HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HUỲNH VĂN TÁNH
VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: CNDVBC & CNDVLS
HÀ NỘI - 2021
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HUỲNH VĂN TÁNH
VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 9229002
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Trọng Hoài
2. TS. Lê Ngọc Triết
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Huỳnh Văn Tánh
MỤC LỤC
Trang | |
PHẦN MỞ ĐẦU | 1 |
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN | 6 |
1.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long | 6 |
1.2. Khái lượt các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án của nghiên cứu sinh tiếp tục giải quyết | 24 |
Chương 2: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY– MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN | 27 |
2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành du lịch ở Việc Nam hiện nay | 27 |
2.2. Quan niệm và bản chất của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay | 38 |
2.3. Yêu cầu và những nhân tố ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở việt nam hiện nay | 49 |
Chương 3: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA | 62 |
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa và nguồn nhân lực ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long | 62 |
3.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay | 72 |
3.3. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay | 103 |
Chương 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY | 112 |
4.1. Một số quan điểm trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay | 112 |
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay | 120 |
KẾT LUẬN | 144 |
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ | 146 |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 147 |
PHỤ LỤC | 159 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Kinh Nghiệm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phương Hướng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Ở Đồng Bằng Sông Cửu
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
1.ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 2 CĐ : Cao đẳng
3. ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
4. ĐH : Đại học
5. ĐVT : Đơn vị tính
6. KHXH : Khoa học xã hội
7. Nxb : Nhà xuất bản
8. TC : Trung cấp
9. TP : Thành phố
10. UBND : Ủy ban nhân dân
11. UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang | ||
Bảng 3.1 : | Diện tích, dân số và mật độ dân số các địa phương ĐBSCL năm 2019 | 63-64 |
Bảng 3.2 : | Thống kê lượt khách du lịch nội địa và quốc tế đến ĐBSCL năm 2016 – 2019 | 66 |
Bảng 3.3 : | Thống kê doanh thu du lịch ĐBSCL năm 2016 – 2020 | 67 |
Bảng 3.4 : | Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo địa phương năm 2019 | 70 |
Bảng 3.5 : | Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật theo vùng kinh tế - xã hội năm 2019 | 71 |
Trang | ||
Hình 3.1 : | Mức độ hài lòng của người học đối với đội ngũ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL | |
74 | ||
Hình 3.2 : | Cơ cấu lý do học viên, sinh viên lựa chọn ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL | |
75 | ||
Hình 3.3 : | Cơ cấu mức độ hài lòng của giáo viên, giảng viên về khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên, sinh viên tại các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL | |
94 | ||
Hình 3.4 : | Các hình thức liên kết doanh nghiệp tại các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL | |
98 | ||
Hình 3.5 : | Cơ cấu mức độ hài lòng của học viên, sinh viên về cơ sở vật chất kỹ thuật ại các cơ sở đào tạo du lịch ở ĐBSCL | |
100 |
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát điểm của đổi mới là gì, nếu không phải là từ con người, bởi vì không có sự đổi mới xã hội nào nếu không có sự đổi mới từ con người. Vì thế trong công cuộc đổi mới hiện nay phải phá bỏ những lực cản trong xã hội và trong chính bản thân con người và phát huy nguồn lực con người. Ngày nay xây dựng chủ nghĩa xã hội có thực hiện được hay không điều đó tùy thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng và ý thức hoạt động tự giác của nhân dân lao động. Tại Đại hội lần thứ XII, một là nữa Đảng ta khẳng định: “Đẩy mạnh toàn diện đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [28, tr. 76]. Ở đây, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong ba đột phá chiến lược, Đảng ta nhận định phải phát triển nhanh nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đào tạo quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.
Đối với ngành du lịch là ngành có vị trí quan trọng đóng góp vào ba trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn và ngàycàng phát triển vực bậc cả về chiều rộng và chiều sâu, cũng như ngày càng được đầu tư trên phương diện hoạt động lí luận và thực tiễn ở các cấp, từ trung ương đến các vùng miền, địa phương. Ở đây, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch là yêu cầu tiên quyết cho mọi bước hoạt động và tăng trưởng của ngành.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành du lịch cũng nhanh chóng phát triển và có nhiều chuyển biến. Trong đó yêu cầu về đội ngũ nhân lực có kiến thức, giỏi kỹ năng nghiệp vụ là vấn đề cấp thiết đối