Gia Đình Với Những Hệ Lụy, Tàn Dư Xã Hội Phong Kiến

giới, hôn nhân hình thức gia đình đều do sự thay đổi của chế độ kinh tế xã hội, do tính chất của các quan hệ xã hội nói chung quyết định”.

Gia đình được hình thành từ rất sớm. Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữa nước, yêu cầu của hoàn cảnh xã hội khiến con người phải sống quây quần thành làng xã, thôn, xóm. Chính từ không gian gần gũi, quen thuộc ấy các thế hệ người Việt đã kế thừa phát, huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình thì vẫn còn tồn tại những mặt trái như những hệ lụy, tàn dư phong kiến cũng được Lê Lựu phản ánh trong cuốn tiểu thuyết.

2.2.1. Gia đình với những hệ lụy, tàn dư xã hội phong kiến

Gia đình là nơi trú ngụ, chở che con người trước những vấp ngã lầm lạc. Cùng với hôn nhân, vấn đề gia đình cũng được Lê Lựu đặc biệt quan tâm trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Ông đã đi sâu phản ánh những hệ lụy, tàn dư của xã hội phong kiến vẫn ám ảnh, đè nặng lên cuộc sống của con người để từ đó thấy được những đau khổ, bất hạnh mà họ phải gánh chịu.

Sinh ra giữa một vùng quê nghèo còn nhiều hủ tục lạc hậu, gia đình Sài chính là hình mẫu tiêu biểu cho truyền thống Nho giáo với những lề lối phong kiến ngặt nghèo, khắt khe. Với tục tảo hôn và quan niệm “cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đấy” đã khiến cho nhiều cuộc đời, số phận rơi vào đau khổ, dang dở, bất hạnh mà nạn nhân chính là Giang Minh Sài và Tuyết- vợ của anh. Sài bị cha mẹ áp đặt lấy vợ từ rất sớm khi anh mới mười tuổi vẫn còn một cậu thiếu chỉ biết học và đánh trận giả,giống như Sài, Tuyết cũng bị cha mẹ ràng buộc vào hủ tục này, cô đã từng tâm sự với Hương: “Nhưng bố mẹ chỉ có chém khi em tự bỏ về. Sống làm người chết làm ma nhà nó, cấm mày được dẫn xác về đây. Bao giờ thằng Sài đuổi mày đi sẽ hay” [10, 249]. Mặc cho sự can ngăn của mọi người, của chú Hà nhưng ông đồ vẫn quyết cưới vợ cho con. Sài tìm đủ mọi cách đề chống đối, cuộc hôn nhân này nhưng tất cả chỉ là vô ích khi

ông đồ Khang luôn áp đặt tư tưởng: “giấy rách phải giữ lấy lề”. Không chống lại được quyết định của bố, Sài đành chống đối theo kiểu trẻ con không ngủ cùng giường, không ăn cùng mâm, không chấm cùng bát, không ngồi đối diện trong bữa ăn: “Bất đắc dĩ có phải ngồi cùng một lúc Sài cũng không ngồi cùng một phía, không ngồi đối diện với Tuyết qua đầu nồi, không nhờ xới cơm. Và bát cơm nào Tuyết đã chấm thì Sài nhất định phải tìm bát khác, chấm riêng” [10, 44].

Xây dựng nhân vật Sài, Lê Lựu đã lên án, phê phán tục tảo hôn cùng với quan niệm phong kiến“ cha mẹ đặt đâu con cái ngồi đấy”. Quan niệm này đã đẩy Sài và Tuyết rơi vào bi kịch. Tàn dư, hệ lụy của xã hội phong kiến còn đeo đẳng trong cuộc sống, ý thức hệ những người như ông đồ Khang khiến Sài và Tuyết phải chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ, họ không có quyền lên tiếng, chọn lựa hạnh phúc của chính mình. Là cô gái mười ba tuổi, Tuyết hoàn toàn có thể mơ ước một tình yêu chân thành, đúng nghĩa, hoàn toàn có quyền hưởng một cuộc sống hạnh phúc với người mình yêu.

Sống trong một gia đình với những hệ lụy phong kiến Sài và Tuyết trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời, họ sống một cách thụ động và làm theo sự sai khiến của người khác. Như một con rối bị dật giây, họ chấp nhận lấy người mà mình không hề yêu thương. Bởi họ còn quá nhỏ, quá trẻ để định nghĩa về tình yêu. Vì gia phong, vì phép tắc gia đình mà cả hai không thể đi ngược lại đạo lí. Có thể nói Sài và Tuyết chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ xã hội cũ. Chính lối sống gia đình đã nhào nặn lên một Giang Minh Sài nhu nhược, yếu đuối, sống theo sắp đặt của người khác, một Tuyết luôn lầm lũi, cam chịu và nhẫn nhục.

Với Tuyết, cả cuộc đời sống với Sài, cô chưa giây phút nào được đón nhận tình yêu thương thật sự từ chồng.Tuyết chỉ mong ước được làm vợ Sài theo đúng nghĩa, cô đã vui mừng đến nhường nào khi được người làngtán

tụng, gán ghép cô với Sài: “Chỉ cần nghe một câu tán tụng, một sự gán ghép, một lời nhắc nhủ có dính líu đến tên Sài và cô, đến “nhà em” và “anh ấy” là cô thấy bừng bừng nóng khắp người, nhâm nha sự sung sướng ấy đến hàng tuần, hàng tháng” [10, 46]. Lê Lựu đã thấu hiểu và cảm thông trước nỗi cô đơn của người phụ nữ cả đời không được chồng ngó ngàng đến và nuôi con một mình trong tủi cực, đau khổ: “Đêm nào cũng phải nghĩ một mình, ôm con khóc mà nghĩ” [10, 169]. Tuyết chính là điển hình cho người phụ nữ chịu nhiều thua thiệt, bất hạnh trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Qua tiểu thuyết Thời xa vắng, tác giả đã phơi bày mặt trái của xã hội lúc bấy giờ đó là lối sống bảo thủ, quan niệm phong kiến lạc hậu. Chính những quan niệm ấy đã trở thành sợi dây vô hình trói buộc số phận nhân vật vào những đau khổ, bất hạnh, nhấn chìm những mơ ước, khát vọng của con người gây ra những bi kịch xót thương cho nhiều cuộc đời số phận.

2.2.2 Gia đình với những khao khát hạnh phúc đích thực

Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 4

Trong cuốn Tiểu thuyết đương đại, nhà phê bình Bùi Việt Thắng khẳng định: Những sáng tác của Lê Lựu đều viết theo một phương châm có tính nguyên tắc đó làsự thật: “toàn bộ những trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắc là thật” [18, 72]. Trong tất cả các cuốn tiểu thuyết của mình, Lê Lựu đều viết về sự thật đó là những đau khổ, bất hạnh mà nhân vật của mình phải gồng mình gánh chịu. Tiểu thuyết Thời xa vắng cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Ông đã đi sâu khai thác và nói lên những cô đơn, tủi cực mà nhân vật như Sài, Tuyết, Hương phải gánh chịu để từ đó thấu hiểu cái khao khát hạnh phúc đích thực củacon người.

Trong tiểu thuyết Thời xa vắng, Lê Lựu đã xây dựng nhân vật Hương khá hoàn hảo. Hương không chỉ đẹp ở ngoại hình với đôi mắt to, hai má ửng đỏ. Cô luôn ý thức được vẻ đẹp của mình. Hương chính là người con gái “tài sắc vẹn toàn”. Sự giỏi giang, thông minh của cô được thể hiện qua các kì thi

học sinh giỏi và thi hết cấp. Sau này vào đại học cô cũng là một sinh viên xuất sắc của trường Bách Khoa khiến mọi người nể phục. Thành công trên con đường công danh, sự nghiệp nhưng Hương lại thất bại trong tình yêu. Sở hữu ngoại hình xinh đẹp cùng tài năng xuất sắc Hương hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một tình yêu đích thực, nhưng cô lại chọn Giang Minh Sài. Chính tình yêu bồng bột với anh nông dân chân chất, ngờ nghệch năm nào đã vô tình đẩy cô rơi vào bi kịch, khiến Hương luôn sống trong những tháng ngày cô đơn, chờ đợi. Sự cô đơn ấy cứ kéo dài triền miên được cô gửi gắm qua những dòng nhật kí, những lá thư tay viết cho Sài: “Em chỉ cần có một mình anh yêu em anh ở bên em. Hầu như không đêm nào em không khóc” [10, 75]. Nhớ nhung, dằn vặt Hương chỉ chỉ biết gửi tình cảm vào những trang nhật kí. Nhiều lần không gặp được Sài, quá cô đơn nhớ anh, Hương đã tìm đến Hiểu- bạn của Sài để giãi bày tâm sự, cô mong Hiểu sẽ là cầu nối gắn kết tình cảm giữa hai người. Trong bức thư gửi cho Hiểu cô viết: “Anh ơi, tại sao Sài vẫn không viết thư cho em. Anh nói với Sài đã đến lúc em không cho phép Sài im lặng nữa. Sài có biết em chết đi từng giờ từng phút vì Sài không. Sao Sài lại ích kỷ, lại nhẫn tâm “kiên trì” im ắng đến thế” [10, 146]. Chỉ bằng vài dòng tâm sự ngắn ngủi trong bức thư Lê Lựu đã phần nào diễn tả được cảm xúc nhớ nhung, cô đơn đến tuyệt vọng và có một chút gì đó oán trách, dằn vặt tại sao Sài lại không hồi âm, không viết thư cho cô.

Có thể nói, trong tiểu thuyết Thời xa vắng, Tuyết là một nhân vật mang đầy những bất hạnh, thiệt thòi. Lấy chồng theo sự áp đặt của cha mẹ, về nhà chồng lại không được chồng quan tâm, nhòm ngó đã có lúc Tuyết có ý định về với bố mẹ nhưng cô lại không dám làm theo ý định ấy. Chính sự thờ ơ, vô tâm, lạnh nhạt của Sài đã đẩy Tuyết vào sự cô đơn. Nhà văn đã nhìn thấu nỗi bất hạnh của một người con gái cả đời không được chồng nhòm ngó tới, cô đơn, tủi cực Tuyết chỉ còn cách khóc để vơi đi nỗi buồn, đêm nào Tuyết cũng

ép mình xuống giường chịu cho qua hết đêm này đến đêm khác.Sau này nhờ sự tác động hay nói chính xác nhờ sự ép buộc của mọi người mà Sài buộc phải yêu thương Tuyết như sự thương hại. Ngỡ rằng, đứa con, tiếng cười trẻ thơ chính là sẽ là niềm động viên, an ủi giúp Tuyết bớt cô đơn nhưng ngược lại đêm nào cô cũng ôm con khóc, khóc trong sự tủi thân, cô độc. Tất cả những dằn vặt, đau khổ, cay đắng cô đều phải nếm trải và cắn răng chịu đựng, không có ai để chia sẻ, để giãi bày. Thậm chí Tuyết đã trải lòng mình với Hương: “Chị ơi, em biết anh Sài khổ quá mà em cũng có sung sướng gì. Em yêu anh ấy nhưng anh ấy không thể yêu thương được em, em phải cắn răng vào mà chịu. Chị bảo, cả một thời con gái không được chồng nhòm ngó đến một lần, nuôi con một mình. Cả hàng chục năm trời, những khi anh ấy chưa đi xa em cứ nằm mong tưởng được chồng hỏi đến, Chị là phụ nữ chị biết thời con gái đang độ ăn không biết no, ngủ không biết chán như em mà cứ phải ép mình xuống giường chịu cho qua hết đêm này đến đêm khác có nỗi cực nào hơn” [10, 248]. Nhưng có lẽ so với Hương thì Tuyết còn cô đơn, bất hạnh gấp nhiều lần. Nếu Hương cô đơn nhưng cô vẫn có nơi trút bầu tâm sự là viết nhật kí, viết thư, có tình yêu thương của gia đình, của Sài chia sẻ cho nhẹ lòng thì Tuyết lại hoàn toàn ngược lại, cô không có ai để tâm sự ngay cả gia đình Tuyết không chấp nhận cho cô bỏ Sài. Người ta thường nói tình yêu đầu tiên là tình yêu sẽ khắc sâu, in đậm trong tâm trí con người mãi mãi nhưng tình yêu đầu tiên của Tuyết lại là một tình yêu áp đặt, phải sống cô đơn trong tuyệt vọng. Lấy chồng theo sự sắp đặt của cha mẹ, để rồi suốt ngày lầm lũi, cô đơn trong đau khổ. Đọc đến đây người đọc phần nào hình dung cuộc đời của Tuyết giống với cuộc đời của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ- Tác phẩm được Tô Hoài viết nằm trong chủ đề gia đình cách mạng. Nếu Mị cũng bị ép buộc, bắt cóc trở thành con dâu nhà thống lí Pá- Tra, suốt ngày sống và làm việc lẳng lặng, câm nín, cô đơn, bất hạnh nhưng ít ra Tô Hoài

cũng mở cho nhân vật của mình một hướng đi mới đó là để Mị bỏ trốn theo A Phủ và được cán bộ A Châu giác ngộ cách mạng. Cuộc đời Mị bước sang một trang mới thì Tuyết lại có phần bất hạnh hơn khi cô không đủ bản lĩnh để tự giải thoát cuộc đời mình, Tuyết luôn buộc mình vào lề lối không dám trái ý cha mẹ, cha mẹ đã gả chồng ở đâu thì đó chính là nơi nương tựa cuối cùng của cuộc đời mình, dù có đau khổ, có bất hạnh thì cũng phải cắn răng mà chịu đựng.

Trong tiểu thuyết Thời xa vắng, Giang Minh Sài cũng là nhân vật mang trong mình nhiều cô đơn, bất hạnh. Ở cái tuổi chỉ biết ăn, biết ngủ, biết học hành thì Sài phải lấy vợ. Dù có vợ chăm sóc, yêu thương nhưng chưa khi nào anh cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ. Sài luôn tìm cách lẩn tránh chống đối Tuyết. Anh đã chọn con đường cho riêng mình là vào quân ngũ. Cũng giống như Hương, không có ai để tâm sự, trải lòng, quá cô đơn, Sài đã tìm đến những trang nhật ký để gửi tình cảm của mình vào đó: “Đêm…tôi quyết định ghi nhật ký từ đêm nay. Đây là những công việc đầu tiên của cuộc đời tôi…Nhưng từ hơn nửa tháng nay thành “anh bộ đội” tôi không có ai để chia sẻ” [10, 87],“Đêm,…toàn tiểu đội bắn đạn thật bài 1. Có đến hàng trăm sĩ quan cấp úy, cấp tá và cả thiếu tướng Tư lệnh Quân khu cũng về theo dõi cuộc bắn thí điểm của toàn quân ta” [10, 88]. Cứ thế triền miên từ đêm này qua đêm khác, cuốn nhật ký đã trở thành người bạn giúp anh vượt qua những cô đơn, bất hạnh. Vì quá cô đơn không có ai để tâm sự, cảm xúc bị dồn nén lâu ngày khiến anh rơi vào bệnh tật mà mọi người lại cho rằng Sài mang tư tưởng phản động. Bị cấm không được viết nhật kí anh lại vùi mình vào học tập, vào công việc tăng gia sản xuất để vơi bớt cô đơn, để không có thời gian nghĩ đến những chuyện khác.

Dưới góc độ hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng, vấn đề tình yêu hạnh phúc luôn là nỗi trăn trở, day dứt. Cuộc đời Sài, Tuyết,

Hương là những chuỗi ngày đắng cay, chua xót, họ luôn mang trong mình những đau khổ đó là nỗi cô đơn, bất hạnh. Khi con người phải sống trong hoàn cảnh cô đơn, tủi cực thì họ sẽ hướng trái tim mình đến hạnh phúc đến tình yêu đích thực. Đối với mọi người đó là khát vọng bình dị nhưng đặt trong hoàn cảnh xã hội bấy giờ con người bị đè nặng, ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến, những hủ tục lạc hậu thì đó là một khát khao quá xa vời. Sài và Tuyết đều là nạn nhân của hoàn cảnh nhưng đồng thời họ cũng chính là thủ phạm gây nên bi kịch của đời mình luôn cam chịu, nhẫn nhục không dám đứng lên đòi quyền hạnh phúc cho chính mình.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU

3.1 Ngôn ngữ

“Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật- thẩm mĩ” [13, 98]. Ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa là chất liệu để biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Trong tiểu thuyết Thời xa vắng, Lê Lựu đã xây dựng thành công ngôn đối thoại và đọc thoại nội tâm qua đó người đọc phần nào hình dung được cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn.

3.1.1 Ngôn ngữ đối thoại

Khai thác khía cạnh ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thời xa vắng, ta thấy nổi bật lên là ngôn ngữ đối thoại. Lê Lựu sử dụng ngôn ngữ đối thoại với một mật độ dày đặc khiến cho diễn biến câu chuyện trở nên bất ngờ, hấp dẫn. Nhân vật rất đa dạng và phong phú với những kiểu đối thoại khác nhau. Qua ngôn ngữ đối thoại, người đọc có thể hình dung được phần nào trình độ học vấn, thành phần phần xuất thân cũng như tính cách của từng nhân vật.

Cuộc đối thoại giữa Sài và Tuyết cho ta thấy được sự lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm của Sài, dành cho Tuyết, của cặp vợ chồng không có tình yêu, hạnh phúc.

Người ta bảo trong kia đẹp lắm, mai vào xem đi”

- Cô thích cứ đi, tôi đang bận học

-Ngày mai mua ít cua bể về ăn, nghe bảo bổ lắm, có tiền thầy mẹ hai nhà cho đây

- Tôi không thích loại đó

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 27/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí