Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

======


TRƯƠNG THỊ DUYÊN


VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.


HÀ NỘI, 2018

Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

======


TRƯƠNG THỊ DUYÊN


VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƯƠNG HÀ


HÀ NỘI, 2018

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS. Nguyễn Phương Hà đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt khóa luận.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên


Trương Thị Duyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, khóa luận với đề tài Vấn đề hôn nhângia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu được hoàn thành dưới sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Phương Hà cũng như các thầy, cô trong Tổ văn học Việt Nam.

Khóa luận của tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã từng công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên


Trương Thị Duyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu 3

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

6. Phương pháp nghiên cứu 4

7. Cấu trúc khóa luận 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI 5

1.1 Khái quát về vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 5

1.1.1 Thời kì trước 1975 5

1.1.2 Thời kì sau 1975 6

1.2 Tác giả Lê Lựu 7

1.2.1 Cuộc đời 8

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 8

1.2.3 Vị trí tiểu thuyết Thời xa vắng trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 10

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU 12

2.1 Vấn đề hôn nhân 12

2.1.1 Sự đổ vỡ, mất mát trong hôn nhân 12

2.1.2 Sự vênh lệch, khập khiễng trong hôn nhân 16

2.2 Vấn đề gia đình 18

2.2.1. Gia đình với những hệ lụy, tàn dư xã hội phong kiến 19

2.2.2 Gia đình với những khao khát hạnh phúc đích thực 21

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU 25

3.1 Ngôn ngữ 26

3.1.1 Ngôn ngữ đối thoại 26

3.1.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 29

3.2 Giọng điệu 32

3.2.1 Giọng điệu thương cảm, xót xa 32

3.2.2 Giọng điệu khắc khoải, da diết 34

3.3 Không gian, thời gian nghệ thuật 36

3.3.1 Không gian nghệ thuật 36

3.3.2 Thời gian nghệ thuật 39

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lí do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Nền văn học Việt Nam phát triển qua từng thời kì, mỗi giai đoạn mang những đặc trưng riêng. Hòa vào công cuộc đổi mới xây dựng xã hội chủ nghĩa, văn học có sự thay đổi về đề tài, chủ đề, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật... Tiêu biểu cho công cuộc đổi mới ấy phải kể đến hàng loạt các tác phẩm tiêu biểu như: Dấu chân người lính, Miền cháy (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)…Đặc biệt, với thành công và để lại nhiều dấu ấn trong văn học giai đoạn này, chúng ta không thể không nhắc đến tác giả Lê Lựu với hàng loạt các tiểu thuyết như: Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Hai nhà (2000), Sóng ở đáy sông (2010)…đã tạo nên chỗ đứng và vị thế của nhà văn Lê Lựu trong nền văn học Việt Nam sau 1975.

Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, ông đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình với độc giả và cả những nhà phê bình nghiên cứu văn học. Lê Lựu được coi là “người lính xung kích” trong trận đánh mở đường ngoạn mục đổi mới văn chương đương đại Việt Nam (Bùi Việt Thắng). Ngòi bút của Lê Lựu hướng đến số phận, vấn đề hôn nhân và gia đình, hạnh phúc của con người từ đó thấy được những đau khổ, mất mát mà nhân vật phải gánh chịu.

Nếu coi gia đình là yếu tố cơ bản của mọi hình thái xã hội, thì hôn nhân, gia đình là vấn đề thiết yếu trong văn học. Vấn đề hôn nhân, gia đình trong văn học đã sớm được giới nghiên cứu phê bình quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình mang cái nhìn bao quát về vấn đề này. Nhận thức được tầm quan trọng và sức hấp dẫn của các tác phẩm đó, chúng tôi quết định lựa chọn đề tài: Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu

thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu để hiểu rõ hơn về những mặt trái, những mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống hôn nhân, gia đình. Qua đó khẳng định tài năng và vị trí của Lê Lựu trong dòng chảy văn học Việt Nam sau 1975.

2. Lịch sử vấn đề

Nằm trong xu hướng vận động và phát triển của thể loại, tiểu thuyết Thời xa vắng ra đời đã tạo nên một tiếng vang lớn với công chúng. Tác phẩm được khẳng định và đánh giá trên nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật. Vì thế có không ít độc giả, nhà nghiên cứu quan tâm đến.

Tìm hiểu về giá trị nghệ thuật tác giả Đinh Quang Tốn trong công trình Lê Lựu tạp văn nhận xét: “Văn Lê Lựu có giọng điệu riêng, có duyên riêng, không rành rẽ, không mạch lạc, nó có một chất nhựa gì đấy bên trong”. Ông cho rằng: “Nếu trong tổng số sáu trăm hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu thì Lê Lựu là một trong số sáu mươi nhà văn ấy” [16].

Đánh giá về sức hấp dẫn trong sáng tác của Lê Lựu, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Lê Lựu biết cuốn hút người đọc bằng một thứ văn đọc không nhạt. Ngay ở những chuyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đó…nghĩa là đọc anh không bị lỗ trắng. Cũng bởi Lê Lựu không chấp nhận sự nhạt nhẽo, tầm thường. Ở bất kì tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ Lê Lựu cũng có vấn đề gì đấy gửi gắm” [6, 669].

Gần đây, trong một số luận văn thạc sĩ đã tìm hiểu về tiểu thuyết Thời xa vắng nói riêng và vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thu Hà với tên gọi: Bi kịch tình yêu và hôn nhân trong tiểu thuyết Lê Lựu (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu bi kịch tình yêu hôn nhân ở các khía cạnh: Bi kịch yêu nhầm, bi kịch tình yêu thực dụng, toan tính, bi kịch hôn nhân không có tình yêu, bi kịch hôn nhân “cọc cạch” để làm nổi bật lên những bất hạnh mà con người phải gánh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2024