Với toàn bộ kết quả nghiên cứu sự hình thành con người, sự luận giải về di truyền và hình thành tính cách, về cấu tạo tâm lý từ ý thức, ngôn ngữ và đời sống hiện thực, về phân công lao động và hình thành ý thức bản ngã, ý thức về cái tôi, về sự hình thành nhân cách trong các điều kiện xã hội, v.v.. (như đã phân tích ở 3.1.), Trần Đức Thảo đã chứng minh những yếu tố căn bản tạo nên bản chất con người là tất cả những cái mà bất cứ cá nhân nào, một khi đã là con người thì đều chứa đựng chúng. Điều đó có nghĩa là, Trần Đức Thảo đã luận giải một cách logic quan điểm của C.Mác - con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, một thực thể phát triển cao nhất của giới tự nhiên.
Trần Đức Thảo cho rằng, con người với tất cả những phẩm chất đặc trưng được hình thành một cách khách quan của tự nhiên – xã hội, đó chính là cái chất thuần khiết con người – con người chung (với tư cách loài), nó có phẩm chất và năng lực cao hơn hẳn muôn loài khác trong giới tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên - xã hội đặc biệt mà các loài khác trong giới tự nhiên không có. Cho nên, nói đến bản chất con người, theo ông, là phải nói đến cái đặc biệt đó - cái riêng, cái đặc thù chỉ có ở chủng loại người, đồng thời nó là cái gốc có tính loài của con người.
Tất nhiên, với tính cách là thực thể tự nhiên - xã hội, con người được sinh ra và tồn tại trong môi trường và điều kiện tự nhiên - xã hội, cho nên bao giờ nó cũng chịu sự quy định, tác động và chi phối bởi các yếu tố của tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, đây là xã hội nguyên thủy với tư cách là các quan hệ sống và hoạt động sơ khai, nguyên thủy, đúng với nghĩa là môi trường và điều kiện thuần khiết của quá trình phát triển con người. Còn khi con người ở trong điều kiện xã hội không còn đúng với những đòi hỏi tự nhiên của nó, thì lúc đó, con người sẽ sớm hay muộn bị biến đổi, khác với bản chất vốn có của nó. Lúc này, con người vừa tồn tại với các phẩm chất người vốn có, vừa tồn tại với các yếu tố khác với bản chất con người: Nó vừa sống với bản chất người của mình, vừa với các yếu tố phi nhân cách - “bất nhân” [Xem 118, tr.70-72].
Với quan điểm đó, để xác định bản chất con người, Trần Đức Thảo đã đi đến xác định hai khái niệm cơ bản, đó là con người nói chung (theo nghĩa con người trừu tượng) và con người cụ thể (tạo nên loài người trong xã hội). Trần Đức Thảo cho rằng, khái niệm con người có nghĩa chung và nghĩa cụ thể - có con người với tư cách loài và con người cá nhân cụ thể. Con người chung với tư cách loài là: 1. Động vật hai chân; 2. Sản xuất ra các phương tiện sinh hoạt của mình; 3. Biết nói và nghĩ trong xã hội. Theo ông, con người chung, trừu tượng với tư cách loài đó chỉ tồn tại
ở những con người riêng biệt. Bởi, trong thực tế lịch sử ba triệu năm (của loài người) chỉ tồn tại những con người cụ thể (một trăm tỷ người). Vấn đề con người nói chung, được xác định như là vấn đề về nguồn gốc và sự phát triển của hệ thống ấy với tư cách là tổng thể những con người tạo ra nó trong các mối quan hệ cụ thể của họ, làm sao cho các con người riêng biệt này chỉ tồn tại trong các mối liên hệ cần đến hệ thống chung của họ. Đó là con người nói chung theo nghĩa cụ thể, một hệ thống con người được hình thành trong và thông qua những con người riêng biệt [Xem 110, tr.123].
Như vậy, theo Trần Đức Thảo, con người chung có nghĩa kép: theo nghĩa trừu tượng hay hình thức và theo nghĩa cụ thể hay có hệ thống - nghĩa trừu tượng được đặt ra lúc đầu để mở ra con đường cho các nghiên cứu về hệ thống lịch sử cụ thể [Xem 110, tr.123]. Ông viết:
Khi Luận cương thứ VI về Phoiơbắc tuyên bố rằng “bản chất của con người không phải là một sự trừu tượng gắn liền với cá nhân riêng biệt”, sự phủ định “không phải là” phải hiểu theo nghĩa biện chứng như là sự đòi hỏi việc vượt qua điểm xuất phát trừu tượng. Một sự vượt qua như thế có nghĩa là xem xét bản chất con người một cách cụ thể trong nội dung lịch sử phổ biến của nó - “Bản chất ấy trong thực tế của nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”; - nói cách khác, là tổng thể có hệ thống các mối liên hệ và tương quan xã hội kết nối các cá nhân riêng biệt thành một hệ thống chung, bởi vì “cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung”. Tóm lại, bản chất con người là “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” nằm trong phép biện chứng của các liên hệ và tương quan xã hội của một trăm tỷ người đã kế tiếp nhau từ ba triệu năm nay và được mở ra cho mỗi thế hệ về các triển vọng tương lai của chúng [Xem 110, tr.123-124].
3.3.1.2. Các tầng bản chất con người
Nếu xem xét vô số các hiện tượng của xã hội giai cấp hiện tại và thử thâm nhập vào bản chất của chúng, ta nhìn thấy trước hết bản chất này được xác định bởi cấu trúc của các mối quan hệ và tương quan xã hội tư bản. Tuy nhiên, đây không phải là bản chất đứng ở hàng thứ nhất. Vì nếu đi sâu hơn nữa ta sẽ tìm thấy di sản lắng đọng của các xã hội thời trung đại và cổ đại, mà cấu trúc của nó được biểu hiện thành bản chất đứng ở hàng thứ hai. Và đi sâu thêm, ta sẽ thấy di sản của xã hội nguyên thủy với các mối liên hệ và quan hệ cộng đồng từ nhiều địa phương đến bộ lạc, mà bản chất được coi là bản chất đứng ở hàng thứ ba, được tái tạo ngày nay với
việc hình thành các cấu trúc xã hội - tinh thần của con người cơ bản trong cộng đồng gia đình [Xem 110, tr.126].
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Hình Thành Ngôn Ngữ Với Tư Cách Là “Vỏ Vật Chất” Của Ý Thức
- Lao Động Với Sự Hình Thành Ý Thức “Trí Tuệ, Sáng Tạo”
- Cá Nhân Nhân Cách Và Cá Nhân Lệ Thuộc Vào Điều Kiện Giai Cấp
- Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 14
- Những Thành Công Trong Nghiên Cứu Vấn Đề Con Người Của Trần Đức Thảo
- Bảo Vệ Và Làm Sâu Sắc Thêm Vấn Đề Con Người Trong Triết Học Mác
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Như vậy, chúng ta nhận ra bản chất con người như là tổng hòa các quan hệ xã hội được tạo lập từng nấc từ cội nguồn cho đến thời kỳ hiện tại, trong phép biện chứng của một sự chủ thể hóa dần dần các quan hệ xã hội lịch sử, với sự cấu tạo đi lên của cấu trúc xã hội – tinh thần con người [Xem 110, tr.126].
Tóm lại, “tổng hòa những quan hệ xã hội” xác định nên bản chất con người có ý nghĩa là tổng thể có hệ thống các quan hệ xã hội đã được chủ thể hóa trong cấu trúc tâm lý con người đạt được trong từng giai đoạn từ thời cội nguồn của con người Khéo léo và thời đại đương thời, vẫn còn trong quá trình chủ thể hóa trong sự vận động của các quan hệ giai cấp hiện tại [Xem 110, tr.131]. Đây là bản chất đã được chủ thể hóa và lắng đọng trong tâm lý và các giá trị người, được chuyển giao bằng truyền thống giáo dục (đến trẻ em) tùy theo sự trưởng thành của não của chúng.
Cái bản chất như thế được tiếp tục trong xã hội những người lớn bằng quá trình biến đổi mới lần nữa về chủ thể hóa trong các mâu thuẫn của cuộc đấu tranh kép về giai cấp hiện tại: đấu tranh giai cấp của các giai cấp chiếm hữu chống lại các tầng lớp quần chúng lao động và đấu tranh của nhân dân cho công lý và sự bình đẳng, vì tình đoàn kết trong sự nghiệp giải phóng con người với những triển vọng của cuộc đấu tranh ấy mở ra cho một thế giới tốt đẹp hơn. Cái hiện tại sống của hệ thống con người trong sự hình thành phổ biến của nó xác định bản chất xã hội – lịch sử của mỗi cá tính con người, giống như là khi nó được tạo lập từ tuổi ấu thơ đầu tiên bởi sự lặp lại sáng tạo của số phận nhân loại [Xem 110, tr.133].
Như vậy, cái “Tổng hòa những quan hệ xã hội” làm nên bản chất con người nằm trong phép biện chứng của các liên hệ và tương quan xã hội của một trăm tỉ người đã kế tiếp nhau phát triển từ ba triệu năm nay và được mở ra cho mỗi thế hệ về các triển vọng và tương lai của chúng. Bản chất con người hiện đại được kết tạo nên bởi các lát cắt địa tầng bao hàm nhiều tầng bản chất, có sự thẩm thấu, tác động lẫn nhau. Về cơ bản, có 4 tầng bản chất: 1. Tầng bản chất con người giai cấp – trong xã hội giai cấp, các quan hệ giai cấp quyết định đời sống hiện thực của mỗi người, nên bản chất giai cấp bao trùm bản chất con người; 2. Tầng bản chất con người dân tộc – các di sản từ các nền văn minh cổ đại, trung đại, khi xã hội đã hình thành dân tộc kết tụ lại quy định bản chất con người, chúng nằm ở tầng dưới bản chất giai cấp;
3. Tầng bản chất con người khởi nguyên – những di sản của quá trình hình thành những tố chất người đầu tiên, cho đến ngôn ngữ và ý thức, cá nhân nhân cách; 4.
Tầng bản chất con người sinh học - những di sản của quá trình chuyển hóa từ con vật sang con người với tư cách nền tảng đầu tiên của con người.
Rõ ràng, theo Trần Đức Thảo, con người chung với tư cách loài là con người tự nhiên - xã hội - một thực thể sinh vật - xã hội mà trong quá trình tiến hóa loài, nó hình thành, phát triển các phẩm chất đặc thù của loài người, những phẩm chất mà bất cứ cá nhân cụ thể nào cũng chứa đựng chúng. Trên cái nền chung (loài người) đó, bằng các hoạt động đặc thù người (chỉ con người mới có) - lao động sản xuất, bằng môi trường, điều kiện đặc thù (xã hội) mà mỗi con người riêng hình thành những đặc điểm riêng của cá nhân - hình thành con người cá nhân. Con người cá nhân bao giờ cũng giữ nguyên cái bản chất nguyên thủy - chất khởi đầu và cũng là mãi mãi của loài người, dù nó có bị môi trường, điều kiện sống tác động, hay dù những phẩm chất xã hội có phát triển cao đến đâu, hay theo hướng nào, thì cái bản chất con người với tư cách loài đó vẫn luôn luôn là nền tảng của con người.
Sự luận giải về bản chất con người - từ quá trình và sự hình thành các tố chất người, những phẩm chất người, những nguồn năng lượng con người; từ ngôn ngữ và ý thức, tiếp đến là sự hình thành nhân cách, trí tuệ, óc thông minh, sáng tạo, v.v.. những yếu tố cấu tạo nên bản chất và năng lực con người; đặc biệt là sự luận giải của Trần Đức Thảo về cá nhân nhân cách và cá nhân lệ thuộc điều kiện giai cấp, do đó, các tầng bản chất con người và mâu thuẫn của sự chủ thể hóa, về sự tha hóa con người trong xã hội giai cấp, đấu tranh giành lại các giá trị người đích thực - con người đúng bản chất người của nó... là cơ sở của tư tưởng đúng đắn và logic biện chứng đi từ sự tha hóa con người và tìm cách giải tha hóa con người của Trần Đức Thảo.
Từ bản chất con người, Trần Đức Thảo đồng thời cũng đã chứng minh rằng, trong mỗi con người luôn chứa đựng những năng lực và tiềm năng vốn có nhất định. Chính những năng lực và tiềm năng vốn có đó làm cho mỗi cá nhân là chính nó, người này khác với người kia. Cùng với những yếu tố bản chất người chung với tư cách loài, thì những năng lực và tiềm năng đó là những cái khẳng định cái tôi của mỗi con người. Và khi trong môi trường và điều kiện xã hội nhất định, nơi không đáp ứng các điều kiện cho những phẩm chất đó được tồn tại và phát huy, thậm chí kìm hãm hoặc tước đoạt chúng, thì con người mất đi bản chất, mất đi cái tôi của chính mình. Lúc đó con người bị tha hóa. Đây là cái nhìn biện chứng của Trần Đức Thảo về tính độc lập, năng động, tích cực, sáng tạo của con người.
Với biện chứng hình thành và phát triển các yếu tố, phẩm chất, năng lượng người, nhất là xu hướng hoạt động sống, lao động sáng tạo và đấu tranh đòi lại những giá trị, phẩm giá con người trong xã hội tư bản, Trần Đức Thảo đã đưa ra ý tưởng rằng, con người có thể phát triển mạnh 3 nhóm tiềm năng chính: 1. Khả năng sáng tạo, kiến tạo ra những giá trị con người trong cấu trúc xã hội; 2. Khả năng trao đổi, mong muốn sự công bằng trong phát triển và 3. Khả năng kết nối, hợp tác cùng các cá thể khác để tạo sức mạnh tập thể, cộng đồng. Nếu có điều kiện, môi trường thuận lợi, các tiềm năng này sẽ được phát huy, phát triển.
Trải qua quá trình phát triển hàng triệu năm, bản chất con người được kế thừa, đào luyện và truyền lại qua các thế hệ. Ông viết: “Trình độ tâm lý của trẻ từ 5 tuổi có thể so sánh với bản chất của trình độ tâm lý của con người sống trong bộ lạc trong xã hội săn bắn - hái lượm... trình độ bao gồm toàn bộ khả năng và toàn bộ xu hướng rất chung” [110, tr.97]. Điều đó toát lên quan điểm của Trần Đức Thảo: các năng lực và tiềm năng con người là rất tiềm tàng và với chúng, con người đã từng bước đạt được những bước tiến. Từ trong cội nguồn, bản chất con người đã là thực thể trí tuệ, thông minh, sáng tạo, nó luôn hướng tới việc phát triển các tố chất, các năng lực, những phẩm chất, đức tính, nhân cách đã được hình thành từ xa xưa qua các quá trình phủ định của phủ định trong lịch sử phát triển loài người. Cho nên, khi bàn đến đổi mới xã hội, Trần Đức Thảo hưởng ứng tư tưởng đổi mới của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1988: “...dựa vào những đức tính của con người để giải phóng sức sáng tạo của con người, phát triển bản cách của con người” [118, tr.25].
Tiếp cận và phân tích bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội cả đồng đại lẫn lịch đại gợi mở cho triết học và các khoa học hiện đại tiếp cận và phương pháp tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm rõ thêm bản chất con người, hóa giải những bí ẩn của con người.
3.3.1.3. Bản chất con người là cái chứa đựng năng lượng và tiềm năng con
người
Trong lý giải về bản chất con người, Trần Đức Thảo luôn tỏ rõ quan điểm:
bản chất con người là sự lắng đọng, tích tụ, kết tinh toàn bộ những phẩm chất và năng lượng con người, thực chất, bản chất con người theo hàm ý của ông là nơi chứa đựng mọi năng lượng người. Theo ông, sự hình thành bản chất con người là quá trình lặp lại nhiều tầng hệ thống lịch sử. Mỗi hệ thống chỉ tồn tại trong và thông qua các cá nhân riêng rẽ của nó, cho nên trên thực tế nó chỉ hiện diện trong tầng hiện tại của nó, trong và thông qua các cá nhân hiện đang có mặt của nó. Tuy nhiên,
các tầng đã qua vẫn còn lắng đọng và tiếp tục tác động ở bên dưới tầng hiện tại. Các tác phẩm và truyền thống thời trung đại và cổ đại, với những mâu thuẫn và tiến bộ của chúng tạo thành một di sản ngầm bên dưới luôn luôn hiện diện và ít hoặc nhiều, bằng cách này hay cách khác, lấy lại vai trò quá khứ của nó trong các quan hệ xã hội hiện tại [Xem 110, tr.124]
Ở một tầng sâu hơn nữa, phép biện chứng về các con người đang hình thành trong xã hội khởi thủy, từ con Người khéo léo đến con Người khôn ngoan hiện nay, đã xây dựng nên hệ thống các cấu trúc tinh thần cơ bản của con người. Và hệ thống này được khôi phục ở mỗi thế hệ với tư cách là tiểu hệ thống... trên cơ sở sự trưởng thành sinh học của nó, nhất là về trí não, ý thức lao động sản xuất dưới hình thức các trò chơi xây dựng, với những từ đầu tiên của ngôn ngữ, ... đến tuổi lên 5, đứa trẻ tái tạo lập cho bản thân nó hệ thống tâm lý ngầm dưới ấy xác định được tính chất con người kế thừa từ quá trình người hóa nguyên thủy, chuyển đến ngưỡng đầu tiên của xã hội những người lớn [Xem 110, tr.125].
Trên quan điểm “Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” của C.Mác, Trần Đức Thảo phân tích sâu vào các lớp quan hệ xã hội. Theo ông, nếu quan niệm bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội trước mắt nhằm vào các quan hệ xã hội hiện tại, các quan hệ này tự nó phản chiếu các quan hệ xã hội quá khứ được lắng đọng trong các tập tục và các tác phẩm của xã hội này. Do có sự lắng đọng ấy, chúng sống lại trong các cấu tạo xã hội - tinh thần của trẻ em thời niên thiếu, và đem lại nội dung chủ yếu của nó do tính chủ quan đã đạt được vào thời điểm mà các quan hệ xã hội của xã hội hiện tại áp đặt lên cá nhân. Các quan hệ của xã hội hiện tại này, do đó, quyết định bản chất hàng đầu của nó.
Phân tích các tầng bản chất con người với tư cách là các tầng năng lượng con người, những cái tạo nên năng lực, tiềm năng hoạt động, sáng tạo của con người của Trần Đức Thảo không chỉ có ý nghĩa đối với việc làm rõ sự tha hóa con người, mà còn gợi mở cho việc nghiên cứu năng lực và tiềm năng con người trong khoa học hiện đại về con người.
3.3.2. Con người tha hóa trong xã hội có giai cấp
Trong quan niệm của Trần Đức Thảo, con người bị tha hóa là con người bị tước mất bản chất và nhân cách của mình. Nếu như bản chất và nhân cách là sự thể hiện bản thân con người thì, con người tha hóa là con người bị đánh mất hoặc bị tước đoạt bản chất và nhân cách. Đó là tình trạng con người không còn là con người với nghĩa con người chung với tư cách loài. Với ông, “Nói “Sự tha hóa của con người” có
nghĩa là sự phủ định con người, tức là con người bị đặt trong tình trạng “bất nhân”” [118, tr.25], là con người mất “bản cách” - tức mất bản chất và nhân cách.
Con người của chính mình là con người mang bản chất và nhân cách của mình. Tuy nhiên, trong cuộc sinh tồn, do các điều kiện, môi trường tự nhiên hay xã hội chi phối mà bản chất và nhân cách con người - “Cái bản cách, cái nhân vị của con người” bị biến dạng hay rơi vào tình trạng “bất nhân”. Từ quan niệm đó, Trần Đức Thảo tập trung luận giải con người bị tha hóa trong xã hội có giai cấp.
Con người với bản chất và nhân cách của mình là con người mang bản chất nguyên thủy đúng nghĩa con người. Sống trong xã hội có giai cấp, mỗi cá nhân không chỉ sống với với bản chất nhân cách thuần nhất đó của mình, nó chịu sự chi phối của giai cấp. Và lúc đó, con người vừa mang bản chất nhân cách nguyên thủy thuần chất, vừa mang bản chất giai cấp. “Ở đây con người phát triển trên hai mặt: một mặt là cá nhân nhân cách, một mặt là cá nhân lệ thuộc điều kiện giai cấp” [118, tr.78]. Khi một cá nhân tham gia vào quá trình xã hội (lao động sản xuất, quan hệ xã hội), anh ta vừa thể hiện bản chất nhân cách con người, vừa thực hiện chức năng giai cấp, dù anh ta thuộc giai cấp thống trị hay giai cấp bị trị. Nhân cách con người cũng phục vụ những quan hệ tư sản bóc lột, cái nhân cách đầu tiên - bản chất con người chung - bị che lấp và chỉ còn kéo dài ở bề sâu con người. Do đấy, trên bề mặt cái nhân cách là trùng hợp với cá nhân lệ thuộc điều kiện giai cấp tư sản [Xem 118, tr.78]. Với quan niệm đó, Trần Đức Thảo cho rằng, “con người giai cấp là con người tha hóa, do mâu thuẫn đối kháng những điều kiện giai cấp với cái nhân cách đầu tiên xây dựng trong thời trẻ. Những điều kiện giai cấp, dù là bóc lột, hay bị bóc lột, cũng là phủ định cái nhân cách đầu tiên, tức là phủ định con người theo nghĩa cơ bản chung của loài người” [118, tr.118]. Trong điều kiện giai cấp đó, con người xa lạ với chính mình. Những khả năng, tiềm năng phát triển bị thui chột, con người chỉ sống để thỏa mãn sự sinh tồn của thể xác. Trong xã hội có giai cấp, cái nhân cách đầu tiên dường như bị che lấp, có khi bị ức chế hoàn toàn, nhưng vẫn còn dù không biểu hiện [Xem 118, tr.56-57].
Với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản (thế kỷ XVIII - XIX), khoa học kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng nhanh, nhiều quốc gia trở thành các cường quốc kinh tế. Tuy nhiên, cùng với mặt tích cực đó là sự bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân và sự phân hóa xã hội sâu sắc, nhất là khi chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc và bản chất bóc lột của giai cấp tư bản ngày càng tinh vi.
Trong xã hội bóc lột, cái hệ thống quan hệ giai cấp chỉ có thể phục vụ bản thân nó, tức là tạo nên một vận động xoay tròn, luôn tái lập tình trạng một bên bóc lột, một bên bị bóc lột. Cá nhân nhân cách phát triển trong những điều kiện giai cấp tư sản luôn phụ thuộc vào những điều kiện ấy. Con người trong guồng quay ấy bị tha hóa, chỉ thể hiện ra bản chất giai cấp. Nhân cách đầu tiên xây dựng ở tuổi trẻ bị che lấp, chỉ còn kéo dài ở bề sâu con người. Cơ chế của sự sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc, trở thành nguyên nhân cho sự tha hóa con người [Xem 118, tr.79].
Lao động trong chủ nghĩa tư bản mất đi bản chất vốn có. Sản phẩm lao động ở đây đứng đối lập với lao động như một tồn tại xa lạ. Dựa vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, của máy móc, chủ tư bản thậm chí sa thải hàng loạt công nhân, viện cớ rằng cái hệ thống sản xuất tự động chỉ cần một lượng ít người điều khiển. Trong quan hệ sản xuất, máy móc loại bỏ công nhân, “tựa hồ như tiến hành một “quá trình không có chủ thể”, đưa đến “cái chết của con người” [Xem 118, tr.95]. Cụ thể, “con người chết” ở đây là con người lao động - giai cấp vô sản, còn đám đại tư sản độc quyền nhà nước thì hưởng thụ. Sự tha hóa con người diễn ra trong chính chức năng lao động của người công nhân. Anh ta không còn lao động cho nhu cầu, không còn là lao động sáng tạo. Lao động trở thành gánh nặng đè lên thể xác và tinh thần người lao động. Người lao động chỉ làm để thỏa mãn nhu cầu tồn tại thể xác của mình. Lao động với tư cách bản tính con người trở thành lao động cưỡng bức, thậm chí hủy hoại bản thân người lao động.
Người vô sản sống bằng lao động làm thuê, tức là anh ta lệ thuộc vào những điều kiện của giai cấp làm thuê. Cá nhân nhân cách của người vô sản xuất phát từ nhân cách đầu tiên của anh ta, mang cơ cấu chủ quan cơ bản của cái nhân cách đầu tiên ấy, đó là “cái sinh thức thăng bằng” thống nhất quyền và nghĩa vụ trong ý thức về bản thân mình và người khác. Cái bản chất đó của cá nhân nhân cách người vô sản mâu thuẫn với lao động làm thuê. Và, mâu thuẫn ấy sinh ra ý thức đòi hỏi công bằng chính nghĩa, tức là cái giá trị xã hội bảo đảm cho con người sự thăng bằng thống nhất quyền và nghĩa vụ. Sự thăng bằng thống nhất này nằm trong “cái sinh thức” về bản thân mình và người khác, tức là trong cái nhân cách đầu tiên của con người xây dựng ở tuổi trẻ [Xem 118, tr.70-71].
Cùng với đó, trong giai cấp tư sản, cá nhân nhân cách của nhà tư bản cũng phụ thuộc vào những điều kiện của giai cấp tư sản. Theo phép biện chứng giữa con người chung và con người giai cấp thì cá nhân nhà tư bản phải phục vụ giai cấp tư