Hình 15: Tỷ lệ các dự án FDI đầu tư vào Việt nam theo ngành
1998 đến T11-2004
Nguồn: www.vietpartner.com.vn ” Foreign direct investment statistics
Mặt khác, với sự hiện diện của TNCs, tình hình kinh tế-xã hội Việt nam đã có những cải thiện đáng kể : khu vực FDI nói chung và TNCs nói riêng đã đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia: chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, 56% tổng kim ngạch xuất khẩu, 15,5% GDP và 1 tỷ USD cho ngân sách nhà nước trên tổng số vốn đưa vào thực hiện từ trước đến nay là 25,5 tỷ USD [37].
Qua tình hình hoạt động của TNCs tại Việt nam trong thời gian vừa qua có thể thấy rằng công ty xuyên quốc gia là một nguồn ngoại lực quan trọng để nước ta tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cải thiện tình hình cán cân thương mại, vị thế và khả năng cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Trong giai đoạn mà quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra sâu sắc hiện nay thì việc thu hút những nguồn lực từ bên ngoài là một bước đi quan trọng bên cạnh việc thúc đẩy, tăng cường và phát huy nội lực để
Có thể bạn quan tâm!
- Các Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Trong Giai Đoạn Quốc Tế Hóa Hoạt Động Kinh Doanh Của Tncs
- Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Theo Sản Phẩm Trên Toàn Cầu (A Global Product Division Structure)
- Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Theo Mô Hình Ma Trận Đa Quốc Gia (A Multinational Matrix Structure)
- So Sánh Mô Hình Tổng Công Ty Của Việt Nam Với Cơ Cấu Tổ Chức Của Tncs
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 12
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
chủ động phát triển đất nước trong ổn định và bền vững. Với những đóng góp to lớn về nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý, tăng nguồn vốn, cải thiện cán cân thanh toán trong quá trình thâm nhập và phát triển tại thị trường Việt nam, TNCs thực sự là một động lực to lớn từ bên ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta, góp phần quan trọng trong việc định hướng phát triển và chuyển giao công nghệ , tạo ra nguồn lực to lớn cho nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà TNCs mang lại thì vẫn còn tồn tại một số yếu kém như: làm tăng tính phụ thuộc vào nước bản xứ về vốn, công nghệ, kỹ thuật, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, vấn đề chuyển giao những kỹ thuật cũ, lạc hậu, cạnh tranh không lành mạnh và trốn thuế .Mặc dù TNCs là một nguồn ngoại lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước song cũng không vì thế mà ta có thể xem nhẹ mặt này. Do đó, cần phải có những giải pháp, chính sách phù hợp để hạn chế hậu quả do TNCs nước ngoài mang lại.
Chính vì những điều trên mà ngày càng đặt ra cho nước ta một yêu cầu cấp bách là làm thế nào để có thể thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn ngoại lực này.
2. Các bài học kinh nghiệm trong thu hút và khai thác có hiệu quả TNCs của Việt nam.
Qua nghiên cứu vai trò của TNCs trong thương mại, đầu tư, công nghệ và mở cửa thị trường có thể nhận thấy được vai trò ngày càng to lớn của các công ty này đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Hơn thế nữa, những ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của các tập đoàn kinh tế này đặt ra cho mỗi quốc gia một câu hỏi: làm thế nào để có thể thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả những nguồn ngoại lực quan trọng này trong phát triển kinh tế quốc gia và cải thiện môi trường marketing quốc tế. Chỉ khi có thể thu hút và sử dụng một cách có hiệu quả các TNCs tại Việt
nam thì ta mới có thể phát huy được một cách tích cực vai trò của các TNCs này tại nước ta. Ngày nay, khi tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra trên mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của thế giới và cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm thu hút các TNCs trên thế giới thì Việt nam hơn bao giờ hết phải chứng minh được với thế giới đây là một môi trường đầu tư thuận lợi và an toàn với khả năng sinh lợi cao.
2.1.Bài học thứ nhất: Chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết ban đầu.
Việt nam cần tiếp tục giữ vững ổn định tình hình kinh tế-chính trị-xã hội, từng bước cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp hơn. Đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu và cũng là cơ sở để thu hút và sử dụng TNCs nước ngoài. Có thể thấy rằng khi đưa ra quyết định đầu tư tại nước ngoài các TNCs đều phải xem xét đánh giá mức độ rủi ro xảy ra đối với khoản đầu tư đó. Với một nền kinh tế dù có tốc độ tăng trưởng cao song tình hình chính trị-xã hội không ổn định cũng sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn như TNCs.
Việt nam từ trước đến nay luôn được đánh giá cao về mức độ ổn định tình hình kinh tế- chính trị-xã hội so với các nước khác trong khu vực vì vậy lợi thế này cần được phát huy cao độ trong thời gian tới nhằm tạo cơ sở thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các TNCs. Song bên cạnh đó cũng phải thấy rằng ổn định chính trị-kinh tế không phải là yếu tố quyết định trong việc đưa ra lựa chọn địa điểm đầu tư của TNCs. Tình hình kinh tế - chính trị ổn định cần phải đi kèm theo nó là một môi trường đầu tư thông thoáng nhằm làm hài lòng các nhà đầu tư và cả TNCs. Về điểm này có thể thấy rằng môi trường đầu tư ở Việt nam tuy đã có nhiều cải thiện so với trước song nếu so với các nước khác trong khu vực thì vẫn còn nhiều yếu kém. Nếu như ở Thái Lan, Singapore, New Zealand, Ireland .. đều có một ủy ban thu hút đầu tư, quảng cáo hình ảnh nước mình cũng như tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên
với các tập đoàn lớn của nước ngoài để lắng nghe các yêu cầu cụ thể về cấp phép, sử dụng đất đai, đào tạo lao động[31] ..thì ở Việt nam các hoạt động này vẫn còn rời rạc và không thường xuyên, không được điều phối tốt. Do đó Việt nam cần xây dựng một bộ phận chuyên trách nhằm quảng bá hình ảnh đất nước cũng như tiếp xúc thường xuyên với các tập đoàn để tìm ra những bức xúc nhằm cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư nội địa.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện thể chế pháp lý về bảo hộ sở hữu trí tuệ và công nghệ cũng là một giải pháp nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là TNCs.
2.2.Bài học thứ hai: Hoàn thiện khung pháp lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính để sử dụng có hiệu quả hơn các TNCs tại Việt nam.
Hoàn thiện khung pháp lý trong giám sát hoạt động của TNCs là yếu tố quan trọng nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các TNCs đã, đang và sẽ hoạt động tại nước ta. Hiện nay một vấn đề nổi cộm trong quản lý hoạt động của TNCs tại Việt nam đó là vấn đề chuyển giá của TNCs để trốn thuế và do đó làm thất thoát ngân sách hàng tỷ đồng. Theo số liệu được phòng Quản lý Đầu tư nước ngoài công bố vào năm 2005: trong 1450 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ có hơn 190 doanh nghiệp báo cáo làm ăn có lãi(tương đương 13%); 1260 doanh nghiệp còn lại (tương đương 87%) hạch toán lỗ [34]. Trong thời gian gần sáu tháng đầu năm 2005, cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra hơn 50 doanh nghiệp FDI và phát hiện nhiều doanh nghiệp khai man lợi nhuận trước thuế, số thuế truy thu là gần 60 tỷ đồng. Thực trạng hiện nay là khi doanh nghiệp lợi dụng hình thức chuyển giá để nâng chi phí đầu vào, hạ thấp giá đầu ra để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp dẫn đến tình trạng lỗ “ảo” kéo dài và kết quả là doanh nghiệp Việt nam trong liên doanh không thể trụ nôỉ đành ôm nợ, xin rút và công ty liên doanh bị thôn tính thành doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài.Trong khi đó, với trình độ hạn chế của Việt nam hiện nay thì dù Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã có quy định song phải cần đến ít nhất năm năm để kiểm tra xem một công ty xuyên quốc gia có đang tiến hành trốn thuế thông qua chuyển gía quốc tế không. Như vậy có thể thấy rằng năng lực thẩm định giá, khả năng theo dõi định giá nội bộ, kiểm soát chuyển giá quốc tế và quan trọng hơn cả là khung pháp lý liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp của nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém, thiếu chặt chẽ. Do đó, nhu cầu cấp bách hiện nay đối với Việt nam là bên cạnh việc thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút TNCs thì cần phải hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, cùng với đó là tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ đánh giá, thẩm định giá để tránh tình trạng trốn thuế của TNCs.
Mặt khác, có thể thấy rằng bên cạnh những lợi ích to lớn về vốn, công nghệ, quản lý mà TNCs mang lại thì cũng cần khẳng định rằng TNCs cũng gây ra một số tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế- xã hội của một quốc gia.Vì vậy việc tăng cường kiểm tra giám sát của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hoạt động của TNCs là cần thiết nhằm nhận biết được những điểm yếu, mặt trái mà TNCs gây ra làm nguy hại tới nền kinh tế để kịp thời có biện pháp xử lý. Thu hút được nhiều TNCs đầu tư vào trong nước là một nhiệm vụ lâu dài và khó khăn song để có thể sử dụng tốt và hiệu quả cácTNC đó còn khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa của nước ta.
2.3. Bài học thứ ba: Phát triển cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
Một trong những vấn đề quan trọng để một nước được lựa chọn làm điểm đến đầu tư của TNCs đó là điều kiện cơ sở hạ tầng của khu vực đó. Thực tiễn cho thấy các nước NIEs có sức hấp dẫn lớn đối với TNCs là do các nước này đã đầu tư thích đáng cho phát triển cơ sở hạ tầng, chú trọng phát
triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho TNCs hoạt động. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt nam còn nhiều yếu kém như đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay, thông tin liên lạc….chưa đáp ứng được điều kiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Vì vậy, Nhà nước cần đầu tư xây dựng phát triển bằng nhiều hình thức và có các ưu đãi về thuế so với các lĩnh vực khác. Chính phủ cần dành một số lượng lớn tài chính để mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông và đặc biệt là các khu công nghiệp hiện đại, thuận tiện . Trước mắt cần tập trung các nguồn lực vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng, ngành trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng có hiệu quả kinh tế- xã hội cao; những vùng ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm để tăng thu nhập cho người dân, từ đó cũng có tác dụng thúc đẩy và tạo điều kiện cho các vùng, các ngành khác phát triển. Nước láng giềng Trung Quốc cùng với việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế.. đã luôn là nước đi đầu trên thế giới về thu hút FDI nói chung và thu hút đầu tư từ TNCs nói riêng. Như vậy việc xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghệ cao ở những vùng đô thị lớn, thuận tiện về giao thông liên lạc là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ thực tiễn của nền kinh tế thị trường và phù hợp với xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.. là nơi hội tụ các cơ quan khoa học và các doanh nghiệp trong và ngoài nước việc xây dựng các ngành công nghiệp xuất khẩu là một giải pháp hữu hiệu thu hút TNCs.
Bên cạnh những khoản đầu tư của chính phủ và viện trợ từ nước ngoài thì việc kêu gọi chính các TNC trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BT, BOT, BTO cũng là một giải pháp lớn nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của Việt nam.
2.4. Bài học thứ tư: Đào tạo đội ngũ lao động có kiến thức và kỹ năng, lành nghề nhằm học hỏi được những kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của TNCs.
Đây là một giải pháp cực kỳ quan trọng, nhất là trong tình hình hiện nay khi quan hệ hợp tác, hội nhập giữa các nền kinh tế trong khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, không phân biệt đến chế độ chính trị- xã hội giữa các quốc gia dân tộc. Việt nam khá có sức hấp dẫn đầu tư là do mức tăng trưởng kinh tế cao, dân số đông và trẻ song lại có nhược điểm lớn là lao động không lành nghề, trình độ chuyên môn và quản lý thấp, không đồng đều. Tổng hợp kết quả điểu tra của TS. Trần Văn Thọ trong năm 2003 cho thấy các doanh nghiệp FDI tích cực chuyển giao công nghệ cho lao động ở nhà máy và chuyển giao tri thức điều hành quản lý cho kỹ sư, nhân viên quản lý các cấp người Việt nam. Chỉ khi người Việt nam không hoặc chưa thỏa mãn các điều kiện về chuyên môn thì doanh nghiệp nước ngoài mới đưa người ở các nước khác đến. Tiền lương của một kỹ sư người Việt nam bằng 1/4 người cùng trình độ từ Đài Loan và 1/2 người từ Trung Quốc[12]. Như vậy nếu Việt nam có thể đào tạo được một đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, lành nghề thì cùng với lợi thế về nguồn lao động rẻ, nước ta sẽ có lợi thế to lớn trong thu hút đầu tư từ các TNCs và bên cạnh đó còn có thể học hỏi được thêm kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh và điều hành doanh nghiệp từ nước ngoài.
Khi hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt nam đang đi vào chiều sâu trong cơ chế thị trường đầy biến động thì càng cần có đội ngũ nhân lực tiếp nhận và hướng dẫn đầu tư có trình độ, năng lực và am hiểu sâu sát để phân tích tình hình, lựa chọn đối tác đầu tư đúng mục tiêu đề ra. Do đó đội ngũ cán bộ này cần phải có khả năng kinh doanh, hiểu biết luật pháp, có trình độ ngoại ngữ và thích ứng nhanh với mọi biến động của thị trường và việc đào tạo
nguồn nhân lực này phải đi trước một bước có như vậy mới bắt nhịp được sự tiến bộ về khoa học-kỹ thuật-công nghệ đang diễn ra trong khu vực và thế giới, tạo thế đứng vững chắc trong cạnh tranh thu hút các luồng đầu tư từ TNCs.
Môi trường kinh doanh thế giới nói chung và môi trường Marketing quốc tế nói riêng đã có nhiều thay đổi do tác động từ sự phát triển và bành trướng của các công ty xuyên quốc gia. Đánh giá được đúng vai trò to lớn của TNCs trong nền kinh tế thế giới nói chung và trong Marketing quốc tế nói riêng từ đó tìm ra những biện pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này trong phát triển kinh tế nội địa là một đòi hỏi khách quan, cấp bách của nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó cũng cần phải thấy rằng ngoài việc không ngừng thu hút TNCs nước ngoài vào đầu tư tại thị trường Việt nam thì chính các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đẩy mạnh quan hệ cạnh tranh và hợp tác với TNCs để có thể đứng vững và phát triển, tránh bị thua ngay trên sân nhà. Về vấn đề này, khóa luận căn cứ vào cơ cấu tổ chức điển hình của TNCs để đưa ra một số khuyên nghị ở phần II.
II. BÀI HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ MẠNH ĐỂ CÓ THỂ CẠNH TRANH MỘT CÁCH HIỆU QUẢ VỚI CÁC TNCs
Vào những năm 1990- 1991, Việt nam đã thực hiện một cuộc cải tổ cơ bản đối với các Doanh nghiệp nhà nước, theo đó hàng loạt các Tổng công ty nhà nước đã được thành lập. Trong số này có một số Tổng công ty nhà nước trong những năm đầu đã hoạt động khá tốt và có đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Có thể kể đến là các Tổng công ty 91 chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nộp ngân sách nhà nước: năm 1996 là 65,9%; năm 2000 là 90%; năm 2002 là 88%; năm 2003 là 70%. Tuy vậy sự phát triển và