Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


DIỆP THỊ THANH XUÂN


VẤN ĐỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam - 1


DIỆP THỊ THANH XUÂN


VẤN ĐỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật quốc tế

Mã số : 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến


Môc lôc


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục từ viết tắt


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ NHÃN 7

HIỆU NỔI TIẾNG

1.1. Khái quát lịch sử phát triển của nhãn hiệu hàng hóa 7

1.2. Khái niệm, chức năng của nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng 13

1.2.1. Khái niệm, chức năng của nhãn hiệu 13

1.2.2. Khái niệm, đặc trưng của nhãn hiệu nổi tiếng 16

1.3. Vai trò của nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng 19

1.4. Cơ sở pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng 20

Chương 2: VẤN ĐỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO 23

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Pháp luật quốc tế 23

2.1.1. Công ước Paris 23

2.1.2. Hiệp định Trips 27

2.1.3. Khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộ 28 nhãn hiệu nổi tiếng

2.2. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng một số nước trên 29 thế giới

2.2.1. Pháp luật Nhật Bản 29

2.2.1.1. Luật nhãn hiệu Nhật Bản 30

2.2.1.2. Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng - nhãn hiệu rất nổi tiếng 36

2.2.1.3. Các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản 36

2.2.1.4. Kết quả của cuộc điều tra về danh mục nhãn hiệu nổi tiếng 39 ở Nhật Bản

2.2.2. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu 41

2.2.2.1. Quy chế 40/94 EC của Hội đồng Châu Âu năm 1993 41

2.2.2.2. Văn bản hướng dẫn 104/89/EEC 46

2.2.3. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Hoa Kỳ 49

2.2.3.1. Văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Hoa Kỳ 49

2.2.3.2. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng 51

2.2.3.3. Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng 52

2.2.3.4. Thực tế về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Hoa Kỳ 54

Chương 3: VẤN ĐỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO 60

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

3.1. Quá trình bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 60

3.2. Căn cứ phát sinh 62

3.3. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng 65

3.4. Phạm vi bảo hộ 68

3.4.1. Bảo hộ chống lại việc đăng ký 68

3.4.2. Bảo hộ chống lại việc sử dụng bất hợp pháp 71

3.5. Quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng 73

3.6. Thời hạn bảo hộ 76

3.7. Vấn đề quyền ưu tiên 78

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


NHHH : nhãn hiệu hàng hóa NHNT : Nhãn hiệu nổi tiếng SHTT : Sở hữu trí tuệ

TRIPS : Các khía cạnh của thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ WIPO : Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong nền kinh tế thị trường với quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của chúng ta hiện nay, vai trò của nhãn hiệu - một trong những đối tượng truyền thống và chủ yếu của sở hữu công nghiệp ngày càng trở nên quan trọng.

Với chức năng thoạt đầu là dùng để giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, qua quá trình sử dụng và phát triển, nhãn hiệu đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho một doanh nghiệp nhằm tiếp cận, phát triển và bảo vệ thị phần hàng hóa và dịch vụ của mình. Vì vậy, từ hàng trăm năm về trước luật bảo hộ nhãn hiệu đã ra đời tại một số quốc gia phát triển lúc đó.

Những nguyên tắc cơ bản của các luật nhãn hiệu ban đầu tỏ ra hợp lý và có sức sống đến tận ngày nay. Đó là việc nhãn hiệu được ưu tiên đăng ký bảo hộ cho người đăng ký trước (hoặc sử dụng trước), đó là việc nhãn hiệu được bảo hộ chống lại các hành vi của người khác sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho các sản phẩm hàng hóa trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu và sản phẩm của chủ nhãn hiệu.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, xuất hiện những nhãn hiệu nổi trội hơn vô vàn những nhãn hiệu khác nhờ sự sử dụng lâu dài trên thị trường, với chất lượng, tính chất đặc trưng, cũng như những uy tín mà hàng hóa mang lại. Những nhãn hiệu như vậy là sự kết tinh nỗ lực kinh doanh của một doanh nghiệp về cả vật chất lẫn trí tuệ, thường có giá trị tài sản rất lớn. Tất nhiên những nhãn hiệu như vậy cũng luôn trở thành mục tiêu cho sự làm giả, sao chép, lợi dụng uy tín của các đối thủ cạnh tranh cũng như những

kẻ làm ăn bất chính. Nhu cầu đòi hỏi phải tạo lập một chế độ đặc biệt hơn cho loại nhãn hiệu này - các nhãn hiệu nổi tiếng (Well-known marks).

Việc áp dụng quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT) tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo hộ nhãn hiệu được nhiều người ưa chuộng cũng như bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ NHNT trong phạm vi Việt Nam và trên bình diện quốc tế. Đó là các thủ tục cụ thể công nhận NHNT, việc thống nhất các tiêu chí công nhận NHNT và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này là rất quan trọng nhằm góp phần hỗ trợ các cơ quan chức năng hoàn thiện cơ chế bảo hộ NHNT, đồng thời đảm bảo một môi trường canh tranh lành mạnh cho phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người có quyền. Từ đó, các doanh nghiệp cũng biết được lợi ích và phương cách xây dựng nhãn hiệu của mình trở nên nổi tiếng cũng như bảo hộ hữu hiệu chúng và mặt khác tránh được các vi phạm các nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác trong quá trình kinh doanh trong nội địa cũng như trên thị trường quốc tế của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Ở nước ngoài có nhiều công trình nghiên cứu về nhãn hiệu hàng hóa như: Quyền sở hữu công nghiệp của các giáo sư Albert Chavane và Jean Jacques Burst - Cộng hòa Pháp, 1993; Nhãn hiệu hàng hóa - sự sáng tạo, giá trị và sự bảo hộ của Francis Le FEBVRE xuất bản tại Cộng hòa Pháp, 1994; Nhãn hiệu hàng hóa của Andrea Semprini giáo sư Đại học Montpellier III - Cộng hòa Pháp, 1995; Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Tiến sĩ Gordian N. Hasselblatt - Cộng hòa Liên bang Đức, Nhà xuất bản C.H. Beck Mỹnchen, 2001.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề luật nhãn hiệu hàng hóa của các nước ngoài đó.

Ở nước ta, một số nhà khoa học, luật gia đã nghiên cứu về nhãn hiệu hàng hóa. Đó là những công trình nghiên cứu của tác giả như: TS. Đinh Ngọc Hiện chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ (Tòa án nhân dân tối cao năm 1999): Nâng cao vai trò và năng lực của Tòa án trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn; PGS.TS Đoàn Năng: Ý nghĩa của Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và vấn đề tổ chức thực hiện, trong Hội thảo Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện Nghị định 12/CP/1999 của Chính phủ tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999; TS. Đinh Ngọc Hiện: Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, Hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999; Trần Việt Hùng: Tình hình đăng ký sở hữu công nghiệp và thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, Hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999; Trần Việt Hùng: Tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong kỷ nguyên hòa nhập kinh tế nhằm tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu, Hội thảo Bảo hộ quốc tế nhãn hiệu hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001; PGS.TS Đoàn Năng: Về thực trạng và phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2000; PGS.TS Lê Hồng Hạnh chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Tư pháp năm 2000): Pháp luật về sở hữu trí tuệ - Thực trạng và hướng phát triển trong những năm đầu thế kỷ XXI; PGS.TS. Đinh Văn Thanh, Luật gia Đinh Thị Hằng: Nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật dân sự, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2004; Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 1997; PGS.TS Lê Hồng Hạnh: Thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa, Tạp chí Luật học, số 6/2003;...

Nếu như vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) nói chung đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau thì vấn đề bảo hộ NHHH nổi tiếng vẫn còn là một đề tài khá mới mẻ. Một số bài báo, tạp chí chuyên ngành cũng đã khai thác vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau, tuy nhiên, chưa có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023