Thời xa vắng chính là câu chuyện của Sài và Hương- cô gái xinh đẹp, mạnh mẽ, học giỏi. Chính trận lụt ở làng Hạ Vị đã gắn kết cuộc đời Sài với cô, cũng từ đây hàng loạt bị kịch đã đến với họ. Lúc này Sài đã có gia đình, Hương chỉ biết sống âm thầm và gửi tình yêu của mình vào những lá thư từ niềm vui, nỗi buồn và cả niềm khát khao và sự chờ đợi. Đó là những háo hức, mong chờ “ liệu ở nhà anh đã biết tin này chưa!.. Em chỉ cần biết có một mình anh yêu em, anh ở bên em” [10, 75]. Ngay cả trong giấc mơ, hình ảnh Sài cũng luôn thường trực trong trái tim. Cô mơ thấy người yêu bị đánh đập, hung hãm: “Không đêm nào em không khóc và đã có lần nằm mơ thấy anh đang bị bủa vây có hàng trăm, hàng nghìn người cầm dao, cầm súng, xô vào chém và bắn anh” [10, 75] những ý nghĩ ấy cứ dồn dập trong suy nghĩ của Hương chứng tỏ tình yêu của cô dành cho Sài quá lớn, nó luôn thường trực trong tâm trí của Hương, tình yêu tha thiết, chân thành nhưng không đến được nhau nên trong Hương luôn mang một nỗi lòng khắc khoải, ngóng trông. Giọng điệu khắc khoải còn được tác giả khắc họa rõ nét khi Hương đọc bài báo viết về chiến công của Sài: “Đừng khóc khi trở về thấy em âu yếm, vỗ về chồng con mà câm lặng, lẩn tránh em. Nhưng…anh ơi…Nhưng đến bao giờ em mới có thể để anh hiểu nỗi lòng của em để anh bớt đau đớn, tủi thân. Bao giờ! Đến bao giờ hả anh!!!” [10, 208]. Giọng đệu khắc khoải, da diết không chỉ bộc lộ ở ngôn từ mà còn nằm trong những dấu chấm lửng, những dấu chấm than, và cả những câu hỏi cứ thường trực, trở đi, trở lại trong đầu cô. Hương mạnh mẽ bao nhiêu thì Sài lại trầm lắng, suy tư bấy nhiêu, anh gửi gắm nỗi nhớ, tình yêu với Hương vào những trang nhật kí. Anh tưởng tượng ra nỗi nhớ nhung, khuôn mặt hạnh phúc của cô, cảnh hai người cùng học, cùng dắt nhau đi ăn kem quanh Hồ Gươm anh mường tượng ra cảnh Hương trở thành con dâu nhà họ Giang, ra cuộc sống tươi đẹp cuả hai người.
Trong cả tập tiểu thuyết, giọng điệu khắc khoải, da diết tập trung diễn tả tâm trạng nhân vật Sài và Hương những con người khát khao yêu thương mà không được yêu thương. Khát vọng tình yêu cháy bỏng của họ chính là minh chứng rõ rệt nhất của ý thức cá nhân về hạnh phúc. Viết về mối tình của Sài và Hương, tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông, xót xa trước hạnh phúc của con người. Giọng điệu khắc khoải của Lê Lựu khi viết về con người, cuộc đời đã trở thành tiếng nói riêng khá độc đáo trong sáng tác của ông. Cuộc sống đời tư của Lê Lựu không mấy bình lặng, có lẽ chính cuộc sống ấy đã giúp ông có nhiều trải nghiệm và những trang viết có giá trị về vấn đề hôn nhân và gia đình.
3.3 Không gian, thời gian nghệ thuật
3.3.1 Không gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [8,160].
Khái niệm không gian văn học được tác giả Hoàng Phê định nghĩa trong cuốn Từ điển Tiếng việt: “Không gian là khoảng không gian bao la trùm lên tất cả sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống con người” [14].
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học,Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là một phạm trù qua trọng của thi pháp học nó là hình thứ tồn tại cùng thế giới nghệ thuật. Đó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [15,108].
Tóm lại, có rất nhiều khái niệm về không gian nghệ thuật, nhưng chúng ta đều hiểu không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Đó là không gian tồn tại sinh hoạt của nhân vật, là bối cảnh để nhân vật thể hiện tính cách, suy nghĩ, hành động,…không gian nghệ thuật còn là nền tảng cho các sự kiện.
Mở đầu cuốn tiểu thuyết hiện lên trong mắt người đọc đó chính là không gian nông thôn làng Hạ Vị: “Làng bập bềnh trôi trong đêm sương muối. Những cây cau thẳng tuột cao vóng như chỉ chực lao thẳng đến tận trời chìm ngập giữa âm thầm giá lạnh. Đã năm đêm nay sương làm táp đen những luống khoai làng và những cây đòn tay bằng tre ngâm nổ toang toác” [10,5]. Bối cảnh của câu chuyện là làng Hạ Vị- một làng quê nghèo khó, con người luôn mang lối sống bảo thủ quanh năm quen với cuộc sống làm thuê, cuốc mướn, họ không thiết tha với ruộng đồng, nhưng cũng không đủ can đảm để vứt bỏ: “Họ không yêu tha thiết với đồng ruộng nhưng không đủ sức dứt bỏ những gì quen thuộc từ thủa cha sinh mẹ đẻ ở cái nơi mà ai cũng quen thuộc gọi là quê hương” [10, 26]. Có thể nói, làng Hạ Vị chính là mô hình thu nhỏ của nông thôn Việt Nam giai đoạn trước thời kì đổi mới. Khi được giao đất, giao ruộng tự mình làm chủ thì họ lại trở nên bối rối, họ có thể bỏ ruộng chứ không bỏ nghề làm thuê. Những người nông dân ấy chỉ quen với việc làm tôi tớ, ăn xin, ăn nhặt ngửa tay xin việc kiếm miếng ăn, còn lúc tự mình làm chủ lấy việc, làm chủ lấy ruộng, làm chủ lấy đời mình thì lại phá ngay.Lê Lựu lớn lên trong một gia đình nông thôn nên việc tạo dựng không gian nông thôn trong tác phẩm của ông không phải là điều khó khăn, ông xây dựng lên những khung cảnh làng quê rất đỗi gần gũi, dân dã, thân thuộc thông qua đó nhà văn nêu lên những hủ tục lạc hậu từ xa xưa đã in đậm trong tiềm thức con người cụ thể là tục tảo hôn mà nạn nhân chính là Giang Minh Sài chính cuộc hôn nhân ép buộc đã đẩy anh vào đau khổ, bất hạnh.
Bên cạnh không gian nông thôn thì không gian phố phường, thành thị cũng là một hình ảnh tiêu biểu trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Trong tác phẩm, Lê Lựu đã giúp người đọc hình dung ra một không gian chật chội, bế tắc, đầy rẫy những vấn đề xã hội: hôn nhân gia đình, lối sống đạo đức…Tuy được sinh ra ở làng quê nhưng đã có một khoảng thời gian Lê Lựu sống ở thành phố vì vậy ông rất am hiểu cuộc sống sinh hoạt của con người nơi đây. Ở tiểu thuyết Thời xa vắngLê Lựu tập trung khắc họa cuộc sống chật chội, bế tắc của vợ chồng Sài và Châu: “Trong căn nhà chật chội của Sài đã che kín một nửa như buồng trò. Nửa còn lại không thểdựng hết ngần ấy khách ở quê”[10, 301] hay “Đứa cháu ngủ chiếc giường một còn ba người ở chiếc giường đôi bừa bộn tã lót, chai, phích sữa, chậu đựng tã lót, lọ để “hứng chim” khi đái, không còn chỗ nào mà cựa mình, mà thở” [10, 304]. Tác giả đã miêu tả căn phòng của vợ chồng Sài nhỏ bé, chật hẹp đựng đầy thứ đồ nào là quà quê, nào là đồ dùng sinh hoạt. Ngay từ khi xây dựng không gian phố phường Lê Lựu đã vạch ra sự đối lập giữa thành thị và nông thôn. Nếu không gian nông thôn rộng lớn là nơi dù đi bất đâu con người vẫn có thể trở về và cảm thấy nhẹ nhàng, bình yên thì không gian thành thị lại mang đầy chật chội, bế tắc, ngột ngạt ở đó con người thiếu sự cảm thông, Châu luôn tỏ ra hách dịch, coi thường chồng. Con người thôn quê sống có tình, có nghĩa bao nhiêu thì thì con người thành thị lại thực dụng, toan tính bấy nhiêu.
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 1
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 2
- Một Số Phương Diện Nội Dung Thể Hiện Vấn Đề Hôn Nhân Và Gia Đình Trong Tiểu Thuyết Thời Xa Vắng Của Lê Lựu
- Gia Đình Với Những Hệ Lụy, Tàn Dư Xã Hội Phong Kiến
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 5
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 7
Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.
Ngoài không gian nông thôn, không gian thành thị thì không gian chiến trường với những đêm Sài ngồi viết nhật kí cũng được tác giả chú ý đến: “Đêm…tôi quyết định ghi nhật kí từ đêm nay. Đây là công việc đầu tiên của của riêng tôi” [10, 87]; “…Đêm…anh thương yêu của riêng em. Từ khi anh ra đi đến nay đã được sáu tháng, năm ngày.” [10, 87]; “Đêm…toàn tiểu đội bắn đạn thật bài một. Có đến hàng trăm sĩ quan cấp úy, cấp tá và cả thiếu tường Tư lệnh Quân khu cũng về theo dõi cuộc bắn thí điểm cho toàn quân
khu.” [10, 88]; “Đêm 25…”; “ Đêm 29…” [10, 90]. Có thể nói không gian này cứ trở đi, trở lại trong toàn bộ cuốn nhật kí của Sài. Đưa không gian quân ngũ với những đêm dài ngồi viết nhật kí, Lê Lựu đã diễn tả nỗi cô đơn cuả Sài mà anh không thểtrò chuyện, tâm sự với ai bao nhiêu nhớ nhung, tình cảm dành cho Hương anh đều gửi gắm vào cuốn nhật kí, nó như một người bạn cùng anh chia ngọt sẻ bùi giúp anh bớt cô đơn, hưu quạnh.
Đặt nhân vật của mình vào những không gian nghệ thuật này, Lê Lựu đã diễn tả thành công những suy nghĩ, tâm trạng, hành động, những đau khổ, dằn vặt mà con người phải gánh chịu. Điều này cũng góp phần tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm.
3.3.2 Thời gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chính chính thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thế giới. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [8, 322].
Theo Gs.Trần Đình Sử trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đạiđã nhận định: “Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại chỉ tồn tại trong không gian và thời gian, thì cũng như thế, thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là cái thời gian được cảm nhận bằng tâm lí, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra trong thế giới nghệ thuật. Là thời gian cảm nhận bằng tâm lí mang ý nghĩa thẩm mĩ nên thời gian nghệ
thuật khác với thời gian khách quan đo bằng lịch và đồng hồ, nó có thể đảo ngược, từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ”.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà tác giả thể hiện trong một tác phẩm văn chương với độ dài, ngắn, nhịp độ nhanh chậm khác nhau và các chiều quá khứ, hiện tại, tương lai. Lê Lựu viết tác phẩm Thời xa vắng vào năm 1984 khi đất nước đang trong quá trình đổi mới đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết chính là những năm 60 của thế kỉ XX với cuộc sống của những người dân quê lao động quanh năm chỉ trực làm thuê cuốc mướn.Thời gian nghệ thuật trong cuốn tiểu thuyết là thời gian tuyến tính, nó không dừng lại ở bất kì thời thời điểm nào.
Đọc tiểu thuyết Thời xa vắng người đọc dễ dàng nhân thấy thời gian đêm tối xuất hiện trở đi trở lại trong cuốn tiểu thuyết. Đó là thời gian đêm khi mà làng Hạ Vị chìm trong nước lũ, mọi người dân trong làng thi nhau đi sơ tán: “Đến qua nửa đêm đê quai vỡ ở chỗ cây đa còn cách dầu làng đến dăm cây số mà nghe tiếng nước ầm ầm rung chuyển như bom” hay: “Đêm ấy Sài cùng các công nhân, chở hết người chưa chạy kịp trong các xóm, xong lại chở nốt người, lợn ,gà, trâu bò đã chạy lên đê quai vào đê chính” [10, 51].
Đó còn là thời gian đêm mà dân làng Hạ Vị dậy từ sớm khi trời còn chưa sáng để gọi nhau đi làm thuê: “Đêm nào cũng khoảng nửa đêm là ông đồ tỉnh dậy, đun nước ủ tích nụ vối và hút thuốc lào chờ khi nào nghe được tiếng ơi ới gọi nhau ở xung quanh hoặc tiếng nói oàm oàm như lội nước của vợ chồng nhà Mồng là ông chỉ cần hỏi khẽ khàng: Bà đồ đã tỉnh dậy chưa” [10,27]. Có thể nói, thời gian đêm tối cứ trở đi trở lại trong cuốn tiểu thuyết, phải chăng xây dựng thời gian nghệ thuật này cũng là dụng ý của tác giả, khi thời gian đêm tối cứ triền miên mà cuộc đời nhân vật cứ nối dài những bi kịch.
Thời gian đêm ấy còn là thời gian mà Sài đã gặp và có những phút giây bên Hương: “Đêm nay, cái đêm chỉ còn những tiếng kêu yếu ớt. Em sợ. Đừng làm thế. Và cái giây phút ấy có thể đánh đổi cả trời đất, đánh đổi cả cuộc đời để lấy một phút giây” [10, 66] có thể nói đây chính là những phút giây yên bình nhất trong toàn bộ tác phẩm ở đó Sài được sống với tình yêu, không phải giáp mặt với Tuyết cũng không bị chèn ép như sống với Châu nhưng cũng chính từ giây phút ấy đã dự báo hàng loạt những bi kịch sẽ ập xuống cuộc đời của Sài và Hương.
Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thời xa vắng còn là thời gian lịch sử. Đó là thời gian nghệ thuật từ khi Sài còn là cậu thiếu niên nhi đồng mới lớn luôn hăng hái, tích cực tham gia các phong trào thi đua của đoàn đội, Sài luôn làm tốt trách nhiệm của mình được giao bên cạnh việc học hành Sài còn dạy các bạn viết chữ, làm toán: “không đêm nào liên đội của Sài không tập trung hô khẩu hiệu rồi về sân nhà ông Cần học hát, học múa. Sài còn dạy các bạn học hành làm tính, học viết chữ. Liên đội của Sài làm gì cũng đông đủ, được khen, được giải nhất. Dăm bảy tháng sau toàn xã Hạ Vị đã “ăn nên làm ra”, các đoàn thể tiến rầm rập, Sài là một trong năm thiếu niên tiêu biểu nhất của toàn xã trở thành thiếu niên tháng 8” [10, 42], đến những ngày tháng học tập và rèn luyện trong quân ngũ: “Có đến hàng trăm sĩ quan cấp úy, cấp tá và cả thiếu tướng. Tư lệnh Quân khu cũng về dõi theo cuộc bắn thí điểm cho toàn quân khu. Chú Hà và đoàn thăm quan của tỉnh mình cũng đến…” [10, 88].
Có thể nói, trong toàn bộ tác phẩm thời gian cứ trôi đi nhẹ nhàng không gấp gáp nhưng vẫn tạo được sự lôi cuốn, gay cấn đối với người đọc. Cùng một giai đoạn nhưng Lê Lựu vẫn luôn khẳng định tên tuổi của mình bằng sự sáng tạo cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Với việc sử dụng thành công thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Thời xa vắng, Lê Lựu đã tạo nên một
ánh sáng mới cho cuốn tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nói chung và tiểu thuyết Thời xa vắng nói riêng.