phải quay cuồng trong cuộc sống thường ngày. Cuộc hôn nhân đó nhanh chóng đi vào ngõ cụt và tan vỡ bởi sự lệch pha trong tâm hồn hai con người. Sài để hết tài sản cho Châu và nhận nuôi cu Thùy nhưng đau đớn thay cu Thùy lại không phải là con trai của anh. Kết thúc câu chuyện là sự bế tắc của Sài. Anh bỏ công tác ở thành phố trở về quê hương làm chủ nhiệm hợp tác xã.
Qua tiểu thuyếtThời xa vắng Lê Lựu đã tập trung khai thác vấn đề hôn nhân và gia đình, đó là bi kịch hôn nhân, bi kịch gia đình, con người luôn bị cuốn vào vòng bi kịch luẩn quẩn mà họ cố vùng vẫy nhưng không thể thoát ra được.
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG THỂ HIỆN VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT THỜI XA VẮNG CỦA LÊ LỰU
2.1 Vấn đề hôn nhân
Trong các tiểu thuyết của Lê Lựu, nhân vật thường rơi vào những bi kịch hôn nhân: hôn nhân không có tình yêu hạnh phúc, hôn nhân vênh lệch, bi kịch cô đơn của mỗi cá nhân trong gia đình, bi kịch ngoại tình trong hôn nhân… Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu đã khắc họa thành công đề tài này.
2.1.1 Sự đổ vỡ, mất mát trong hôn nhân
Ở phần đầu câu chuyện, tác giả xây dựng nhân vật Sài trong bối cảnh chiến tranh. Là con út của một thầy đồ, sống trong gia đình mang nặng tư tưởng nho giáo phong kiến, từ nhỏ Giang Minh Sài đã phải chịu sức ép của những hủ tục lạc hậu. Do vậy, dù ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, Sài chỉ biết có chơi và học mà đã bị ép lấy vợ, phải chịu nỗi uất ức “tự nhiên có một con bé cứ theo nó kè kè để mách bố, mách mẹ nó, nào những lúc đi đùa nó bôi nhọ hết mặt mũi giả làm Tây đen ở đâu, lặn ngụp xuống cái ao đầy bùn của nhà chú Hà lúc nào…” [10, 6]. Sài ghét Tuyết, anh có suy nghĩ bỏ vợ nhưng ý định này vừa mới lóe lên thì đã bị vùi dập bởi sự áp đặt của người cha: “chưa có khi nào con cái lại trái ý cha mẹ cả” [10, 20]. Chính vì vậy mà Sài phải dằn lòng sống theo ý muốn của gia đình, dòng họ. Tuy sống cùng nhà với Tuyết nhưng anh tìm đủ mọi cách để lẩn tránh, để chống đối: không ngủ chung giường, không ăn cùng mâm, không chấm cùng bát…Dù Tuyết được người ta khen là khỏe mạnh, chắc chắn, làm ăn đâu ra đấy nhưng trong mắt của Sài thì cô vẫn hiện lên là một con người thô kệch, ngu dốt: “Sài nghĩ bụng có khác gì cái chĩnh đựng đỗ giống, người ngợm, mỗi khi chạy trông cứ như lăn. Người ngoài bình phẩm hiếm thấy người hiền lành như cô Tuyết, Sài
cho đấy là loại người ngu, cả ngày không mở mồm nói nổi một câu” [10, 47]. Sài chính là nạn nhân của tục tảo hôn- một hủ tục lạc hậu của xã hội trước kia đã đẩy nhiều cuộc đời vào bất hạnh.
Ngược lại ở cuộc hôn nhân này, Tuyết là người con gái thôn quê hiền lành, chân chất được ông đồ Khang cưới hỏi đàng hoàng. Bị gả chồng do sự áp đặt gia đình, Tuyết chưa bao giờ được đón nhận tình yêu thương từ chồng. Lấy nhau từ khi mười ba tuổi nhưng chưa bao giờ Sài coi cô là vợ, chính điều này càng nhen nhóm khát vọng được yêu thương của cô. Khát vọng ấy cứ theo thời gian mà lớn dần, lúc mới đầu khi Sài mười tuổi tình yêu ấy chỉ là giúp Sài quét sân, quét ngõ, giã ngô để anh có thời gian học. Thời gian trôi, tình yêu cũng lớn dần lên, cô thèm một cái nhìn từ chồng, thèm sự quan tâm, thậm chí những câu chửi mắng của Sài cho bớt đơn độc. Lê Lựu đã thấu hiểu và cảm thông với những khao khát của Tuyết: “Tuyết lúc nào cũng thấy hao háo thèm thuồng, thèm cả từ câu quát mắng, thèm một quả đấm, một cái tát…Những cái đấy là tục tằn, thô lỗ vẫn là được tiếng là cô có chồng, chồng đánh, chồng chửi chồng giận hờn, hắt nhủi…” [10, 169]. Điểm nhìn bên trong đã giúp Lê Lựu hiểu được những bất hạnh của Tuyết, một người con gái mới lớn khao khát tình yêu, một người phụ nữ cả đời không được chồng nhòm ngó: “Cái tuổi dậy thì của người con gái mỗi ngày như trông thấy cái cơ thể dồi dào sức lực của mình cứ mát mẻ và êm ái căng đầy lên, đã thấy khao khát cháy khô đôi môi mọng đỏ trước cái nhìn đăm đắm của bọn con trai, đã thấy phập phồng mỗi đêm nghe tiếng chồng chạy về” [10, 44]. Phải chăng, trong cuộc hôn nhân này, cả Sài và Tuyết đều là những người đáng thương. Tuyết muốn chăm sóc chồng, muốn đòi hỏi bất cứ điều gì từ chồng, đó là lẽ hoàn toàn bình thường. Cắn răng chịu đựng với mọi việc nhà chồng để đổi lấy duy nhất một lần ơn huệ là có được đứa con với Sài, dù biết rằng đó không phải là kết quả của tình yêu nhưng cô đã sung sướng vồ vập lấy cái hạnh phúc ấy.
Tuyết sống trong sự chờ đợi, trông ngóng hi vọng đứa con sẽ là cầu nối tình thương xây dựng tổ ấm gia đình, nhưng niềm khao khát ấy quá xa vời khiến cô không thể nào nắm bắt được. Có thể thấy cuộc hôn nhân của Sài và Tuyết không được xây dựng dựa trên cơ sở tình yêu đích thực của hai người mà xây dựng dựa trên sự sắp đặt của cha mẹ nên nhanh chóng đi vào ngõ cụt để rồi dẫn đến đổ vỡ, mất mát. Lê Lựu đã đi đâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật để thấu hiểu, cảm thông cho số phận của nhân vật.
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 1
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 2
- Gia Đình Với Những Hệ Lụy, Tàn Dư Xã Hội Phong Kiến
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 5
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 6
- Vấn đề hôn nhân và gia đình trong tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu - 7
Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.
Chia tay với Tuyết, Sài tự do làm chủ chính mình, ngỡ rằng nỗi đau sẽ qua đi hạnh phúc sẽ đến với anh nhưng Sài lại tiếp tục rơi vào bi kịch đổ vỡ. Ngay từ lần đầu gặp Châu- một cô gái Hà Thành xinh đẹp, có học vấn anh đã đắm chìm trong tình yêu mặc sức trước sự can ngăn của mọi người: “Bất chấp sự gièm pha can ngăn của Hương và những người thân, Sài quyết chí yêu Châu” [10, 250] mà không hề hay biết đó là cô gái khôn ngoan, sắc sảo. Cô yêu và cưới anh không phải vì một tình yêu đích thực, chân chính mà Châu lấy anh như một tấm bệ đỡ cho bản thân mình.
Những ngày tháng chung sống với Châu, Sài trở thành một con rô bốt, một cái máy đã được lập trình sẵn. Mỗi ngày anh đều đầu tắp mặt tối từ bốn giờ sáng để nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, cho con ăn và nhiều thứ việc khác nữa. Ở cuộc hôn nhân với Châu, Sài là người được lựa chọn sống theo ý mình, nhưng cách sống của anh vẫn là hệ quả của những ngày tháng sống áp đặt theo suy nghĩ của người khác. Sài tự do, được sống là chính mình và được lựa chọn hạnh phúc cho chính bản thân mình nhưng đây lại là căn nguyên của sai lầm thứ hai dẫn đến bi kịch cho Sài. Sài lấy một người không thuộc về thế giới của anh mà chỉ mượn anh để che đậy lối sống lăng loàn của mình, để hợp thức hóa đứa con trong bụng cô. Đứa con ấy chính là hậu quả của những ngày tháng yêu đương tự do của Châu. Sự khôn ngoan, lọc lõi của Châu đã khiến cho Sài nhanh chóng bị sập bẫy, đổ gục mà anh cứ nghĩ trời ban cho anh diễm
phúc “anh thấy như đang bơi mênh mang trong hạnh phúc, trong niềm sung sướng đến ngạt thở” [10, 251]. Sài yêu vợ thương con nhưng lại quá nhẫn nhịn, nhu nhược trái ngược hoàn toàn với bản tính của Châu. Cô sống ích kỉ, coi thường, khinh rẻ người khác, nhanh chóng lấn lướt, áp đặt suy nghĩ của Sài. Chính những lí do đó đã dẫn đến bi kịch đổ vỡ giữa anh và Châu. Sài mơ ước hạnh phúc, chăm lo cho tổ ấm gia đình bao nhiêu thì Châu lại hoàn toàn ngược lại. Tuy sống cùng Sài nhưng cô lại luôn hướng trái tim mình đến tình yêu với Toàn- một anh công nhân điện đẹp trai, biết đánh đàn ghi ta và hát rất hay. Cô ngang nhiên vượt mặt chồng ngoại tình với Toàn. Tuy nhiên, nhìn từ phía của Sài sự nhẫn nhịn ấy một phần anh muốn bảo vệ gia đình, không muốn đổ vỡ, mất mát khổ cho con cái, một phần vì anh đã quen với cuộc sống áp đặt, sống theo ý muốn người khác. Sài đã nhận thấy giữa Châu và anh có quá nhiều điểm trái ngược. Anh cảm thấy chới với, mất phương hướng. Trong bi kịch của cuộc hôn nhân thứ hai, Châu chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đổ vỡ, nhưng nguyên nhân sâu xa lại bắt nguồn từ sự nhu nhược luôn sống áp đặt, sống hộ theo ý người khác của Sài. Có thể dễ dàng nhận thấy cuộc hôn nhân của Sài và Châu có sự tương đồng với cuộc hôn nhân giữa Tâm và Linh Anh trong tiểu thuyết Hai nhà của Lê Lựu. Một người vợ lăng loàn sẵn sàng ngang nhiên ngoại tình khi đã có gia đình. Còn người chồng nhu nhược. Nếu Sài vẫn là người hạnh phúc khi anh còn có con, có làng Hạ Vị để trở về thì Tâm trở về chỉ với hai bàn tay trắng không con cái, không đất đai, tương lai phía trước thì mịt mờ, tăm tối.
Ph. Ăng ghen từng cho rằng “Tình yêu chân chính là tình yêu dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân là điều kiện khởi đầu cho một gia đình”. Có thể hiểu cơ sở của hôn nhân chính là dựa trên tình yêu chân chính. Trong cả hai cuộc hôn nhân, giữa Sài và Tuyết ở phần đầu và Sài với Châu ở phần hai đều không được xây dựng dựa trên tình yêu chân chính ấy, lấy nhau vì cha mẹ sắp đặt,
lấy nhau vì hợp thức hóa đứa con rơi nên dẫn đến đổ vỡ, mất mát là điều tất yếu.
2.1.2 Sự vênh lệch, khập khiễng trong hôn nhân
Ở phần đầu của tiểu thuyết Thời xa vắng, nhân vật Sài bị trói buộc vào cuộc hôn nhân sắp đặt theo ý muốn của gia đình với Tuyết. Cuộc hôn nhân ấy đã đẩy anh rơi vào đau khổ, do vệnh lệch, khập khiễng trong hôn nhân.
Trong cuộc hôn nhân với Tuyết, người đọc dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch về tuổi tác giữa hai con người. Khi lấy vợ Sài chỉ mới hơn mười tuổi còn Tuyết khi ấy hơn Sài ba tuổi: “Nó đã hơn mười tuổi, lại con nhà nghèo nhưng là út, mọi việc đã có các chị dâu làm, khi các anh chị ra ở riêng nó có vợ, dù vợ chỉ lớn hơn ba tuổi, nhưng đã làm được việc nặng nhọc của người lớn” [10, 6]. Cuộc hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ là chuỗi ngày dài những bi, hài kịch và cả những giọt nước mắt khiến người đọc hình dung ra câu ca dao châm biếm của nhân dân ta khi xưa: “Bồng bồng cõng chồng đi chơi/ Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng”. Sài lấy vợ là do sự sắp đặt của gia đình chứ trong lòng anh chưa có ý định lấy vợ. Khái niệm vợ với Sài chỉ là có người quét sân, quét cái ngõ dài thăm thẳm. Ngoài giờ học Sài chỉ biết chơi bắn trận giả với lũ bạn cùng trang lứa khác. Chính sự chênh lệch về tuổi tác đã đẩy cuộc hôn nhân của hai con người không có tình yêu đi xa hơn, khi mà họ chưa ý thức được thế nào là gia đình, thế nào là cuộc sống hôn nhân vợ chồng.
Giữa Sài và Tuyết không chỉ chênh lệch nhau về tuổi tác mà về trình độ học vấn. Sài là một người thông minh, giỏi giang, luôn xếp thứ hạng nhất nhì của trường, của thôn. Sài còn vinh dự là một trong năm thiếu niên được tuyên dương trong sao tháng Tám. Bên cạnh việc học tập của mình anh còn dạy các bạn làm tính, viết chữ: “Không đêm nào liên đội của Sài không tập trung đi hô khẩu hiệu rồi về sân nhà ông cần học hát, học múa. Sài còn dạy các bạn làm tính, học viết chữ” [10, 42]. Sau này đi vào bộ đội, cũng nhờ sự thông mà
Sài được cử đi học và trở thành cán bộ. Ngoài giờ huấn luyện Sài luôn tự học và đỗ vào đại học xuất sắc. Sau này vì cuộc sống quá bế tắc anh xin ra chiến trường nhưng vì là một cán bộ dạy giỏi nên anh bị giữ lại để tiếp tục dạy. Ngược lại với Sài, Tuyết là người phụ nữ chỉ biết chăm lo, vun vén cho gia đình, không được học hành đầy đủ, thậm chí trong mắt của Sài, Tuyết hiện lên là một con người kém cỏi,nhận thức kém: “Cô học hành bình dân năm năm mới đánh vần sách in, một giờ đọc được một trang, mà vật vã như người vật nhau” [10,107].
Cuộc sống hôn nhân không chỉ vênh lệch với Tuyết về tuổi tác, học vấn mà ngay cảcuộc hôn nhân sau này với Châu, giữa Sài và cô còn có sự vênh lệch trong đời sống tâm hồn. Châu là một phụ nữ sắc sảo, khôn ngoan, lọc lõi bao nhiêu thì Sài hiền lành, nhu nhược bấy nhiêu.Sống với Châu, anh luôn rơi vào những ngày tháng mệt mỏi, cay đắng. Lúc nào Sài cũng đầu tắp mặt tối lo cho gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, rửa bát, quét nhà, đỡ đần, giúp đỡ vợ thì Châu lại vô tâm bấy nhiêu. Cô không hề để ý đến cảm xúc của Sài, luôn coi thường, mắng chửi chồng: “Tiên sư cái đồ ngu như lợn. Đến bây giờ còn chết chìm chết ngạt ở đâu” [10, 294]. Châu không muốn cảm thông với những khuyết điểm của Sài. Cô khinh Sài, khinh cả những người thân yêu ruột thịt của Sài bởi cô cho rằng họ là những người quê mùa. Trước mặt tất cả mọi người, cô luôn sắm vai người phụ nữ hết mực lo cho gia đình chiều chồng, thương con, cô còn dạy đứa cháu gái phải nghiêm túc và đặc biệt lên án những người phụ nữ lăng loàn. Nhưng đằng sau cái bản chất tốt đẹp ấy chính là một bộ đạo đức giả, giả tạo. Dường như Châu chưa thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, với một người chồng hết lòng lo cho gia đình như Sài. Sài luôn cố gắng phá bỏ sự vênh lệch giữa anh và cô nhưng dường như mọi cố gắng của anh chỉ là vô ích. Anh ra sức xây dựng vun đắp còn Châu lại ra sức phá hoại. Cũng là một con người có học vấn giống như Hương, lại sinh gia
trong một gia đình bề thế có chức có quyền chẳng phải lo lắng điều gì nhưng Châu lại có cách ứng xử hoàn toàn trái ngược với Hương. Cô luôn nghĩ đến bản thân mà không hề để ý đến suy nghĩ của người khác. Nếu suốt ngày Sài đều đầu tắp mặt tối lo cho cuộc sống gia đình, lúc nào anh cũng nghĩ đến việc chăm lo cho vợ con nhưng khi anh phải làm việc về muộn thì Châu để phần anh một nồi cơm đóng chóc, một đĩa rau tưởng không về thì đổ cho lợn nó ăn rồi, đó không phải lần đầu Châu đối xử với chồng như vậy mà đã rất nhiều lần.Trong tiểu thuyết Hai nhà, Lê Lựu đã xây dựng nhân vật Linh Anh mang những nét tính cách và hành động có phần giống Châu, Linh Anh cũng là người phụ nữ xinh đẹp, sắc sảo. Cô kịch liệt phản đối Tâm chồng của mình giao tiếp với bà Nhân nhưng cô cũng lợi dụng lòng tin của một người đàn ông thật thà, yêu gia đình để che đậy cái lối sống buông thả, giả dối của mình, Linh Anh ngang nhiên qua mặt chồng ngoại tình với những người đàn ông khác.
Các tác phẩm viết về đề tài hôn nhân và gia đình của Lê Lựu thường kết thúc trong bi kịch. Sự đổ vỡ, mất mát ấy một phần là do sự vênh lệch, khập khiễng giữa người vợ và người chồng trong cuộc sống, mối quan hệ gia đình. Trong tiểu thuyết Thời xa vắng, dưới góc độ hôn nhân, gia đình thì vấn đề tình yêu luôn là cái nhìn đau đáu trong tâm hồn mỗi con người. Cuộc đời Sài là những chuỗi ngày đắng cay. Sau bao mất mát, bi kịch Sài mới đau khổ nhận ra: “ Nửa đời người phải yêu cái người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không có”.
2.2 Vấn đề gia đình
Theo Từ điển triết học: “Gia đình là một hình thức có tính chất lịch sử của đời sống chung loài người giữa nam giới và nữ giới. Trong suốt quá trình lịch sử tất cả những biến đổi diễn ra trong mối quan hệ giữa nam giới và nữ