Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 13


quản lý và mô hình cơ bản về cơ cấu tổ chức của TNCs thế giới và do đó chỉ mang tính điển hình, và cần có những điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn cũng như điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nước ta.


KẾT LUẬN

Với 87 trang của toàn khóa luận, người viết đã cố gắng tạo dựng một bức tranh tổng thể về TNCs, từ đó hy vọng có thể thấy rõ được quá trình hình thành, phát triển, vai trò và cơ cấu tổ chức của chúng trong nền kinh tế thế giới và đặc biệt là trong marketing quốc tế.

Trong chương I, người viết đưa ra một số khái niệm hiện nay về TNCs, quá trình hình thành và xu hướng phát triển của chúng trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, chương I tập trung làm rõ vai trò quan trọng của TNCs trong marketing quốc tế, chủ yếu là vai trò của TNCs trong thúc đẩy sự phát triển của thương mại toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển của đầu tư quốc tế, đẩy mạnh quá trình mở cửa thị trường của các nền kinh tế trên thế giới và tác động tích cực tới quá trình phát triển của khoa học công nghệ của thế giới.

Chương II của khóa luận đề cập tới một số cơ cấu tổ chức cơ bản của TNCs trong đó có một số điểm đáng lưu ý:

- Cơ cấu tổ chức cơ bản của TNCs là cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ- công ty con.

- TNCs tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất-kinh doanh toàn cầu của mình theo lối tập quyền hoặc phân quyền.

- Các mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản của TNCs là một yếu tố quan trọng mang lại những thành công cho các công ty này trong quá trình phát triển và mở rộng trên thị trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Trong chương III của khóa luận, thông qua những đánh giá về vai trò quan trọng của TNCs tại chương I, người viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong thu hút và khai thác một cách có hiệu quả các TNCs của Việt nam. TNCs là một nguồn ngoại lực quan trọng mà nước ta cần khai thác một cách có hiệu quả để có thể tạo ra được những tác động tích cực tới nền kinh tế của Việt nam.


Ngoài ra, với việc xem xét một số mô hình quản lý và mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản và của TNCs ở chương II, phần hai của chương III, thông qua việc so sánh cơ cấu tổ chức của TNCs và tổng công ty Việt nam, người viết xin đưa ra một số bài học nhằm phát triển các tổng công ty của Việt nam theo hướng phát triển thành các tập đoàn kinh tế và hoàn thiện hơn nữa mô hình tập đoàn kinh tế tại nước ta theo cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của TNCs.

Việt nam cần đẩy mạnh phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh theo mô hình công ty mẹ-công ty con và nghiên cứu áp dụng các mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản cũng như các mô hình quản lý trên của TNCs nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả với các TNCs trên sân nhà cũng như khi mở rộng kinh doanh trên thị trường thế giới.

Khi trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt nam phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do kết quả của quá trình mở cửa thị trường ngày càng cao. Vì vậy, phát triển các tập đoàn kinh tế theo mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý của TNCs là một hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

Như đã nói ở trên, những bài học đưa ra trong khóa luận này chỉ mang tính điển hình và sẽ có những biến động, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp cũng như từng giai đoạn khác nhau của quá trình vận động của nền kinh tế thế giới và chiến lược của TNCs. Vì vậy, để có cái nhìn cụ thể hơn về vai trò và cơ cấu tổ chức của TNCs trong marketing quốc tế cũng như những bài học rút ra có thể áp dụng cho Việt nam trong từng thời điểm thì cần phải có những nghiên cứu sâu sắc hơn để thấy những nét khác biệt.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Bùi Huy Nhượng "Restructuring of FDI Projects in Vietnam " (IBRC) Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Lê Văn Bằng, Nguyễn Huy Oánh (Tháng 3/2006),” Mô hình công ty mẹ- công ty con-một giải pháp lớn để tăng tính minh bạch của DNNN và góp phần quan trọng định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta”, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 334.

3. Lê Văn Sang -Trần Quang Lâm ,(1996),”Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trước ngưỡng của thế kỷ XXI ,”Viện kinh tế thế giới, NXB Khoa học xã hội -Hà nội.

4. Nguyễn Khắc Thân(1995), “ Các công ty xuyên quốc gia hiện đại”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

5. Nguyễn Thiết Sơn(2003), “ Các công ty xuyên quốc gia: khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới”, Nhà xuất bản GTVT.

6. PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn(2006) “Khái quát chung về Marketing quốc tế và tổ chức công ty kinh doanh quốc tế”, giáo trình Marketing quốc tế, Đại học Ngoại Thương.

7. PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn(2006) “Kế hoạch hóa chiến lược marketing quốc tế”, giáo trình Marketing quốc tế, Đại học Ngoại Thương.

8. PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn(2002) “ Toàn cầu hóa nhìn từ góc độ các công ty xuyên quốc gia”, Chuyên đề Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại Thương.

9. Phạm Hùng Nghị (Tháng 8-2004) “Chuyển đổi sang mô hình mẹ-con” , Thời báo Kinh tế Việt nam số 125


10. Phạm Quang Huấn, GS.TS Trường Đại học quản lý kinh doanh Hà nội ”Một số ý kiến về việc thành lập tập đoàn doanh nghiệp ở Việt nam”

11. Tập đoàn kinh tế-Kinh nghiệm và ứng dụng vào Việt nam-(2005), Viện nghiên cứu&quản lý kinh tế trung ương, NXB Giao thông vận tải.

12. Trần Văn Thọ, Giáo sư kinh tế,Tạp chí “Thời đại mới” số 3-tháng 11/2004 , “Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt nam”, Đại học Waseda, Tokyo.


TÀI LIỆU TIẾNG ANH


13. Björn Alarik (2000),” From M-form to N-form: The Structure of Multinational Corporations” Handelshögskolan vid Göteborgs Universitet, Företagsekonomiska institutionen.

14.Chakravarthi Raghavan, (29,January,1996) “TNCs Control Two-Thirds of World Economy” Third World Network Features.

15. Dr.Emanuela Todeva (2002) “From Foreign Market Entry to International Business Networks and Multinational Business Relationships” School of Management, University of Surrey, Guildford, Surrey

16. Franklin Root (1994), International Trade and Investment

17. Giorgio Barba Navaretti and Anthony J. Venables:”Multinational Firms in the World Economy” ( 2004), Princeton University Press.

18. Muminova Nargis (August 2006 )“Transnational corporations in global movement of capitals, technologies and migration processes” University of World Economy and Diplomacy, Uzbekistan

19. Minggao Shen(2003), “Các tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc: Quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển”, Trung tâm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Trường Đại học Bắc Kinh.

20. Nick Beams, (25 February2000), “Marxist internationalism vs. the


perspective of radical protest.A reply to Professor Chossudovsky's critique of globalization

21. Ivey Business Journal,(January/February 2006) “Global integration and the performance of multinationals’ subsidiaries in emerging markets

22.Philip Cateora (1997), “International Marketing”, Prentice Hall.

23. Jed Greer and Kavaljit Singh “A Brief History of Transnational Corporations” , (2000) , Corpwatch

24.Risto Tainio and Mikko Puputti(6.7.2002)”Multinational Firms; when and how does the home country matter? “, Helsinki School of Economics. Paper prepared for 17th EGOS Colloquium, Barcelona, Spain.

25. Jeans Francois Hennart,(4/2000)”Theories of the multinational enterprises” Templeton College

26. UNCTAD-World investment Report 2005, Transnational corporations and the internationalization of R&D

27. UNCTAD,World Investment Report 2006,”FDI from Developing and Transition Economies: Implications for Development”

28.Vern Terpstra( 1996), “International Marketing” ,University of Michigan, Seventh Edition.


TÀI LIỆU TỪ INTERNET


29.http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=10&i d=8788d05a67117e “thu hút các tập đoàn đa quốc gia : Cần một chính sách đặc thù” 30/05/2006

30. http://www.orchardnetwork.com/unctad-fdi-2005 “Sharp Climb in 2005 Foreign Direct Investment” 18/9/2006. 31.http://www12.24h.com.vn/news.php/52/106162,” Việt nam cần thu hút đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia” 8/10/2006.


32. http://en.wikipedia.org/wiki/Multinational_corporation 10/7/2006.

33. http://money.cnn.com/magazines/fortune/index500.php”500 biggest companies 2006”, full list 06/2006.

34. www.vneconomy.com.vnvie/index.php?param=article&catid=10”Con báo lỗ, “mẹ hưởng lợi”! VNECONOMY cập nhật 02/07/2006. 35.http://luyenkim.net/home9/index.php?option=com_content&task=view&id

=14&Itemid=42 ”thấy gì từ báo cáo đầu tư toàn cầu của Liên hiệp quốc” 18/10/2006

36. http://www.mpi.gov.vn/default.aspx?Lang=4.” Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tám tháng đầu năm 2005” 18/10/2006

37. http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=search” Làm gì để thu hút các công ty đa quốc gia” cập nhật ngày 28/05/2006


PHỤ LỤC I

Một số chỉ tiêu điển hình về FDI và sản lượng thế giới từ 1982-2004



PHỤ LỤC II

Tỷ lệ đóng góp trong sản lượng của các chi nhánh ở nước ngoài so với tổng 1

Tỷ lệ đóng góp trong sản lượng của các chi nhánh ở nước ngoài so với tổng sản lượng của các TNCs tại một số nước tiêu biểu


NguồnGiorgio Barba Navaretti and Anthony J. Venables:”Multinational Firms in the World Economy”

2004), Princeton University Press.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 20/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí