Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam - 2

công trình nghiên cứu nào đề cập riêng một cách tương đối đồng bộ và có hệ thống. Đặc biệt, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề này cũng đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Vì vậy, luận văn sẽ tiếp cận, nghiên cứu tương đối có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo hộ NHNT, sự khác biệt giữa bảo hộ NHNT và NHHH thông thường cũng như vai trò cần thiết của việc bảo hộ NHNT trong quan hệ thương mại quốc tế.

3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Ngày nay, khái niệm NHNT và các tiêu chí để xác định thế nào là NHNT trong pháp luật quốc tế vẫn chưa rõ ràng và lại được quy định khác nhau ở các quốc gia. Trong khi đó, chúng ta biết hiện nay nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam ra thế giới là rất lớn.

Vì vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua việc tìm hiểu pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước tiêu biểu trên thế giới về bảo hộ NHNT, luận văn sẽ góp phần phục vụ cho công tác thực tiễn của các luật sư tư vấn và những người hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT). Đồng thời giúp thương nhân Việt Nam bảo vệ quyền của mình đối với NHNT trên thị trường thế giới.

Với mục đích trên, tác giả luận văn đặt ra cho mình các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Nghiên cứu nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng là một đối tượng sở hữu công nghiệp trong mối quan hệ với bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung và sự cần thiết phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa nói riêng trong thời đại hiện nay; làm rõ tính đặc thù của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa và xây dựng các khái niệm khoa học về nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng, về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng, hành vi sản xuất hàng giả và hàng giả...;

- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hiện hành; chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng trong Luật SHTT;

- Nghiên cứu thực trạng thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thông qua hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và của Tòa án nhân dân, từ đó đề xuất các biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhằm bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa;

- Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, bộ máy và biện pháp thực thi bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng của các nước, so sánh và tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài.

- Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

4. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn hướng tới làm rõ các vấn đề về thủ tục xác lập quyền như: định nghĩa NHNT, các tiêu chí xác định NHNT. Đồng thời làm rõ các quy định liên quan đến nội dung quyền của các chủ sở hữu NHNT như: các quy định về việc xác định hành vi xâm phạm quyền, các chứng cứ bảo vệ quyền của chủ sở hữu.

Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam - 2

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ định nghĩa, khái niệm và các tiêu chí xác định NHNT

- Phương pháp so sánh đối chiếu từ đó rút ra các điểm tương đồng và các điểm khác biệt giữa pháp luật các nước

- Phương pháp trừu tượng khoa học nhằm mục đích khái quát các hiện tượng phổ biến.

6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong khoa học chuyên ngành pháp luật quốc tế khái niệm nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Luận văn có ý nghĩa thực tiễn góp phần hoàn thiện cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Những giải pháp được nêu trong luận văn có tác dụng thiết thực đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của mình. Đối với ngành Tòa án nhân dân, những kiến nghị có liên quan đến hoạt động của Tòa án nhân dân sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng.

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng và hướng dẫn áp dụng pháp luật ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng.

Chương 2: Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước trên thế giới.

Chương 3: Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam.

Chương 1‌

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG


1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NHÃN HIỆU HÀNG HÓA


Nhãn hiệu hàng hóa có lịch sử từ rất lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhãn hiệu hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa trên thị trường. Trình độ của sản xuất hàng hóa có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của NHHH.

Từ thời xa xưa cách đây hàng ngàn năm con người đã biết sử dụng các dấu hiệu tuy còn rất giản đơn để đánh dấu các sản phẩm do mình tạo ra. Điều này được chứng minh khi các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật ở nhiều nơi trên thế giới và đã phát hiện thấy trên các hiện vật thu được là các bình gốm sứ có rất nhiều dấu hiệu của các nhà sản xuất (chủ yếu là các chủ sở hữu các xưởng sản xuất thủ công) đánh dấu sản phẩm của họ. Thông qua phương pháp khoa học, các nhà khoa học đã xác định nhãn hiệu hàng hóa xuất hiện từ thời trung cổ. Chỉ riêng trong lĩnh vực sản xuất đồ gốm, các nhà khảo cổ học đã xác định được 6000 nhãn hiệu của các loại đồ gốm thời La mã cổ đại (Sisfilla) đã được sử dụng để nhận biết các loại đồ gốm được sản xuất từ những xưởng thủ công nhất định.

Tuy nhiên, các nhãn hiệu này thông thường mới chỉ là các vết khắc của các hình vẽ nhỏ hoặc các dạng hình học. Đây là các dấu hiệu đơn giản. Mặc dù còn rất đơn giản nhưng các dấu hiệu đó được coi là "tổ tiên" của nhãn hiệu hàng hóa ngày nay. Các dấu hiệu được sử dụng, nhiều trường hợp là các chữ ký của các chủ sở hữu trên các sản phẩm, là các dấu hiệu có chức năng xác định xưởng sản xuất ra loại đồ gốm đó (xác định nguồn gốc sản phẩm) và phân biệt sản phẩm của xưởng này với sản phẩm của xưởng khác.

Trong thời kỳ này chưa có tự do cạnh tranh thương mại, nhưng các dấu hiệu đó trở thành công cụ nhằm loại bỏ sự lẫn lộn, nhầm lẫn sản phẩm của các chủ sở hữu khác nhau trong quá trình vận chuyển, xác định sản phẩm thuộc về chủ sở hữu hợp pháp. Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ trong suốt thời kỳ cổ đại nhãn hiệu dưới hình thức tồn tại đơn giản thực hiện chức năng chủ yếu là chỉ rõ nguồn gốc của sản phẩm và cho phép xác định rõ chủ sở hữu hay người sản xuất ra sản phẩm đó.

Cũng từ hình thức tồn tại đơn giản, sơ khai của nhãn hiệu người ta đã tìm thấy những đặc tính quan trọng của nhãn hiệu. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu người Pháp ANDREA SEMPRINI, trong tác phẩm: "Que Sais je? LA MARQUE" (Tôi hiểu gì về nhãn hiệu), có bốn đặc tính quan trọng của nhãn hiệu, như sau:

Thứ nhất, khi nhãn hiệu được gắn lên sản phẩm thì người ta đã đánh dấu sự nhận dạng, nhận biết sản phẩm đó thông qua nhãn hiệu. Lý do của hành động này rất đơn giản, vì trong quá trình vận chuyển có sự lẫn lộn các sản phẩm có nguồn gốc khác nhau, của nhiều chủ sở hữu khác nhau mà các sản phẩm đó lại có hình thức, kiểu dáng giống nhau, kỹ thuật sản xuất và chất liệu giống nhau. Để nhận biết và xác định rõ sản phẩm được vận chuyển đến tay ai cần phải xác định được nguồn gốc của lô sản phẩm đó.

Thứ hai, các dấu hiệu trên sản phẩm đánh dấu sự chiếm hữu sản phẩm đó. Thông thường sản phẩm được làm ra tại các xưởng thủ công, xuất xưởng và được phân phối đến địa chỉ cuối cùng là người mua sản phẩm đó. Tuy nhiên trong quá trình lưu thông, trao đổi xuất hiện người môi giới. Họ là những người mua sản phẩm của người sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Khi sản phẩm ở trong tay họ thì họ có thể thêm những dấu hiệu nhận biết riêng vào những dấu hiệu đã tồn tại trước đó. Sự tồn tại nhiều dấu hiệu khác nhau trên cùng một sản phẩm trong các giai đoạn khác nhau của sự tồn tại một sản phẩm thể hiện sự chiếm hữu sản phẩm đó.

Thứ ba, các dấu hiệu trên sản phẩm có mục đích phân biệt sản phẩm của xưởng sản xuất này với xưởng sản xuất khác. Đồng thời cũng phục vụ cho việc dễ dàng nhận biết nguồn gốc của sản phẩm.

Thứ tư, các dấu hiệu trên sản phẩm mang lại cho sản phẩm sự ghi nhận về chất lượng.

Qua các nhãn hiệu gắn trên các sản phẩm khác nhau người ta dễ nhận biết được sản phẩm của nhà sản xuất nào có chất lượng còn sản phẩm của nhà sản xuất nào kém chất lượng cũng như xác định được uy tín của nhà sản xuất. ở châu Âu trong thời trung cổ sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tác động đến sự phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất. Các nghiệp đoàn ra đời và phát triển mạnh.

Bên cạnh các nhãn hiệu cá nhân của các thợ thủ công đã xuất hiện các nhãn hiệu của các nghiệp đoàn dưới hình thức nhãn hiệu tập thể. Các nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của các tổ chức nghề nghiệp mà các thành viên của các nghiệp đoàn phải sử dụng nhãn hiệu đó. Các nhãn hiệu này được bảo vệ trước các hành vi chiếm đoạt của người khác. Ngay từ thế kỷ XIII, luật pháp của các vương quốc đã xác lập các hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi chiếm đoạt các nhãn hiệu.

Chức năng chủ yếu của nhãn hiệu vẫn là phương tiện để kiểm tra việc lưu thông thương mại của các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ các xưởng sản xuất của các thợ cả, thành viên của các nghiệp đoàn. Chức năng chinh phục khách hàng chưa được đề cao trong thời kỳ này. Các nhãn hiệu tập thể là căn cứ để chứng minh các thợ thủ công thành viên của nghiệp đoàn này không xâm phạm đến lĩnh vực thuộc nghiệp đoàn khác quản lý. Đồng thời nó bảo đảm cho công chúng biết được chất lượng của sản phẩm, nâng cao sự tin tưởng của họ vào người sản xuất. Các nhãn hiệu đã chứa đựng trong nó tính chất của dấu hiệu phân biệt mà một nhãn hiệu hiện đại cần phải có.

Ở Pháp trong giai đoạn cách mạng tư sản nhiều luật lệ đã được ban hành có ảnh hưởng tới sự phát triển của nhãn hiệu. Pháp luật cách mạng đã tuyên bố tự do thương mại và tự do công nghiệp thông qua luật Le Chapelier các ngày 2-17 tháng ba năm 1791. Luật này đã xóa bỏ tất cả các nghiệp đoàn của các phường hội và thợ cả. Cùng bị chi phối bởi Luật đó tất cả các dấu hiệu phân biệt có liên quan đến các nghiệp đoàn và đặc biệt là các nhãn hiệu bắt buộc đã biến mất. Tuy nhiên nguyên tắc tự do thương mại và công nghiệp lại liên quan đến sự thừa nhận tính hợp pháp của các nhãn hiệu cá nhân không có tính chất bắt buộc.

Việc ra đời của Luật Le Chapelier năm 1791đã dẫn đến hậu quả là có khoảng trống về luật pháp trừng phạt các hành vi lạm dụng, chiếm đoạt nhãn hiệu của người khác. Khoảng trống này đã tồn tại trong một thời gian dài và thực sự ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà sản xuất và các thương nhân. Để bảo vệ lợi ích của mình họ đã đòi hỏi Chính phủ hiện thời tái thiết lập lại trật tự trong lĩnh vực sử dụng nhãn hiệu thông qua việc ban hành các quy định chung có giá trị lâu dài. Nhằm đáp ứng các đòi hỏi của các nhà công nghiệp và các thương nhân Luật ngày 22 tháng thứ 7 năm thứ XI (theo lịch cải tổ từ cách mạng tư sản Pháp) đã được ban hành quy định sự trừng phạt chung đối với hành vi làm giả các nhãn hiệu đặc biệt.

Bộ luật hình sự Pháp năm 1810 qui định hình phạt tước quyền tự do đối với tất cả các hành vi chiếm đoạt nhãn hiệu trong tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp (các điều 142, 143).

Cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu và sự phát triển hình thức sản xuất mới (sản xuất hàng loạt, theo phương thức công nghiệp thay cho phương thức sản xuất thủ công nhỏ lẻ) thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa, kích thích sự phát triển của thị trường và thương mại. Nhãn hiệu cá nhân của các nhà công nghiệp, các thương nhân có những cơ hội mới để phát triển. Nhãn hiệu rất đa dạng và phong phú. Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ vào nửa đầu thế kỷ XIX ở Tây Âu

đã bùng nổ các nhãn hiệu hàng hóa và thương mại trong rất nhiều lĩnh vực phổ biến như: ngành dệt, chế biến thuốc dán có nhựa thơm, chế biến bánh mứt kẹo...

Ngoài tên gọi truyền thống của các nhà công nghiệp và các thương nhân, nhãn hiệu thời kỳ này đã mang những đặc trưng mới như đã có sự kết hợp giữa hình ảnh và màu sắc. Nhãn hiệu đã thực sự trở thành dấu hiệu phân biệt của sự nhận biết. Cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện các nhãn hiệu hiện đại hơn có sự kết hợp các yếu tố hình họa và từ ngữ. Nhãn hiệu đã được luật pháp của các quốc gia bảo hộ. Trong thế kỷ XIX, rất nhiều quốc gia đã ban hành các đạo luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Ở Pháp, Luật ngày 28-4-1824 quy định bảo hộ nhãn hiệu thương mại gắn trên các sản phẩm. Trong trường hợp có sự giả mạo nhãn hiệu thương mại trên sản phẩm thì người có hành vi giả mạo bị xử phạt bằng hình phạt tiểu hình. Luật này cũng được áp dụng để trừng phạt hành vi làm giả NHHH theo nguyên tắc tương xứng giữa tội phạm và hình phạt.

Luật ngày 23-6-1857 của Pháp quy định chi tiết bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ theo nguyên tắc sử dụng đầu tiên. Luật này được áp dụng ở Pháp cho đến năm 1964 thì bị hủy bỏ.

Không chỉ riêng các quốc gia có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa mà trên phạm vi quốc tế nhu cầu chung bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia đã trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết. Sự có cùng các mục tiêu đã tăng cường sự hợp tác của các quốc gia trên phạm vi thế giới về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Nhiều nước cùng hợp tác để thiết lập ra các cơ chế quốc tế trong lĩnh vực này bằng việc ký Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp ngày 20-3-1883 tại Paris, Thủ đô nước Cộng hòa Pháp và Thỏa ước Mađrit về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891 tại Mađrit, Thủ đô nước Tây

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí