Nhóm 25: Quần áo thể thao Nhóm 32: Bia
2. Nhãn hiệu cơ bản đã đăng ký là nhãn hiệu rất nổi tiếng
3. Nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu trong đăng ký cơ bản
Đăng ký cơ bản:
Nhóm 32: Bia
c. Quyền sử dụng nhãn hiệu do sử dụng trước (Điều 32)
Người nào đã bắt đầu sử dụng một nhãn hiệu và làm cho mọi người biết rõ (nổi tiếng) rằng nhãn hiệu đó là của mình trước khi người khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đó thì họ có quyền tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Chức Năng Của Nhãn Hiệu, Nhãn Hiệu Nổi Tiếng
- Cơ Sở Pháp Lý Của Việc Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng
- Khuyến Nghị Chung Liên Quan Đến Các Quy Định Về Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng (Phiên Họp Lần Thứ 34 Của Đại Hội Đồng Các Nước Thành Viên Wipo,
- Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Hoa Kỳ
- Thực Tế Về Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Ở Hoa Kỳ
- Quá Trình Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Ông A
Quyền tiếp tục sử dụng
Bắt đầu sử dụng Trở nên nổi tiếng
Ông B
Nộp đơn Đăng ký
2.2.1.2. Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng (Well- Known mark) - Nhãn hiệu rất nổi tiếng (Famous mark)
Điểm chung của hai loại nhãn hiệu này là chúng đều được nhiều người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên đối với nhãn hiệu rất nổi tiếng, số lượng người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, mức độ tin cậy cao hơn, còn đối với NHNT,
không hẳn toàn bộ đất nước Nhật Bản biết đến nhãn hiệu đó mà có thể chỉ một bộ phận ở một địa phương. Ở Nhật bản số lượng NHNT ít hơn so với các nhãn hiệu rất nổi tiếng. Về phạm vi quyền, có sự khác nhau giữa hai loại nhãn hiệu này ở chỗ: chủ sở hữu nhãn hiệu rất nổi tiếng được quyền đăng ký nhãn hiệu bảo vệ còn đối với NHNT thì ngược lại.
2.2.1.3. Các tiêu chí xác định NHNT ở Nhật Bản
Không có một điều khoản nào quy định các tiêu chí để xác định NHNT hay nhãn hiệu rất nổi tiếng trong pháp luật Nhật Bản mà việc xem xét một nhãn hiệu là nổi tiếng hay không dựa trên việc sử dụng thực tế nhãn hiệu trong từng trường hợp. Tuy nhiên, cách đây một thời gian dài, Cơ quan sang chế Nhật Bản cũng đã đưa ra cho các thẩm định viên bản hướng dẫn về các tiêu chí cơ bản để xác định NHNT. Nội dung của bản hướng dẫn này cũng tương tự với khuyến nghị của WIPO về xác định NHNT.
Theo đó, có năm tiêu chí để xem xét:
i. Hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng (mang nhãn hiệu) trên thực tế.
ii. Thời gian sử dụng nhãn hiệu
iii. Doanh số bán hàng, sản lượng…
iv. Quảng cáo
v. Báo chí, tạp chí, trang web.
Trên thực tế ở Nhật Bản, các chứng cứ chứng minh sự nổi tiếng, rất nổi tiếng của nhãn hiệu bao gồm:
. Giấy tờ giao dịch (vận đơn, hóa đơn, sổ sách kế toán.v.v.)
. Các ấn phẩm (báo chí, tạp chí, tờ rơi v.v...)
. Xác nhận của doanh nghiệp quảng cáo, các tổ chức phát thanh truyền hình, các nhà xuất bản, các nhà in…
. Xác nhận của các tổ chức thương mại
. Xác nhận của các đối tác thương mại
. Xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền
(Cơ quan sở tại, các sứ quán nước ngoài ở Nhật Bản, phòng thương mại...)
. Các bài báo, tạp chí, địa chỉ website
. Bài báo, kết quả khảo sát bằng câu hỏi
Ngoài ra, một số tài liệu khác cũng có thể là nguồn để chứng minh NHNT, nhãn hiệu rất nổi tiếng như: danh mục nhãn hiệu rất nổi tiếng (FAMOUS) ở Nhật Bản; NHNT (Well-Known) ở Nhật Bản được đưa vào cơ sở dữ liệu trong Thư viện điện tử về SHCN (IPDL), hay các tài liệu tham khảo được biên soạn bởi: Bundesverbrand der Deutchen Industrie. E. V (Hiệp hội Công nghiệp Liên bang Đức), INPI (Viện sở hữu công nghiệp quốc gia Pháp), Tổng cục công thương Trung Quốc…
Chúng ta có thể thấy rõ hơn kinh nghiệm thực tiễn trong việc chứng minh NHNT ở Nhật bản thông qua trường hợp nhãn hiệu "ELLE".
ELLE
ELLE
Số đăng ký cơ bản: Nhãn hiệu bảo vệ 1978527
Nhóm 16: các ấn phẩm Các nhóm từ 29 đến 33
Chứng cứ nào chứng tỏ NHNT
Người nộp đơn đã đưa ra các chứng cứ để chứng minh NHNT:
i. Văn bản tuyên bố
ii. Sách nhỏ với tiêu đề "ELLE Brand business"
iii. Trang bìa của số đầu tiên (1945)
iv. Trang bìa của số hiện hành (2005)
v. Sách nhỏ từ các doanh nghiệp in ấn (do bên thứ ba phát hành)
vi. Các tạp chí do bên thứ ba công bố
vii. Danh sách các bên được cấp li-xăng nhãn hiệu ELLE
viii. Các nội dung quảng cáo
ix. Catalog mô tả đặc điểm của hàng hóa mang nhãn hiệu "ELLE)
x. Số lượng bản in và khu vực bán hàng
2.2.1.4. Kết quả của cuộc điều tra về danh mục nhãn hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản (theo tạp chí NIKKEI)
(a) Kết quả của cuộc điều tra đối với tất cả những người làm công việc kinh doanh và người tiêu dùng nói chung:
Company name Total score
1. SONY 841
2. MICROSOFT 810
3. CANON 777
4. INTEL 766
5. Kuroneko 742
6. TOYOTA 734
7. SEIKO ESON 719
8. SHACHIHATA 717
9. FUJI FILM 714
10. SHARP 713
11. YAHOO 711
12. TOTO 695
12. KOKUYO 695
12. Matsushita Electric 695
12. NIPPON IBM 695
16. BRIDGE STONE 679
16. HONDA 679
18. ASAHI KASEI 671
18. CASIO 671
20. KAO 669
20. OMRON 669
(b) Kết quả điều tra trong số những người làm công việc kinh doanh:
Company Total score
1. MICROSOFT 865
2. SONY 843
3. CANON 815
4. INTEL 810
5. SEIKO ESON 753
6. NIPPON IBM 749
7. Yamato Unyu 744
8. TOYOTA 741
9. SHACHIHATA 734
9. YAHOO 734
(c) Kết quả điều tra trong số những người tiêu dùng nói chung: Company name Total score
1. SONY 823
2. KEWPIE 757
3. Yamato Unyu 740
4. Oriental land (DISNEY) 736
5. AJINOMOTO 732
6. MICROSOFT 732
7. TOTO 729
8. TOYOTA 726
9. CANON 724
10. NISSIN 721
2.2.2. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu
Các nguyên tắc bảo hộ NHHH nói chung và NHNT nói riêng ở Cộng đồng Châu Âu được ghi nhận trong hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành liên quan một cách trực tiếp đến pháp luật về NHHH, đó là Quy chế của Hội đồng năm 1993, 40/94/EC, về NHHH Cộng đồng và Văn bản hướng dẫn đầu tiên năm 1988, 104/89/EEC, về hài hòa pháp luật về NHHH của các quốc gia.
2.2.2.1. Quy chế 40/94/EC của Hội đồng Châu Âu năm 1993
Quy chế này chủ yếu đề cập đến những vấn đề liên quan đến NHHH cộng đồng. Vì thế, nó còn được biết đến với tên gọi Quy chế Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng (Community Trade Mark Regulation - CTMR). Quy chế này cũng đưa ra những nguyên tắc chung nhất về bảo hộ NHHH cộng đồng, và những phương thức và trình tự cụ thể của quá trình đăng ký và bảo hộ quốc tế đối với đối tượng này ở khu vực châu Âu sẽ được quy định bởi pháp luật quốc gia. Điều 8(2)(c) và 8(5) của Quy chế đã có các quy định về NHNT và nhãn hiệu có danh tiếng:
a. Điều 8(2)(c) quy định như sau: Nhằm mục đích của đoạn 1 (của Điều 8) "các nhãn hiệu có trước" có nghĩa là các nhãn hiệu mà vào ngày nộp đơn của đơn CTM đã nổi tiếng ở một nước thành viên, theo nghĩa của từ "nổi tiếng" được sử dụng tại Điều 6bis của Công ước Paris. Như vậy, theo quy định của pháp luật Liên minh Châu Âu, một nhãn hiệu được xem là nổi tiếng thì nhãn hiệu đó phải nổi tiếng ở một nước thành viên của EU. Có nghĩa là không có quyền lựa chọn để yêu cầu bảo hộ các NHNT ngoài lãnh thổ EU. Điều 8(1) của Quy chế quy định về điều kiện bảo hộ và phạm vi bảo hộ NHNT là chống lại các hàng hóa trùng hoặc tương tự với NHNT nếu có khả năng gây nhầm lẫn.
● Bản chất và định nghĩa NHNT:
Như chúng ta đã nghiên cứu ở phần trên, Công ước Paris không đưa ra định nghĩa NHNT, cũng không có luật án lệ của Tòa Án tư pháp Châu Âu (ECJ) về đối tượng này. Điều 16(2) và (3) Hiệp định Trips cũng không có một định nghĩa đầy đủ. Riêng ECJ trong vụ kiện C-300/98 giữa Công ty mỹ phẩm Christian Dior SA với Tuc đã phán quyết: Hiệp định Trips không được áp dụng trực tiếp, mặc dù phải dành mức độ bảo hộ tương tự. Khuyến nghị chung của WIPO 1999 bao gồm các tiêu chí hữu ích nhưng không ràng buộc chính thức. OHIM đã tuân theo Khuyến nghị này, theo đó, nhãn hiệu phải nổi tiếng đối với khu vực công chúng có liên quan (Điều 2(2) Khuyến nghị của WIPO); không cần thiết đăng ký, sử dụng trước, hoặc có tai tiếng ở lãnh thổ "xuất xứ" thứ ba (Điều 2(3) Khuyến nghị WIPO) yêu cầu mức độ biết đến một cách hợp lý có được ở lãnh thổ của bất kỳ một trong số các nước thành viên.
● Tiêu chí đánh giá NHNT của OHIM:
- Mức độ biết đến - nhận biết
- Thời gian, quy mô và khu vực sử dụng
- Thời gian, quy mô và khu vực tiếp thị
- Giá trị liên kết với nhãn hiệu
- Các vụ việc thực thi thành công
Có thể thấy các tiêu chí trên là hoàn toàn phù hợp với Điều 2(1) Khuyến nghị của WIPO. Chúng cũng tương tự với các tiêu chí xác định NHNT của Nhật Bản mà chúng ta vừa phân tích ở trên. So với các tiêu chí của Nhật Bản, các tiêu chí xác định NHNT của OHIM có điểm khác là bổ sung thêm hai tiêu chí: giá trị liên kết với nhãn hiệu và các vụ việc thực thi thành công.
b. Điều 8(5) CTMR quy định như sau:
Nhãn hiệu được nộp đơn sẽ không được đăng ký khi nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu có trước và được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hóa mà nhãn hiệu có trước đã được đăng ký; trong trường hợp đối với nhãn hiệu cộng đồng có trước mà nhãn hiệu này có danh tiếng trong Cộng đồng và trong trường hợp của một nhãn hiệu quốc gia có trước mà nhãn hiệu đó có danh tiếng ở nước thành viên liên quan và khi việc sử dụng không có lý do hợp lý nhãn hiệu được nộp đơn đó có thể lợi thế không lành mạnh, hoặc gây bất lợi cho đặc tính phân biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu có trước đó...
Như vậy, theo pháp luật của Liên minh Châu Âu, ngoài việc bảo hộ các NHNT còn có các quy định về bảo hộ các nhãn hiệu có danh tiếng. Theo đó, các quy định này được áp dụng một cách trực tiếp đối với các đơn: đăng ký quốc tế, quốc gia và Liên minh Châu Âu. Nếu như các NHNT được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký thì đối với các nhãn hiệu có danh tiếng vẫn phải đăng ký.
Các điều kiện để áp dụng quy định trên là: (1) nhãn hiệu có danh tiếng trên lãnh thổ liên quan; (2) Có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự; (3) Sử dụng nhãn hiệu trong đơn CTM có thể dành lợi thế không lành mạnh, hay gây bất