- Thế anh có thích tôm he không
- Tôi lạy cô để im cho tôi nhờ tí” [10,108].
Tuyết càng khao khát vun đắp hạnh phúc bao nhiêu thì Sài lại ra sức phá vỡ bấy nhiêu. Cả cuộc đời dường như Sài chưa một lần để ý đến tâm trạng, cảm xúc của vợ mình, anh luôn tỏ ra vô tình, lạnh lùng khiến cho người đọc thương cảm, xót xa anh một phần thì thương Tuyết đến hai, ba phần.
Còn đây là cuộc đối thoại giữa Sài và Châu:
“…Anh nói nữa đi
- Hình như em không yêu anh
- Anh thích thế à?
- Anh chỉ thiếu nước nhảy xuống Hồ Tây vào lúc này nếu em muốn
- Nhảy xuống đi
Anh có thể đứng phắt dậy để cô nhận thấy sự kiên quyết của mình rồi ngồi xuống sát lại hơn
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 1
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 2
- Một Số Phương Diện Nội Dung Thể Hiện Vấn Đề Hôn Nhân Và Gia Đình Trong Tiểu Thuyết Thời Xa Vắng Của Lê Lựu
- Gia Đình Với Những Hệ Lụy, Tàn Dư Xã Hội Phong Kiến
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 6
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 7
Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.
- Khổ nhiều quá rồi anh rất sợ sự đùa bỡn
- Anh cho là em đùa bỡn à?
- Chưa bao giờ anh nghĩ như thế. Nhưng anh rất sợ sự im lặng của em
- Chả nhẽ em thích thích đến chỗ này để đùa với anh cho vui?
- Có bao giờ em nói được với anh cái điều mà anh mong đợi ấy đâu
- Anh thích nói ra mồm ư?
- Hoàn toàn không, nhưng anh lại thích nghe cái tiếng mà anh cho là rất thiêng liêng ấy
- Thế đã bao giờ anh hỏi em một cách nghiêm chỉnh chưa?
- Bây giờ nhé!...” [10, 205].
Lời đối thoại ngắn gọn, rành mạch của hai người trong câu chuyện, khiến người đọc hình dung ra sự khôn ngoan, sắc sảo của Châu cùng sự ngờ nghệch của Sài. Ngay từ lần gặp đầu tiên, Sài đã để Châu lấn át và trở nên mù
quáng, anh tin và yêu cô bằng tất cả sự chân thành. Hay trong một cuộc đối thoại khác giữa Sài và Châu, ta lại thấy Châu hiện lên có phần bất chấp, nhất là khi hai vợ chồng cãi nhau:
“ Chuyện gì thì với trẻ con cũng không thể trị nó kiểu Pôn- Pốt được.
- Nuông chiều con như em rồi cũng có ngày mất xác
- Đừng độc mồm, con tôi, tôi đẻ ra, tôi không khiến ai phải xót hộ” [10, 333].
Những lời đối thoại của Châu đã cho người đọc thấy cách cư xử, bản chất của con người cô, đồng thời cũng dự báo về sự rạn nứt của cuộc hôn nhân đầy toan tính này. Khi cuộc sống vợ chồng luôn chứa đựng những mâu thuẫn thì việc đổ vỡ là điều tất yếu.
Có lẽ trong toàn bộ cuốn tiểu thuyếtThời xa vắng, tác giả Lê Lựu đã dành nhiều sự ưu ái cho Hương, cô được nhà văn xây dựng gần như hoàn hảo nhất trong toàn bộ tác phẩm “đẹp người, đẹp nết”có trình độ học vấn nhưng Hương lại không được hưởng hạnh phúc, cả cuộc đời cô luôn hướng trái tim mình đến Sài. Sau này dù đã có gia đình, có một ông chồng hiền lành yêu chiều hết mực, trở thành mẹ của hai đứa con nhưng tình cảm của cô dành cho Sài vẫn nguyên vẹn, không hề thay đổi:
“…Nếu anh lấy vợ rồi em có đến với anh nữa không?
- Thôi.
- Thế là em không muốn rồi.
- Còn phải tùy thuộc vào lúc bấy giờ người ta đối sử như thế nào.
- Thì mình cứ bình thường như những người bạn khác ‟‟ [10, 246]. Hay trong một đoạn hội thoại khác giữa Sài và Hương :
„„ …Anh không thể hiểu em là người như thế nào nữa.
- Gần hai chục năm nay anh vẫn còn nhầm à ?
- Em còn nhớ đã bao nhiêu lần anh bàn với em thế nào không ?
- Nhưng em có cấm anh lấy vợ đâu.
- Không cấm mà nghe tin anh lấy vợ lại giận dỗi không bằng lòng với anh…‟‟[10, 247].
Với những lời đối thoại ngắn gọn, Lê Lựu đã giúp người đọc hình dung ra tính cách, con người của Hương. Chính sự nhẹ nhàng,thấu hiểu cùng tình yêu tha thiết, chân thành của cô đã tạo nên sự day dứt trong lòng Sài suốt bao năm qua, khiến anh luôn khao khát, dằn vặt trong mối tình dang dở nhưng không bao giờ nắm bắt được.
Như vậy, ngôn ngữ đối thoại được Lê Lựu triển khai khá đa dạng trong tiểu thuyết Thời xa vắng. Tất cả những lời đối thoại của Sài với những người xung quanh đã toát lên phần nào tính cách, con người của anh.
3.1.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: „„Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó‟‟ [8, 122]. Đây là một thủ pháp nghệ thuật giúp Lê Lựu thâm nhập vào tận bên trong tâm hồn con người qua đó ông thấy những bản chất, suy nghĩ, tâm lí, nhân vật. Có thể nói ngôn ngữ độc thoại là một phương pháp để nhà văn thể hiện tính cách nhân vật giúp người đọc hiểu rõ ngọn nguồn gây ra bi kịch tình yêu, hôn nhân của họ.
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại thì độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức nghệ thuật của tiểu thuyết Thời xa vắng. Lê Lựu đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm một cách hiệu quả. Ông đi sâu vào thế giới bên trong bí ẩn của tâm hồn con người để nói lên những suy tư, trăn trở, cảm xúc của nhân vật điều mà những người ngoài không thể hiểu cũng như không hề biết. Tác giả đã đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh sống khắc nghiệt để họ tự nói lên suy nghĩ của mình qua lời độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết Thời xa vắng khá phong phú, có khi
nhân vật tự suy tư về cuộc đời, số phận của mình đôi khi lại là sự ý thức, đánh giá về chính bản thân.
Ngôn ngữ độc thoại nổi bật lên trong tiểu thuyết chính là Giang Minh Sài. Khi đi bộ đội anh có một thói quen đó là viết nhật kí để ghi chép lại những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Mỗi khi đau khổ, anh đắm mình trong những trang nhật kí coi đó là người bạn để tâm sự. Thông qua độc thoại nội tâm tất cả những đau khổ, dằn vặt của Sài đều hiện lên một cách rõ nét nhất. Từ nhỏ bị cha mẹ áp đặt cuộc hôn nhân với Tuyết, sau này lớn lên anh mới đau đớn nhận ra: “Ôi, tình yêu! anh biết rằng anh cũng có khao khát đối với một người con gái như tất cả bạn bè. Chỉ có khác, anh khác họ ở chỗ anh không có quyền, nói cho đúng anh không được phép có một tình yêu” [10, 114]. Lời độc thoại ấy cho ta thấy nhân vật hiện lên thật đáng thương, qua đó người ta cũng thấy hình ảnh một con người nhu nhược luôn chấp nhận sống theo ý của người khác. Trong mắt Sài cuộc hôn nhân với Tuyết là một cuộc hôn nhân đầy bi kịch, đã không ít lần anh có ý định thoát khỏi cô. Sài luôn hi vọng: “có một ông giời nào đó xuống đây để cho hai người được li hôn” [10, 128]. Sài đã nhu nhược, không đủ bản lĩnh để giải thoát mình và Tuyết trong cuộc hôn nhân luẩn quẩn này.
Sau này, ở cuộc hôn nhân thứ hai với Châu anh lại tiếp tục rơi vào bi kịch sống theo ý của người khác, để rồi anh đau đớn nhận ra: “Anh không thể tiếp tục cuộc sống không phải là mình, không còn là mình, cái mình có thì thừa ra, cái không có thì phải ứng xử hàng ngày vẫn thiếu hụt, vẫn thấy không phải, vẫn bị chê trách” [10, 331].
Bên cạnh việc khắc họa Sài qua những lời độc thoại, Lê Lựu còn chú ý đến nhân vật Hương. Ông dành cho nhân vật này những lời độc thoại chân thực và sâu sắc qua bức thư mà cô viết cho Sài. Trong bức thư ấy cô đã thẳng thắn thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình dành cho Sài: “gần một tháng nay
kể từ khi đến lớp em mang tiếng đi theo. Nhưng em cần gì. Ai muốn xa lánh, khinh bỉ em, em xa hẳn và khinh họ luôn. Em chỉ cần có một mình anh yêu em, anh ở bên em…Hầu như không đêm nào em không khóc và lần nằm mơ anh đang bị bủa vây…em hét lên lao đến ôm chầm lấy anh” [10,75]. Qua lời độc thoại thế giới bên trong của nhân vật hiện lên đầy chân thực, cụ thể đó là giằng xé, khát khao khát yêu thương và được yêu thương của Hương một người phụ nữ có cả sắc lẫn tài nhưng tình yêu thì lại không được như mong muốn.
Trong một đoạn khác, qua lời độc thoại của Hương, ta cũng thấy hiện lên một con người có đời sống nội tâm khá sâu sắc. Trong cuốn nhật kí của mình, cô viết: “em vẫn ở bên anh, một người đàn bà có chồng và sắp có hai mặt con. Không thể nào bỏ chồng, bỏ con để trở về với anh, nhưng em vẫn là tình yêu suốt đời của anh, cũng như anh mãi mãi là tình yêu duy nhất của đời em. Đừng khóc khi trở về thấy em âu yếm chồng con mà câm lặng, lẩn tránh em. Anh bé bỏng của em ơi. Nhưng…anh ơi…nhưng đến bao giờ em mới có thể để anh hiểu nỗi lòng em, để anh bớt đau đớn, tủi hận. Bao giờ, đến bao giờ hả anh!!!” [10,208]. Lời độc thoại nội tâm của Hương không chỉ thể hiện tình yêu thủy chung mà cô dành cho Sài mà còn nói lên những dằn vặt, đau khổ mà cô phải gánh chịu, cùng một lúc Hương phải lo cho cả hai nơi một bên là gia đình không có hạnh phúc nhưng cũng không thể từ bỏ, một bên là người yêu đầy rạo rực, cháy bỏng nhưng cũng không thể chạy tới. Dòng tâm trạng cứ miên man, trải dài trong toàn bộ cuốn nhật kí, như vậy Lê Lựu đã thể hiện một góc nhìn tinh tế qua việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhằm diễn miêu tả tâm lí nhân vật.
Tóm lại, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Thời xa vắng cũng là một lĩnh vực khá thành công của Lê Lựu. Tìm hiểu về tác phẩm này, chúng ta dễ dàng nhận thấy tác phẩm chính là sự hòa quyện, pha trộn giữa chất đối thoại và độc
thoại. Sử dụng ngôn ngữ ấy Lê Lựu đã khắc họa thế giới nghệ thuật một cách đầy chân thực, cụ thể, qua đó những day dứt, đau khổ và khát vọng yêu thương mãnh liệt của nhân vật cũng được bộc lộ rõ.
3.2 Giọng điệu
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [8,134] .
Đánh giá về vai trò giọng điệu đối với tác phẩm văn học, Giáo sư Trần Đình Sử trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đại cho rằng: “Phân tích tác phẩm mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo cho nhà văn”.Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, đóng vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và truyền cảm cho người đọc. Đến với tiểu thuyết của Lê Lựu ta bắt gặp nhiều loại giọng điệu khác nhau nhưng nổi bật chính là: giọng điệu xót xa, thương cảm và giọng điệu khắc khoải, da diết đầy trải nghiệm. Những yếu tố đó hòa quyện, pha trộn tạo nên sức hấp dẫn riêng trong tiểu thuyết của ông thời kì sau 1975.
3.2.1 Giọng điệu thương cảm, xót xa
Trong tiểu thuyết Thời xa vắng Lê Lựu đã đi sâu khám phá những số phận đau đớn đầy bi kịch của cuộc sống hôn nhân và gia đình, ông đã sử dụng giọng điệu thương cảm, xót xa để tái hiện lên chiều sâu bên trong số phận nhân vật. Giọng điệu này xuất hiện khá dày đặc trong tác phẩm. Lê Lựu đã dành tình cảm yêu thương và trái tim nhân hậu để cảm thông với số phận những con người bất hạnh có số phận éo le. Mỗi nhân vật hiện lên với những bất hạnh riêng nếu Sài yếu thế, Tuyết cô đơn, bất hạnh, Hương yêu hết mình
nhưng thất bại thì Châu ghê gớm nhưng cũng phải chịu nhiều cay đắng. Ngòi bút của Lê Lựu dường như không thiên vị một ai mà mở rộng cảm thương, san sẻ với tất cả nhân vật của mình.
Tuyết cũng như bao người con gái khác, lấy chồng với mong ước có một gia đình hạnh phúc nhưng lại bị Sài coi thường, khinh rẻ. Tuyết chính là điển hình cho người phụ nữ thôn quê chịu nhiều bất hạnh, cay đắng. Điểm nhìn bên trong đã giúp nhà văn hiểu thấu nỗi khát khao và cô đơn của một cô gái mười bảy tuổi: “Cái tuổi dậy thì của người con gái mỗi ngày như trông thấy cái cơ thể đồi dào sức lực của mình cứ mát mẻ và êm ái, căng đầy lên, đã khao khát đến cháy khô đôi môi mọng đỏ trước cái nhìn đăm đắm của con trai, đã thấy phập phồng mỗi đêm nghe tiếng chồng chậy về” [10, 44]. Lê Lựu thấu hiểu, quan tâm và cảm thông cho số phận của người phụ nữ cả đời không được chồngyêu thương, sống cuộc sống tủi nhục, cam chịu như cái bóng lặng lẽ, lầm lũi hết ngày này qua ngày khác. Sau này có con với Sài, nhưng dường như Sài chỉ biết đến con mà quên mất đi sự tồn tại của người phụ nữ đã sinh ra đứa con ấy. Sự mất mát dang dở cứ gắn chặt với cuộc đời Tuyết. Nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để cảm thông cho số phận người phụ nữ bất hạnh này.
Rõ ràng chính xã hội đã tạo nên một Giang Minh Sài yếu thế, không có chứng kiến, không dám sống với chính bản thân mình. Mười tuổi đầu nhưng Sài đã phải sống một cuộc sống đầy giả dối và ép buộc, phải sống vừa lòng mọi người, làm đẹp vì mọi người,lấy vợ nhưng không hề có tình cảm với vợ, yêu mà không dám đến với người mình yêu. Trước những đau khổ, dằn vặt, nhà văn không kìm được cảm xúc xót xa đối với nhân vật mà đành phải thốt lên “thật khốn khổ thay”. Đất nước hòa bình, tưởng rằng Sài sẽ cùng với Hương xây dựng hạnh phúc gia đình nhưng anh lại vướng vào cuộc hôn nhân thứ hai với Châu- song bi kịch ở chỗ Sài không được là chính mình. Mỗi ngày
anh đều đầu tắp mặt tối từ bốn giờ sáng để nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, cho con ăn…và nhiều thứ việc khác nữa. Chính cái khoảng thời gian sống cùng với Châu ấy khiến anh trở nên thay đổi: “Sài già đi đến hơn chục tuổi, nhom nhem và bê tha như anh đạp xích lô trực đêm trước cửa ga” [10, 310]. Anh không có thời gian dành cho bản thân, không có thời gian quan tâm đến bạn bè, những người đhã cưu mang, giúp đỡ mình. Anh trở thành con người âm thầm, lặng lẽ với bao nhiêu giằng xé, day dứt: “hàng tiếng đồng hồ đứng lặng như chết, chỉ có hai làn môi động đậy run run và khuôn mặt như méo mó hẳn đi”. Cuộc đời Sài là cả một chuỗi ngày bi kịch, bỏ vợ, cuộc hôn nhân thứ hai tan vỡ, Sài nhận quyền nuôi con nhưng cuối cùng anh đau đớn nhận ra đứa con anh vẫn yêu thương, chăm sóc ấy lại không phải con của mình mà là kết quả những ngày tháng yêu đương tự do của Châu. Thật trớ trêu, ngay cả tình yêu với Hương, Sài cũng không đủ dũng cảm để dành lấy gần hai chục năm theo đuổi một mối tình tuyệt vọng với anh. Cũng gần hai mươi năm sống trong tình cảm khắc khoải. Hướng ngòi bút của mình đến những số phận bất hạnh nhà văn không chỉ lên án mà còn bày tỏ niềm cảm thông, xót xa, trân trọng những khát vọng hạnh phúc cá nhân của con người. Giọng điệu cảm thương, xót xa đã giúp Lê Lựu viết lên những trang văn đầy ý nghĩa và mang giá trị nhân đạo cao.
3.2.2 Giọng điệu khắc khoải, da diết
Trong tiểu thuyết của Lê Lựu nhân vật hiện lên đầy tâm sự: Sài khát khao, lẩn tránh, Tuyết luôn chờ đợi và hy vọng, Hương luôn ngóng trông. Giọng điệu khắc khoải, da diết đã giúp nhà văn thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật. Tác giả đã dựa vào giác quan để bày tỏ những tình cảm của mình với nhân vật: đó là nỗi niềm tha thiết yêu thương của Hương, là ước mơ cháy bỏng của Sài.