Lao Động Với Sự Hình Thành Ý Thức “Trí Tuệ, Sáng Tạo”

thức về mình. Là ý thức về đối tượng, nó là hình ảnh của đối tượng được đặt như là ở bên ngoài nó. Như là ý thức về mình, nó là hình ảnh của hình ảnh ấy hoặc hình ảnh của chính nó trong chính nó” [112, tr.34-35].

Theo Trần Đức Thảo, ý thức được thực hành trong ba dịp: 1. Kỳ thủy; 2. Sự có ý thức tập thể; 3. Sự có ý thức cá thể. Ở dịp một, trong một tình thế chủ thể chậm chạp, đột hiện sự có ý thức rời rạc, như một lóe sáng ý thức. Ý thức này có nhiệm vụ kích thích chủ thể vượt khỏi sự chậm trễ của mình để đặt mình vào trình độ của động tác xã hội. Dịp hai, ý thức tập thể làm cho cá thể tuân theo các dấu hiệu được phổ thông hóa với nhóm. Ở vượn người đã đạt hai dịp đầu tiên. Chỉ sang tới dịp ba, khi ý thức về cá thể - tức ý thức về bản thân - mới xuất hiện. Ở dịp cuối này, ý thức cá thể là bước hoàn tất sự phổ thông hóa dấu hiệu, làm cho cá thể có thể sử dụng dấu hiệu một cách hệ thống và thường xuyên. Khi đó trở thành hữu thức trong bản thân cá thể, để tác động vào chính hắn và người khác, giúp cá thể điều động, tương hỗ, điều khiển nhóm trong việc chiếm hữu đối tượng. Ba dịp thực hành đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của ý thức qua lịch sử của họ Người (la famile des Hominides).

Trần Đức Thảo cho rằng, thời điểm gốc của ý thức là ngôn ngữ cử chỉ và lời nói mà chủ thể hướng vào chính nó sau khi đã hướng vào người khác. Để minh chứng cho điều đó, vẫn dựa vào nghiên cứu của Kohler, Trần Đức Thảo đưa ra ví dụ thực tế của người vượn. Lao động thời kì đầu này là săn bắt hái lượm, đây cũng là thời điểm mà dự thành nhân có thể phát triển ý thức. Ý thức cần một cấu trúc qua lại giữa chủ thể và ngoại giới. Ông đưa ra một trường hợp tạo điều kiện phát triển ý thức. Trong một cuộc săn đuổi con mồi, một người chạy chậm hơn. Khi đó những người khác đưa dấu hiệu cho người đó bằng cử chỉ bàn tay theo hình cánh cung. Cảm giác - vận động từ động vật khiến chủ thể có xu hướng tự động trao trả những dấu hiệu mà hắn vừa nhận được. Nhưng lúc này, kẻ chạy chậm hơn đó không thể ra dấu được bằng cử chỉ chỉ trỏ vì hắn đang thụt lùi sau lưng người khác. Vì thế hắn sử dụng hình thức âm thanh cảm thán để ra dấu cho chính hắn là phải đi theo kịp nhóm, cũng như báo cho nhóm biết mình đã nhận được dấu hiệu. Trong bối cảnh này, cử chỉ của chủ thể quay trở lại với bản thân để nhắm thẳng từ chính hắn tới khách thể. Từ đây hình thức cử chỉ đường thẳng được cấu thành với hai yếu tố qua lại của hình thức cánh cung, trong đó chủ thể là kẻ phát ra và đồng thời cũng là kẻ nhận sự chỉ dẫn. Như vậy, trong cùng một động tác, hắn vừa là kẻ phát ra vừa là kẻ tiếp nhận. Ý thức được nảy ra như một tia chớp, tuy nhiên vẫn đủ để ấn định hình thức của cử chỉ đường thẳng. Từ chỉ dẫn vòng cung đến chỉ dẫn đường thẳng thể

hiện một cách nghĩ, một lối “tư duy” mới về chất diễn ra trong ý thức của người đương thời. Vậy là trong quá trình hoạt động công cộng, ý thức cộng đồng được hình thành.

Sự có ý thức về động tác chỉ dẫn đã bắt đầu dưới một hình thức rời rạc, ở chủ thể chậm trễ là kẻ lặp lại cho chính hắn sự kêu gọi của những người khác và nhận ra mình trong họ. Trong trường hợp này, “cử chỉ và thanh âm trở lại với chính chủ thể, khiến chủ thể tự chỉ dẫn đối tượng cho hắn xuất phát từ những người khác mà hắn đồng nhất hóa hắn với họ” [112, tr.34]. Tiếng cảm thán của hắn lúc này đồng nhất với những tiếng của người khác. Sau đó những kẻ đi trước cũng tạo ra tiếng cảm thán để đáp trả thông tin. Bây giờ nó phát triển thành một sự có ý thức tập thể trong đó tất cả cá nhân của nhóm kẻ này tự nhận ra mình trong kẻ nọ, nhân vì họ đồng thời mỗi người nói với chính mình dấu hiệu mà họ phát ra cho nhau, khiến cho tự lẫn lộn vào nhau trong một sự vận động mà trong đó, mỗi người thấy mình trong những kẻ khác như trong chính mình.

Việc tác động qua lại giữa chủ thể và các đối tượng đó lặp lại nhiều lần, sinh ra vốn sống trong bản thân với tư cách hắn tham gia hành vi của nhóm và đồng nhất hóa với nhóm, trên một nghĩa nào đó là được mang vác bởi bản thân quan hệ xã hội. Sự có ý thức sẽ hoàn thành khi hành vi của nhóm được quy giản thành một hình ảnh của nhóm trong cá nhân. Chứng minh điều đó, Trần Đức Thảo trích nghiên cứu của Kohler trong tác phẩm L` intelligence des singes supérieures (Trí thông minh của những con hầu cao đẳng): “Khi người ta chia tách một con tinh tinh khỏi bầy bọn, nó bắt đầu kêu gào, khóc lóc, húc loạn xạ vào tường chuồng. Những ngày đầu, nó bỏ cả ăn uống” [Dẫn theo 112, tr.38]. Ở đây ông muốn nói rằng, con tinh tinh khi bị cô lập thì cơ chế tâm thần cảm giác động vật vẫn chỉ dừng lại ở xúc động tính, tạo nên hành động là kêu gọi xã hội. Nhưng bắt đầu từ khi bản thân nó xuất hiện dấu hiệu ngôn ngữ với ý nghĩa của nó về đối tượng, thì hình ảnh dư tồn là nhóm đã hướng dẫn con tinh tinh có ý thức tìm cách về với khuôn mẫu trải nghiệm (nghiệm sinh) là ở chung cùng tập thể, thể hiện ý thức tập thể từ đây.

3.1.3.4. Lao động với sự hình thành ý thức “trí tuệ, sáng tạo”

Từ quan điểm của triết học Mác về vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức, Trần Đức Thảo đã luận giải cụ thể và sâu thêm các bước và các yếu tố của quá trình đó. Theo ông, lao động là năng lượng người sơ khai, cũng là cái tạo môi trường, điều kiện đưa con người thực sự là con người. Trong quá trình lao động, con người tạo nên những hoàn cảnh phát triển kinh nghiệm sống trải, đem lại cho

con người dáng đi thẳng đứng, giải phóng đôi bàn tay và tạo nên ngôn ngữ. Sự phát triển cử chỉ chỉ dẫn đến từ sự thích nghi trong quá trình lao động với đối tượng để xem xét là người Vượn.

Lao động là loại hành động của con người, chỉ con người mới có. Lao động, đúng nghĩa của nó, bắt đầu từ khi con người biết sử dụng chế tác công cụ. Trần Đức Thảo cho rằng từ dụng cụ sang công cụ là một bước tiến lớn. Ở con khỉ chỉ có thể sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên (dụng cụ) như cành cây để nối dài cánh tay để tiếp giác với thức ăn, nó không có khả năng cải tiến dụng cụ ấy thành công cụ khác. Ông giải thích rằng, để có thể chế tác một công cụ thì trong óc phải có hình ảnh về một đối tượng vắng mặt, một hình ảnh mà chỉ có ý thức con người mới có được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Ông viết: “...ý thức xuất hiện vào thời kì đầu của sự phát triển người vượn bằng sự chủ thể hóa dấu hiệu chỉ dẫn dưới hình thức của xác thực khả cảm về thực tế khách quan của đối tượng tri giác được” [Dẫn theo 112, tr.86]. Từ đấy tới khi biểu hiện đối tượng vắng mặt cần phải trải qua một sự trung gian dài của quá trình lao động và ngôn ngữ. Trần Đức Thảo đã sử dụng những dữ liệu từ các giai đoạn sản xuất tiền sử để luận giải sự hình thành ý thức ở người chế tác (Homo faber). Ông tiếp tục: “Với tư cách người sản xuất, người khả năng (Homo Habilis) đã vượt giai đoạn trung gian từ vượn đến người. Nhưng với tư cách người sản xuất dụng cụ, không phải công cụ, hắn vẫn còn là “người đang hình thành. Vậy hắn vẫn còn sở thuộc thời kì bào thai mà hắn xác định bước kết thúc, bước sẽ dẫn sang “con người hoàn tất” hay “con người thành nhân” ...với tư cách người sản xuất công cụ. Sự sản xuất công cụ xuất hiện lần đầu tiên với cái rìu tay chelléen. Chỉ lúc này người mới thực tại tách khỏi tự nhiên để sinh ra trong thế giới của văn hóa, với tư cách người chế tác” [112, tr.98]. Từ đây, Trần Đức Thảo diễn tả quá trình hình thành của ý thức gắn liền với sự phát triển của dụng cụ lao động và ngôn ngữ. Ông đưa ra năm bước phát triển chính [Xem 112, tr.99-100]:

(1) Sự phát triển của dụng cụ tự nhiên: vào cuối thời kì Vượn người, chúng sử dụng các dụng cụ tự nhiên nhặt được ở môi trường xung quanh. Nếp sống ấy hình thành nên dụng cụ chuẩn bị. Sự chuẩn bị dụng cụ ấy bao hàm một hình ảnh cảm giác - vận động khái quát của chức năng dụng cụ tính (mầm mống của ngôn ngữ chỉ dẫn). Thói quen lao động thích nghi khiến thế đứng chuyển dần sang đứng thẳng, từ họ Vượn sang họ Người.

Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo - 11

(2) Bàn tay được giải phóng: sự lao động thích nghi với dụng cụ tự nhiên và dụng cụ chuẩn bị được trở thành một ứng xử ổn định trên cơ sở sự tiến bộ của cấu

trúc sinh vật, bao hàm sự cố định hóa hoàn toàn của dấu hiệu chỉ dẫn trong tổ chức thần kinh. Sự có ý thức về dấu hiệu chỉ dẫn thời kì này sản sinh hình thức nguyên thủy của ý thức là tính xác thực khả cảm. Sự lao động trong thời kì này đánh dấu giai đoạn chuẩn bị chuyển tiếp từ vượn sang người. Thời kì này có thể so sánh tương ứng với giai đoạn của trẻ em từ 12-16 tháng tuổi. Trần Đức Thảo cũng xây dựng một khung ký hiệu để dẫn chứng cho động tác chỉ trỏ của vượn người cũng như đứa trẻ. Vượn người giai đoạn này sử dụng bàn tay để ra hiệu, chỉ dẫn cho sự giao tiếp. Quá trình lao động xã hội đòi hỏi và là môi trường và điều kiện cho sự hình thành hệ thống kí hiệu, chỉ dẫn; điều đó cũng có nghĩa là quá trình hình thành của ý thức.

(3) Dụng cụ tu chỉnh (kafouen): Sự lao động tu chỉnh mang tới hai ý nghĩa: một là biểu hiện đối tượng sinh vật vắng mặt, hai là biểu hiện hỗn hợp hình thức dụng cụ tính. Vượn người thời kì này đã biết cách ghè đẽo mặt đá bằng công cụ. Thời kì này tương ứng với trẻ em từ 16 - 18 tháng tuổi. Các cử chỉ giao tiếp bằng tay cùng các âm từ đã hình thành ngôn ngữ ở mức độ đơn giản. Dụng cụ tu chỉnh được cải tiến, hoàn chỉnh và thể hiện nhu cầu về hiệu quả lao động, nhưng điều quan trọng là thể hiện sự hình thành tư duy “sáng tạo” trong đầu óc con người thời kỳ đó - ý thức được nâng cao lên một bước quan trọng.

(4) Dụng cụ làm ra (oldovien): đây là giai đoạn con người trở thành người Khôn (Homo Habilis). Sự sản xuất dụng cụ có hai ý nghĩa: một là biểu hiện tình thế sinh vật vắng mặt, mặt khác là sự biểu hiện điển hình hình thức dụng cụ tính, là hình thức của bộ phận hữu ích của dụng cụ. Vượn người khi này đã ghè đẽo được hai mặt Oldovien, tương ứng với trẻ em từ 20-24 tháng tuổi. Khi này ngôn ngữ đã phát triển mang tính hỗn hợp với sự xuất hiện của danh từ, động từ tách biệt rõ ràng. Điều đó có nghĩa là, ý thức tạo ra cái mới đã hình thành.

(5) Công cụ: được đánh dấu bằng sự ra đời cái rìu tay chelléen, thể hiện văn hóa chelléen, là thời đại đá cũ thấp. Công cụ giờ đã được ghè đèo trên toàn bề mặt, nó cũng đánh dấu sự ra đời thực sự của giống Homo faber primigenus (người chế tác nguyên thủy) với khả năng bước đi như người đương đại, có thể so sánh tương ứng với trẻ em tầm 30 tháng tuổi. Ý nghĩa việc sản xuất công cụ thời kì này là sự biểu hiện điển hình về hình thức toàn thể của công cụ. Đến đây ý thức đạt trình độ mới là tư duy, suy nghĩ - ý thức “sáng tạo”, cái yếu tố quan trọng thể hiện sự vượt lên trên con vật ở một trình độ rất cao.

Hơn nữa, trong quá trình lao động với công cụ cao hơn, ý nghĩa của quan hệ lao động được nâng lên. Trần Đức Thảo viết: “...do chức năng ngữ nghĩa nhắm vào đối tượng, ý thức được hình thành như là nhận thức về thế giới hiện thực. Đồng thời do chức năng hô cách, như là tiếng gọi với bản thân, nó sản sinh ra phần bổ sung năng lượng thần kinh được nâng lên thành hình thức năng lượng tâm lý trí tuệ, trong đó ý thức được xây dựng thành xúc cảm, ý chí vị trí giá trị. Trên nền tảng các tiếng gọi của hình ảnh xã hội bên trong, ý thức trong tiếng gọi của nó với bản thân đặt ra yêu cầu về cái thiện trong hành động, cái đúng trong nhận thức và cái đẹp trong việc hoàn tất các quá trình sống trải. Do vậy, ý thức làm cho thế giới tự nhiên trở thành thế giới con người, có giá trị với con người” [110, tr. 27].

3.2. Những đặc điểm và những quy định của con người xã hội

3.2.1. Con người chung (với tư cách loài) và con người riêng (cá nhân cụ thể)

Trong vấn đề con người thì con người xã hội là nội dung phức tạp. Những quan điểm về đặc điểm và những quy định của con người xã hội đã được triết học Mác - Lênin chỉ ra. Con người là thực thể tự nhiên – xã hội, những yếu tố xã hội nói lên những đặc điểm căn bản và đặc trưng của con người; các điều kiện và quan hệ xã hội là cái quy định sự phát triển con người. Nghiên cứu vấn đề con người, đứng trên quan điểm triết học Mác - Lênin, Trần Đức Thảo đã phân tích, làm rõ và sâu thêm về đặc điểm con người chung và con người riêng, về tính xã hội và tính giai cấp của mỗi cá nhân, về sự quy định của điều kiện giai cấp đối với nhân cách. Trong con người xã hội, theo Trần Đức Thảo, thì con người chung (với tư cách loài) và con người riêng (cụ thể) là nội dung cốt lõi, bởi nó là cái quy định sự hình thành những đặc điểm và những ràng buộc của con người trong xã hội, hơn nữa là con người với tư cách là chủ thể xã hội.

Làm rõ những đặc điểm và những quy định của con người với tư cách chủ thể xã hội, đối với Trần Đức Thảo, là nội dung thiết yếu trong logic thực hiện mục đích nghiên cứu vấn đề con người: Sau khi đã luận giải, chứng minh có căn cứ lịch sử quá trình phát triển con người như một thực thể tự nhiên - xã hội, thì việc làm rõ con người xã hội (đặc điểm căn bản nhất thể hiện bản chất người) là nội dung trọng tâm. Và chính ở đây, trong triết học hiện đại cũng đang nảy sinh rất nhiều quan điểm, trường phái khác nhau, trong đó, có những quan điểm, trường phái xuyên tạc triết học C.Mác về vấn đề con người.

Theo Trần Đức Thảo, một khi con người “đi vào xã hội” (theo quan điểm của C.Mác), nó sẽ phải chịu nhiều sự tác động của xã hội. Do đó, con người xã hội

không phải chỉ thuần túy là con người xã hội nói chung, mà cùng với con người chung, còn có con người riêng - cá nhân cụ thể. Nghĩa là, theo Trần Đức Thảo, trong xã hội (có con người mới có xã hội) tồn tại con người xã hội - con người chung với tư cách là con người của loài người và đồng thời cũng tồn tại con người với tư cách là cá nhân cụ thể - sản phẩm của từng giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể (với điều kiện cụ thể) tạo nên, (con người thời cổ đại, con người thời trung đại, con người thời hiện đại), nhát cắt khác, đó là con người dân tộc, con người giai cấp, con người tầng lớp, v.v..

Với mục đích xuyên tạc triết học C.Mác về vấn đề con người để xóa nhòa quan điểm con người giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp, phái “Lý luận không có con người” (đại biểu là Althusser) đưa ra quan điểm cho rằng, không có con người với tư cách con người theo nghĩa cơ bản chung của loài người. Trần Đức Thảo cho rằng, công trình Réponse à John Lewis Editions của Althusser đã có luận điểm: “…ngoài tính chất sinh vật thì không thể xác định một tính chất xã hội cơ bản chung cho cả loài người [Dẫn theo 118, tr.34]. Theo phái này, con người về bản chất là “con người sinh vật học”, chứ không phải là con người xã hội như C.Mác đã viết trong Luận cương thứ VI về Phoiơbắc: “…bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [66, tr.11] (Trần Đức Thảo dùng từ “toàn diện” thay cho “tổng hòa”).

Quá trình hình thành con người đã được Trần Đức Thảo luận giải (phần 3.1.1.) chính là toàn bộ lịch sử hình thành bản chất con người - đó chính là con người chung với tư cách loài, khác với giới động vật, trong đó bao gồm toàn thể các cá nhân. Mỗi cá nhân đều mang tính loài (người) của mình. Nhưng trong xã hội, do môi trường và điều kiện sống xã hội mà mỗi cá nhân cụ thể trở thành một cá nhân mang những sắc thái riêng - con người cá nhân cụ thể.

Bảo vệ quan điểm về con người của triết học C.Mác và bác bỏ quan điểm “chỉ có con người giai cấp, không có con người chung của loài” (của Althusser), Trần Đức Thảo đã lập luận, chứng minh một cách sâu sắc rằng, có con người chung (loài) và con người cụ thể, con người giai cấp. Ông lập luận: “Con người chung (loài) chính là con người, như C.Mác khẳng định, được hình thành từ “tổng hòa những quan hệ xã hội”, nói cách khác, tổng hòa các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người chung, cái nền tảng chung ấy được tạo nên trong quá trình hình thành con người, từ Người khéo (homo Habilis) đến Người khôn (homo Sapiens), và sau đấy thì nó (bản chất chung đó) lại được tái lập trong mỗi cá nhân ở tuổi nhi đồng, do

quá trình giáo dục để phát triển những phẩm chất người theo những quy luật tất yếu, trong lao động sản xuất, trong sự quan hệ xã hội” [118, tr. 35-36]. Cái nền tảng chung, hay cái cơ bản người chung đó được Trần Đức Thảo luận giải, bao gồm toàn bộ những yếu tố hình thành con người từ loài vật đến con người với các phẩm chất đặc trưng người - đó là tâm thần - ý thức - nhân cách. Cái nền tảng chung đó được tạo nên bởi ba yếu tố (Trần Đức Thảo gọi là ba cơ cấu): sức lao động đơn giản, tiếng nói, ý thức (đã phân tích ở 3.1.2.).

Con người chung trong triết học Trần Đức Thảo là con người, chứa đựng toàn bộ bản chất con người (đã được hình thành từ ba triệu năm). Con người này khác với con vật, ở đó nó bao gồm bản chất sinh vật với tư cách là nền tảng cố hữu của con người cùng với bản chất xã hội, cái do môi trường và các điều kiện sống trong xã hội của con người tạo nên. Trong cái nền tảng chung của con người (bao gồm sức lao động đơn giản, tiếng nói và ý thức), thì các yếu tố có tính người (đặc trưng người đầu tiên) - yếu tố tâm thần, yếu tố ý thức, yếu tố nhân cách - về căn bản được sinh ra từ toàn bộ các quan hệ xã hội (từ xã hội nguyên thủy đến các xã hội nô lệ, phong kiến, tư bản ngày nay). Nghĩa là cái nền tảng chung của con người với tư cách loài, là con người mà ở đó, theo Trần Đức Thảo, “bao trùm các khả năng sinh vật, tức là bao trùm các quy luật sinh vật học. Những quy luật sinh vật học là tất yếu, nhưng phải thông qua các quan hệ xã hội. Theo nghĩa như thế, thì quan hệ xã hội là bản chất. Quy luật sinh vật học là nền tảng của cái bản chất xã hội của con người” [Xem 118, tr. 38-39].

Rõ ràng, theo Trần Đức Thảo, con người chung là con người tự nhiên - xã hội - một thực thể sinh vật - xã hội mà trong quá trình tiến hóa loài, nó hình thành, phát triển các phẩm chất đặc thù của loài người (tinh thần, ý thức, nhân cách, những phẩm chất mà bất cứ cá nhân (con người riêng, cụ thể) nào cũng chứa đựng chúng. Trên cái nền chung (loài người) đó, bằng các hoạt động đặc thù người (chỉ con người mới có) - lao động sản xuất, bằng môi trường, điều kiện đặc thù (xã hội) mà mỗi con người riêng hình thành những đặc điểm riêng của cá nhân - hình thành con người cá nhân. Con người cá nhân bao giờ cũng giữ nguyên cái bản tính nguyên thủy (bản chất khởi đầu và cũng là mãi mãi của loài người), dù nó có bị môi trường, điều kiện sống tác động, hay dù những phẩm chất người (xã hội) có phát triển cao đến đâu, hay theo hướng nào, thì cái bản tính chung (bản chất con người với tư cách loài đó) vẫn luôn luôn là bản chất nền tảng của con người.

Chính trong môi trường tự nhiên và các điều kiện xã hội mà các thực thể người với tư cách con người chung của loài dần dần hình thành những tính cách riêng với các nhu cầu, sở thích riêng, với tư cách là cá nhân - con người riêng, cá nhân cụ thể. Môi trường xã hội khác nhau, các điều kiện sống trong xã hội khác nhau sẽ hình thành nên những con người riêng - cá nhân cụ thể khác nhau. Vì vậy, Trần Đức Thảo khẳng định rằng, nói đến con người, bao giờ cũng phải nói đến con người chung (với tư cách loài) và con người riêng – cá nhân cụ thể. Con người chung là sản phẩm phát triển của loài người với ba triệu năm kế thừa, tiếp nối các phẩm chất của một trăm tỷ người (từ khi xuất hiện con người đến bây giờ). Còn con người riêng - cá nhân cụ thể là con người sống trong cuộc đời của mỗi cá nhân; cụ thể là nó do môi trường tự nhiên và các điều kiện xã hội, giai cấp, tầng lớp quy định. Trong con người riêng - cá nhân cụ thể, có các phẩm chất căn bản của con người chung, đồng thời nó cũng có những phẩm chất riêng, cụ thể do môi trường xã hội, giai cấp, tầng lớp tạo nên. Nếu phủ nhận sự tồn tại của con người chung, chỉ thừa nhận con người riêng, cụ thể như quan điểm “con người chỉ là con người giai cấp” của Althusser, thì thực chất là coi con người không có lịch sử loài của nó.

3.2.2. Quan hệ xã hội và quan hệ giai cấp của mỗi cá nhân

Mỗi con người, theo Trần Đức Thảo, khi nó đã được xác định là một cá nhân riêng lẻ, cụ thể, độc lập, thì thực chất, cá nhân đó cũng không thể hoàn toàn độc lập, mà nó tồn tại trong một hệ thống và chịu sự tác động biện chứng của tất cả các mối quan hệ xã hội, mà quan trọng nhất là quan hệ giai cấp. Ở đây Trần Đức Thảo nói đến các quan hệ giữa cái quy định bản chất con người chung và các quan hệ của mặt xã hội cụ thể, đặc biệt là quan hệ giai cấp, nơi mà cá nhân đó hoạt động trực tiếp. Trần Đức Thảo gọi đó là tính hai mặt trong một con người với tư cách là một cá nhân.

Tính chất hai mặt đó của mỗi cá nhân luôn tồn tại như một tất yếu khách quan, không thể muốn có hay không muốn có. Theo Trần Đức Thảo, đối với mỗi con người, ngay ở tuổi thiếu niên (tuổi lên 5) thì cá nhân đó đã có thể “đi vào” giai cấp, nghĩa là nó đã bắt đầu sống trong môi trường và các quan hệ giai cấp. Trong xã hội giai cấp thì gia đình là mang tính giai cấp. Nhưng đối với đứa trẻ ở tuổi thiếu niên, thì quan hệ gia đình là quan hệ theo lối cộng đồng (quan hệ xã hội chung, chưa có tính giai cấp); nó chịu ảnh hưởng của tính giai cấp gia đình - (gia đình là thuộc về một giai cấp). Nhưng ở đứa trẻ lên 5, thì bản thân nó vẫn là con người chung với tư cách loài, còn tính giai cấp gia đình đối với nó chỉ là thứ yếu. Do đó, bản chất con người của đứa trẻ là sự đúc kết quan hệ xã hội cộng đồng chung (nguyên thủy), chứ không phải

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí