiên cứu kế toán quốc tế được hình thành bởi các hiệp hội nghề nghiệp ở các nước Canada, Vương Quốc Anh và Mỹ.
1973 - Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) được thành lập. 1977 – Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được sáng lập.
1978 - Ủy ban cộng đồng Châu Âu phát hành Chỉ thị thứ tư (Fourth Directive) lần đầu để tiến tới việc hòa hợp kế toán ở Châu Âu.
1981 – IASC lập ra nhóm tư vấn về các tổ chức chưa phải là thành viên để mở rộng dữ liệu cho việc xây dựng chuẩn mực quốc tế.
1987 – Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) kiên quyết xúc tiến việc sử dụng các chuẩn mực chung trong thực hành kế toán và kiểm toán qua các kỳ hội nghị thường niên.
1989 – IASC phát hành Bản dự thảo số 32 (Exposure Draft 32) về tính so sánh được của các BCTC. Khuôn mẫu soạn thảo và trình bày BCTC ( Framework) được ban hành bởi IASC.
1995 – Hội đồng IASB và Ủy ban kỹ thuật IOSCO có được sự đồng thuận về một kế hoạch làm cho IAS trở thành một bộ chuẩn mực toàn diện có tính hạt nhân, điều đó sẽ cho phép Ủy ban này tán thành IAS cho mục đích niêm yết và tăng vốn trên thị trường toàn cầu.
1995 – Ủy ban Châu Âu thông qua việc cho phép sử dụng IAS tại các công ty niêm yết trên thị trường vốn quốc tế.
1996 – Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) tuyên bố: “… hỗ trợ các mục tiêu của IASB để phát triển nhanh nhất các chuẩn mực kế toán có thể phục vụ cho việc soạn thảo BCTC và đăng ký phát hành ở hải ngoại”.
2001 – EC đề xuất một quy định về việc yêu cầu tất cả các công ty niêm yết trên
- 202 -
thị trường chính thức của EU phải soạn thảo BCTC hợp nhất phù hợp với IAS vào năm 2005.
2001 – Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) kế tục IASC. Các chuẩn mực của IASB là các chuẩn mực BCTC quốc tế đã được chỉ định (IFRS), và bao gồm các IAS được ban hành bởi IASC.
2002 – Nghị viện Châu Âu tán thành đề nghị của Ủy ban rằng hầu hết các công ty niêm yết EU phải tuân theo các chuẩn mực của IASB khi lập BCTC hợp nhất trễ nhất là vào năm 2005.
2002 – IASB và FASB đã ký kết văn bản “Norwalk Agreement” để cam kết hội tụ giữa các chuẩn mực kế toán Mỹ và quốc tế.
2003 – Hội đồng Châu Âu chấp thuận sửa đổi Chỉ thị Thứ tư và Chỉ thị Thứ bảy để giải quyết sự thiếu nhất quán giữa các chỉ thị cũ và IFRS.
2003 – IASB ấn hành IFRS 1 và duyệt lại IAS 15.
2007 - Tại cuộc họp của FASB, SEC đã chấp nhận quy định mới là cho phép các công ty nước ngoài niêm yết được lập BCTC theo IFRS của IASB mà không cần chỉnh hợp theo US GAAP
Từ 2003 - 2014, IASB đã sửa đổi, cập nhật và ban hành mới nhiều IAS/IFRS. Đến tháng 30/01/2014, có 42 IAS/IFRS đang có hiệu lực.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn : Choi, F.D.S. and Meek, G.K. (2011), Intrenational Accountting, 7 th edition, Prentice Hall; tổng hợp của tác giả.
- 203 -
Phụ lục 05 : Các chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực BCTC quốc tế (IAS/IFRS), đến 30/01/2014
Số hiệu | Tên chuẩn mực | |
01 | IAS 1 | Trình bày BCTC |
02 | IAS 2 | Hàng tồn kho |
03 | IAS 7 | Báo cáo lưu chuyển tiền |
04 | IAS 8 | Chính sách kế toán, sự thay đổi ước tính kế toán và sai sót |
05 | IAS 10 | Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm |
06 | IAS 11 | Hợp đồng xây dựng |
07 | IAS 12 | Thuế thu nhập doanh nghiệp |
08 | IAS 16 | Nhà xưởng, máy móc và thiết bị |
09 | IAS 17 | Thuê tài sản |
10 | IAS 18 | Doanh thu |
11 | IAS 19 | Lợi ích nhân viên |
12 | IAS 20 | Kế toán các khoản trợ cấp và công bố về sự tài trợ từ Chính phủ |
13 | IAS 21 | Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái |
14 | IAS 23 | Chi phí đi vay |
15 | IAS 24 | Công bố về các bên liên quan |
16 | IAS 26 | Kế toán và báo cáo về các quỹ hưu trí |
17 | IAS 27 | BCTC riêng |
18 | IAS 28 | Đầu tư vào công ty liên kết |
19 | IAS 29 | BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát |
20 | IAS 32 | Công cụ tài chính: Trình bày |
21 | IAS 33 | Thu nhập trên mỗi cổ phiếu |
22 | IAS 34 | BCTC giữa niên độ |
- 204 -
Số hiệu | Tên chuẩn mực | |
23 | IAS 36 | Suy giảm giá trị tài sản |
24 | IAS 37 | Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng |
25 | IAS 38 | Tài sản vô hình |
26 | IAS 39 | Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá |
27 | IAS 40 | Bất động sản đầu tư |
28 | IAS 41 | Nông nghiệp |
29 | IFRS 1 | Áp dụng lần đầu chuẩn mực BCTC quốc tế |
30 | IFRS 2 | Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu |
31 | IFRS 3 | Hợp nhất kinh doanh |
32 | IFRS 4 | Hợp đồng bảo hiểm |
33 | IFRS 5 | Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động gián đoạn |
34 | IFRS 6 | Hoạt động thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản |
35 | IFRS 7 | Công cụ tài chính : Công bố |
36 | IFRS 8 | Bộ phận hoạt động |
37 | IFRS 9 | Công cụ tài chính |
38 | IFRS 10 | BCTC hợp nhất |
39 | IFRS 11 | Hoạt động liên doanh |
40 | IFRS 12 | Công khai lợi ích trong các doanh nghiệp khác |
41 | IFRS 13 | Đo lường giá trị hợp lý |
42 | IFRS 14 | Regulatory Deferral Accounts |
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: IFRS, 2014, <www.ifrs.org>, [accessed 18 March, 2014].
- 205 -
Phụ lục 06 : Các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đối chiếu với IAS/IFRS, đến 30/01/2014
IAS/IFRS | |
VAS 1: Chuẩn mực chung | Framework : Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC |
VAS 21: Trình bày BCTC | IAS 1: Trình bày BCTC |
VAS 2: Hàng tồn kho | IAS 2: Hàng tồn kho |
VAS 24: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ | IAS 7: Báo cáo Lưu chuyển tiền |
VAS 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót. | IAS 8: Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán, và sai sót |
VAS 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm | IAS 10: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm |
VAS 15: Hợp đồng xây dựng | IAS 11: Hợp đồng xây dựng |
VAS 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp | IAS 12: Thuế thu nhập doanh nghiệp |
VAS 3: Tài sản cố định hữu hình | IAS 16: Tài sản cố định hữu hình |
VAS 6: Thuê tài sản | IAS 17: Thuê tài sản |
VAS 14: Doanh thu và thu nhập khác | IAS 18: Doanh thu |
Chưa có | IAS 19: Lợi ích nhân viên |
Chưa có | IAS 20: Kế toán các khoản trợ cấp và công bố về sự hỗ trợ từ Chính phủ |
VAS 10: Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái | IAS 21: Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ |
VAS 16: Chi phí đi vay | IAS 23: Chi phí đi vay |
VAS 26: Thông tin về các bên liên quan | IAS 24: Thông tin về các bên liên quan |
Chưa có | IAS 26: Kế toán và báo cáo về các quỹ hưu trí |