Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 19


NNLCLC nói chung và NNLNCLC nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập để phát triển kinh tế tri thức hiện nay.

Đối với các nhà khoa học, công nghệ để khai thác được khả năng tích cực, sáng tạo ở họ, nhất là những tài năng đỉnh cao, phải có sự tài trợ đủ mạnh về tài chính để có thể gắn khoa học, công nghệ với thực tiễn. Tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho NNLNCLC như cung cấp thông tin, trang thiết bị phương tiện thí nghiệm hiện đại, các cơ sở triển khai, ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Mặt khác, cũng phải giải quyết thỏa đáng các loại lợi ích vật chất và tinh thần cho các nhà nghiên cứu, sáng chế, phát minh, ứng dụng khoa học, công nghệ hiệu quả. Nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáng tạo của NNLCLC nói chung và NNLNCLC nói riêng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ, tạo ra bầu không khí thoải mái nhất cho hoạt động sáng tạo… Như vậy, chúng ta sẽ khai thác được hiệu quả tối ưu của NNLNCLC.

Trên cơ sở đó, chúng ta hoạch định cụ thể trong việc sử dụng và đãi ngộ đối với NNLNCLC:

- Đối với NNLNCLC trẻ mới ra trường, Nhà nước và địa phương cần

có chính sách cụ thể khuyến khích, động viên sao cho xứng đáng để họ yên tâm công tác, cống hiến và tích cực học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Tạo ra những điều kiện, cơ hội bằng nhau cho cả nam và nữ, đồng

thời phải đáp ứng những đòi hỏi mang tính đặc thù giới tính, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của NNLNCLC. Tránh tình trạng phân biệt đối xử trong đào tạo và sử dụng NNLNCLC.

Thứ ba, đánh giá, đãi ngộ và tôn vinh NNLNCLC phải công bằng.

Việc đánh giá của Đảng và Nhà nước, xã hội một cách khách quan năng lực của NNLNCLC và căn cứ vào sự cống hiến của họ để có sự đãi ngộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


tương xứng là một nguồn động viên rất lớn, khuyến khích NNLNCLC say mê công việc và có chí vươn lên. Một vấn đề mà các nhà khoa học nữ hiện nay đang rất cần đó là sự công bằng, dân chủ trong việc đánh giá, đãi ngộ. Vấn đề này đang đặt ra và đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần quan tâm, xem xét giải quyết sao cho thỏa đáng. Sự công bằng ở đây không phải sự “bình quân, chiếu cố” mà là sự tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, xã hội và gia đình cho NNLNCLC có cơ hội được thể hiện trí tuệ của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, cần có các chính sách cụ thể khuyến khích phát triển tài năng sáng tạo của NNLNCLC như tạo điều kiện cho họ thực hiện các dự án, đề tài khoa học; mạnh dạn và tin tưởng giao cho họ làm việc đi đôi với hướng dẫn, kèm cặp để bản thân họ vừa học tập, vừa nâng cao trình độ, vừa chủ động, sáng tạo đóng góp sức lực vào c ác lĩnh vực nghiên cứu, có thêm thu nhập... là việc làm cấp bách của các cấp quản lý và lãnh đạo. Bên cạnh đó phải có sự ưu tiên tuyển chọn đối với NNLNCLC trẻ học giỏi, có nguyện vọng học lên cao thì có ưu tiên về kinh phí, thời gian. Có các hình thức khe n thưởng bằng vật chất, tinh thần thích đáng, kịp thời đối với những thành công của NNLNCLC; hình thành tâm lý xã hội trân trọng những thành quả đạt được trong hoạt động trí tuệ của NNLNCLC để khích lệ lòng tự tin, sự phấn đấu vươn lên trong hoạt động trí tuệ của họ. Để cả hai giới được phát triển như nhau, có những đóng góp xứng đáng vào tiến trình phát triển của toàn xã hội là nguyện vọng to lớn không chỉ của riêng NNLNCLC, mà còn là của toàn xã hội, của nhân loại.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 19

Sức mạnh của NNLNCLC sẽ tăng lên gấp bội khi họ có một đội ngũ chuyên gia đầu đàn, các nhà khoa học nữ tài năng và đức độ, các nhà q uản lý giỏi, tài ba… Vì vậy, việc coi trọng và đãi ngộ hợp lý lực lượng này sẽ là một động lực thúc đẩy NNLNCLC đi sau tham gia vào các lĩnh vực hoạt động trí tuệ cao. Đối với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là nữ thì ngoài các


chính sách đãi ngộ chung như một trí thức, Đảng và Nhà nước cần quan tâm, ưu đãi hơn, đặc biệt đối với những tài năng đã có cống hiến xuất sắc cho đất nước và cho sự tiến bộ của phụ nữ.

Đảng và Nhà nước coi trọng các hình thức động viên về chính trị và tinh thần, các hình thức tôn vinh NNLNCLC có cống hiến xuất sắc: thực hiện có nền nếp việc xét các chức danh khoa học và trao các giải thưởng quốc gia về văn hóa, khoa học; tặng thưởng huân ch ương, tuyên dương công trạng đối với NNLNCLC có công... góp phần giáo dục truyền thống của dân tộc: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao. Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các bậc thánh đế, minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là việc đầu tiên " [26, tr.3].

Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phấn đấu và vươn lên của NNLN nói chung trong đó có NNLNCLC nói riêng. Hội phải xây dựng các điển hình, các phong trào tôn vinh NNLNCLC. Với tính chất là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ phải tiếp tục tạo ra nhiều hoạt động hơn nữa góp phần nâng cao kiến thức và năng lực cho NNLNCLC, qua đó giúp họ có những hiểu biết đúng đắn về bình đẳng giới, nhận thức rõ khả năng, năng lực và cả những hạn chế của bản thân, trên cơ sở đó có hướng đi phù hợp hoặc khắc phục hạn chế để đi đến thành côn g. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam mà trực tiếp là Hội trí thức nữ Việt Nam phải là cầu nối giữa NNLNCLC cả nước với Đảng, Chính phủ và bạn bè quốc tế, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của NNLNCLC với Đảng và Nhà nước, đồng thời tham mưu đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm phát triển NNLNCLC đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Hội Nữ trí thức cần có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học nữ xuất sắc trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học Xã hội và nhân


văn. Theo tác giả, hiện nay giải thưởng Côv alepxkaia - do nước ngoài tài trợ - là sự động viên, khuyến khích rất lớn dành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo ra sự cách biệt lớn giữa các nhà khoa học nữ trên lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật với các nhà khoa học nữ trên các lĩnh vực xã hội, nhân văn và ở các lĩnh vực khác. NNLNCLC trên các lĩnh vực này, nhiều chị em rất xuất sắc, có nhiều tài năng nhưng chưa nhận được sự động viên, khuyến khích kịp thời từ phía Nhà nước, xã hội và các tổ chức quốc tế. Một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc trên các lĩnh vực này từ phía Nhà nước sẽ là nguồn cổ vũ lớn lao, một sự động viên tinh thần cũng như vật chất quan trọng đối với họ. Đó cũng chính là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng.

Cải tiến các chế độ bảo hiểm xã hội và tăng cường giám sát, kiểm tra

việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bình đẳng giới để mở rộng sự tham gia và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho NNLNCLC.

Thứ tư, tạo môi trường tâm lý - xã hội thuận lợi để kích thích tính tích cực, sáng tạo của NNLNCLC.

Môi trường tâm lý - xã hội chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như:

quan hệ giữa các đồng nghiệp, triết lý sống, quan hệ trên dưới, phong tục tập quán và nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần khác…

Để tạo môi trường tâm lý - xã hội thuận lợi cho việc động viên tính tích cực, sáng tạo của NNLNCLC, điều quan trọng nhất phải đưa ra những chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện và khả năng hiện thực của xã hội, vừa kịp thời đáp ứng những nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Hiện nay trong điều kiện cụ thể của nước ta, để tạo tâm lý an tâm, phấn khởi, tích cực, sáng tạo của NNLNCLC cần phải chú ý đến nhu cầu chính đáng của họ: việc làm và có thu nhập cao, bình đẳng giới và công bằng xã hội, nhu cầu nâng cao hiểu biết, có cơ hội được thăng tiến để khẳng định b ản thân và


được xã hội tôn vinh,…Việc thỏa mãn những nhu cầu này sẽ tác động trực tiếp, tích cực đến thái độ của NNLNCLC đối với công việc.

Nói tóm lại, đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ NNLNCLC là một vấn đề lớn và bức thiết hiện nay. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi có quan điểm đúng đắn và sự hiểu biết đầy đủ khả năng, nhu cầu thực tiễn của NNLNCLC nước ta, nhằm tạo ra và phát triển tài nguyên trí tuệ của đất nước, phải có tầm nhìn chiến lược đối với sự nghiệp "trồng người" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi. Chính sách đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với NNLNCLC vừa phải thống nhất với chính sách thuộc các lĩnh vực đó đối với NNLCLC nói chung, vừa phải đáp ứng những đòi hỏ i đặc thù của NNLNCLC. Chính sách đó không đơn thuần là quyền lợi cho họ mà còn có quan hệ đến sự hưng thịnh của cả dân tộc, có liên quan đến nhịp độ phát triển của đất nước.

Trong thời đại ngày nay, khi thế giới bước vào kỷ nguyên văn minh trí tuệ, NNLCLC nói chung, NNLNCLC nói riêng của mỗi quốc gia sẽ có mặt trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, tham gia vào việc quản lý và điều hành đất nước. Do vậy, chính sách đối với NNLNCLC là chính sách tạo ra sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc; coi chất xám là thứ vốn quý nhất của đất nước, cần phải giữ gìn, trân trọng và phát triển. Nhưng, một xã hội tiến bộ, ưu việt phải là xã hội tạo được những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi để NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng đều có cơ hội phát triển tài năng, góp phần phát triển đất nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

1. NNLNCLC là một trong những bộ phận cốt yếu nhất của NNLN, nó có vai trò, vị trí quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam là một quốc gia còn chậm phát triển, đời sống kin h tế - xã hội và khoa học - công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Cho nên, việc tranh thủ, tận


dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý... trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế có ý nghĩa quan trọng để tăng tốc và rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới.

2. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và có sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị nên NNLNCLC ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhi ên, việc phát triển chưa xứng tầm, đồng bộ và chưa đáp ứng đư ợc yêu cầu của việc xây dựng kinh tế tri thức và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm đưa ra đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm huy động được những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cho quá trình phát triển NNLNCLC là vô cùng quan trọng. Việc chỉ ra được các nhóm giải pháp khách quan và chủ quan là cơ sở lý luận giúp cho Đảng và Nhà nước tiếp tục hoạch định ra phương hướng và chiến lược cho việc phát triể n NNLNCLC trong thời gian tới tốt hơn.


KẾT LUẬN


Quá trình toàn cầu hóa, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển, xong cũng phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ. Để đi tắt, đón đầu trong bối cảnh đó thì cần phải huy động tất cả các nguồn lực khác nhau, trong đó NNLCLC là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất. Nhưng NNLCLC chỉ phát triển trọn vẹn và đầy đủ khi có sự đóng góp của NNLNCLC. Hiện nay, NNLNCLC chiếm một số lượng không nhỏ trong tổng số NNLCLC, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của NNLCLC trong quá trình phát triển của đất nước. NNLNCLC là một bộ phận tinh túy nhất của NNLN, có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực sáng tạo đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, biết vận dụng tri thức, kỹ năng vào trong quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cao, có phẩm chất tiêu biểu của NNLN. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định việc giải phóng phụ nữ là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của cách mạng Việt Nam: “Phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [65, tr.222]. Để quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thành công thì phải phát triển NNLNCLC, phải huy động sự đóng góp tốt nhất của lực lượng này trong quá trình đó.

Nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của NNLNCLC, Đảng và Nhà nước phải xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách nhằm phát triển phụ nữ trong mỗi thời kỳ cách mạng. Trên cơ sở đánh giá về sự tác động giữ a điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đến NNLNCLC, Luận án đã đánh giá thực trạng NNLNCLC ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, Luận án nhận thấy, NNLNCLC đã có bước phát triển mạnh về nhiều mặt, có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, đặc biệt là trong lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và khoa học, công nghệ như luận án đã phân tích ở trên. Những đóng góp to lớn của NNLNCLC không chỉ khẳng định tiềm năng trí tuệ của NNLNCLC, mà còn khẳng định sự quan tâm to lớn


của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, khẳng định sự vươn lên không ngừng của bản thân NNLNCLC. Đồng thời những thành tích đạt được là minh chứng cho trí tuệ của nữ giới không kém so với nam giới trong gia đình và xã hội.

Bên cạnh những ưu thế của NNLNCLC như thông minh, dịu dàng, khéo léo, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm… NNLNCLC ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém: ít về số lượng; yếu về chất lượng; cơ cấu, phân bố, quản lý, sử dụng và đãi ngộ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước. Từ đó, tác giả luận án đã bước đầu nêu ra và luận giải những mâu thuẫn cơ bản trong việc phát triển NNLNCLC. Điều đó, đòi hỏi NNLNCLC phải có quyết tâm cao vươn lên không ngừng để giải quyết mâu thuẫn đặt ra và không bị tụt hậu. Đây là một thử thách rất lớn có tính lâu dài đối với NNLNCLC đòi hỏi không chỉ sự vươn lên của bản thân, mà còn rất cần sự quan tâm, động viên, khích lệ của xã hội và gia đình.

Trong thời gian tới, để phát triển với tốc độ nhanh và bền vững, đồng thời huy động được toàn bộ NNLCLC đóng góp vào sự phát triển của đất nước đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 đã được đưa ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2020). Vì thế, chúng ta cần phải có chiến lược phát triển NNLNCLC, một cách phù hợp và có hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở đánh giá những nhân tố tác động (điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan), Luận án đã đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.

Với chủ trương coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, nên mục đích phát triển NNLNCLC phải được thể hiện sinh động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Từ phát triển kinh tế - xã hội đến đổi mới giáo dục - đào tạo; Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách; Chăm lo sức khỏe; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng… Những lĩnh vực này đã được đề cặp đến trong luận án chắc chắn là chưa đầy đủ, nhưng tác giả đã cố gắng để đưa ra những giải pháp có tính khả thi hơn trong việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí