tránh chủ nghĩa cơ cấu đơn thuần và hình thức . Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các sinh viên nữ để bổ sung vào sự phát triển NNLNCLC trong tương lai.
Thứ tư, đổi mới quá trình đào tạo NNLNCLC. Đào tạo cơ bản để trang bị kiến thức, kỹ năng tối th iểu cho phù hợp với công việc đang đảm nhiệm. Đào tạo nâng cao để NNLNCLC làm việc nâng cao hiệu quả. Đào tạo phải linh hoạt, thiếu kiến thức ở lĩnh vực nào thì đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đó, tránh đào tạo tràn lan kém hiệu quả. Ngoài ra, cần phải chú ý đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn.
- Khuyến khích NNLNCLC học tập nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức khác nhau và phải có chính sách ưu tiên cho phù hợp từng khu vực, vùng miền để nhằm đảm bảo NNL cho từng địa phương tránh thiếu hụt ở một số nơi, đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí cho quá trình học đối với NNLNCLC học ở trình độ cao nhằm đào tạo ra NNLNCLC có chất lượng.
- Các trường và các cơ sở đào tạo phải trang bị cho sinh viên nói chung và sinh viên nữ nói riêng những kiến thức về chính trị, xã hội giúp họ nhận thức đúng đắn về những vấn đề xảy ra xung quanh trong xã hội hiện đại góp phần làm cho một bộ phận sinh viên, trong đó có nữ sinh viên khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão… Có làm được như vậy, sinh viên nữ mới có đủ phẩm chất, năng lực, hoài b ão, lòng tự tin bước vào tham gia NNLNCLC phục vụ sự nghiệp CNH , HĐH của đất nước có hiệu quả cao.
- Phải lồng ghép kiến thức về giới vào trong chương trình giảng dạy ở
các trường phổ thông, trung học, cao đẳng, đại học hiện nay.
- Thành lập các Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ cho sinh viên nữ cần được khuyến khích mở rộng nhằm thu hút sự tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân vì hiền tài của đất nước và vì sự phát triển của NNLNCLC; đồng thời
tạo ra động lực thúc đẩy, giúp đỡ sinh viên nữ có ý chí vươn lên trong học tập, nhất là sinh viên nữ nghèo có tinh thần vượt khó.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Giải Pháp Thuộc Về Điều Kiện Khách Quan Cho Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao
- Chăm Sóc Sức Khỏe Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao
- Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Tích Cực Đấu Tranh Để Xóa
- Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 19
- Phạm Tất Dong (2001), Định Hướng Phát Triển Đội Ngũ Trí Thức Việt Nam Trong Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
- Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 21
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
4.2.4. Đổi mới chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao
Theo hướng xây dựng và thực hiện phương pháp tuyển dụng cạnh tranh, công khai, bình đẳng giữa nam và nữ, khách quan, chính xác, tăng khả năng lựa chọn để nâng cao chất lượng NNLNCLC và tuyển dụng được những người thực sự có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu của công việc và chức danh tuyển dụng đặt ra ngay từ những ngày đầu.
Thứ nhất, có cơ chế chính sách tuyển dụng cụ thể, rõ ràng, minh bạch. Để tuyển dụng được chính xác và hợp lý, chức danh tuyển dụng phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ch ính xác về yêu cầu và vị trí cần tuyển để qua đó tuyển dụng được đúng người cần tuyển và người có năng lực thì có cơ hội được bộc lộ tài năng của mình cho công việc, đặc biệt đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý hay khoa học công nghệ càng cần thiết phải thi tuyển trong điều kiện hiện nay, tránh hiện tượng thừa hoặc thiếu một cách giả tạo, gây nên sự lãng phí chất xám hoặc quá trình sử dụng không đúng người, đúng việc. Hàng năm, tổ chức thi nâng ngạch bằng hình thức cạnh tranh cho các đối tượng đủ t iêu chuẩn. Qui trình tổ chức thi phải chặt chẽ, minh bạch, khắc phục tiêu cực.
Thứ hai, khi tuyển dụng phải đảm bảo cân bằng giữa nam và nữ. Tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý hành chính , sự nghiệp của Nhà nước, các thành phần kinh tế cần có những quy định đảm bảo số lượng nam giới và nữ giới cân bằng tương đối trong mọi thời điểm. Cần có những quy định cụ thể riêng cho từng giới đảm bảo sự phù hợp cho từng ngành trong quá trình tuyển dụng, phải khắc phục hoàn toàn việc không tuyển
dụng và không được đặt ra những điều kiện khắt khe, bất lợi cho NNLNCLC dưới bất kỳ lý do và hình thức nào.
Thứ ba, nội dung tuyển dụng toàn diện đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, thi tuyển phải đầy đủ tất cả các kiến thức cần thiết trong quá trình sử dụng và được coi như điều kiện bắt buộc. Nội dung thi tuyển phải vừa toàn diện, vừa cụ thể, phải bao quát được những vấn đề chung của quản lý nhà nước và riêng của công việc cụ thể mà NNLNCLC phải đảm nhiệm trong tương lai. Yêu cầu bắt buộc phải sử dụng ngoại ngữ và có kiến thức đủ để phát triển kinh tế tri thức và hội nhập.
4.2.5. Đổi mới chính sách sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực nữ chất lượng cao
Hiệu quả trong sử dụng NNLNCLC phụ thuộc chủ yếu vào hai vấn đề là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và thái độ của NNLNCLC đối với công việc. Vì vậy, điều mà chúng ta có thể và cần phải làm ngay là khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực, siêng lăng, chịu khó của NNLNCLC, lôi cuốn họ nỗ lực thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” thông qua việc đổi mới kịp thời những chính sách sử dụng NNLNCLC hiện nay.
Đơn vị sử dụng lao động phải bố trí NNLNCLC hợp lý dựa trên cơ sở năng lực, trình độ, bằng cấp, xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh công việc, đồng thời phải chính xác để làm cơ sở x ác định nhu cầu sử dụng NNLNCLC. Việc xây dựng tiêu chuẩn phù hợp sẽ làm căn cứ để trả lương chính xác cho NNLNCLC, sẽ là động lực để họ phấn đấ u và cống hiến xứng đáng với cái mình được hưởng.
Cải tiến các chính sách liên quan đến việc sử dụng NNLNCLC như
sau: Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương chính sách cụ thể quy định
tuổi quy hoạch của nữ, đặc biệt là NNLNCLC nên qui định sớm và kéo dài bằng nam, vì nữ ở giai đoạn đầu phát triển trước nam và giai đoạn sau thời gian của nữ ngắn hơn nam. Đối với tuổi nghỉ hưu của NNLNCLC cần qui định sao cho linh hoạt. Không nên quy định tất cả phụ nữ đều nghỉ hưu ở tuổi
55. Có thể một số chức danh nên để tuổi nghỉ hưu của nữ bằng với nam giới. Chẳng hạn các chức danh như: Vụ trưởng, Vụ Phó và tương đương; những người có trình độ cao: GS, PGS, TS và chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp trở lên (trừ những người không đủ sức khỏe thì được nghỉ hưu theo nguyện vọng của cá nhân). Làm như vậy sẽ khai thác được những thế mạnh của họ để đóng góp vào sự phát triển của đất nước và không gây lãng phí (đặc biệt chất xám) cho xã hội. Bởi vì, trên thực tế ở độ tuổi đã chín đội ngũ NNLNCLC như trên mới có nhiều thời gian, có vốn tri thức lớn và kinh nghiệm của chuyên gia cho công việc và lĩnh vực ngành nghề mình nghiên cứu. Khi đó trình độ chuyên môn ở mức cao và sâu họ sẽ có khả năng sáng tạo lớn. Hơn nữa, lúc này con họ đã trưởng thành, gia đình ổn định có nhiều điều kiện thuận lợi hơn dành cho chuyên môn. Do đó, tuổi nghỉ hưu của đội ngũ nêu trên nên bằng với nam giới là 60 tuổi. Nếu thực hiện được giải pháp này sẽ tận dụng được sự đóng góp không nhỏ của một bộ phận NNLNCLC có tài năng và thể chế hóa được tư tưởng về bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước.
Mỗi năm , Việt Nam có hàng mấy chục ngàn NNLNCLC tốt nghiệp các loại hình đào tạo khác nhau như cử nhân , thạc sĩ , tiến sĩ. Nếu chúng ta có chính sách trọng dụng hợp lý thì có thể tuyển chọn được lực lượng lao động chất lượng cao cho các tổ chức, các ngành, tuyển chọn được nhân tài và xây dựng được NNLNCLC hùng mạnh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam đã và đang cố gắng đề ra và thực hiện các chính sách thu hút nhân tài nhằm nâng cao
chất lượng NNL đẩy nh anh tốc độ phát triển kinh tế , thúc đẩy tiến bộ xã hội. Mặc dù vậy, trên thực tế các chính sách đó chưa phát huy được hiệu quả, kết quả thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề không chỉ cần có cơ chế hợp lý, có nhận thức đúng, có kế hoạch lựa chọn và đào tạo mà điều quan trọng là phải quyết tâm bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, tin tưởng vào NNLNCLC trẻ, tạo động lực kích thích tính chủ động, sáng tạo của họ. Phải sử dụng đúng sở trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, nghiêm cấm việc sắp xếp công việc trái ngành nghề đào tạo có như vậy thì mới đem lại được hiệu quả cao. NNLN và NNLNCLC có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, nên bên cạnh công tác giáo dục - đào tạo thì công tác sử dụng, quản lý cũng cần có sự quan tâm thỏa đáng thì mới có thể khai thác và phát triển được NNL cho phát triển. Nên cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Phải đặt mục tiêu phát triển NNLNCLC và trọng dụng họ trong chiến lược phát triển NNLCLC nói chung của đất nước; có tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể với từng vùng miền, từng đối tượng, ngành nghề. Công tác qui hoạch sử dụng NNLNCLC phải được tiến hành thường xuyên và được quan tâm một cách đầy đủ của các cấp, các ngành, nhưng không vì đáp ứng yêu cầu về cơ cấu tham gia của NNLN mà xem nhẹ chất lượng. Trái lại, phải có sự chuẩn bị NNLNCLC cả về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng cả trước mắt cũng như lâu dài.
- Trong việc sử dụng NNLNCLC và sắp xếp bố trí, luân chuyển phải tính đến đặc điểm giới, t ạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho họ phấn đấu, rèn luyện, thể hiện năng lực, sở trường để phát triển. Lựa chọn, đề bạt NNLNCLC đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới thì việc đề cao các tiêu chuẩn về bằng cấp là cần thiết nhưng cũng không cứng nhắc mà làm cho việc
lựa chọn NNLNCLC gặp nhiều trở ngại, dẫn đến việc tạo nguồn cán bộ nữ gặp khó khăn, việc phát hiện tài năng nữ không được quan tâm thỏa đáng.
- Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch NNLNCLC trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng ở từng cấp, từng ngành và từng địa phương. Đồng thời cùng với việc quy hoạch, phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự; đề bạt, bổ nhiệm cần bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của NNLNCLC. Thực hiện nguyên tắc qui hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm của nữ sớm hơn so với nam về độ tuổi. Chủ động bố trí NNLNCLC đã được rèn luyện, thử thách, được đào tạo và hội đủ các tiêu chuẩn đặt ra. Trong trường hợp nam và nữ có đủ tiêu chuẩn và điều kiện như nhau thì phải ưu tiên cho nữ trước. Trong qui hoạch phải đảm bảo tính ổn đinh, kế thừa và phát triển của NNLNCLC một cách vững chắc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện tốt các chính sách nhằm phát triển NNLNCLC trong nghiên cứu khoa học - công nghệ, trong lãnh đạo, quản lý. Có chính sách cụ thể về qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với họ cho phù hợp.
- Có chế độ chính sách phù hợp cho NNLNCLC, nhất là ở cơ sở, để thu hút được NNLNCLC đã qua đào tạo về công tác tại địa phương, bảo vệ hợp pháp quyền và lợi ích chính đáng của họ. Muốn làm được đó, Đảng và Nhà nước cần phải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho NNLNCLC: Có nhiều biện pháp khuyến khích, nhân rộng những tấm gương thuộc về NNLNCLC điển hình, tích cực, có nhiều thành tích trong học tập, nghiên cứu, trong công tác; Hỗ trợ vật chất, tinh thần để họ vươn lên trong khoa học, công tác; Chính sách đãi ngộ, khuyến khích cho NNLNCLC công tác vùng sâu, xa, hoặc vùng đặc biệt khó khăn...
- Đảng, Nhà nước cần có nhiều biện pháp tạo điều kiện cho NNLNCLC có điều kiện hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với NNLNCLC các nước trong khu vực và thế giới: Học tập kinh nghiệm về phát triển bền vững lực lượng; trao đổi khoa học và nhiệm vụ trong mọi lĩnh vực...
Ngoài ra, cần phải xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các ngành, các hình thức dịch vụ gia đình. Xã hội ngày càng phát triển thì thường đặt NNLNCLC vào tình trạng khó khăn, bởi họ phải gánh vác trách nhiệm nặng nề trong việc tái sản xuất sức lao động cho xã hội và duy trì nòi giống. Chính sách giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình cho NNLN, đặc biệt là NNLNCLC để họ có thể chuyên tâm, dành nhiều thời gian cho chuyên môn phát triển sự nghiệp, khai thác được khả n ăng của họ. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua việc các tổ chức hỗ trợ phát triển các dịch vụ gia đình theo quan điểm coi lao động nội trợ là một bộ phận của lao động xã hội và có đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Những hỗ trợ kịp thời đó sẽ tác động đến việc giảm gánh nặng về công việc gia đình cho NNLNCLC để họ có thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển sự nghiệp.
Trong quá trình sử dụng các loại lao động thì lao động trí tuệ có vị trí
quan trọng hàng đầu và nó cũng tạo ra giá trị lớn nhất. Vì vậy, cần có chính sách đãi ngộ một cách thỏa đáng thì mới khai thác được tiềm năng của NNLNCLC ở cả trong và ngoài nước đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh hôm nay.
Thứ nhất, phải giúp cho NNLNCLC có việc làm, trả lương phải hợp lý
giúp họ sống được bằng nghề.
Để động viên có hiệu quả tính tích cực của NNLNCLC thì vấn đề quan trọng nhất là tạo điều kiện để NNLNCLC có việc làm, có thu nhập cao và thậm chí phải làm giàu được bằng nghề của mình. Thực tế chứng minh, yếu tố lương có tác động mạnh nhất đến thái độ, động cơ, khả năng sáng tạo và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc của hầu hết NNLNCLC trong cơ chế thị trường. Nó giúp cho việc giải bài toán NNLNCLC được đào tạo có thu nhập thấp phải từ bỏ công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ để sang làm việc không liên quan hoặc có liên quan ít đến chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm mục đích có thu nhập cao hơn, gây ra hiện tượng lãng phí “chất xám” trong xã hội hiện nay. Do đó, nguyên tắc trả lương phải hợp lý, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường có như vậy ta mới tuyển dụng được NNLNCLC có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Nếu không làm được điều đó sẽ kìm hãm sự phát triển của bản thân NNLNCLC và sự phát triển của đất nước.
Thứ hai, nguyên tắc trả lương phải tương xứng với năng lực, trình độ và bằng cấp.
Chúng ta cần nâng bậc lương của nữ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đã
làm việc cống hiến thời gian từ 20 - 25 năm thì được xếp bậc lương cao nhất trong thang bảng lương của Nhà nước và trả theo trình độ học vị cho phù hợp với vai trò tầm quan trọng của họ trong kinh tế tri thức. Những người có trình độ, làm khoa học dù không giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo thì phải được kính trọng và xã hội thừa nhận tôn vinh. Đồng thời, làm như vậy cũn g là sự thể hiện tinh thần Nghị quyết các Đại hội VII, VIII của Đảng “giáo dục, đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”, là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Làm được điều này thì NNLCLC nói chung và NNLNCLC nói riêng mới có thể sống bằng nghề, yêu nghề và yên tâm công tác để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của xã hội. Khắc phục tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” vì NNLNCLC đã được đào tạo nhưng không có hoặc thiếu việc làm hoặc không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài chẳng những làm giảm sức cạnh tranh của NNLNCLC trên thị trường mà còn gây nên lãng phí lớn cho nhà nước, gia đình. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có chiến lược phát triển