Khái Niệm, Chức Năng Của Nhãn Hiệu, Nhãn Hiệu Nổi Tiếng

Ban Nha. Cơ chế này ngày càng phát triển và đóng vai trò to lớn trong việc khuyến khích hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới.

Từ những nội dung phân tích trên đây cần rút ra một số nhận xét như

sau:

Các điều kiện kinh tế và sản xuất vật chất tạo tiền đề quan trọng cho

sự xuất hiện và phát triển của nhãn hiệu hàng hóa. Các nhà khoa học đã xác định được hai giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển của nhãn hiệu hàng hóa.

Giai đoạn đầu được đánh dấu bằng cuộc cách mạng công nghiệp và bị chi phối bởi quan niệm hàng hóa. Giai đoạn này chấm dứt vào thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Giai đoạn hai bắt đầu từ những năm hai mươi của thế kỷ XX và đánh dấu sự xuất hiện của nhãn hiệu hiện đại. Giai đoạn này vẫn đang tiếp tục. Những thay đổi to lớn báo hiệu thời kỳ quá độ mới.

Những tiền đề quan trọng đó là:

Thứ nhất, sự sản xuất hàng loạt theo quy mô công nghiệp, cơ khí hóa với số lượng lớn thay thế sự sản xuất thủ công nhỏ lẻ.

Thứ hai, sự sản xuất đã được tiêu chuẩn hóa, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong sản xuất. Năng suất lao động tăng nhanh.

Thứ ba, sự trao đổi hàng hóa diễn ra trên thị trường mà không có sự tham gia của nhà sản xuất. Khách hàng không có mối liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thứ tư, sự phức tạp của hệ thống lưu thông, phân phối và sự xuất hiện tầng lớp trung gian đại lý. Để đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng hàng hóa phải qua nhiều kênh, nhiều khâu. Các loại hàng hóa khác nhau nhiều khi do một đại lý phân phối.

Thứ năm, sự đa dạng hóa các loại hàng hóa mà người tiêu dùng không thể tự mình biết được chất lượng của các loại hàng hóa đó và uy tín của người sản xuất ra chúng.

Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam - 3

Các tiền đề khách quan đó kích thích sự phát triển của nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Nó là một bộ phận không thể tách rời của sở hữu trí tuệ.

1.2. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA NHÃN HIỆU, NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG


1.2.1. Khái niệm, chức năng của nhãn hiệu

Trước khi WIPO được thành lập, đã có rất nhiều định nghĩa về nhãn hiệu được đưa ra, nhưng tựu chung lại đều thống nhất ở quan điểm cho rằng: "nhãn hiệu là bất kì một dấu hiệu nào mà có thể cá thể hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt chúng với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh". Định nghĩa này bao hàm hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là chức năng cá thể hoá hàng hoá của nhãn hiệu và thứ hai là chức năng chỉ dẫn nguồn gốc. Mặc dù định nghĩa đề cập đến hai khía cạnh của nhãn hiệu, nhưng thực chất cả hai khía cạnh này luôn tuỳ thuộc lẫn nhau và được xem là một. Để cá thể hoá một hàng hoá, nhãn hiệu cần chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá, nhưng việc chỉ ra nguồn gốc hàng hoá không có nghĩa là nhãn hiệu phải cho người tiêu dùng biết người thực sự đã sản xuất ra hàng hoá hay thậm chí là người đang kinh doanh hàng hoá. Trên thực tế, người tiêu dùng thường không biết tên của nhà sản xuất, và lại càng không biết chút gì về địa điểm của nhà máy sản xuất sản phẩm. Nhãn hiệu không cần thiết phải chỉ rõ xuất xứ, chỉ cần người tiêu dùng tin vào nhà sản xuất là đủ. Bởi vậy, chức năng cá thể hoá của nhãn hiệu thực chất là đề cập đến một nhà sản xuất cụ thể. Khía cạnh thứ hai của định nghĩa đề cập đến chức năng phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của doanh nghiệp khác. Chỉ khi nhãn hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt được một hàng hoá mang nhãn hiệu của doanh nghiệp này với các hàng hoá

của doanh nghiệp khác đưa ra thị trường, thì nhãn hiệu đó mới đạt được chức năng ban đầu của nó tức là chức năng xác định được nhà sản xuất. Điều này cho thấy chức năng phân biệt và chức năng chỉ nguồn gốc thực tế là không tách rời.

Trên cơ sở chức năng của nhãn hiệu, Luật mẫu của WIPO về nhãn hiệu, tên thương mại và cạnh tranh không lành mạnh năm 1967 đã đưa ra một định nghĩa như sau: "Nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá của một doanh nghiệp này với đối thủ cạnh tranh". Trong thực tế kinh doanh, không chỉ có các nhà sản xuất đưa hàng hoá ra thị trường mà còn có cả các nhà cung cấp dịch vụ cũng cung cấp dịch vụ ra thị trường. Vì vậy, tất yếu đòi hỏi cũng phải có dấu hiệu để người tiêu dùng có thể phân biệt được dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ với nhau. Những dấu hiệu được sử dụng trong trường hợp này được gọi là nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu dịch vụ, về bản chất cũng giống như nhãn hiệu hàng hoá. Do đó, khái niệm nhãn hiệu hiện nay theo các điều ước quốc tế về nhãn hiệu và pháp luật của nhiều nước được quy định với hàm nghĩa bao gồm cả nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Điều này được khẳng định trong điều 15 Hiệp định TRIPS: "Bất kì một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu" .

Theo các định nghĩa nêu trên, dấu hiệu có thể sử dụng làm nhãn hiệu là những dấu hiệu bất kì, miễn là dấu hiệu đó có khả năng phân biệt. Như vậy, về mặt lý luận, các dấu hiệu thuộc dạng nhìn thấy được và thuộc dạng không thể nhìn thấy được như mùi vị hoặc âm thanh đều có thể trở thành nhãn hiệu. Việc thừa nhận dấu hiệu thuộc dạng nào có thể sử dụng làm nhãn hiệu, vì thế tuỳ thuộc vào điều kiện thực tiễn của mỗi quốc gia. Phần lớn các quốc gia chỉ cho phép đăng ký các dấu hiệu thể hiện dưới dạng đồ hoạ (nhìn thấy được).

Bởi các nhãn hiệu thuộc dạng này mới có thể ghi được trong sổ danh bạ quốc gia, và công bố một cách hữu hình trong công báo nhãn hiệu quốc gia, để công bố công khai cho công chúng về việc đăng kí nhãn hiệu. Về vấn đề này, điều 15.1 Hiệp định TRIPS quy định: "... các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được". Hiệp ước nhãn hiệu cũng chỉ thừa nhận sự bảo hộ đối với các dấu hiệu nhìn thấy được, không thừa nhận sự bảo hộ đối với các nhãn hiệu vô hình, cụ thể là nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi vị.

Điều 16 Luật SHTT 2005 quy định: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau". Khái niệm này bao gồm hai khía cạnh mà đôi khi được đề cập tới như các chức năng khác nhau của NHHH, nhưng phụ thuộc lẫn nhau và trong thực tế cần được xem xét cùng nhau.

Để người tiêu dùng có thể phân biệt một sản phẩm, nhãn hiệu phải chỉ được nguồn gốc của hàng hóa. Điều này không có nghĩa là NHHH phải thông tin cho người tiêu dùng về người đã thực sự sản xuất ra sản phẩm hoặc thậm chí người bán sản phẩm. Chỉ cần sao cho người tiêu dùng có thể tin tưởng vào doanh nghiệp nhất định, là bên có trách nhiệm về sản phẩm được bán ra mang NHHH, chịu trách nhiệm về hàng hóa mà không nhất thiết phải có biết cụ thể doanh nghiệp đó.

Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc như đã nêu trên cho thấy NHHH phân biệt hàng hóa của một doanh nghiệp này với hàng hóa của những doanh nghiệp khác, chỉ khi NHHH cho phép người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm bán dưới nhãn hiệu đó với những hoàng hóa của doanh nghiệp khác bán trên thị trường thì lúc đó nhãn hiệu đã hoàn thành chức năng này. Điều này cho thấy không thể tách biệt giữa chức năng phân biệt và chức năng chỉ dẫn nguồn gốc.

Tóm lại, chúng ta có thể nêu ra các chức năng chính của nhãn hiệu như sau:

a) Chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa, dịch vụ rất đa dạng và phong phú. Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ để mua chủ yếu dựa vào các dấu hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm khi đưa ra thị trường. Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhờ có nhãn hiệu hàng hóa mà người tiêu dùng có thể xác định được hàng hóa, dịch vụ mà mình yêu thích.

b) Chức năng thông tin nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ

Người tiêu dùng quyết định chọn mua một sản phẩm nào đó mà không hề do dự vì trước đây họ đã mua hàng hóa đó rồi, đã biết hàng hóa của nhà sản xuất nào và hoàn toàn tin tưởng vào hàng hóa của nhà sản xuất đó. Như vậy, chỉ cần nhìn vào nhãn hiệu hàng hóa, người tiêu dùng có thể có quyền nghĩ rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hóa đều có cùng nguồn gốc hoặc có mối liên hệ giữa các nhà sản xuất khác nhau sử dụng nhãn hiệu hàng hóa giống nhau. Đối với các hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất theo hợp đồng li- xăng, thì nhãn hiệu hàng hóa còn đóng vai trò chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa đó.

c) Chức năng thông tin về sản phẩm

Người tiêu dùng chọn mua hàng hóa vì họ hài lòng về chất lượng, giá cả của hàng hóa đó. Họ chọn mua hàng hóa đó vì họ biết được chất lượng của hàng hóa, sản phẩm được chế tạo từ loại vật liệu gì, hàng hóa đó phù hợp với nguồn tài chính của họ và nhiều thông tin khác về sản phẩm đó. Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa có chức năng thông tin gián tiếp về sản phẩm.

d) Chức năng quảng cáo

Thông qua vai trò cá thể hóa sản phẩm, màu sắc, sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa còn thực hiện chức năng quảng cáo sản

phẩm cho nhà sản xuất để sản phẩm có thể sớm đến được với người tiêu dùng.

e) Chức năng kiểm tra và tổ chức thị trường

Sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa thu hút nhà sản xuất đi đến lựa chọn nhãn hiệu hàng hóa làm phương tiện để kiểm tra thị trường. Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng chiếm lĩnh thị trường, thị phần càng lớn, thì nhà sản xuất có nhiều cơ hội để kiểm tra và tổ chức thị trường có lợi cho mình.

1.2.2. Khái niệm, đặc trưng của nhãn hiệu nổi tiếng

Ngày nay, NHHH được sử dụng một cách phổ biến hơn với nhiều thể loại hơn. Và nó là một hình thức rất có giá trị của quyền SHTT bởi vì nó gắn liền với chất lượng cũng như sự mong đợi của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ. Nhiều sản phẩm hàng hóa đã trở nên đồng nhất với tên nhãn hiệu của chúng, chẳng hạn như nước giải khát Coca Cola, cà phê Nestcafe, quần Jean Levi’s…Những sản phẩm này thực sự đã trở nên nổi tiếng và được biết đến một cách rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đây cũng là một thành công quan trọng của các nhà sản xuất và các thương nhân trong việc quảng bá sản phẩm của họ. Tuy nhiên chính sự nổi tiếng của NHHH cũng mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp vì nó sẽ rất dễ bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Ngày càng có nhiều các hàng hóa và dịch vụ tương tự với những hàng hóa dịch vụ mang NHNT được sản xuất và điều này đã gây ra sự nhầm lẫn đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ thật sự mà họ mong muốn. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng đặt ra là phải làm thế nào ngăn chặn các hiện tượng xâm phạm đối với NHHH nổi tiếng như thế. Mặc dù đã được biết đến từ rất lâu, song cho đến nay cách hiểu về NHNT vẫn còn đang rất khác nhau trong các điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật các nước. Pháp luật của không ít quốc gia đã không đưa ra được một hệ thống các tiêu chí cụ thể để xác định "nhãn hiệu

hàng hóa nổi tiếng". Do vậy, trên thực tế khái niệm này sẽ được xác định bởi các Tòa Án hay các cơ quan có thẩm quyền trong từng vụ việc cụ thể.

Theo luật NHHH của Nga năm 1992, NHHH nổi tiếng cũng như những vụ việc, tình huống liên quan đến việc chủ sở hữu nhãn hiệu yêu cầu công nhận đối với NHNT ở Nga sẽ được xem xét bởi Phòng Patent tối cao. Ở Trung Quốc, thông qua các quy định hiện hành của Luật NHHH và các quy định hướng dẫn thi hành Luật NHHH, lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận một cách chính thức NHHH nổi tiếng trong hệ thống pháp luật của họ dù rằng Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của công ước Paris từ rất sớm. Luật NHHH của Trung Quốc đã đưa ra một định nghĩa về NHHH nổi tiếng hơi khác so với các nước khác. Cụ thể, NHNT là NHHH được đăng ký mà nó có một bộ phận khách hàng thực tế và được coi là nổi tiếng trong bộ phận công chúng liên quan. Như vậy, một NHHH có thể là NHNT ở các nước khác nhưng chưa được đăng ký ở Trung Quốc thì sẽ không được xem là NHNT để được hưởng chế độ pháp lý về bảo hộ theo Luật NHHH của nước này.

Mặc dù có sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, chúng ta vẫn có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về NHNT. Theo đó, Luật SHTT 2005 quy định rằng " Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam". Như vậy, NHNT trước hết là một NHHH bao gồm các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, NHNT có những đặc trưng nổi bật so với các nhãn hiệu thông thường khác, đó là:

Thứ nhất: một NHNT phải là nhãn hiệu có tính phân biệt. Thông qua một NHNT, người tiêu dùng có thể nhận biết ngay loại hàng hóa hay dịch vụ mà nhãn hiệu đó được sử dụng. Ví dụ, khi nói đến nhãn hiệu Coca Cola, người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến nước giải khát, hoặc khi nói đến Toyota, họ sẽ nghĩ ngay đến xe hơi…

Thứ hai: NHNT thường có tính phổ biến cao. Một NHNT là nhãn hiệu được biết đến bởi nhiều người ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Chẳng hạn, Ford là một nhãn hiệu xe hơi của Hoa Kỳ nhưng nó lại được biết đến bởi người tiêu dùng trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Thứ ba: NHNT thường có giá trị kinh tế lớn và rất lớn. Nó cấu thành một bộ phận tài sản quan trọng trong khối lượng tài sản của doanh nghiệp. Thật vậy, có không ít NHNT đã trở thành một phần tài sản quan trọng, thậm chí đóng vai trò quyết định, trong lượng tài sản các công ty sở hữu NHNT. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp có thể sử dụng NHNT của mình như là một loại vốn để đưa vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh…

Một NHHH chỉ có thể trở thành NHNT nếu nó thỏa mãn những yêu cầu hay tiêu chí nhất định do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh hoặc theo quy định của pháp luật. Bất kể sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia trong lĩnh vực lập pháp cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật, chúng ta có thể khái quát các trường hợp chung nhất mà theo đó một NHHH sẽ được công nhận là nổi tiếng. Đó là: sự lặp đi lặp lại của nhãn hiệu trong bộ phận công chúng có liên quan; mức độ được biết đến của nhãn hiệu trong công chúng; quy mô và khoảng thời gian sử dụng nhãn hiệu; thời gian, mức độ và phạm vi địa lý của bất kỳ sự quảng cáo hay thông tin cho nhãn hiệu; mức độ của tính phân biệt vốn có hay được yêu cầu của NHNT; lịch sử của quá trình thực thi quyền trong việc bảo hộ nhãn hiệu; những quốc gia nơi nhãn hiệu đã được đăng ký. Những yếu tố trên chỉ là những căn cứ chung được thừa nhận một cách rộng rãi trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể cũng như quan điểm lập pháp riêng của mỗi quốc gia mà họ có thể đưa ra các quy định cụ thể liên quan đến việc thừa nhận các NHNT.


1.3. VAI TRÕ CỦA NHÃN HIỆU, NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023