Quan Điểm Và Phương Hướng Phát Triển Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Liên Bang Nga

145


xuất tập trung cho xuất khẩu. Cơ cấu sản xuất các ngành sản xuất hàng xuất khẩu còn lạc hậu so với nhiều nước khác, mức độ công nghệ hoá còn thấp, công nghệ trong các ngành sản xuất hàng hoá còn ở mức trung bình, thậm chí còn lạc hậu từ một đến hai thế hệ so với các nước đang phát triển khác. Bên cạnh đó, trên 90% các doanh nghiệp có quy mô nhó và vừa, tiềm lực và trình

độ của các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế còn yếu ớt vì thế khó có thể thực hiện được các chiến lược thâm nhập vào thị trường ngoài nước cho các hàng hoá của mình.

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam còn chưa cao, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, trong khi đó cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam lại tương tự như các nước trong khu vực, là những nước cũng

đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào Liên bang Nga, hơn thế nữa hàng hoá của họ có nhiều ưu thế hơn hàng hoá của Việt Nam trong cạnh tranh. Đối với nhóm hàng bình dân, giá rẻ, hàng hoá Việt Nam khó cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc; Đối với nhóm hàng chất lượng cao, hàng hoá Việt Nam lại chưa bằng hàng hoá của các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hiệu quả xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga nói riêng và sang thị trường thế giới nói chung còn thấp.

- Về cơ chế, chính sách, các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam tuy nhiều nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu (cũng như chưa có chính sách riêng cho thị trường Liên bang Nga), có chỗ, có nơi còn chưa thông suốt, chưa nhất quán. Đối với một số lĩnh vực, sự tham gia của Nhà nước còn tương

đối sâu trong khi lẽ ra phải nâng cao vai trò của doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp.

- Về nguồn hàng cho xuất khẩu, nhiều mặt hàng nông sản quan trọng như gạo, cà phê, hạt tiêu… đ; gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu, hoặc do tiềm năng về sản xuất (như gạo), hoặc do thị trường đ; b;o hoà.

146

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


- Về công nghệ chế biến, sản xuất, thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu nên chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường ngoài nước. Các loại giống cây, con trong sản xuất nông nghiệp đang được sử dụng chưa phải là loại tốt nhất, năng suất chưa cao và chất lượng không đồng đều

Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 19

đ; làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản, thuỷ sản.

- Năng lực sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản chưa đáp ứng được trong điều kiện thương mại quốc tế ngày càng

được mở rộng và cạnh tranh hơn.

- Vị trí địa lý cách xa, cùng với hệ thống vận tải, vận chuyển hiện nay chưa phát triển giữa hai nước đ; gây nên những bất lợi đáng kể cho năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam.

- Do những điều kiện thực tế trong thời kỳ đổi mới ở hai nước, các doanh nghiệp của Việt Nam chưa chú trọng nhiều vào thị trường này, mặt khác còn thiếu vắng những chính sách hỗ trợ, định hướng từ phía Nhà nước Việt Nam

đối với các doanh nghiệp trong việc khôi phục và phát triển quan hệ ngoại thương với thị trường đầy tiềm năng này.

* Về phía Liên bang Nga

- Tình hình chính trị, kinh tế, x; hội của Liên bang Nga chưa thực sự ổn

định, môi trường kinh doanh còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro khó lường đối với các nhà kinh doanh. Những rủi ro này có thể do cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, thủ tục hải quan phức tạp và các hoạt động kinh tế ngầm. Trong môi trường như vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên bấp bênh, nhiều doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh của Việt Nam cũng đ; lần lượt rời bỏ thị trường này.

- Liên bang Nga là một thị trường mở, tương đối thông thoáng, nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng cả về số lượng, chủng loại và chất lượng, vì vậy hàng hoá của Việt Nam có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong đó, nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như Trung Quốc, các nước Tây Âu, Thổ Nhĩ Kỳ là những nước có nhiều thuận lợi hơn vì có vị trí địa lý liền kề với Liên bang Nga.

147


- Còn tồn tại nhiều khó khăn trong thanh toán: hầu hết các doanh nghiệp của Liên bang Nga đều khó khăn về vốn, thiếu ngoại tệ, nên bán hàng trả chậm vào Nga đ; trở thành thông lệ. Muốn bán được khối lượng hàng hóa lớn vào thị trường phải chấp nhận phương thức bán trả chậm, điều rất khó khăn

đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn đang nhỏ yếu cả về vốn và quy mô cũng như chưa được yểm trợ hữu hiệu của Nhà nước.

- Bên cạnh các biện pháp thuế quan, chính quyền Liên bang Nga tăng cường áp dụng các biện pháp phi quan thuế, các tiêu chuẩn kỹ thuật thương mại, như các vấn đề về kiểm dịch đối với hàng hoá là động, thực vật; hay các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe.

- Từ sau khi Liên Xô tan r;, Liên bang Nga chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cải cách dân chủ theo mô hình các nước phương Tây. Liên bang Nga thực hiện chiến lược đối ngoại nhằm hai mục tiêu cơ bản:

Thứ nhất là tạo các điều kiện bên ngoài thuận lợi để có thể hỗ trợ về mặt chính trị và vật chất cho công cuộc cải cách trong nước;

Thứ hai là bảo đảm cho Liên bang Nga giữ được vị trí nhất định trên trường quốc tế, trước hết là ở các khu vực, lĩnh vực chiến lược quan trọng nhất. Đến nay Liên bang Nga đ; và đang từng bước khôi phục sức mạnh, vị thế cường quốc trong một thế giới đa cực.

Trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại Liên bang Nga luôn có những điều chỉnh theo hướng có ưu tiên, vừa đa dạng hoá vừa linh hoạt, thực dụng phù hợp với những thay đổi của tình hình trong nước và cục diện quốc tế, nhưng phương hướng chung của chiến lược này là không thay đổi. Liên bang Nga đ; chú ý tới chiến lược cân bằng Đông - Tây, nhưng ưu tiên hơn trong phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước phương Tây và những nền kinh tế phát triển, trong khi đó, chiến lược phát triển hợp tác với khu vực Châu ¸ - Thái Bình Dương chủ yếu là với các nước Đông Bắc ¸, các nước

Đông Nam ¸ còn ít được chú ý. Hơn nữa, mặc dù là quốc gia ¸ - Âu với 2/3 l;nh

148


thổ thuộc Châu ¸, nhưng tiềm năng kinh tế khoa học kỹ thuật của Liên bang Nga lại nằm ở phần Châu Âu, do vậy mối quan tâm đến Việt Nam của Liên bang Nga còn ở mức hạn chế. Liên bang Nga chưa thực sự coi trọng phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam

Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển quan hệ thương mại hai nước, còn có những nhân tố có ảnh hưởng quyết định khác đến sự phát triển của mối quan hệ này như: Những nhân tố mang tính toàn cầu, như sự phát triển mạnh các định chế toàn cầu (WTO, IMF, WB, Liên hiệp quốc…) và các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia; Những nhân tố mang tính khu vực, đó là sự ra đời và phát triển của các tổ chức khu vực như EU, NAFTA, AFTA, APEC… ; Những nhân tố mang tính quốc gia, đó là những nhân tố thuộc về nền kinh tế mỗi nước, như điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, địa lý, trình độ phát triển khoa học, công nghệ, cơ chế quản lý kinh tế và chính sách kinh tế mỗi quốc gia đang theo đuổi, cùng các điều kiện văn hóa, x; hội, chính trị, truyền thống dân tộc..., vị thế địa - kinh tế, địa - chính trị, địa - chiến lược của mỗi quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Giữa Việt Nam và Liên bang Nga có nhiều mặt có thể bổ sung cho nhau, đều có tiềm năng và nhu cầu hợp tác phát triển nhiều mặt. Bên cạnh đó, mong muốn chung của hai Nhà nước là tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước để phát huy hết tiềm năng sẵn có, đưa sự hợp tác kinh tế - thương mại ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn nữa.

3.2. Quan điểm và phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga

Mở cửa nền kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại là một quá trình đấu tranh

tư duy và nhận thức lâu dài, trong điều kiện và hoàn cảnh của nước ta Đảng ta

đ; đặc biệt coi trọng vai trò của kinh tế đối ngoại, nhất là của hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đ; đề ra

đường lối đổi mới toàn diện, xác định 3 chương trình kinh tế lớn của cả nước

149


là lương thực, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là yếu tố có ý nghĩa quyết định thực hiện thành công hai chương trình còn lại và các hoạt động kinh tế khác.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục đề ra nhiệm vụ về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trong hoàn cảnh mới, trong

đó chỉ rõ:

Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta .... Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Từng bước hiện đại hoá phương thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thương mại thế giới. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế 13.tr198-200.

Cụ thể đối với hoạt động xuất - nhập khẩu là: Nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất - nhập khẩu; mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh doanh; hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới.

Việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ là hai việc lớn về kinh tế hiện nay. Cùng với với việc đẩy mạnh quan hệ với các đối tác hiện có

150


cũng như tìm kiếm những đối tác mới, thì việc khôi phục và phát triển với các

đối tác truyền thống là công việc có ý nghĩa quan trọng. Trong các đối tác truyền thống đó, thì Liên bang Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, bởi Liên bang Nga nói riêng và Liên Xô trước đây nói chung có quan hệ với Việt Nam từ nhiều thập kỷ trước, đó là nơi đầu tư, viện trợ lớn nhất cho Việt Nam, đồng thời đó cũng là thị trường lớn nhất trong quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam. Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga là nơi đ; đào tạo nhiều nhà khoa học, hàng vạn công nhân kỹ thuật, kỹ sư cho Việt Nam.

Quan điểm phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga

Để phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời kỳ mới khi Việt Nam là thành viên của WTO và Liên bang Nga cũng sớm trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, những quan điểm cần tuân thủ (theo quan điểm của luận án) là:

- Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga cần tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ truyền thống giữa hai quốc gia

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây chỉ dừng lại ở cấp Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất và giao, nhận theo kế hoạch; không có sự gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi, đàm phán về nhu cầu, yêu cầu đòi hỏi của mỗi bên cũng như không có các hoạt động nghiên cứu thị trường và hiểu biết đích thực về thị trường. Giữa hai nước không có quan hệ đối tác ở tầm doanh nghiệp. Khả năng cung ứng và nhu cầu tiêu dùng không được phản ánh đúng. Vì thế, khi Liên Xô tan r;, Việt Nam phải bắt đầu xây dựng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga từ ở mức khởi đầu rất thấp, coi Liên bang Nga như một thị trường mới. Các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước nhằm trở lại thị trường Liên bang Nga cũng là những chính sách áp dụng đối với thị trường mới.

151


Tiếp tục phát triển quan hệ thương mại trong điều kiện hiện nay, trên cơ sở kế thừa, củng cố mối quan hệ thương mại đ; từng có giữa Việt Nam - Liên bang Nga, sẽ là một trong những mục tiêu phát triển quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Ngày nay, cơ chế vận hành của hai nền kinh tế đ; có nhiều thay đổi và đổi mới, thị trường của hai nước cũng thay đổi theo, cách thức buôn bán trao đổi hàng hoá do vậy cũng có nhiều chuyển biến. Vì vậy, đòi hỏi Việt Nam phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, có những điều chỉnh thích hợp và có những giải pháp đúng đắn để khôi phục và mở rộng quan hệ thương mại với thị trường này.

Liên bang Nga là thị trường trọng điểm có tiềm năng lớn và lợi ích lâu dài đối với Việt Nam. Chúng ta cần phấn đấu để cùng với phía bạn nâng tầm quan hệ để trong thời gian không xa có thể ký kết được Hiệp định thương mại tự do song phương.

- Thông qua quan hệ thương mại tranh thủ nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa của Liên bang Nga mang tính vượt trội về khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, quân sự, thủy điện, chế tạo cơ khí.

- Phát triển quan hệ thương mại bảo đảm nguyên tắc đôi bên cùng có lợi,

đáp ứng tối đa nhu cầu về chủng loại và khối lượng hàng hóa của mỗi nước theo khả năng của mình.

Trong hoạt động ngoại thương, về phương diện nhập khẩu, thị trường Liên bang Nga vẫn là thị trường quan trọng đối với Việt Nam, vì Việt Nam vẫn cần nhập khẩu từ Liên bang Nga nhiều mặt hàng có ý nghĩa chiến lược như nguyên nhiên vật liệu (xăng dầu, phân bón, sắt thép…), hoá chất, máy móc, thiết bị giao thông vận tải, các thiết bị cho các công trình thủy lợi, dầu khí… kể cả các loại hàng hoá đặc biệt phục vụ cho an ninh quốc phòng. Các loại hàng hoá này phù hợp với trình độ tiếp nhận và khả năng thanh toán của Việt Nam trong hiện tại và cả trong thời gian tới. Vì vậy, nhập khẩu những loại hàng hoá trên từ Liên bang Nga sẽ có lợi cho kinh tế Việt Nam.

152


Về phương diện xuất khẩu, Liên bang Nga là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam vì: Đây là thị trường giàu tiềm năng với khoảng 150 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người cao, sức mua đang tăng; Thị trường vẫn có nhu cầu về một số hàng hoá Việt Nam có lợi thế so sánh và có khả năng cung cấp như: các mặt hàng nông sản (chè, cà phê, cao su…), thủy sản, rau quả tươi và chế biến, thịt và sản phẩm thịt, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ…

- Phấn đấu cân bằng cán cân thương mại, khắc phục có hiệu quả tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong nhiều năm vừa qua.

- Khắc phục những khó khăn, trở ngại, nâng cao hiệu quả trao đổi ngoại thương của Việt Nam với Liên bang Nga.

Một trong những khó khăn lớn nhất cho hoạt động thương mại giữa hai nước là vấn đề vận tải hàng hóa: khoảng cách giữa hai thị trường xa xôi, chi phí vận tải cao. Liên bang Nga lại trải dài trên nhiều kinh độ, múi giờ, phần l;nh thổ nằm ở châu Âu (phía Tây) và phần l;nh thổ ở Viễn Đông của Liên bang Nga ở cách xa nhau, nên việc cung ứng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào hai khu vực này có nhiều đòi hỏi khác biệt.

Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga đến năm 2010 định hướng đến năm 2020

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang còn ở điểm xuất phát rất thấp. Xét về cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu xuất nhập khẩu… thì nước ta còn đang ở những bước đi đầu tiên trên con đường công nghiệp hoá. Tuy nhiên, trong nền kinh tế cũng đ; xuất hiện những điều kiện để chuyển mạnh sang giai đoạn thứ hai, đó là: lực lượng lao động dồi dào với trình độ giáo dục phổ thông đủ khả năng tiếp thu các kỹ thuật sản xuất công nghiệp không quá phức tạp; Các ngành công nghiệp, dịch vụ yểm trợ và cơ sở hạ tầng đ; được phát triển một bước… Từ đó có thể thấy rằng cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian trước mắt sẽ phải là sự kết hợp giữa các ngành khai thác lợi thế tự nhiên, chủ yếu là nông nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhân công, công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023